Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội 9 tháng đầu năm 2014

 

9 tháng đầu năm 2014, kinh tế Hà Nội vẫn còn nhiều khó khăn thách thức: tổng cầu tăng chậm, tăng trưởng tín dụng thấp, khách du lịch giảm... Song, kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng đầu năm 2014 của Hà Nội đạt kết quả khá. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,9%; vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 10,7%; tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 11,6%; kim ngạch xuất khẩu tăng 11,6%...

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 9 tháng năm 2014 tăng 7,9% so cùng kỳ năm trước. Giá trị tăng thêm ngành nông - lâm - thuỷ sản tăng 1,8% so cùng kỳ năm trước (đóng góp 0,1% vào mức tăng chung). Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng tăng 8% so cùng kỳ năm trước (đóng góp 3,7% vào mức tăng chung). Giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ tăng 8,4% so cùng kỳ năm trước (đóng góp 4,1% vào mức tăng chung).

Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) cộng dồn 9 tháng năm 2014  tăng 4,5% so cùng kỳ, trong đó: công nghiệp khai khoáng tăng 237,4%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,7%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt tăng 3,2%; cung cấp nước, xử lý nước thải và thu gom rác tăng 1,4%. Tám tháng đầu năm 2014, chỉ số tiêu thụ sản phẩm toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/9/2014 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,2% so với cùng thời điểm năm trước. Tháng Chín năm 2014, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tăng 0,2% so với tháng trước và giảm 0,5% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: khu vực kinh tế nhà nước tăng 4,3% so cùng kỳ, khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 2,2% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 4,3%.

Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn (vốn đầu tư xã hội): Ước tính 9 tháng năm 2014 đạt 208.290 tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: vốn nhà nước trên địa bàn, tăng 7,6%; vốn ngoài nhà nước tăng 14,3%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 2% so với cùng kỳ. Chia theo khoản mục đầu tư: vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chiếm tỷ trọng 28,9%, tăng 29% so cùng kỳ năm trước; Vốn đầu tư mua sắm tài sản cố định dùng cho sản xuất, chiếm tỷ trọng 25%, tăng 10,3%; Vốn đầu tư sửa chữa lớn, nâng cấp tài sản, chiếm tỷ trọng 3,4%, tăng 9,4%; Vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động, chiếm tỷ trọng 40,3%, tăng 1,3%; Vốn đầu tư khác, chiếm tỷ trọng 2,4%, tăng 2,1%.

Đầu tư nước ngoài 9 tháng đầu năm 2014 ước đạt 910 triệu USD, tăng 10,2% so cùng kỳ năm 2013. Vốn giải ngân thực hiện của các doanh nghiệp nước ngoài ước đạt 680 triệu USD (bằng 98,1% so với cùng kỳ).

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo luật doanh nghiệp là 10.421 doanh nghiệp. 8 tháng đầu năm có 8.254 doanh nghiệp ngừng hoạt động.

Ước tính 9 tháng đầu năm 2014, tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 11,6% so cùng kỳ  năm trước, trong đó, bán lẻ tăng 11%.

9 tháng đầu năm 2014, ước tính kim ngạch xuất khẩu đạt 8182 triệu USD tăng 11,6% so cùng kỳ, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 8,8%. Dự kiến kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đạt 18.221 triệu USD tăng 6,4% so cùng kỳ, trong đó nhập khẩu địa phương ước tăng 7,2%.

Về du lịch, ước tính 9 tháng năm 2014, lượng khách quốc tế lưu trú tại Hà Nội gần 1,5 triệu lượt người tăng 17,1% so cùng kỳ. Trong đó, khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng chiếm tỷ trọng 80,4%, tăng 16,4% so cùng kỳ, khách đến vì công việc chiếm tỷ trọng 16,3%, tăng 20,4%. Khách quốc tế lưu trú tại Hà Nội 9 tháng năm 2014 chia theo phương tiện đến như sau: bằng đường hàng không là 1191,9 nghìn lượt người, tăng 10,6% so với cùng kỳ; đến bằng đường biển, đường bộ 302,7 nghìn lượt người, tăng 52,4%. Ước tính 9 tháng đầu năm 2014, khách nội địa đến Hà Nội giảm 0,6% so cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 năm 2014 tăng 0,51% so với tháng trước và tăng 3,26% so cùng kỳ. Trong tháng này, nhóm có chỉ số giá tăng cao nhất là nhóm giáo dục, tăng 8,55%. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,31% cũng góp phần làm cho chỉ số chung tăng. Có 2 nhóm hàng có chỉ số giảm là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (giảm 0,91%). Chỉ số giá nhóm giao thông giảm 1,96%, nguyên nhân do giá xăng dầu được điều chỉnh giảm 3 lần vào các ngày 18/8, 29/8 và 9/9. Trong tháng này, chỉ số giá vàng giảm 1,65% và chỉ số giá USD giảm 0,09% so với tháng trước.

Dự kiến 9 tháng đầu năm 2014 so cùng kỳ năm trước, khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 9,3%; khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 10,5%; doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 11,4%. Khối lượng hành khách vận chuyển tăng 9,1%; khối lượng hành khách luân chuyển tăng 8,7%; doanh thu vận chuyển hành khách tăng 11,2%.

Tổng diện tích cây hàng năm gieo trồng vụ này đạt 121.730 ha, giảm 1,5 % so với cùng kỳ năm trước. Chia theo các nhóm cây: Lúa 101.102 ha, giảm 0,9%; ngô  4.271 ha, tăng 2,4 %. Nhóm cây chất bột có củ trồng được 3.156 ha, giảm 16,9Nhóm cây có hạt chứa dầu 2.062 ha, giảm 23,7%Nhóm rau, đậu, hoa, cây cảnh 9.692 ha, giảm 0,8%... Tình hình thời tiết khá thuận lợi, mưa, nắng đều tạo điều kiện cho một số diện tích lúa và hoa mầu, nhiều loại cây trồng cho năng suất khá. Cụ thể: lúa 54,63 tạ/ha, tăng 5% tương đương tăng 2,6 tạ/ha so với cùng kỳ năm trướcngô 47,35 tạ/ha, giảm 2,1% tương đương giảm 0,99 tạ/ha; khoai lang 92,77 tạ/ha, giảm 2,2%, tương đương giảm 2,09 tạ/ha; đỗ tương 19,07 tạ/ha, tăng 8,1%, tương đương tăng 1,42 tạ/ha; Lạc 20,04 tạ/ha, tăng 4,8% tương đương tăng 0,91 tạ/ha; Rau 191,52 tạ/ha, giảm 0,4% tương đương giảm 0,72 tạ/ha Về sản lượng: lúa 552.271 tấn, tăng 4%; ngô 20.226 tấn, tăng 0,4%; đỗ tương 2.782 tấn, giảm 21,5%; rau các loại 142.414 tấn, giảm 2,7%; khoai lang 3.664 tấn, giảm 14,7%; dong riềng 12.276 tấn, giảm 30,5%; khoai sọ 831 tấn, tăng 25,8%, lạc 1.180 tấn, giảm 10%.

Diện tích cây lâu năm hiện có một số cây trồng chính: Xoài 422 ha, giảm 0,9%; chuối 2.963 ha, tăng 3,5%; dứa 309 ha, tăng 0,5%; cam  701 ha, tăng 0,9%; bưởi 2.660 tăng 6,8%; táo  660 ha, tăng 1,1%; nhãn 2.018 ha, giảm 0,6%… Nhìn chung do thời tiết năm 2014 tương đối thuận lợi nên nhiều loại cây ăn quả cho sản lượng tăng khá hơn cùng kỳ.

Diện tích rừng trồng mới 9 tháng năm 2014, ước đạt 232 ha, giảm 6,8% so với cả năm 2013. Sản lượng gỗ khai thác 9 tháng ước đạt 9.075 m3, tăng 6,6 % so với năm 2013, trong đó rừng trồng 9.075 m3, tăng 9,5%; Sản lượng củi 41.123 Ste, tăng 6,9%.

9 tháng đầu năm 2014, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng giảm, sản lượng gia cầm tăng, cụ thể:  Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 1.103 tấn, tăng 0,6%; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước 7.117 tấn, tăng 1,3%; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 225.032 tấn, giảm 0,5%; sản lượng thịt gà 47.000 tấn, tăng 7,7%; vịt 11.783 tấn, tăng 6,2%; ngan, ngỗng 2.132 tấn, giảm  1,6%. Sản lượng trứng gia cầm ước đạt gần 835 triệu quả, trong đó trứng gà  506.736 ngàn quả, tăng 8,9%; trứng vịt 322.667 ngàn quả, tăng 7,8%.

Tổng sản lượng thuỷ sản 9 tháng 2014 ước đạt 57.906 tấn, tăng 7,8% so với cùng kỳ. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản 9 tháng ước đạt 55.319 tấn, tăng 8% so với cùng kỳSản lượng thuỷ sản khai thác 9 tháng ước đạt 2.588 tấn, tăng 4,1% so với cùng kỳ.

Tính chung 8 tháng đầu năm 2014, đã phát hiện và xảy ra 3.803 vụ phạm pháp hình sự, giảm 1,7% so với cùng kỳ, với số đối tượng bị bắt giữ theo luật là 5.763 người, tăng 4,6%. Cộng dồn 8 tháng đã phát hiện 877 vụ cờ bạc, tăng 8,5% so cùng kỳ. Cộng dồn 8 tháng có 1993 vụ buôn bán ma túy, giảm 19% so với cùng kỳ, số đối tượng bị bắt 2523 người giảm 15,2% so với cùng kỳCộng dồn 8 tháng,toàn Thành phố đã xảy ra 1294 vụ tai nạn giao thông, làm 411 người chết, 1201 người bị thương. Trong 8 tháng đầu năm 2014, xảy ra 15 vụ cháy nổ, thiệt hại kinh tế 33,1 tỷ đồng.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước tính 9 tháng năm 2014 đạt 92.508 tỷ đồng, đạt 73,3% dự toán năm, tăng 5,1% so cùng kỳ năm trước, trong đó: thu nội địa (không bao gồm khoản thu từ cổ tức và lợi nhuận còn lại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước) là 78.682 tỷ đồng, đạt 71,4% dự toán; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu  là 8.608 tỷ đồng, đạt 77,5% dự toán; thu từ dầu thô là 5.218 tỷ đồng, đạt 106,5% dự toán. Tổng chi ngân sách địa phương ước 9 tháng năm 2014 là 33.432 tỷ đồng, đạt 71,9%  dự toán, trong đó: chi ngân sách cấp Thành phố đạt 65,9%, chi ngân sách quận, huyện thị xã đạt 79,1%.

Dự kiến đến cuối tháng Chín năm 2014, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 1.124,7 nghìn tỷ đồng, tăng 0,5% so cuối tháng trước và tăng 7,5% so cuối năm 2013, trong đó, tiền gửi tiết kiệm tăng 1,2% và tăng 5,6%, tiền gửi thanh toán giảm 0,1% và tăng 6,8%. Tổng dư nợ cho vay tháng Chín năm 2014 đạt 975,2 nghìn tỷ đồng, tăng 4% so cuối tháng trước và tăng 3,2% so cuối năm 2013, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 5,9% và tăng 0,2%, dư nợ trung và dài hạn tăng 0,2% và tăng 9,7%.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/9, trên cả hai sàn giao dịch do Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội quản lý có 515 công ty niêm yết (trong đó: có 361 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung - HNX và 154 công ty đăng ký giao dịch - Upcom), với giá trị niêm yết đạt 111.748 tỷ đồng, tăng 3,5% so với đầu năm (trong đó: HNX đạt 89.983 tỷ đồng; tăng 2,8% so với đầu năm và Upcom đạt 21.765 tỷ; tăng 6,6% so với đầu năm). Giá trị vốn hóa toàn thị trường có mức tăng đáng kể, so với đầu năm đã tăng 36,1% và đạt 180.485 tỷ đồng (trong đó: HNX tăng 35,2% và đạt 144.448 tỷ đồng; Upcom tăng 40% và đạt 36.037 tỷ đồng).

Nguồn: Tình hình kinh tế-xã hội Thành phố Hà Nội tháng Chín năm 2014 - Cục Thống kê TP. Hà Nội

 


Các tin khác
© Copyright 2012 CỤC THỐNG KÊ TỈNH LÂM ĐỒNG
10 Đường 3 Tháng 4, Phường 3, TP. Đà Lạt