Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội ước tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2016

 Năm 2016 là năm đầu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2016-2020; các ngành, các cấp tập trung đẩy mạnh các hoạt động cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, rà soát và kêu gọi các dự án đầu tư; tiếp tục tăng cường ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; chủ động hội nhập trên thị trường trong và ngoài nước; đẩy mạnh việc quảng cáo và xúc tiến các sản phẩm chủ lực của địa phương để từng bước nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo tiền đề cho phát triển các năm sau. Đặc biệt, ngày 05/6/2016 Thủ tướng Chính phủ công bố Quyết định 1528/QĐ-TTg ngày 03/9/2015 ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng trở thành thành phố thông minh, trung tâm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp, trung tâm hội nghị, nông nghiệp công nghệ cao sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển trong thời gian tới.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, nền kinh tế vẫn còn đứng trước nhiều khó khăn và thách thức; hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp; khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chưa cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nhất là trong việc phát triển sản xuất công nghiệp; cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực chưa chuyển dịch kịp thời theo sự biến động nhanh của nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Công tác quản lý bảo vệ rừng hiệu quả chưa cao, tình hình vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng vẫn còn diễn ra phức tạp. Đời sống của nhân dân vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn; các tệ nạn xã hội ngăn chặn chưa hiệu quả, tâm lý xã hội còn diễn biến phức tạp. Đặc biệt trong những tháng đầu năm tình hình hạn hán xảy ra trên diện rộng đã tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp, thủy điện đạt thấp so với cùng kỳ.

Trước tình hình đó, các địa phương đã chủ động xây dựng các chương trình để triển khai các mục tiêu năm 2016, tăng cường giữ vững an ninh chính trị, kinh tế – xã hội ổn định, chất lượng tăng trưởng kinh tế đã có bước cải thiện đáng kể, nền kinh tế đang hòa nhập sâu rộng trên thị trường quốc tế và khu vực; kết cấu hạ tầng, năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng lên; công tác đô thị được nâng cấp, giá cả thị trường khá ổn định; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống dân cư tiếp tục được cải thiện.

     1. Tăng trưởng GRDP 9 tháng năm 2016

Ước 9 tháng năm 2016, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh 2010 đạt 24.860,3 tỷ đồng, tăng 7,78% so với cùng kỳ.

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (KVI) đạt 7.073,5 tỷ đồng, tăng 4,92%, với mức đóng góp 1,44% trong mức tăng chung của GRDP; do tình hình hạn hán xảy ra trên diện rộng trong những tháng đầu năm đã tác động trực tiếp đến năng suất cây trồng, trong đó tập trung là cây rau, hoa nên ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh và đây cũng là mức tăng trưởng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.

- Khu vực công nghiệp và xây dựng (KVII) đạt 5.536,5 tỷ đồng, tăng 5,82%, với mức đóng góp 1,32%; trong đó ngành công nghiệp đạt 3.577,5 tỷ đồng, chiếm 64,62% trong KVII, tăng 2,58%, với mức đóng góp 0,39% là mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây, do tình hình hạn hán làm mực nước trên các hồ thủy điện giảm mạnh tác động đến ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 1,28% (trong khi giá trị tăng thêm của sản xuất điện chiếm 49,6% trong tổng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp nhưng 9 tháng đầu năm giảm đã kéo ngành công nghiệp toàn tỉnh tăng chậm lại so với cả nước); mặt khác sản phẩm Alumin chỉ đạt 99,88% so với cùng kỳ cũng góp phần làm giảm tăng trưởng của ngành công nghiệp.

- Khu vực dịch vụ (KVIII) đạt 11.149,9 tỷ đồng, tăng 10,74%, với mức đóng góp cao nhất 4,69% trong mức tăng GRDP, một số ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực III có mức tăng khá cao so với cùng kỳ là hoạt động vận tải do mở thêm các đường bay mới tăng 13,23%; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 11,99%; hoạt động dịch vụ khác tăng 10,1% so với cùng kỳ.

- Riêng Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 1.100,4 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ, đóng góp mức 0,33%.

Bảng 1: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)

                                                         

Ước 9 tháng  

năm 2016

(Tỷ đồng)

So với

cùng kỳ

 (%)

1) Tổng sản phẩm (GRDP) giá hiện hành

34.187,0

 

 

 

 

         109,09

 

 

 

 

 - Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

       9.885,7

          106,87

 - Khu vực công nghiệp-xây dựng

       7.764,2

          106,46

      + Trong đó: Công nghiệp

       5.218,6

          105,43

 - Khu vực dịch vụ

      14.898,1

          112,05

- Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

1.639,0

 

109,39

 

2) Tổng sản phẩm (GRDP) giá SS 2010

24.860,3

107,78

 - Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

7.073,5

104,92

 - Khu vực công nghiệp-xây dựng

5.536,5

105,82

      + Trong đó: Công nghiệp

3.577,5

102,58

 - Khu vực dịch vụ

11.149,9

110,74

- Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

1.100,4

107,60

 *Đóng góp trong tăng trưởng (%)

7,78

 

 - Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

1,44

 

 - Khu vực công nghiệp-xây dựng

1,32


      + Trong đó: Công nghiệp

0,39

 

 - Khu vực dịch vụ

4,69


- Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

0,33

 

 *Cơ cấu kinh tế (%)

100,00

 

 - Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

30,37

 

 - Khu vực công nghiệp-xây dựng

23,85

 

      + Trong đó: Công nghiệp

16,03

 

 

 - Khu vực dịch vụ

45,78

 

 

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 9 tháng năm 2016 theo giá hiện hành đạt 34.187 tỷ đồng, tăng 9,09% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực I đạt 9.885,7 tỷ đồng, tăng 6,87%; khu vực II đạt 7.764,2 tỷ đồng, tăng 6,46%; khu vực III đạt 14.898,1 tỷ đồng, tăng 12,05%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 1.639 tỷ đồng, tăng 9,39% so với cùng kỳ. Trong 9 tháng đầu năm đối với ngành nông nghiệp chủ yếu là cây hàng năm như rau, hoa ... không tính sản phẩm chủ lực của địa phương là cà phê nên cơ cấu kinh tế có khác với cơ cấu cả năm là khu vực III chiếm cao nhất 45,78%, tiếp đến khu vực I chiếm 30,37% và khu vực II chiếm 23,85% (Thông thường cơ cấu cả năm từ cao đến thấp là khu vực I, khu vực III, khu vực II).

         2. Hoạt động tài chính, tín dụng

         2.1. Hoạt động tài chính

Trong tháng 9/2016 ngành thuế cùng các ngành chức năng tiếp tục đẩy mạnh công tác thu ngân sách như thực hiện đồng bộ các giải pháp thu ngân sách, tăng cường công tác quản lý thuế trên lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giao thông vận tải, quản lý thuế hàng nông sản không chịu thuế VAT, quản lý thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, xây dựng cơ bản, khai thác Bauxit phấn đấu đạt hoặc vượt kế hoạch thu ngân sách. Đồng thời, tiết kiệm chi ngân sách, thực hiện chi ngân sách đúng mục tiêu, đúng quy định và trong phạm vi dự toán được giao, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bảo đảm cân đối ngân sách tại địa phương.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ đầu năm đến 15/9/2016 đạt 4.192,8 tỷ đồng, bằng 61,66% so dự toán, tăng 31,64% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa đạt 3.070,5 tỷ đồng, bằng 63,97% so dự toán, tăng 8,92% so với cùng kỳ. Trong thu nội địa, thu từ doanh nghiệp Trung ương đạt 380,5 tỷ đồng, bằng 37,87% so dự toán, giảm 23,61%; thu từ doanh nghiệp địa phương đạt 56,9 tỷ đồng, bằng 73,26% so dự toán, giảm 29,88%; thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 82,3 tỷ đồng, bằng 82,45% so dự toán, tăng 50,78%; thu thuế ngoài quốc doanh đạt 810 t đồng, bằng 56,78% so dự toán, tăng 14,95%; thuế thu nhập cá nhân đạt 248,9 tỷ đồng, bằng 61,32% so dự toán, tăng 14,28%; thuế trước bạ đạt gần 176 tỷ đồng, bằng 68,66% so dự toán, tăng 22,78%; thu phí, lệ phí đạt 159,4 tỷ đồng, bằng 75,65% so dự toán, tăng 0,8% so với cùng kỳ; thu từ đất, nhà đạt 454,8 tỷ đồng, bằng 66,88% so dự toán, tăng 10,85% so với cùng kỳ; thu khác ngân sách đạt 130,2 tỷ đồng, bằng 32,55% so dự toán, tăng 14,96% so với cùng kỳ; thu xổ số kiến thiết đạt 392,6 tỷ đồng, bằng 91,31% dự toán, tăng 16,73% so với cùng kỳ. Thu thuế qua hải quan đạt gần 191 tỷ đồng, bằng 190,98% so dự toán, tăng 268,83% so với cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách địa phương từ đầu năm đến ngày 15/9/2016 đạt 10.137,6 tỷ đồng, bằng 98% so dự toán, tăng 35,2% so với cùng kỳ. Trong đó, thu điều tiết đạt 3.688 tỷ đồng, tăng 26,94%; thu bổ sung từ ngân sách Trung ương đạt 2.467 tỷ đồng, giảm 17,34% so với cùng kỳ.

Tổng chi ngân sách địa phương từ đầu năm đến 15/9/2016 đạt 10.649,3 tỷ đồng, bằng 102,95% so dự toán, tăng 5,76% so với cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 2.212,4 tỷ đồng, bằng 181,56% so dự toán, tăng 40,74%; chi thường xuyên đạt 4.297 tỷ đồng, bằng 69,94% dự toán, giảm 1,22%. Trong tổng chi thường xuyên; chi giáo dục đào tạo đạt 1.882,7 tỷ đồng, bằng 68,4% so dự toán, giảm 4,08%; chi y tế đạt 417,3 tỷ đồng, bằng 53,36% so dự toán, giảm 2,38%; chi sự nghiệp kinh tế đạt 498,4 tỷ đồng, bằng 73,54% so dự toán, giảm 6,48%; chi quản lý hành chính đạt 920,7 tỷ đồng, bằng 75% so dự toán, tăng 2,17% so với cùng kỳ.

2.2. Hoạt động tín dụng

Trong tháng 9/2016 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lâm Đồng tiếp tục phối hợp với các chi nhánh ngân hàng và Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện các giải pháp để huy động vốn từ khách hàng, tích cực chủ động tìm kiếm nguồn khách hàng để đẩy mạnh huy động vốn, thực hiện nghiêm các quy định về lãi suất huy động của Ngân hàng Nhà nước; đối với hoạt động cho vay, bên cạnh việc mở rộng tín dụng phải đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng. Đặc biệt, nhấn mạnh đến việc xây dựng cơ cấu dư nợ hợp lý và tập trung vốn cho vay nằm trong các chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tái canh cà phê, phát triển sản xuất kinh doanh và cho vay công nghiệp hỗ trợ, cho vay hỗ trợ về nhà ở.

Ước đến ngày 31/8/2016 vốn huy động đạt 37.326 tỷ đồng, tăng 31,28% so với cùng kỳ. Trong đó, tiền gửi dân cư đạt 30.758 tỷ đồng, chiếm 82,4% tổng vốn huy động, tăng 29,63%; tiền gửi thanh toán, tiền gửi khác đạt 6.568 tỷ đồng, chiếm 17,6% tổng vốn huy động, tăng 39,57% so với cùng kỳ.

Ước đến ngày 31/8/2016 tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 47.147 tỷ đồng, tăng 24,41% so với cùng kỳ. Trong đó, dư nợ trung dài hạn 17.606 tỷ đồng, chiếm 37,34% tổng dư nợ, tăng 22,52%; dư nợ ngắn hạn 29.541 tỷ đồng, chiếm 62,66% tổng dư nợ, tăng 25,56% so với cùng kỳ.

         Ước đến ngày 31/8/2016 tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng là 388 tỷ đồng, chiếm 0,82% tổng dư nợ, tăng 9,6% cùng kỳ.

3. Đầu tư và xây dựng

3.1. Đầu tư

Dự ước vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 9 tháng đầu năm 2016 đạt 13.839,9 tỷ đồng, tăng 10,12% so với cùng kỳ, tăng chủ yếu ở khu vực vốn ngoài nhà nước. Trong đó, vốn do Trung ương quản lý đạt 467,5 tỷ đồng, bằng 89,1% so với cùng kỳ.

* Phân theo nguồn vốn:

Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước đạt 2.245,7 tỷ đồng, bằng 93,37% so với cùng kỳ, chủ yếu thực hiện các chương trình mục tiêu, các ngành kinh tế có ưu thế của địa phương và xây dựng cơ sở hạ tầng về lĩnh vực thủy lợi, giao thông, giáo dục, y tế…và các công trình trọng điểm tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Vốn đầu tư phát triển thuộc khu vực ngoài nhà nước đạt 11.364,3 tỷ đồng, tăng 15,05% so với cùng kỳ, chiếm 82,11% trong tổng vốn. Trong đó, vốn đầu tư của doanh nghiệp đạt 3.718,3 tỷ đồng, tăng 8,7% và vốn đầu tư của hộ dân cư đạt 7.646 tỷ đồng, tăng 18,42% so với cùng kỳ.

 Nguồn vốn thuộc khu vực có vốn đầu trực tiếp của tư nước ngoài đạt 229,9 tỷ đồng, tương đương 10,3 triệu USD, bằng 80,44% so với cùng kỳ, chiếm 1,66% trong tổng vốn.

Bảng 3:  Tổng vốn đầu tư phát triển

 

Ước thực hiện

9 tháng

năm 2016

(Triệu đồng)

% so sánh

với 9 tháng

 năm 2015

Tổng vốn đầu tư phát triển

13.839.881

110,12

1. Vốn nhà nước

2.245.654

93,37

    Vốn Trung ương quản lý

467.486

89,10

    Vốn địa phương quản lý

1.778.168

94,56

2. Vốn ngoài quốc doanh

11.364.348

115,05

3. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

229.879

80,44

* Phân theo khoản mục đầu tư:

Vốn xây dựng cơ bản đạt 10.939,5 tỷ đồng, tăng 10,39% so với cùng kỳ, chiếm 79,04% tổng vốn. Vốn đầu tư mua sắm tài sản cố định dùng cho sản xuất không qua xây dựng cơ bản 1.155 tỷ đồng, bằng 88,51% so với cùng kỳ, chiếm 8,34% tổng vốn. Vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động 855,1 tỷ đồng, tăng 1,35% so với cùng kỳ, chiếm 6,18% tổng vốn.

Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài: Tính đến ngày 30/8/2016 không có dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; điều chỉnh cho 12 dự án, không có dự án bị thu hồi.

 3.2. Xây dựng

Hoạt động xây dựng còn gặp nhiều khó khăn, mức tăng trưởng thấp và không đều giữa các thành phần kinh tế, hộ dân cư tăng cao, doanh nghiệp nhà nước giảm. Giá trị sản xuất ngành xây dựng 9 tháng năm 2016 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 6.946 tỷ đồng, tăng 7,55% so với cùng kỳ; trong đó: doanh nghiệp nhà nước đạt 115,8 tỷ đồng, giảm 2,23%; doanh nghiệp ngoài nhà nước 1.968,6 tỷ đồng, tăng 3,1% và loại hình khác (xã, phường, hộ dân cư) 4.861,7 tỷ đồng, tăng 9,73% so với cùng kỳ. Chia theo loại công trình, trong đó công trình nhà ở đạt 3.737,2 tỷ đồng, chiếm 54,96% trong tổng số và tăng 6,21%; công trình kỹ thuật dân dụng 1.906,8 tỷ đồng, chiếm 27,3% và tăng 10,28% so với cùng kỳ.

4. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

4.1. Sản xuất nông nghiệp

*Tiến độ sản xuất nông nghiệp đến ngày 10/9/2016:

Chuẩn bị đất gieo trồng vụ mùa thực hiện được 30.126,5 ha, giảm 2,1% so với cùng kỳ. Tiến độ gieo trồng thực hiện được 28.822,4 ha, giảm 3,78% so với cùng kỳ.

Diện tích lúa gieo trồng 12.157,8 ha, đạt 85,3% kế hoạch, giảm 6,03% so với cùng kỳ, tập trung ở Đức Trọng 3.149 ha, Đơn Dương 2.352 ha, Di Linh 1.810 ha, Lâm Hà 1.519,5 ha, Đam Rông 1.320 ha, Cát Tiên 1.250 ha, Đạ Tẻh 230 ha. Ngô gieo trồng 1.624,6 ha, tăng 1,64%. Rau gieo trồng 9.225,7 ha, tăng 2,58%, phần lớn ở vùng Đà Lạt, Đức Trọng, Đơn Dương và Lạc Dương. Hoa các loại gieo trồng 1.193,2 ha, tập trung ở Đà Lạt, Lạc Dương và Đơn Dương. Cây hàng năm khác 2.478 ha, tăng 35,7%; trong đó, 65,3 ha Atisô (Đà Lạt), 12 ha dâu tây (Lạc Dương).

*Tiến độ sản xuất nông nghiệp 9 tháng năm 2016:

Tổng diện tích gieo trồng: ước đạt 306.561 ha, tăng 0,42% so với cùng kỳ

Cây hàng năm: Tổng diện tích gieo trồng 76.938,6 ha, giảm 0,95%. Trong đó, lúa gieo trồng 15.220,2 ha, đạt 89,85% kế hoạch, giảm 10,17% so với cùng kỳ, ước năng suất bình quân đạt 50,02 tạ/ha, sản lượng đạt 76.133,4 tấn. Ngô gieo trồng 9.209,6 ha, giảm 7,07%, ước năng suất bình quân đạt 55,44 tạ/ha, sản lượng đạt 51.061,1 tấn. Rau gieo trồng 38.198,4 ha, tăng 2,97%, ước năng suất bình quân đạt 332,7 tạ/ha, sản lượng đạt 1.270,9 nghìn tấn. Hoa các loại gieo trồng 5.310 ha, ước sản lượng đạt 1.729,1 triệu bông. Cây hàng năm khác 4.927 ha, tăng 11,9%, trong đó; cỏ làm thức ăn gia súc 4.546 ha, dâu tây 244 ha.

Cây lâu năm: Diện tích cây chè cho sản phẩm 20.004,4 ha, chiếm 93,86% tổng diện tích chè hiện có, sản lượng chè búp tươi thu hoạch đạt 176.359,5 tấn, giảm 1,04% so với cùng kỳ. Cây dâu tằm, diện tích cho sản phẩm 4.758 ha, sản lượng đạt 50.094,6 tấn, tăng 9,7%. Cây điều, diện tích hiện có 15.493,8 ha, sản lượng thu hoạch đạt 13.278,1 tấn, giảm 7,74%. Cây tiêu, diện tích hiện có 554,7 ha, sản lượng thu hoạch đạt 1.321 tấn, tăng 6,47%. Cây sầu riêng chiếm 35,94% diện tích cây ăn quả, diện tích cho sản phẩm 2.871,9 ha, sản lượng thu hoạch đạt 23.249,5 tấn, tăng 5,43%; cây bơ diện tích hiện có 1.813,6 ha, tăng 9,54%, chiếm 12,82% diện tích cây ăn quả, sản lượng thu đạt 7.884,7 tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ.

* Kết quả thực hiện một số chương trình trọng tâm trong nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ cao: hiện có 43.084 ha sản xuất theo hướng công nghệ cao, chiếm 16,4% diện tích đất canh tác; trong đó, rau 12.655,2 ha, hoa 2.424 ha và cây đặc sản 105 ha, chè 5.854 ha.

Từ đầu năm đến nay trồng mới, tái canh, cải tạo, chuyển đổi giống cây lâu năm thực hiện 10.629,4 ha, chủ yếu là tái canh, chuyển đổi giống đối với cà phê, cây ăn quả, cây dâu tằm; do chủ trương không mở rộng thêm diện tích mà chỉ tập trung cải tạo chuyển đổi giống cây trồng, trồng dặm và chăm sóc tốt để tăng năng suất cây trồng là chính. Trong đó, cây cà phê diện tích trồng mới 830 ha, tái canh 2.669,8 ha; cây chè diện tích trồng mới là 14,5 ha, thay thế giống mới trên diện tích chè già cỗi 139,5 ha.

        *Tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng

        Vụ đông xuân trên cây lúa nhiễm rầy 502 ha; sâu đục thân gây hại 810 ha cà phê; bọ xít muỗi 5.484,7 ha trên cây chè, 3.558,9 ha trên cây điều. Công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng luôn được ngành nông nghiệp quan tâm chỉ đạo cơ quan chuyên môn  phối hợp cùng các địa phương chủ động phòng chống dịch bệnh kịp thời. Nhờ công tác chỉ đạo, hướng dẫn và cung cấp thuốc kịp thời cho các địa phương để phòng chống dịch bệnh trên cây trồng nên tình hình sâu bệnh hại cây trồng cơ bản được khống chế.

*Tình hình thiệt hại do thiên tai trong nông nghiệp

Do ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài, hạn hán cục bộ ở một số địa phương, lượng nước tưới chưa đáp ứng đủ, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương như Cát Tiên 242 ha lúa bị khô hạn; Đức Trọng 98 ha lúa bị thiếu nước, trong đó có 51 ha bị mất trắng; Di Linh 82 ha bị thiếu nước ảnh hưởng tới năng suất.

Trong 9 tháng năm 2016 mưa to kèm mưa đá, lốc xoáy xảy ra ở thành phố Đà Lạt gây thiệt hại tại phường 11 làm nhiều diện tích nhà kính trồng rau, hoa của người dân bị tốc, rách mái, đổ sụp khoảng 20 ha nhà kính của nông dân trồng rau, hoa công nghệ cao như cúc, cát tường, cẩm chướng, rau… trong đó có 2 ha bị thiệt hại phải làm lại toàn bộ, thiệt hại khoảng 5 tỷ đồng.

4.2. Tình hình chăn nuôi

Tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh 9 tháng năm 2016 tiếp tục duy trì phát triển.

Đàn trâu ước đến thời điểm 20/9/2016 đạt 15.064 con, giảm 4,95%. Đàn bò ước đạt 89.420 con, tăng 4,59%, tăng chủ yếu là bò sữa 8,28%. Đàn lợn ước đạt 415.530 con, tăng 8,91%. Tổng đàn gà ước đạt 2.947 nghìn con, tăng 0,27% so với cùng kỳ.

Ước 9 tháng năm 2016 sản lượng thịt hơi xuất chuồng: Thịt trâu đạt 738,9 tấn, giảm 1,77%; thịt bò đạt 2.978,9 tấn, tăng 2,88%; thịt lợn đạt 54.370,8 tấn, tăng 6,4%; thịt gà đạt 6.699,3 tấn, tăng 3%; sản lượng trứng gà 172.326 nghìn quả, tăng 4%.

4.3. Sản xuất lâm nghiệp

Lực lượng kiểm lâm phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thường xuyên công tác trồng mới rừng tập trung, cây công nghiệp phân tán, chăm sóc rừng trồng, công tác quản lý bảo vệ rừng, khai thác gỗ tại các đơn vị được thiết kế, khoanh vùng thực hiện theo kế hoạch và thực hiện theo chủ trương của Chính phủ đóng cửa rừng nhằm hạn chế xâm hại đến tài nguyên rừng trong việc đa dạng hệ sinh thái.

        Trồng mới rừng tập trung: trồng được 874 ha rừng các loại, giảm 47,85% so với cùng kỳ.

        Chăm sóc rừng trồng: Ước đạt 3.158 ha, bằng 79,23% so với cùng kỳ.

        Trồng cây lâm nghiệp phân tán: Trồng được 360 nghìn cây lâm nghiệp các loại, bằng 61,02% so với cùng kỳ.

Công tác giao khoán, quản lý bảo vệ rừng: Triển khai với diện tích 391.117 ha, tăng 0,47% so với cùng kỳ. Dự kiến đến cuối năm triển khai 418.873 ha, tăng 5,96% so với cùng kỳ, nguồn ngân sách tỉnh 37.313 ha/7,26 tỷ đồng, nguồn quỹ bảo vệ và phát triển rừng 381.560 ha/182,2 tỷ đồng.

        Khai thác lâm sản: Ước 9 tháng năm 2016 sản lượng gỗ khai thác tại các đơn vị 77.790 m3, giảm 26,98% so với cùng kỳ. Củi thước 151.086 ster, giảm 23,7%; lồ ô các loại 2.252 nghìn cây, giảm 2,68%; song mây 45 nghìn sợi, giảm 10%; le choái cắm đậu 302 nghìn cây; lá buông khô 20 tấn; hạt giống lâm nghiệp các loại 250 kg.

Công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng: Tính từ đầu mùa khô đến nay xảy ra 27 vụ cháy/110,28 ha rừng và thảm cỏ bụi. Các vụ cháy đã được lực lượng kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng tổ chức dập tắt kịp thời nên không để thiệt hại nhiều về tài nguyên, chỉ gây thiệt hại một phần đối với diện tích rừng mới trồng trong thời gian chăm sóc.

Tình hình vi phạm lâm luật: Từ đầu năm đến ngày 20/9/2016 lực lượng chức năng đã phát hiện, lập biên bản 1.139 vụ vi phạm lâm luật, giảm 22,25%, chủ yếu phá rừng trái phép 278 vụ, giảm 28,35%, diện tích rừng bị phá 101,2 ha, giảm 26,87% so với cùng kỳ. Tổng số vụ vi phạm đã xử lý 1.051 vụ, trong đó xử lý hành chính 1.008 vụ, chuyển xử lý hình sự 43 vụ. Lâm sản, phương tiện tịch thu qua xử lý vi phạm 409 chiếc phương tiện, dụng cụ các loại; 1.746 m3 gỗ. Thu nộp ngân sách 8,43 tỷ đồng.

4.4. Nuôi trồng thủy sản

Ước 9 tháng năm 2016 diện tích nuôi trồng thủy sản 2.615,5 ha, tăng 2,69%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 6.671,2 tấn, giảm 1,09%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 483,6 tấn, giảm 1,93% so với cùng kỳ. Sản xuất giống thuỷ sản chủ yếu là các loại cá truyền thống trắm, rô phi, chép… với s lượng 20,4 triệu con. Đối với cá tầm, cá hồi việc sản xuất gp khó khăn chỉ đạt 20 ngàn con. 

              5.  Sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2016 của tỉnh vẫn chưa đồng đều, tăng chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; các ngành khác vẫn còn gặp nhiều khó khăn, khả năng cạnh tranh giữa các sản phẩm chưa cao, chưa có nhiều doanh nghiệp mạnh nên không tạo bước đột phá.

Một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có chiến lược kinh doanh tốt đã tạo được thương hiệu sản phẩm tiêu thụ nhiều trong nước và xuất khẩu, chủ động tìm kiếm thị trường, tranh thủ tiếp cận các chính sách ưu đãi của Chính phủ cũng như của địa phương để cơ cấu lại sản xuất, sản phẩm, tăng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, chú trọng đến đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng, tiết kiệm tối đa chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm tăng cạnh tranh, tiêu thụ nhanh lượng hàng tồn kho để giảm áp lực vay vốn.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tháng 9 năm 2016 tăng 6,14% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 0,17%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,33%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,03%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,53% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 9 tháng năm 2016 toàn tỉnh tăng 4,31% so với cùng kỳ. Cụ thể:

Chỉ số sản xuất ngành khai khoáng giảm 3,63%. Trong đó, sản phẩm cát tự nhiên các loại đạt 100,7 ngàn m3, giảm 21,06%; đá xây dựng 741,8 ngàn m3, giảm 7,61% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,91%. Một số sản phẩm chủ yếu là: áo khoác dài, áo khoác không tay, áo khoác có mũ, áo da cho người lớn đạt 2.109,1 ngàn cái, tăng 5,94%; chè nguyên chất 36 ngàn tấn, tăng 4,81%; gạch xây dựng bằng đất sét nung 179,7 triệu viên, tăng 5,88%; bên cạnh đó một số sản phẩm giảm như: quần áo bảo hộ lao động 108,8 ngàn cái, giảm 28,37%; vải dệt thoi từ sợi tơ tằm đạt 2.141,7 ngàn m2, giảm 14,72%; rau ướp lạnh 2,16 ngàn tấn, giảm 13,25%; quả và hạt ướp lạnh đạt 2,5 ngàn tấn, giảm 9,48%; alumin 383,9 ngàn tấn, giảm 0,12% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất ngành sản xuất và phân phối điện giảm 1,28%. Trong đó, điện sản xuất ước đạt 3.272,5 triệu kwh, giảm 3,14%; điện thương phẩm đạt 765,9 triệu kwh, tăng 9,31% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,66%. Trong đó, sản lượng nước ghi thu đạt 13.836 ngàn m3, tăng 8,2%; rác thải không độc hại đã thu gom không thể tái chế 64.248 tấn, tăng 9,03% so với cùng kỳ.

* Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 8 năm 2016 tăng 3,16% so với cùng kỳ. Trong đó, sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 65,22%; sản xuất trang phục giảm 66,26%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 35,46%; ngành dệt giảm 22,43%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 16,38%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 9,22% so với cùng kỳ.

* Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đến tháng cuối tháng 8/2016 tăng 0,44% so với cùng kỳ. Trong đó, sản xuất trang phục tăng gấp 3 lần; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 16,39%; ngành dệt tăng 3,52%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 65,3%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 65,18%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 55,71%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 35,39% so với cùng kỳ.

* Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp 9 tháng năm 2016 tăng 0,32% so với cùng kỳ. Chia theo ngành kinh tế: ngành khai khoáng tăng 3,49%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,16%; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt giảm 0,01%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 0,27% so với cùng kỳ. Chia theo khu vực: doanh nghiệp nhà nước giảm 0,15%; doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 0,74%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,75% so với cùng kỳ.

* Xu hướng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp: quý III so với quý II năm 2016 về tình hình sản xuất kinh doanh có 15,56% số doanh nghiệp đánh giá khả quan hơn; 22,22% số doanh nghiệp đánh giá khó khăn. Về khối lượng sản xuất, có 15,56% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng tăng; 24,44% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất giảm. Về đơn đặt hàng mới, có 13,16% số doanh nghiệp có số đơn đặt hàng cao hơn; 21,05% doanh nghiệp có số đơn đặt hàng giảm. Về chi phí sản xuất, có 40% số doanh nghiệp khẳng định chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tăng so với quý trước; 6,67% số doanh nghiệp khẳng định chi phí giảm. Về giá bán sản phẩm, có 15,56% số doanh nghiệp cho biết có giá bán sản phẩm tăng; 8,89% số doanh nghiệp có giá bán thấp hơn. Về tình hình tồn kho sản phẩm, có 20% số doanh nghiệp có lượng tồn kho tăng; 37,78% số doanh nghiệp có lượng tồn kho giảm. Về tồn kho nguyên vật liệu có 22,22% số doanh nghiệp cho biết lượng tồn kho nguyên vật liệu tăng; 35,56% số doanh nghiệp cho là giảm. Dự kiến trong quý IV so với quý III năm 2016 khối lượng thành phẩm tồn kho có 35,56% doanh nghiệp báo giảm; khối lượng sản xuất có 35,56% doanh nghiệp trả lời tăng, số lượng đơn đặt hàng mới có 40% doanh nghiệp trả lời tăng. Trong tổng số 45 doanh nghiệp chọn mẫu điều tra có 6 doanh nghiệp ngưng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng chủ yếu trong ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa do nguồn nguyên liệu khan hiếm và công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn đang được quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng nhằm bảo vệ tài nguyên rừng.

6. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

  Đăng ký kinh doanh: Từ đầu năm đến ngày 15/9/2016, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 652 doanh nghiệp, tăng 24% so với cùng kỳ; tổng vốn đăng ký 5.408,3 tỷ đồng, tăng 286%; số lượng đơn vị trực thuộc thành lập mới 245 đơn vị, tăng 2,9%; số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có 176 doanh nghiệp, giảm 2,8%; số doanh nghiệp đăng ký giải thể tự nguyện có 120 doanh nghiệp.

  Đến ngày 15/9/2016, tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh còn pháp nhân 6.317 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký 58.382 tỷ đồng; tổng số đơn vị trực thuộc trên địa bàn toàn tỉnh 2.466 đơn vị. Rà soát và thu hồi 86 doanh nghiệp.

Tình hình thu hút vốn đầu tư trong nước: Đến ngày 15/9/2016, điều chỉnh 11 Giấy chứng nhận đầu tư; không có dự án bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư. Hiện nay, toàn tỉnh có 101 dự án còn hiệu lực hoạt động, với tổng vốn đầu tư đăng ký 455,3 triệu USD[1]. Đến nay, có 86 dự án đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư thực hiện 270 triệu USD, bằng 59,3% tổng vốn đầu tư đăg ký.

Từ đầu năm đến ngày 15/9/2016, cấp mới 34 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.836,2 tỷ đồng, diện tích 458,1 ha; so với cùng kỳ tăng 02 dự án, vốn đầu tư giảm 11,6%, diện tích tăng 43,8%. Số dự án được điều chỉnh Quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư 18 dự án. Thu hồi 06 dự án với số vốn đăng ký 511 tỷ đồng, quy mô diện tích là 302 ha. Đến nay, trên bàn tỉnh có 740 dự án vốn trong nước còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 114.136 tỷ đồng, quy mô diện tích 77.065 ha, trong đó có 314 dự án đang triển khai và 218 dự án đã hoàn thành toàn bộ và đi vào hoạt động, vốn đầu tư thực hiện là 34.891 tỷ đồng, bằng 30,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Tại Lễ công bố cơ chế chính sách đặc thù xây dựng và phát triển thành phố Đà Lạt gắn với hoạt động xúc tiến đầu tư vào Đà Lạt và vùng phụ cận, UBND tỉnh đã ký kết 01 bản ghi nhớ, 05 bản thỏa thuận hợp tác đầu tư, hợp tác tín dụng; 01 bản thỏa thuận về gói an sinh xã hội và chứng kiến ký kết 01 bản ghi nhớ về hợp tác đầu tư.  

7. Thương mại, dịch vụ 

         7.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2016 ước đạt 2.889,7 tỷ đồng, tăng 7,77% so với cùng kỳ (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,3%). Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 211,8 tỷ đồng, giảm 2,36%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 2.641,5 tỷ đồng, tăng 8,58% (kinh tế tư nhân đạt 648,3 tỷ đồng, tăng 26,67%; kinh tế cá thể đạt 1.993,1 tỷ đồng, tăng 3,76%) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 36,4 tỷ đồng, tăng 15,05% so với cùng kỳ. Ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 09 tháng năm 2016 đạt 26.668,6 tỷ đồng, tăng 7,79% so với cùng kỳ (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,5%) và đạt 62,02% kế hoạch năm 2016. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 1.996,6 tỷ đồng, giảm 14,95%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 24.319,3 tỷ đồng, tăng 10,49% (kinh tế tư nhân đạt 6.418,5 tỷ đồng, tăng 29,86%; kinh tế cá thể đạt 17.897,5 tỷ đồng, tăng 4,87%) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 352,7 tỷ đồng, giảm 7,54% so với cùng kỳ.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 9/2016 ước đạt 2.077,4 tỷ đồng, tăng 7,35% so với cùng kỳ (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 4,9%). Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 91 tỷ đồng, giảm 9,55%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 1.953,7 tỷ đồng, tăng 8,08%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 32,7 tỷ đồng, tăng 21,41% so với cùng kỳ. Một số nhóm hàng như lương thực, thực phẩm đạt 974,5 tỷ đồng, tăng 26,6%; nhóm xăng, dầu các loại đạt 220,8 tỷ đồng, tăng 10,73%; nhóm phương tiện đi lại (kể cả phụ tùng) đạt 123,7 tỷ đồng, giảm 12,19%. Ước tổng mức bán lẻ hàng hóa 09 tháng năm 2016 đạt 19.103,5 tỷ đồng, tăng 8,42% so với cùng kỳ (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,2%). Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 806,7 tỷ đồng, giảm 25,5%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 17.993,3 tỷ đồng, tăng 10,83%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 303,5 tỷ đồng, tăng 0,75% so với cùng kỳ. Một số nhóm hàng như lương thực, thực phẩm đạt 8.783,7 tỷ đồng, tăng 21,21%; nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình đạt 2.125,4 tỷ đồng, tăng 6,65%; nhóm phương tiện đi lại (kể cả phụ tùng) đạt 1.179,7 tỷ đồng, giảm 9,17%.

- Doanh thu dịch vụ khác (trừ ăn uống, lưu trú và lữ hành) tháng 9/2016 ước đạt 309,1 tỷ đồng, tăng 21,24%; trong đó, doanh thu dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt 6,4 tỷ đồng, tăng 12,93%; doanh thu dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 161,2 tỷ đồng, tăng 6,69%; doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản đạt 86,1 tỷ đồng, tăng 146,7% so với cùng kỳ. Ước doanh thu dịch vụ khác (trừ ăn uống, lưu trú và lữ hành) 09 tháng năm 2016 đạt 2.753,9 tỷ đồng, tăng 7,56%; trong đó, doanh thu dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt 63,1 tỷ đồng, tăng 16,33%; doanh thu dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 1.721 tỷ đồng, tăng 4,82%; doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản đạt 481,6 tỷ đồng, tăng 41,95% so với cùng kỳ.

          - Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 9/2016 ước đạt 499,2 tỷ đồng, tăng 3,46% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 43,9 tỷ đồng, tăng 6,24%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 455,3 tỷ đồng, tăng 3,2% so với cùng kỳ. Tổng lượt khách phục vụ đạt 274,3 nghìn lượt khách, tăng 9,42% so với cùng kỳ; trong đó, khách ngủ qua đêm tại các cơ sở lưu trú đạt 273,7 nghìn lượt khách, tăng 10,54% (khách trong nước đạt 251,4 nghìn lượt khách, tăng 6,37%; khách quốc tế đạt 22,3 nghìn lượt khách). Ước doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 09 tháng năm 2016 đạt 4.777,5 tỷ đồng, tăng 5,6% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 538,2 tỷ đồng, tăng 3,5%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 4.239,3 tỷ đồng, tăng 5,87%. Tổng lượt khách phục vụ đạt 2.835,3 nghìn lượt khách, tăng 9,16%; trong đó, khách ngủ qua đêm tại các cơ sở lưu trú đạt 2.819,3 nghìn lượt khách, tăng 9,57% (khách trong nước đạt 2.602,2 nghìn lượt khách, tăng 6,9%; khách quốc tế đạt 217,1 nghìn lượt khách, tăng 56,34% so với cùng kỳ).

- Doanh thu du lịch lữ hành tháng 9/2016 ước đạt 4 tỷ đồng, giảm 54,2% so với cùng kỳ; tổng số khách do các cơ sở lữ hành phục vụ đạt 1.308 lượt khách, bằng 35,87%. Ước doanh thu du lịch lữ hành 09 tháng năm 2016 đạt 33,7 tỷ đồng, giảm 8,02%; tổng số khách do các cơ sở lữ hành phục vụ đạt 14.297 lượt khách, giảm 9,27% so với cùng kỳ.

Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch gắn với nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành, qua đó tạo ra các sản phẩm đặc thù, góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng. Thời gian gần đây, cùng với các tour du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, dã ngoại, leo núi thì một loại hình du lịch mới cũng được đưa vào khai thác thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách đó là tour du lịch tham quan quy trình chế biến các loại nông sản, đặc sản Đà Lạt; mang thế mạnh đặc trưng của địa phương được khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư, khai thác và đưa vào hoạt động. Mô hình này không những góp phần khẳng định thương hiệu cho các mặt hàng nông sản Đà Lạt mà còn quảng bá hình ảnh du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng đến với du khách.

                   7.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

                   7.2.1.  Xuất khẩu hàng hóa

         Kim ngạch xuất khẩu tháng 9/2016 đạt 41,6 triệu USD, tăng 50,48% so với cùng kỳ. Trong đó: kinh tế nhà nước đạt 17,1 triệu USD, tăng 96,71%; kinh tế tư nhân đạt 11,1 triệu USD, tăng 26,4%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 13,5 triệu USD, tăng 32,35% so với cùng kỳ. Các mặt hàng như: Alumin đạt 65 nghìn tấn, trị giá 16,4 triệu USD, tăng 147,78% về lượng và tăng 116,1% về giá trị, xuất sang thị trường Ấn Độ đạt 10,7 triệu USD, Singapore đạt 5,7 triệu USD; hàng rau quả đạt 882,7 tấn, trị giá 1,7 triệu USD, tăng 119,42% về lượng và tăng 54,68% về giá trị; hạt điều đạt 120 tấn, trị giá 1,1 triệu USD, giảm 28,16% về lượng và giảm 13,39% về giá trị; cà phê đạt 4.997 tấn, trị giá 10,1 triệu USD, tăng 48,54% về lượng và tăng 61,85% về giá trị, trong đó: cà phê xuất sang Singapo đạt 2 triệu USD, Italia đạt 1,2 triệu USD, Đức đạt 750 nghìn USD; chè chế biến đạt 1.630,8 tấn, trị giá 3,5 triệu USD, tăng 25,12% về lượng và tăng 20,28% về giá trị, chủ yếu là mặt hàng chè xanh, chè đen và chè chế biến xuất sang Pakixtan đạt 1,8 triệu USD, Đài Loan đạt 950,5 nghìn USD; hàng dệt may đạt 1 triệu USD, giảm 28,17%; hàng hóa khác đạt 5,8 triệu USD, tăng 21,05% so với cùng kỳ.

         Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng năm 2016 đạt 321,5 triệu USD, bằng 58,45% so với kế hoạch và giảm 2,17% so với cùng kỳ. Trong đó: kinh tế nhà nước đạt 110,7 triệu USD, chiếm 34,45% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và giảm 12,37%; kinh tế tư nhân đạt 96,5 triệu USD, chiếm 30,01% và tăng 27,09%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 114,3 triệu USD, chiếm 35,54% và giảm 9,12% so với cùng kỳ. Các mặt hàng như: Alumin đạt 451,4 nghìn tấn, trị giá 107,3 triệu USD, tăng 24,15% về lượng và giảm 7,93% về giá trị; hàng rau quả đạt 6.514,3 tấn, trị giá 14,4 triệu USD, giảm 4,04% về lượng và giảm 9,46% về giá trị; hạt điều đạt 1.194,5 tấn, trị giá 9,6 triệu USD, tăng 3,29% về lượng và tăng 11,34% về giá trị; cà phê đạt 50,3 nghìn tấn, trị giá 90,3 triệu USD, tăng 9,1% về lượng và giảm 1,3% về giá trị; chè chế biến đạt 10,5 nghìn tấn, trị giá 21,9 triệu USD, tăng 7,82% về lượng và giảm 0,76% về giá trị; sản phẩm bằng plastic đạt 3,3 triệu USD, tăng 23,06%; hàng dệt may đạt 9,8 triệu USD, giảm 11,08%; hàng hóa khác đạt 53,5 triệu USD, tăng 17,53% so với cùng kỳ.

                   7.2.2. Nhập khẩu hàng hóa  

         Kim ngạch nhập khẩu tháng 9/2016 đạt 15,3 triệu USD, tăng 95,84% so với cùng kỳ. Trong đó: kinh tế tư nhân đạt 11,9 triệu USD, tăng 115,51%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3,4 triệu USD, tăng 48,19% so với cùng kỳ. Các sản phẩm nhập khẩu như: phân bón đạt 516 tấn, trị giá 135 nghìn USD, tăng 127,65% về lượng và tăng 39,59% về giá trị; tơ, xơ, sợi dệt đạt 25,4 tấn, trị giá 656,9 nghìn USD, giảm 48,67% về lượng và giảm 15,52% về giá trị; vải may mặc đạt 656,3 nghìn USD, tăng 177,55%; sắt thép các loại đạt 17 nghìn tấn, trị giá 7,7 triệu USD; máy móc thiết bị phụ tùng đạt 1 triệu USD, tăng 27,45%; hàng hóa khác đạt 3,1 triệu USD, giảm 40,26% so với cùng kỳ.

         Kim ngạch nhập khẩu 9 tháng năm 2016 đạt 95,2 triệu USD, bằng 181,27% so với kế hoạch, tăng 20,71% so với cùng kỳ. Trong đó: kinh tế tư nhân đạt 67,5 triệu USD, chiếm 70,93% trong tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 34,74%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 27,4 triệu USD, chiếm 28,77% và giảm 4,45% so với cùng kỳ. Các sản phẩm nhập khẩu như: phân bón đạt 2.968,6 tấn, trị giá 1,2 triệu USD, giảm 21,55% về giá trị và giảm 15,15% về giá trị; tơ, xơ, sợi dệt đạt 210 tấn, trị giá 3,4 triệu USD, giảm 40,64% về lượng và giảm 39,29% về giá trị; vải may mặc đạt 4,8 triệu USD, tăng 47,29%; phụ liệu hàng may mặc đạt 923,6 nghìn USD, giảm 51,88%; sắt thép các loại đạt 104,6 nghìn tấn, trị giá 38,4 triệu USD; máy móc thiết bị phụ tùng đạt 10,6 triệu USD, giảm 28,74%; hàng hóa khác đạt 24,1 triệu USD, giảm 29,3% so với cùng kỳ.

                   7.3. Vận tải, bưu chính viễn thông

- Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước tháng 9/2016 đạt 396,3 tỷ đồng, tăng 17,08% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu vận tải đường bộ đạt 253,5 tỷ đồng, tăng 10,98%; doanh thu vận tải hàng không đạt 126,3 tỷ đồng, tăng 46,09%; doanh thu kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải đạt 16,5 tỷ đồng, bằng 69,92% so với cùng kỳ. Ước doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải 09 tháng năm 2016 đạt 3.486,9 tỷ đồng, tăng 21,23% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu vận tải đường bộ đạt 2.224,8 tỷ đồng, tăng 11,93%; doanh thu vận tải hàng không đạt 1.113,3 tỷ đồng, tăng 56,09%; doanh thu kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải đạt 148,5 tỷ đồng, giảm 15,19% so với cùng kỳ.

- Vận tải hành khách tháng 9/2016 ước đạt 2.359,5 nghìn hành khách, tăng 13,03% và luân chuyển đạt 320,3 triệu hành khách.km, tăng 19,63% so với cùng kỳ; trong đó: vận tải hành khách đường bộ ước đạt 2.298,8 nghìn hành khách, tăng 12,23% và luân chuyển đạt 285,8 triệu hành khách.km, tăng 17,38%; vận tải hành khách hàng không đạt 55,4 nghìn hành khách, tăng 60,26% và luân chuyển đạt 34,4 triệu hành khách.km, tăng 42,22%. Ước vận tải hành khách 09 tháng năm 2016 đạt 23.533,7 nghìn hành khách, tăng 7,68% và đạt 71,15% kế hoạch; luân chuyển đạt 2.868,7 triệu hành khách.km, tăng 17,38% so với cùng kỳ và đạt 102,12% kế hoạch; trong đó: vận tải hành khách đường bộ ước đạt 22.997 nghìn hành khách, tăng 6,95% và luân chuyển đạt 2.571,6 triệu hành khách.km, tăng 15%; vận tải hành khách hàng không đạt 485,7 nghìn hành khách, tăng 58,1% và luân chuyển đạt 297,1 triệu hành khách.km, tăng 42,93% so với cùng kỳ.

- Khối lượng hàng hoá vận chuyển đường bộ tháng 9/2016 ước đạt 939,7 nghìn tấn, tăng 0,4% và luân chuyển đạt 131,9 triệu tấn.km, tăng 0,64% so với cùng kỳ. Ước khối lượng hàng hoá vận chuyển đường bộ 09 tháng năm 2016 đạt 6.963,3 nghìn tấn, tăng 9,64% và đạt 90,4% kế hoạch; luân chuyển đạt 1.082,4 triệu tấn.km, tăng 28,66% so với cùng kỳ và đạt 116,16% kế hoạch.

- Doanh thu hoạt động bưu chính viễn thông tháng 9/2016 ước đạt 119,4 tỷ đồng, tăng 5,14% so với cùng kỳ. Số thuê bao điện thoại phát triển mới ước đạt 10.865 thuê bao; trong đó, thuê bao di động đạt 10.650 thuê bao, thuê bao cố định đạt 215 thuê bao. Số thuê bao internet phát triển mới đạt 5.800 thuê bao, tăng 105,82% so với cùng kỳ. Ước doanh thu hoạt động bưu chính viễn thông 09 tháng năm 2016 đạt 1.079,6 tỷ đồng, tăng 14,58% so với cùng kỳ. Số thuê bao điện thoại phát triển mới ước đạt 139.488 thuê bao, trong đó; thuê bao di động đạt 137.803 thuê bao, thuê bao cố định đạt 1.685 thuê bao. Số thuê bao internet phát triển mới đạt 46.592 thuê bao, tăng 117,13% so với cùng kỳ.

         8. Giá cả thị trường

         8.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Tháng 9/2016 chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ, bên cạnh các yếu tố mang tính chu kỳ, mặt bằng giá còn chịu tác động từ việc điều chỉnh giá xăng, dầu tăng. Tuy nhiên, thị trường hàng hóa trong nước tương đối ổn định, nguồn cung hàng hóa dồi dào đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân; các cấp, các ngành tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, kiểm tra khâu lưu thông, vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh khác về địa phương đã kiềm chế bớt tốc độ tăng Chỉ số giá tiêu dùng. CPI tháng 9/2016 tăng 0,58% so với tháng 8/2016, tăng 2,3% so với cùng kỳ. Cụ thể: Nhóm giáo dục tăng 4,28%; nhóm giao thông tăng 0,78%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,62%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,42%, trong đó nhóm lương thực tăng 0,86%, nhóm thực phẩm tăng 0,25%, nhóm ăn uống ngoài gia đình ổn định tăng 0,5%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,32%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,24%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 0,18% so với tháng trước. Bên cạnh đó, nhóm thuốc và dịch vụ y tế; nhóm bưu chính viễn thông; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch ổn định so với tháng trước. Bình quân 9 tháng năm 2016, CPI tăng 1,18% so với bình quân cùng kỳ.

8.2. Chỉ số giá vàng và Đô la Mỹ

Giá vàng 99,99 trên địa bàn tỉnh ngày 20/9/2016 được bán ra bình quân 3,5 triệu đồng/chỉ, giảm 0,03% so với tháng trước tăng 10,65% so với cùng kỳ. Giá USD bán ra bình quân tháng 9/2016 dao động ở mức 22.275 đồng/USD. Chỉ số giá USD tháng 9/2016 tăng 0,13% so với tháng trước và giảm 1,57% so với cùng kỳ.

8.3. Chỉ số giá sản xuất

Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản quý III/2016 tăng 3,15% so với quý trước và tăng 0,18% so với cùng kỳ. Trong đó: Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất nông nghiệp tăng 3,27% so với quý trước và tăng 0,2% so với cùng kỳ. Cụ thể: Cây hàng năm tăng 0,19% so với quý trước và tăng 6,95% so với cùng kỳ, một số mặt hàng chủ yếu là thóc giảm 1,89%; ngô và cây lương thực có hạt khác giảm 4%; củ có chất bột tăng 33,58%; rau đậu hoa cây cảnh tăng 8,28% so với cùng kỳ. Cây lâu năm tăng 5,97% so với quý trước và giảm 2,32% so với cùng kỳ, trong đó hạt điều tăng 18,18%; hồ tiêu tăng 0,52%; cà phê giảm 0,82%; chè giảm 18,71% so với cùng kỳ; sản phẩm chăn nuôi tăng 0,5% so với quý trước và giảm 0,13% so với cùng kỳ, trong đó gia súc tăng 0,71%; gia cầm giảm 7,01% so với cùng kỳ. Sản phẩm lâm nghiệp tăng 0,04% so với quý trước và tăng 0,82% so với cùng kỳ. Cụ thể: hàng lâm sản khai thác ổn định so với quý trước và tăng 1,05% so với cùng kỳ; sản phẩm lâm sản thu nhặt tăng 2,81% so với quý trước và giảm 2,2% so với cùng kỳ. Sản phẩm thủy sản giảm 1,35% so với quý trước và giảm 1,77% so với cùng kỳ.

Chỉ số giá cước vận tải kho bãi quý III/2016 tăng 0,12% so với quý trước và giảm 3,47% so với cùng kỳ. Trong đó: Giá cước vận tải hành khách tăng 0,24% so với quý trước và giảm 2,2% so với cùng kỳ; vận tải hàng hóa ổn định so với quý trước và giảm 4,95% so với cùng kỳ; dịch vụ kho bãi và hỗ trợ vận tải ổn định so với quý trước và tăng 0,01% so với cùng kỳ. Chia theo ngành đường thì dịch vụ vận tải đường bộ ổn định so với quý trước và giảm 4,06% so với cùng kỳ; trong đó, dịch vụ vận tải hành khách đường bộ trong nội, ngoại thành tăng 2,41% so với quý trước và tăng 4,52% so với cùng kỳ; dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường bộ ổn định so với quý trước và giảm 4,95% so với cùng kỳ.

         9. Các vấn đề xã hội

9.1. Lao động và việc làm

         Dự ước vào thời điểm 30/9/2016 tỉnh Lâm Đồng có 746.668 người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, trong đó có 739.089 người có việc làm và 6.048 người thất nghiệp. Trong tổng số lực lượng lao động của tỉnh, nữ giới chiếm tỷ trọng thấp hơn nam giới (48,1% so với 51,9% nam giới), lý do cơ hội tìm việc làm của nữ thấp hơn nam giới. Tỷ lệ thất nghiệp chung tại thời điểm 30/9/2016 là 0,81%. Trong 9 tháng đầu năm 2016, giải quyết việc làm cho khoảng 15,6 nghìn lao động, bằng 80% so với cùng kỳ, chủ yếu giải quyết công việc ở lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và dịch vụ.

9.2. Đời sống dân cư và đảm bảo an sinh xã hội

Trong 9 tháng đầu năm 2016, đối với cán bộ, công chức, viên chức và công nhân làm công ăn lương trong các doanh nghiệp có cuộc sống ổn định, trong dịp lễ, tết được hưởng tăng thêm bình quân mỗi người từ 01 triệu đến 11 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nhà nước Trung ương đóng trên địa bàn đạt 6.450 nghìn đồng/người/tháng; khu vực địa phương 4.607 nghìn đồng/người/tháng. Đối với các đơn vị Trung ương quản lý thì đơn vị thu nhập bình quân một người 1 tháng cao nhất đạt 9.000 nghìn đồng, bằng 2,3 lần so với đơn vị thấp nhất 3.900 nghìn đồng. Đối với các đơn vị địa phương quản lý có ngành xây dựng thu nhập bình quân một người 1 tháng cao nhất đạt 6.600 nghìn đồng, bằng 1,7 lần so với các đơn vị quản lý nhà nước 3.882 nghìn đồng.

Trong dịp Xuân Bính Thân 2016, các đối tượng gồm người có công, đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội, các hộ nghèo, cận nghèo được tặng quà và trợ cấp tết bằng tiền mặt và hiện vật, trị giá tổng số tiền là 28,1 tỷ đồng, tương ứng với 85.097 suất quà được nhận (kể cả tiền và hiện vật quy tiền). Trong tổng số tiền chi hỗ trợ, được lấy từ các nguồn cụ thể như sau: (1) Nguồn ngân sách Trung ương (quà của Chủ tịch nước) là 1,9 tỷ đồng; (2) Nguồn ngân sách tỉnh: 26,2 tỷ đồng. Các khoản hỗ trợ thăm hỏi và tặng quà được trao hoàn thành đến ngày 03/02/2016.

* Đời sống dân cư nông thôn: Trong 9 tháng đầu năm 2016, phần lớn các hộ dân cư ở nông thôn có điều kiện sản xuất, kinh doanh và thu nhập của họ từ trồng trọt, chăn nuôi và các ngành nghề khác có nhiều chuyển biến khá ổn định, dịch bệnh trong chăn nuôi không xảy ra, đã khuyến khích các hộ dân cư tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất cả về quy mô và đầu tư thâm canh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt trong nông nghiệp tiếp tục phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, góp phần tăng hộ nông dân làm giàu. Việc tổ chức sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao đã đem lại giá trị cao hơn nhiều so với canh tác truyền thống, cụ thể: Sản xuất rau cao cấp đạt bình quân trên 400 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2 lần so với bình quân chung; cây hoa cao cấp đạt bình quân trên 1 tỷ đồng/ha/năm, cao gấp 1,6 lần so với bình quân chung; chè chất lượng cao đạt từ 200-250 triệu đồng/ha. Từ sự thành công của mô hình điểm trong thời gian qua, chương trình tiếp tục có sức lan tỏa mạnh trong sản xuất, khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư phát triển theo hướng công nghệ cao, tuy nhiên vấn đề vốn đầu tư là một trong những khó khăn cho người nông dân.

9.3. Hoạt động văn hóa - tuyên truyền              

Trong 9 tháng đầu năm 2016 đã tổ chức thông tin- tuyên truyền các ngày lễ lớn trang trọng và nghiêm túc. Các đội thông tin lưu động kết hợp với hoạt động văn hoá văn nghệ, chiếu bóng phục vụ, tổ chức tuyên truyền cổ động tại các địa bàn trong tỉnh, Đoàn Ca múa Nhạc Dân tộc tổ chức lưu diễn phục vụ nhân dân các dân tộc trong tỉnh nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Treo dựng 1.707 Phướn - băng rôn diện tích 2.360,98 m2. Treo dựng 236 Pano diện tích 1.482,39 m2. Thiết kế, dàn dựng, trang trí 04 sân khấu lớn. Xe loa cổ động: Tổ chức Carnaval xe tuyên truyền Lễ hội Văn hóa Cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng lần thứ X (13 xe). Carnaval xe Tuyên truyền Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 (11 xe). Đội thông tin lưu động tỉnh và các huyện, thành phố trong tỉnh tổ chức chương trình tuyên truyền lưu động về phục vụ các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với số lượng trên 500 lượt. Đã tổ chức trên 150 đợt xe loa tuyên truyền cổ động mừng Đảng, mừng Xuân và tuyên truyền Bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Trên địa bàn tỉnh đã thay mới nội dung 252 cụm pano tuyên truyền về bầu cử vừa qua tại khu vực công cộng, trạm xe buýt; in treo 1.550 băng rôn, cờ phướn, 550 cờ chuối; tổ chức trên 160 buổi xe loa tuyên truyền về bầu cử, tổ chức xe tuyên truyền bầu cử trong Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng lần thứ X tại huyện Đức Trọng trên các tuyến đường chính trung tâm Đà Lạt, diễu hành theo Quốc lộ 20 kết thúc tại huyện Đạ Huoai; in và phát hành 1.600 đĩa CD, 5.500 cuốn tài liệu tuyên truyền bầu cử phát đến 249 tổ dân phố, thôn và cung cấp cho hệ thống Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện, thành phố, các tổ bầu cử, xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Tổ chức 44 buổi biểu diễn nghệ thuật; xây dựng chương trình ca, múa nhạc, kịch, ảo thuật, trò chơi; biên tập, dàn dựng 15 chương trình văn nghệ tuyên truyền lưu diễn tại các huyện, xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh, thu hút khoảng 7.200 lượt nguời xem. Thực hiện 54 buổi chiếu phim lưu động trên địa bàn tỉnh. Tổ chức triển lãm hình ảnh, trưng bày giới thiệu tài liệu: Luật tổ chức Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; triển lãm chủ đề “Quốc hội Việt Nam qua các thời kỳ và thành tựu kinh tế văn hóa xã hội của Lâm Đồng” tại Nhà Thông tin Triển lãm Hòa Bình- Đà Lạt. Đồng loạt treo băng rôn tại các trục đường giao thông chính, khu đông dân cư, điểm sinh hoạt văn hóa công cộng, tập trung cao điểm từ ngày 15/5/2016 đến hết ngày 22/5/2016. Tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng thành công bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 vào tối ngày 28/5/2015 tại rạp 3/4 Khu Hòa Bình- Đà Lạt.

Đặc biệt là các chương trình nghệ thuật trong Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VI; các hoạt động nghệ thuật chào mừng năm mới 2016, chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; chào mừng 86 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam; Mừng Đảng - Mừng Xuân Bính Thân 2016; 41 năm Giải phóng niềm Nam thống nhất đất nước; 126 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tổ chức thành công Lễ hội văn hóa Cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng lần thứ X và Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương - Đền thờ Âu Lạc năm 2016. Tham gia Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên gắn với Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 năm 2016; tham gia các hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tại Hà Nội. Phối hợp với Vụ Thư viện tổ chức thành công Hội nghị tổng kết 5 năm hoạt động Hệ thống thư viện công cộng và Liên hoan tiếng hát cán bộ ngành thư viện lần thứ IV. Trung tâm văn hóa tỉnh, Đoàn ca múa nhạc dân tộc tỉnh thường xuyên tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn, biểu diễn phục vụ nhân dân kết hợp công tác tuyên truyền trên địa bàn tỉnh: đã thực hiện 33 buổi văn nghệ tuyên truyền; 50 buổi triển lãm hình ảnh; 50 buổi xe tuyên truyền cổ động, mỗi buổi ước lượng có khoảng 400 - 600 người dân địa phương xem, đạt 100% kế hoạch năm. Ngoài ra, còn thực hiện nhiều chương trình nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, tiêu biểu như: chương trình nghệ thuật phục vụ Lễ khánh thành di tích Lịch sử Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt, giao lưu Cựu tù yêu nước Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt. Tổ chức chương trình nghệ thuật phục vụ du khách mùa hè năm 2016 tại Quảng trường Lâm Viên- Đà Lạt; tính từ ngày 11/6 đến hết ngày 31/7/2016 đã thực hiện 6 buổi; mỗi buổi ước lượng có khoảng 800 đến 1.000 lượt du khách và nhân dân xem. Thực hiện biên tập 43 video clip, 23 pano cổ động, 15 tài liệu tuyên truyền xe loa. Chọn lọc và khai thác 15 phim truyện và 08 phim tài liệu; chọn lọc, biên tập các ca khúc ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương đất nước để khai thác và phục vụ người xem. Hoạt động chiếu bóng lưu động thực hiện 459 buổi chiếu, phục vụ 50.330 lượt người xem, trong đó vùng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 70%. Rạp 3 tháng 4 thực hiện 250 buổi chiếu, phục vụ 6 nghìn lượt khán giả, doanh thu đạt 400 triệu đồng.

Trong 9 tháng đầu năm 2016, Bảo tàng tỉnh mở cửa thường xuyên phục vụ trên 29 nghìn khách đến tham quan, trong đó có trên 1 nghìn khách quốc tế; 15 nghìn khách du lịch và trên 12 nghìn học sinh, sinh viên. Thư viện tỉnh phục vụ trên 80 nghìn lượt bạn đọc; trưng bày, triển lãm tại Thư viện 1.381 bản sách, sách mới, 141 hình ảnh tư liệu chào mừng Festival Hoa Đà Lạt 2015; 70 năm Ngày tổng tuyển cử; chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Mừng Đảng - Mừng Xuân; Ngày truyền thống Học sinh - Sinh viên Việt Nam; Ngày Thấy thuốc Việt Nam; hưởng ứng ngày Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; Chiến thắng Điện Biên Phủ; 126 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tập trung chỉ đạo công tác thanh, kiểm tra tập trung vào việc chấp hành Luật Quảng cáo, biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch, lễ hội. Trên lĩnh vực thanh tra chuyên ngành, đã tiến hành thanh, kiểm tra 269 lượt cơ sở, phát hiện 95 vụ vi phạm (Trong đó: lĩnh vực văn hoá kiểm tra 76 lượt cơ sở, phát hiện 36 vụ vi phạm; lĩnh vực thể thao kiểm tra, giám sát 07 giải thể thao của tỉnh, không phát hiện vi phạm; lĩnh vực du lịch kiểm tra 68 lượt cơ sở, phát hiện 59 vụ vi phạm). Kết quả xử lý 95 vụ vi phạm thuộc thẩm quyền, đã chấn chỉnh yêu cầu 55 cơ sở chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh; phạt tiền 25 vụ, với tổng số tiền là 166 triệu đồng, còn 15 vụ kinh doanh trò chơi điện tử đang xử lý.

9.4. Hoạt động thể dục - thể thao

Trong 9 tháng đầu năm 2016, ngành thể dục thể thao Lâm Đồng đã tổ chức các hoạt động, thu hút nhiều đối tượng thuộc các lứa tuổi tham gia vào việc rèn luyện sức khỏe, vui chơi lành mạnh, góp phần xây dựng đời sống văn hóa mới ở địa phương, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Thể thao thành tích cao: Tham gia thi đấu 37 giải thể thao khu vực, quốc gia, quốc tế có 467 vận động viên tham gia. Kết quả đạt được 185 huy chương: 42 huy chương vàng, 59 huy chương bạc và 84 huy chương đồng, đạt 140% kế hoạch được giao.

Tổ chức thi đấu và hoạt động phong trào:

Phối hợp tổ chức: Giải xe đạp địa hình quốc tế mở rộng lần thứ II/2016 VIETNAM VICTORYCHALLENGA từ ngày 11-13/03/2016 tại Đà Lạt và Lạc Dương, có 175 VĐV; liên hoan thể dục dưỡng sinh miền Trung và Tây Nguyên mở rộng năm 2016 từ ngày 15-16/03/2016 tại Đà Lạt, có 350 VĐV của 22 CLB tham gia; giải siêu Marathon Lâm Đồng mở rộng lần thứ I/2016 ngày 19/03/2016, có 180 VĐV; giải vô địch cờ vua trẻ xuất sắc toàn quốc tại Đà Lạt từ ngày 14 -25/8/2016, có 241 VĐV của 22 đơn vị tham gia; các trận đấu vòng loại bảng A giải bóng đá hạng Nhì quốc gia năm 2016 trên sân Đà Lạt. Đón đoàn đua xe đạp Nữ quốc tế Bình Dương - Cúp BIWASE ngày 10/03/2016; đón đoàn đua xe đạp Cúp Truyền hình TP Hồ Chí Minh lần thứ 28 năm 2016.

Giải thể thao cấp tỉnh: Tổ chức 22 giải thể thao cấp tỉnh gồm cờ tướng, việt dã, bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, quần vợt, võ cổ truyền, cầu lông, kéo có, thể dục thể hình, Karatedo, Kickboxing, Taekwondo, Vovinam, đua xe đạp nước, nhảy bao bố, chạy cột chân... với 2.882 VĐV của các địa phương, đơn vị tham gia. Ngoài ra còn hỗ trợ, phối hợp tổ chức một số giải thể thao cho các ngành, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh.

9.5. Giáo dục - đào tạo

 Một số tình hình giáo dục thực hiện trong 9 tháng đầu năm 2016:

 Tổ chức Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2016, toàn tỉnh có 30 học sinh đạt giải/60 học sinh dự thi/10 môn văn hóa; trong đó có 4 giải nhì, 7 giải ba và 19 giải khuyến khích. Tổ chức Hội khỏe Phù Đổng lần thứ IX năm 2016, toàn tỉnh có gần 3.000 vận động viên tham gia với 12 bộ môn. Tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh cho học sinh phổ thông lần thứ 8; kết quả có 1 giải nhất, 3 giải nhì, 5 giải ba, 2 giải khuyến khích và 9 đề tài được chọn dự thi cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2015-2016 tại Đồng Nai. Tổ chức Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 năm học 2015-2016, toàn tỉnh có 701 học sinh đạt giải/1.408 học sinh dự thi, tăng 284 học sinh so năm học 2014-2015; trong đó có 27 giải nhất, 153 giải nhì, 207 giải ba và 314 giải khuyến khích. Tổ chức Cuộc thi Toán, Tiếng Anh qua mạng internet cấp trường và cấp tỉnh. Tham gia Hội thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế - Intel ISEF 2016, tại Phoenix - Arizona - Hoa Kỳ, kết quả đạt giải Ba (dự án “Nghiên cứu khả năng gắn và tiêu diệt một số tế bào ung thư của kháng thể kháng nhân” thuộc lĩnh vực Sinh học tế bào và phân tử của 2 học sinh trường chuyên Thăng Long – Đà Lạt). Tổ chức Lễ tuyên dương khen thưởng học sinh xuất sắc năm học 2015-2016. Tổ chức thi thử trung học phổ thông Quốc gia 2016 cho học sinh khối 12. Tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông chuyên và xét tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2016-2017.

Tình hình tựu trường và khai giảng năm học 2016-2017:

 Các trường và cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đều tổ chức tựu trường và giảng dạy từ ngày 22/8/2016, khai giảng vào ngày 05/9/2016; đối với GDTX tựu trường ngày 05/9/2016 và khai giảng vào ngày 12/9/2016. Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh đến dự khai giảng, chúc mừng năm học mới tại 15 đơn vị trường học, đồng thời tặng 150 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó với tổng số tiền 150 triệu đồng. Việc tổ chức đón học sinh các lớp đầu cấp được các trường tiến hành chu đáo, giúp học sinh làm quen với môi trường học tập mới; chương trình khai giảng năm học 2016-2017 diễn ra trang trọng, vui tươi, gọn nhẹ, đầy đủ nội dung và có tác dụng giáo dục học sinh.

 Công tác tuyển sinh năm học 2016-2017:

Tuyển sinh lớp 1: Huy động 100% các cháu 6 tuổi vào lớp 1 ở vùng thuận lợi, 99,8% ở vùng khó khăn.

Tuyển sinh lớp 6: Tuyển 21.938 học sinh được công nhận hoàn thành chương trình Tiểu học năm học 2015- 2016 vào lớp 6 (tỷ lệ 100%); công tác huy động học sinh đến trường đang còn tiếp tục duy trì đến hết tháng 9 năm 2016.

Tuyển sinh lớp 10: Tuyển 16.883/19.103 học sinh tốt nghiệp lớp 9 phổ thông vào học lớp 10, trong đó: Công lập: 16.438 học sinh (tỷ lệ: 86,05%), ngoài công lập: 445 học sinh (tỷ lệ 2,33%); hiện nay, các trường ngoài công lập đang tiếp tục công tác tuyển sinh năm học 2016-2017.

Toàn tỉnh 716 trường (tăng 04 trường so với năm học trước), trong đó: Giáo dục mầm non 227 trường (tăng 02 trường); Tiểu học: 255 trường (tăng 02 trường); THCS: 158 trường; THPT: 59 trường; 02 Trung tâm GDTX cấp tỉnh và 10 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp cấp huyện; 02 trường cao đẳng, 01 trường trung cấp chuyên nghiệp; 02 trường giáo dục khuyết tật.

Tổng số học sinh từ mầm non đến phổ thông: 302.250 học sinh, trong đó: Giáo dục mầm non có 61.320 trẻ, giáo dục tiểu học có 118.784 học sinh, THCS 79.546 học sinh và THPT 42.600 học sinh.

Trường Đại học Đà Lạt tuyển tổng cộng 2.750 chỉ tiêu, trong đó 31 ngành bậc đại học với 2.600 chỉ tiêu, 4 ngành bậc cao đẳng với 150 chỉ tiêu. Nhiều ngành của trường trong bậc đại học có chỉ tiêu tuyển sinh khá đông như Công nghệ thông tin với 240 chỉ tiêu, Luật 210 chỉ tiêu, Đông Phương học và Ngôn ngữ Anh 200 chỉ tiêu. Đến nay số lượng sinh viên đã đến nhập trường và chuẩn bị đi học năm học mới 2016-2017.

           9.6. Hoạt động y tế                                       

Trong 9 tháng đầu năm 2016, trên địa bàn toàn tỉnh không có trường hợp nhiễm cúm A (H5N1), (H7N9), bệnh do vi rút Zika, bệnh do viêm não mô cầu và bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm. Khám phát hiện 01 bệnh nhân phong mới, toàn tỉnh quản lý 185 bệnh nhân, chăm sóc tàn phế cho 164 bệnh nhân, tổ chức giám sát 17 bệnh nhân và đa hóa trị liệu cho 04 bệnh nhân, duy trì công tác loại trừ bệnh phong theo 4 tiêu chuẩn của Bộ Y tế quy định. Khám phát hiện 279 bệnh nhân lao mới, toàn tỉnh quản lý và điều trị 334 bệnh nhân; tổ chức các hoạt động truyền thông nhân Ngày Thế giới phòng chống lao 24/03. Tổng số bệnh nhân mắc sốt rét là 89 trường hợp (giảm 131 trường hợp so với cùng kỳ), không có trường hợp mắc sốt rét ác tính và tử vong do sốt rét. Phát hiện 511 trường hợp sốt xuất huyết, tăng 416 trường hợp so với cùng kỳ, không có tử vong do sốt xuất huyết;  tập trung tại huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Bảo Lâm, Di Linh và huyện Cát Tiên. Phát hiện 44 trường hợp nhiễm HIV mới (tích lũy: 1.132), có 08 trường hợp mắc AIDS mới (tích lũy: 263) và có 15 trường hợp tử vong AIDS (tích lũy: 504); điều trị bằng thuốc ARV cho 463 bệnh nhân nhiễm HIV, trong đó có 02 bệnh nhân mới bắt đầu điều trị; có 230 bệnh nhân được điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone.

Toàn tỉnh quản lý và điều trị cho 2.960 bệnh nhân tâm thần (1.412 bệnh nhân tâm thần phân liệt và 1.548 bệnh nhân động kinh).

Công tác tiêm chủng mở rộng: Đã tiêm chủng đầy đủ cho hơn 16 nghìn trẻ; tiêm viêm gan B trước 24 giờ cho 11 nghìn trẻ sơ sinh; uống đủ 3 liều vắc xin ngừa bại liệt cho 13 nghìn trẻ dưới 1 tuổi. Tiêm phòng uốn ván 2+ cho 15 nghìn phụ nữ có thai và tiêm phòng uốn ván 2+ cho 8 nghìn phụ nữ tuổi sinh đẻ. Tổ chức tiêm vắc xin sởi mũi 2 cho 16 nghìn trẻ em 18 tháng tuổi; tiêm bạch hầu - ho gà - uốn ván (DTC) cho 16 nghìn trẻ 18 tháng tuổi.

Công tác khám chữa bệnh: Tổ chức khám bệnh cho 2.079.696 lượt bệnh nhân, đạt 75% kế hoạch năm; tổng số ngày điều trị nội trú là 649.239 ngày, đạt 74,9% so với kế hoạch năm. Công suất sử dụng giường bệnh chung toàn tỉnh đạt 103%.

 Công tác dược: Căn cứ báo cáo thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng của Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm; Thanh tra Sở Y tế Lâm Đồng đã xử phạt 02 cơ sở với số tiền 20 triệu đồng và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thuốc trong thời hạn 03 tháng, đồng thời yêu cầu Phòng Y tế theo dõi giám sát việc thực hiện đối với cơ sở. Ngoài ra, xử phạt 13 quầy thuốc và đại lý thuốc tây với tổng số tiền 52 triệu đồng với hành vi vi phạm về bán buôn thuốc.

Vệ sinh an toàn thực phẩm: Ngày 13/02/2016 (Mùng 6 tết) xảy ra ngộ độc thực phẩm rượu ngâm củ ấu tàu tại xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, ghi nhận 06 trường hợp mắc, đã được điều trị tại bệnh viện II Lâm Đồng, không có tử vong. Cuối tháng 8/2016 có xảy ra 03 vụ ngộ độc thực phẩm với 72 người mắc, cụ thể: 01 vụ ngộ độc không xác định được nguyên nhân xảy ra tại Đà Lạt với 16 người mắc, không có tử vong; 02 vụ ngộ độc bánh mì do vi khuẩn Salmonella xảy ra tại huyện Đức Trọng với 56 người mắc được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, sau 2-5 ngày điều trị, bệnh ổn định thì xuất viện, không có trường hợp tử vong. Ngành Y tế Lâm Đồng phối hợp với các ngành chức năng tiến hành tổ chức thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm tại 4.032 cơ sở (trong đó có: 252 cơ sở sản xuất, chế biến, 1.933 cơ sở kinh doanh, 1.847 cơ sở dịch vụ ăn uống); trong đó: 3.167/4.032 cơ sở đảm bảo đầy đủ các điều kiện an toàn thực phẩm (chiếm tỷ lệ: 78,5%), có 865 cơ sở vi phạm. Trong tổng số cơ sở vi phạm đã xử phạt hành chính 93 cơ sở với tổng số tiền phạt là 49,6 triệu đồng.

9.7. Tình hình cháy, nổ và bảo vệ môi trường

Từ đầu năm đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 16 vụ cháy, làm chết 01 người và bị thương 05 người, thiệt hại ước tính 1,5 tỷ đồng. Phát hiện và xử lý 04 vụ vi phạm môi trường với số tiền phạt là 100 triệu đồng.

9.8. Tai nạn giao thông

         Trong tháng, Ban An toàn giao thông tỉnh ban hành văn bản số 146/BATGT ngày 25/8/2016 về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đợt nghỉ lễ 2/9 và đầu năm học mới 2016-2017, văn bản số 147/BATGT ngày 25/8/2016 về việc đôn đốc thực hiện an toàn giao thông những tháng cuối năm 2016, Văn bản số 149/BATGT ngày 26/8/2016 về việc thực hiện kế hoạch tập huấn nồng độ cồn năm 2016; Tổng hợp kết quả đợt kiểm tra Dự án thi công hệ thống thoát nước, thu gom - xử lý nước thải và dự án thi công nâng cấp hệ thống cấp nước trên địa bàn thành phố Đà Lạt, báo cáo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Ủy ban nhân dân tỉnh; Trực bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong đợt nghỉ lễ 2/9 và đầu năm học mới 2016-2017. Tính từ ngày 16/8/2016 đến ngày 15/9/2016, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 17 vụ tai nạn giao thông; làm chết 11 người; bị thương 18 người. Tính đến ngày 15/9/2016, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 155 vụ tai nạn giao thông; làm chết 111 người; bị thương 110 người. Trong tháng lực lượng chức năng phát hiện, xử lý 5.079 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, xử phạt 3,1 tỷ đồng, tước 338 giấy phép lái xe, tạm giữ 48 ô tô, 493 mô tô. Phương tiện cơ giới đường bộ đăng ký mới: 314 ô tô và 4.801 mô tô. Tổng phương tiện đang quản lý là 41.878 ô tô và 832.293 mô tô.

10. Một số nhiệm vụ chủ yếu cần triển khai trong 3 tháng cuối năm 2016

Để phát huy kết quả đạt được trong 9 tháng và hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2016 đã đề ra theo Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 07/12/2015 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị năm 2016, Nghị quyết số 142/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của HĐND tỉnh về  nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, Chương trình hành động số 459/UBND-TH ngày 25/01/2016 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 của Chính phủ; các cấp, các ngành, các địa phương cần tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụ sau: 

       - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến 2020; Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 704/QĐ-TTg, ngày 12/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ. 

        - Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định 1528/QĐ-TTg ngày 03/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng; kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020.

-  Chỉ đạo, đôn đốc tổ chức thực hiện dự án phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đầu tư trong nông nghiệp; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; mở rộng thị trường, phát triển mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi; tiếp tục chú trọng kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trên các sản phẩm nông sản, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ đảm bảo an toàn thực phẩm. Thực hiện kế hoạch trồng rừng, trồng cây phân tán, khoán quản lý bảo vệ rừng năm 2016 theo kế hoạch; tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng; quản lý tài nguyên, khoáng sản; xử lý các vụ vi phạm. Thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn các kênh, mương, hồ, đập, cầu, cống; thực hiện tốt phương án phòng, chống, khắc phục thiệt hại thiên tai.

- Tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp; tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả, hàng kém chất lượng. Tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư sản phẩm mới về du lịch; khai thác và mở rộng các tour, tuyến du lịch lữ hành, liên kết kinh doanh để thu hút khách du lịch đến với Lâm Đồng - Đà Lạt, đặc biệt là khách quốc tế.

- Tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách nhà nước năm 2016 theo lộ trình đã đề ra. Tập trung chỉ đạo công tác quản lý thu thuế, chống thất thu; xử lý các khoản nợ đọng thuế; thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế để thu hồi nợ đọng, hạn chế phát sinh số nợ thuế mới; chú trọng các địa phương có nguồn thu lớn nhưng tiến độ thu đạt thấp; phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách của năm 2016 đã đề ra. Trong điều hành chi ngân sách phải triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cắt giảm hoặc lùi thực hiện các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết, các khoản chi mua sắm trang thiết bị, xe ô tô; hạn chế tối đa tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm; ưu tiên chi thực hiện chính sách an sinh xã hội; đôn đốc thực hiện các chương trình mục tiêu và đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch đã đề ra.

- Tiếp tục rà soát, đôn đốc tiến độ thực hiện và giải ngân vốn các dự án xây dựng cơ bản theo đúng tiến độ; các dự án chậm triển khai, không thực hiện đúng tiến độ sẽ bị điều chuyển vốn cho các dự án khác, địa bàn khác. Tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn đầu tư công. Đôn đốc chủ đầu tư khẩn trương trả lại nguyên trạng mặt bằng đường giao thông sau khi thi công các dự án cấp, thoát nước. 

- Đẩy mạnh việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội.

- Rà soát, đánh giá việc thực hiện các dự án đầu tư nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước được giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận đầu tư; tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư được gia hạn tiếp tục triển khai dự án; kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ không có lý do chính đáng, dây dưa không triển khai đầu tư.

- Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội; rà soát và có giải pháp về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất, giao khoán quản lý bảo vệ rừng, tạo việc làm để tạo thu nhập và ổn định đời sống vùng ĐBDTTS. Tăng cường các hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân./.


[1] trong đó: 88 dự án 100% vốn nước ngoài, vốn đăng ký 409,1 triệu USD; 12 dự án liên doanh, vốn đăng ký 44,2 triệu USD; 01 dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh, vốn đăng ký 2 triệu USD.

 


Các tin khác
© Copyright 2012 CỤC THỐNG KÊ TỈNH LÂM ĐỒNG
10 Đường 3 Tháng 4, Phường 3, TP. Đà Lạt