Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024

28.06.2024 19:4838 đã xem

 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024

 

I. Những thuận lợi và khó khăn trong 6 tháng đầu năm 2024:

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/1/2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức, giữ vững tinh thần vượt khó, đoàn kết, tự lực, tự cường, chủ động thích ứng, linh hoạt, hành động quyết liệt, khoa học, hiệu quả, tích cực đổi mới, sáng tạo,bám sát tình hình thực tiễn, phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tình hình kinh tế - xã hội và an sinh xã hội. Trong 6 tháng đầu năm 2024, nền kinh tế thế giới và trong nước có những thời cơ, thuận lợi và thách thức đan xen.

Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TU ngày 06/12/2023 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng - hệ thống chính trị năm 2024. Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức, như: thu ngân sách nhà nước, giải ngân vốn đầu tư công gặp nhiều khó khăn; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án đầu tư công còn chậm; giá cả vật tư, nguyên liệu đầu vào, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh; đời sống của một bộ phận người dân còn gặp khó khăn, ảnh hưởng đến tăng trưởng trên một số ngành, lĩnh vực. Nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng năm 2024 của Lâm Đồng tăng trưởng so cùng kỳ.

II. Kết quả đạt được:

1. Tăng trưởng kinh tế:

Nhận định tình hình kinh tế - xã hội trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng chậm so với cùng kỳ năm trước (tăng 2,97%) do một số nguyên nhân khách quan như thời tiết nắng nóng, ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường và một số nguyên nhân chủ quan như tình hình giải ngân vốn đầu tư công chậm, các chính sách về khai khoáng bị thắt chặt (một số ngành có tốc độ giảm so cùng kỳ như khai khoáng, sản xuất và phân phối điện và xây dựng).

Dự ước tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2024 theo giá so sánh 2010 tăng 2,97% so với cùng kỳ. Trong mức tăng chung của toàn tỉnh, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,13%, đóng góp 0,70 điểm phần trăm trong mức tăng chung của GRDP. Khu vực công nghiệp - xây dựng giảm 2%, đóng góp   -0,45 điểm phần trăm trong mức tăng chung của GRDP; trong đó ngành công nghiệp chiếm tỉ lệ 65,77% trong khu vực này, giảm 0,42% so với cùng kỳ, đóng góp -0,06 điểm phần trăm trong mức tăng chung của GRDP, ngành xây dựng giảm 4,88% so cùng kỳ. Khu vực dịch vụ tăng 5,05% so với cùng kỳ, đóng góp 2,49 điểm phần trăm trong mức tăng chung của GRDP, hoạt động du lịch và dịch vụ tăng khá, nhất là trong các dịp nghỉ Lễ, Tết và mùa hè 2024 có thời tiết mát dịu. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,8% so với cùng kỳ, với mức đóng góp 0,23 điểm phần trăm trong mức tăng GRDP.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2024 theo giá hiện hành đạt 47.300,4 tỷ đồng, tăng 8,16% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 10.551,6 tỷ đồng, tăng 8,3%; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 10.929,6 tỷ đồng, tăng 0,16%; khu vực dịch vụ đạt 22.928,7 tỷ đồng, tăng 12,24%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 2.890,6 tỷ đồng, tăng 9,03% so với cùng kỳ. Cơ cấu GRDP 6 tháng đầu năm 2024: khu vực I là 22,31%, khu vực II là 23,11%, khu vực III là 48,47% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 6,11%.

Với tốc độ tăng GRDP của Lâm Đồng như trên, xếp vị thứ 58 cả nước và thứ năm so vùng Tây Nguyên.

2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Trong những tháng đầu năm 2024, hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng  tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất, ổn định thị trường tiêu thụ đảm bảo nguồn cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ sinh hoạt người dân; đẩy nhanh tiến độ sản xuất, thu hoạch vụ Đông xuân; Hè Thu; chăm sóc, thu hoạch cây công nghiệp dài ngày; đảm bảo điều kiện cho đàn vật nuôi phát triển tốt; tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm nông lâm sản và thủy sản; công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng, trồng cây xanh và đảm bảo an toàn hồ đập công trình thuỷ lợi trong mùa mưa lũ…; tiếp tục chuyển giao, hợp đồng giao khoán quản lý bảo vệ rừng đến các hộ và tổ chức nhận khoán… Hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định.

Dự ước tốc độ phát triển giá trị tăng thêm theo giá so sánh 2010 khu vực Nông lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm tăng 3,13%, trong đó ngành nông nghiệp tăng 3,1%, lâm nghiệp tăng 3,64% và ngành thủy sản tăng 3,77%.

a) Nông nghiệp:

+ Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng 6 tháng đầu năm 2024 là 350.758 ha, tăng 1,94% (+6.687 ha) so với cùng kỳ, chia ra:

Cây hằng năm 77.988 ha, chiếm 22,23%, tăng 2,47% (+1.882 ha) so với cùng kỳ: Cây lúa với diện tích gieo trồng 13.946 ha, giảm 0,22% (-31ha) so với cùng kỳ; sản lượng đạt 51.938 tấn, tăng 1,75 (+894 tấn)  so với cùng kỳ; Cây ngô gieo trồng 4.201 ha,  giảm 7,73% (-352ha); do ảnh hưởng của nắng nóng làm cho một số vùng không gieo trồng được và chuyển sang trồng cây khác (khoai lang); sản lượng đạt 8.739 tấn, giảm 26,05% (-3.079 tấn) so với cùng kỳ; Cây rau các loại gieo trồng 40.308 ha, tăng 2,97% (+1.163 ha) so với cùng kỳ; sản lượng ước đạt 786.884 tấn, tăng 2,89% (+22.090 tấn) so với cùng kỳ, chủ yếu do tăng diện tích thu hoạch; Hoa các loại 5.988 ha, tăng 2,9% (+169ha); sản lượng hoa ước đạt 1.343,4 triệu bông/cành, tăng 5,62% (+51,5 triệu bông/cành) so với cùng kỳ, do sản xuất được áp dụng nông nghiệp công nghệ cao nên năng suất tăng.

Cây lâu năm 272.770 ha, chiếm 77,77%, tăng 1,79% (+4.805 ha) so với cùng kỳ: Cây cà phê với diện tích hiện có 176.838,3 ha; cây ăn quả 47.335 ha; điều 17.302,8 ha; chè 9.560,7 ha, cây dâu tằm 10.212,7 ha; hồ tiêu 2.208 ha…

+ Chăn nuôi: Tổng đàn trâu hiện có 14.367 con, tăng 0,73 %, sản lượng thịt ước đạt 517 tấn, tăng 2,2%; tổng đàn bò 99.641 con, giảm 1,71% (giảm đàn bò thịt) sản lượng thịt bò hơi xuất đạt 3.131 tấn, tăng 1,2% (+37 tấn); tổng số lợn là 429.082 con, giảm 1,06%, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 35.884 tấn, giảm 0,5%; tổng đàn gia cầm 6.010 ngàn con, tăng 10,84%, trong đó: tổng số đàn gà 5.389 nghìn con, tăng 10,33% so với cùng kỳ (tăng đàn gà đẻ trứng), sản lượng thịt gà đạt 11.676 tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ, sản lượng trứng gà ước đạt 178.267,7 nghìn quả, tăng 8,8% (+14.419 nghìn quả) so với cùng kỳ.

b) Lâm nghiệp: Sản xuất lâm nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2024 tập trung, chăm sóc, bảo vệ rừng trồng, giao khoán bảo vệ rừng cho với diện tích 456.397,2 ha; Diện tích rừng trồng mới tập trung 365 ha, giảm 22,51% (-106 ha) so với cùng kỳ, chủ yếu trồng rừng sau khai thác trắng và trồng rừng trên đất trống của hộ.

Khai thác lâm sản: Khối lượng gỗ tròn các loại khai đạt 27.934,1 m3, tăng 1,92% (+527,1 m3) so với cùng kỳ, chủ yếu là khai thác rừng trồng. Củi thước 42.012,7 ster, giảm 1,5% (-639,8 ster) so với cùng kỳ.

c) Thủy sản: Trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt đạt 2.246,9 ha, giảm 0,24% (-5,43 ha) so với cùng kỳ chủ yếu là nuôi cá, chiếm 99,98%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 4.415,4 tấn, chiếm 95,79% sản lượng, tăng 3,2% (+136,8 tấn) so với cùng kỳ.   

3. Sản xuất công nghiệp

Lĩnh vực sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong 6 tháng đầu năm 2024 hoạt động ổn định, đáp ứng các đơn hàng đã ký và nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu, chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến; bên cạnh đó ngành sản xuất và phân phối điện do phải đảm bảo yêu cầu an toàn cho hệ thống hồ, đập thủy điện, các hồ chứa tích nước và bảo trì hệ thống máy phát, sản lượng điện sản xuất theo kế hoạch điều động của Trung tâm điều độ điện quốc gia, nên sản lượng điện thấp so với cùng kỳ năm 2023.

Dự ước tốc độ phát triển giá trị tăng thêm theo giá so sánh 2010 khu vực Công nghiệp xây dựng 6 tháng đầu năm giảm 2%, trong đó ngành công nghiệp giảm 0,42%, xây dựng giảm 4,88% so với cùng kỳ.

Trong ngành công nghiệp: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,92%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6%; ngành khai khoáng giảm 0,31%; ngành sản xuất, phân phối điện giảm 8,88%. Trong đó:

Một số sản phâm ngành công nghiệp: Sợi len lông cừu đạt 1.125 tấn, tăng 20,54%; cao lanh đạt 144,9 ngàn tấn, tăng 14,09%; phân bón NPK đạt 43,6 ngàn tấn, tăng 13,4%; bia đóng lon đạt 62,8 triệu lít, tăng 13,14%; chè (trà) nguyên chất đạt 9.485 tấn, tăng 11,41%; bôxit nhôm đạt 387,1 ngàn tấn, tăng 4,98%; gạch xây dựng bằng đất sét nung đạt 222,4 triệu viên, giảm 7,04%; bê tông tươi đạt 311 ngàn m3, giảm 4,74%; sản phẩm điện sản xuất của các nhà máy trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đạt 3.205 triệu kwh, giảm 9,27% so với cùng kỳ.

Chỉ số tiêu thụ, tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:

Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng năm 2024 tăng 7,5% so với cùng kỳ, tăng chủ yếu ở các ngành: ngành sản xuất đồ uống, ngành sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất, ngành sản xuất chế biến thực phẩm,  ngành sản xuất sản phẩm cao su và plastic, ngành sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy, sản xuất kim loại…  

Đến cuối tháng 6 năm 2024 chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 15,29% so với cùng kỳ, chủ yếu ở các nhóm ngành: Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất, sản xuất kim loại, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác, chế biến thực phẩm.

Chỉ số tiêu thụ tăng, chỉ số tiêu thụ giảm so với cùng kỳ là một tín hiệu tốt cho nền kinh tế nói chung và sản xuất công nghiệp nói riêng của tỉnh.

4. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Đăng ký kinh doanh: Trong 6 tháng đầu năm 2024 sơ bộ có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 735 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 3.925,5 tỷ đồng, tăng 2,7% về số lượng và tăng 1,3% về vốn đăng ký.

Tạm ngừng kinh doanh, giải thể: có 537 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 19,5%; 110 doanh nghiệp giải thể, tăng 8,9% và 230 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 14,2% so với cùng kỳ.

Nhận định xu hướng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh trong quý II năm 2024 so quý I năm 2024 khả quan khi có chỉ số cân bằng (CSCB) +7,27%. Chỉ số cân bằng chia theo ngành kinh tế: ngành sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; ngành sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất, ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác đều có CSCB +100%; ngành dệt , ngành sản xuất trang phục, ngành sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu đều có CSCB +50%; ngành sản xuất chế biến thực phẩm +10%;. 

Nhận định xu hướng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng dự ước trong quý III năm 2024 so quý II năm 2024 hầu hết các doanh nghiệp nhận định môi trường kinh doanh thuận lợi hơn có chỉ số cân bằng (CSCB) +7,27%;  với nhận định nền kinh tế dần ổn định, thị trường trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi theo hướng dần giảm bớt khó khăn, đồng nghĩa với thuận lợi ngày càng tăng giúp các doanh nghiệp lạc quan hơn, đầu tư hơn và kỳ vọng sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn trong thời gian tới.

5. Thương mại và dịch vụ.

Hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2024 diễn ra theo chiều hướng thuận lợi; tình hình lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ trong tỉnh thông suốt do lượng cung hàng hóa trên thị trường dồi dào, phong phú, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Bên cạnh đó những tháng mùa Hè năm 2024, lượng khách du lịch đến tỉnh Lâm Đồng tăng cao do thời tiết mát mẻ cùng với địa phương tổ chức một số lễ hội thu hút khách du lịch; một số chỉ tiêu tăng trưởng khá cũng đã tác động đến mức tiêu dùng xã hội trên địa bàn.  

Dự ước tốc độ phát triển giá trị tăng thêm theo giá so sánh năm 2010 khu vực Dịch vụ 6 tháng đầu năm tăng 5,05%, trong đó ngành bán buôn bán lẻ tăng 1,75%, dịch vụ lưu trú ăn uống tăng 10,59%, vận tải kho bãi tăng 7,22%.

Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 41.895,9 tỷ đồng, tăng 22,22% so với cùng kỳ (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 17,16%). Trong đó. Trong đó: Tổng mức bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2024 dự ước đạt 29.149,1 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ; nhóm nhóm xăng, dầu các loại có doanh thu tăng 4,01%,  đến nhóm đá quý, kim loại quý tăng 37,02%; Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống dự ước 6 tháng đầu năm 2024 doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 7.588,5 tỷ đồng, tăng 16,09% so với cùng kỳ năm trước; tổng lượt khách do các cơ sở lưu trú phục vụ đạt 3.415,6 nghìn lượt khách, tăng 13,88% so với cùng kỳ.

Doanh thu vận tải hành khách 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt đạt 1.156,8 tỷ đồng, tăng 23,57%; khối lượng vận chuyển đạt 7,1 triệu hành khách, tăng 23,11% và khối lượng luân chuyển đạt 1.200,7 triệu hành khách.km, tăng 25,88% so với cùng kỳ.

Doanh thu vận tải hàng hóa 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt đầu năm 2024 ước đạt 1.717 tỷ đồng, tăng 3,53%; khối lượng hàng hoá vận chuyển đạt 4,6 triệu tấn, tăng 9% và khối lượng luân chuyển đạt 961,3 triệu tấn.km, tăng 7,44% so với cùng kỳ.

Tình hình xuất khẩu: 6 tháng năm 2024 Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh ước đạt 478,9 triệu USD, tăng 11,05% so với cùng kỳ và đạt 48,62% kế hoạch năm 2024. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như Alumin và hydroxit nhôm đạt 298,2 ngàn tấn, giá trị 137,1 triệu USD, giảm 17,5% về lượng và tăng 8,9% về giá trị so với cùng kỳ; cà phê nhân ước sản lượng đạt 38,7 ngàn tấn, giá trị đạt 122,1 triệu USD, giảm 17,5% về lượng và tăng 22,65% về giá trị; chè chế biến ước đạt 1,6 ngàn tấn, ước đạt giá trị 4,6 triệu USD, bằng 61,95% về lượng và bằng 76,71% về giá trị; rau các loại ước đạt 44,3 triệu USD, tăng 8,78% về giá trị; hoa tươi cắt cành ước đạt 36,9 triệu USD, tăng 2,11% và hàng dệt may ước đạt 58 triệu USD, tăng 18,34% so với cùng kỳ.

Tình hình nhập khẩu: 6 tháng đầu năm 2024 tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 78,3 triệu USD, giảm 0,75% so với cùng kỳ, đạt 41,44% kế hoạch năm 2024. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt may; hạt giống, củ giống, hoa giống; kim loại; hóa chất; bao bì, máy móc…

6. Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

Hoạt động tài chính thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tập trung tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu, thu hồi nợ thuế; quy trình quản lý thuế thực hiện thông qua hệ thống công nghệ thông tin theo quy định của Tổng cục Thuế. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đến các lĩnh vực, ngành nghề theo thời gian, lộ trình của Tổng cục Thuế, UBND Tỉnh và Cục Thuế. Nhiệm vụ chi ngân sách trong những tháng đầu năm 2024 được thực hiện theo dự toán, phát triển kinh tế - xã hội, với đảm bảo quốc phòng, an ninh, trong đó chú trọng đến các khoản thanh toán nợ đến hạn cũng như chi trả kịp thời cho các đối tượng theo quy định.

Tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng năm 2024 ước đạt 7.056,6 tỷ đồng, bằng 49,87% dự toán địa phương và tăng 4% so với cùng kỳ. Trong đó, các khoản thu chính như sau: Thu nội địa: Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6.908,5 tỷ đồng, bằng 50,06% dự toán địa phương và tăng 5% so với cùng kỳ. Trong đó, nguồn thu từ thuế ngoài quốc doanh đạt 1.812,2 tỷ đồng, giảm 10%; thu từ doanh nghiệp Nhà nước Trung ương đạt 382 tỷ đồng, giảm 37%; thu từ doanh nghiệp Nhà nước địa phương đạt 48,8 tỷ, giảm 20%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 68,4 tỷ đồng, giảm 6% đã tác động đến tổng thu ngân sách địa phương; một số khoản thu tăng so với cùng kỳ như thu từ hoạt động xổ số kiến thiết đạt 1.517 tỷ đồng, tăng 25%; thu từ đất và nhà đạt 1.293,6 tỷ đồng, tăng 55%.

Tổng thu ngân sách địa phương trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 16.900,5 tỷ đồng, bằng 86,86% dự toán địa phương, giảm 5% so với cùng kỳ.

Tổng chi ngân sách địa phương 6 tháng năm 2024 ước đạt 8.147 tỷ đồng, bằng 41,84% dự toán địa phương và giảm 9% so với cùng kỳ. Trong đó, chi thường xuyên đạt 4.271,2 tỷ đồng, bằng 38,56% dự toán địa phương và tăng 12%; chi đầu tư phát triển đạt 1.387,8 tỷ đồng, bằng 25,32% dự toán địa phương và giảm 20% so với cùng kỳ.

7. Đầu tư và xây dựng

Công tác đầu tư xây dựng trong 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Tỉnh đã chủ động triển khai mục tiêu phát triển kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; trong đó tập trung đầu tư công, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh và quản trị hiệu quả kinh doanh của các thành phần kinh tế, bám sát chủ trương của UBND tỉnh trong hoạt động đầu tư xây dựng đúng tiến độ công trình, nhất là công trình vốn đầu tư công đã được cấp phép xây dựng mới trong năm 2024.

Dự ước vốn đầu tư phát triển thực hiện 6 tháng đầu năm 2024 đạt 15.111,5 tỷ đồng, tăng 6,09% so với cùng kỳ. Trong đó:

- Nguồn vốn nhà nước trên địa bàn ước đạt 3.309,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20,9% trong tổng vốn, tăng 11,06% so với cùng kỳ, chủ yếu thực hiện các công trình xây dựng cơ bản theo kế hoạch năm 2024, đặc biệt là các công trình trọng điểm của tỉnh, công trình thực hiện theo chương trình nông thôn mới...  

- Nguồn vốn đầu tư thực hiện thuộc khu vực ngoài nhà nước ước đạt 11.453,5 tỷ đồng, tăng 2,86% so với cùng kỳ và chiếm 75,79% trong tổng vốn, chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc, thiết bị và bổ sung vốn lưu động để phát triển sản xuất của khu vực doanh nghiệp, đầu tư của khu vực hộ dân cư trong xây dựng, sửa chữa nhà ở cũng như đầu tư cho sản xuất kinh doanh như đầu tư tái canh cây cà phê, sầu riêng, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đầu tư mở rộng quy mô ngành thương mại, vận tải cá thể...

- Nguồn vốn đầu tư thực hiện thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 348,3 tỷ đồng, chủ yếu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng 170,92% so cùng kỳ năm trước.

8. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 tăng 0,5% so với tháng trước, so với tháng 12/2023 tăng 0,1%, so với cùng kỳ năm trước tăng 4,32% và bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá vàng tháng 6 năm 2024 giảm 1,7% so với tháng trước, tăng 26,37% so với tháng cùng kỳ và bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng 19,68% so cùng kỳ.

Giá đô la Mỹ bình quân trên thị trường tự do dao động quanh mức 25.700 VND/USD, tăng 0,06% so với tháng trước, tăng 7,31% so với tháng cùng kỳ và bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng 5,14% so cùng kỳ.

Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản quý II năm 2024 tăng 26,2% so với cùng kỳ và tăng 8,76% so với quý trước; trong đó, chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất nông nghiệp tăng 26,77% so với cùng kỳ (cây hàng năm tăng 5,59% so với cùng kỳ, cây lâu năm tăng 62,27% so với cùng kỳ như: sầu riêng, cà phê, chè..) sản phẩm chăn nuôi có chỉ số giá bán tăng 12,75%, sản phẩm lâm nghiệp giảm 4,44% so với cùng kỳ, sản phẩm thủy sản tăng 0,71% so với cùng kỳ.

Chỉ s giá nguyên liu, nhiên liu, vt liu dùng cho sn xut quý II năm 2024 tăng 11,91% so vi cùng k (chỉ số giá nhóm sản phẩm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng cao nhất với 29,57% và chỉ số giá nhóm sản phẩm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp nhất 2,38%).

Chỉ số giá sản xuất hàng công nghiệp quý II năm 2024 giảm 2,05% so với cùng kỳ (nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo tăng từ 2,83% đến nhóm nước, dịch vụ quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 12,09%).

9. Một số lĩnh vực xã hội:

 a. Dân số, lao động và việc làm:

 * Số người có việc làm: Quy mô lực lượng lao động: Dự ước vào thời điểm 30/6/2024, tỉnh Lâm Đồng có khoảng 778.423 người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, trong đó có 774.405 người có việc làm, tăng 4.262 người so cùng kỳ và có 4.154 người thất nghiệp giảm 456 người so cùng kỳ năm trước. Trong tổng số lực lượng lao động của tỉnh, nữ giới chiếm tỷ trọng thấp hơn nam giới (47,77% nữ giới so với 52,23% nam giới).

 Vào quý II năm 2024, thực trạng lao động việc làm của tỉnh Lâm Đồng có nhiều thuận lợi, đặc biệt là đối với ngành dịch vụ đang phục hồi nhanh do trong thời gian qua UBND tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy việc tăng lao động tại khu vực này bằng các giải pháp thúc đẩy các chương trình giới thiệu việc làm và giải pháp thu hút lượng khách du lịch đến với tỉnh Lâm Đồng từ đó kéo theo lực lượng lao động có việc làm của địa phương tăng. Tuy nhiên lao động trong khu vực này diễn biến tăng giảm theo mùa du lịch dẫn đến lao động phục vụ cho lĩnh vực này cũng có lúc di chuyển đến các tỉnh khác để tham gia vào thị trường lao động công nghiệp, xây dựng ổn định hơn. Đối với sản xuất nông nghiệp việc làm nhìn chung ổn định, nhất là sản xuất rau, hoa,… giá ổn định tăng, đã tạo cơ hội cho sản xuất và việc làm cho khá nhiều lao động.

Cơ cấu lao động có việc làm: Khu vực I (Nông, lâm nghiệp và thủy sản) và khu vực III (Dịch vụ) có tỷ trọng lao động chiếm chủ yếu trong tổng số lao động của cả nền kinh tế, trong đó khu vực “Nông, lâm nghiệp và thủy sản” giải quyết việc làm nhiều nhất, sử dụng gần hai phần ba lao động làm việc của toàn tỉnh, chiếm 60,75%; khu vực “Công nghiệp và xây dựng” chiếm 11,86% và khu vực “Dịch vụ” chiếm 27,39%.

* Thiếu việc làm và thất nghiệp

Quy mô và tỷ lệ người thiếu việc làm, thất nghiệp trong độ tuổi lao động: Tại thời điểm 30/6/2024 toàn tỉnh Lâm Đồng có 13.623 người thiếu việc làm (tỷ lệ thiếu việc làm là 1,76%), trong đó khu vực nông thôn có 9.050 người (tỷ lệ là 1,84%), khu vực thành thị có 4.573 người thiếu việc làm, tương ứng tỷ lệ là 1,61%; qua số lượng người thiếu việc làm cho thấy nhu cầu làm thêm giờ vẫn còn cao, nguyên nhân do hiện nay với mức thu nhập của người dân vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về cuộc sống. Với chính sách tiền lương của Nhà nước trong tháng 7/2024 bắt đầu tăng lương cho những đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, nên cũng góp phần làm giảm nhu cầu làm thêm giờ từ những lao động của thành phần kinh tế này.

Tỷ lệ thất nghiệp tại thời điểm 30/6/20240,53% (4.154 người), giảm 0,05 điểm phần trăm so với thời điểm 31/3/2024 và giảm 0,07 điểm phần trăm so với thời điểm 30/6/2023.

Nhìn chung tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tại thời điểm 30/6/2024 so với cùng kỳ 30/6/2023 đã giảm nhiều cho thấy nền kinh tế của tỉnh đang phục hồi tích cực, tuy nhiên số người thiếu việc làm vẫn còn ở mức cao, qua đó cho thấy tiếp tục cần các chính sách an sinh xã hội, tạo việc làm mới, quan tâm đầu tư đến những vùng đặc biệt khó khăn, hộ nghèo và hộ cận nghèo và hỗ trợ nông dân...để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, an dinh xã hội trên địa bàn.

b. Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội

Theo Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 04/01/2024 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo đến cuối năm 2023 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, toàn tỉnh có 3.912 hộ, chiếm tỷ lệ 1,09% số hộ toàn tỉnh, trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số có 2.642  hộ, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số là 3,24%. Hộ cận nghèo toàn tỉnh có 7.433 hộ, chiếm tỷ lệ 2,07%, trong đó hộ cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số là 4.483 hộ, tỷ lệ hộ cận nghèo dân tộc thiểu số còn 5,51%.

Kết quả hỗ trợ về các chính sách an sinh xã hội 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cho các đối tượng như sau: Đối với người có công và thân nhân người có công với cách mạng 158,4 triệu đồng. Tổng trị giá tiền, quà thăm hỏi hộ nghèo và hộ cận nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán là 7.340,2 triệu đồng. Tổng trị giá tiền, quà, hỗ trợ cho đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP số tiền là 134.009 triệu đồng.

Tổng số người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) ước đến hết tháng 6/2024 là 1.242.992 người, đạt 95,93% kế hoạch giao năm 2024, so với cùng kỳ năm 2023 tăng 5,53% (65.138 người). Số người tham gia BHYT là 1.240.966 người, đạt tỷ lệ bao phủ 91,45%.

c. Giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao:

Giáo dục: Trong 6 tháng đầu năm 2024, Sở GDĐT tỉnh Lâm Đồng tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển giáo dục các cấp. Quy mô, mạng lưới trường, lớp học được rà soát, sắp xếp phù hợp với tình hình thực tế; thực hiện tốt việc phân cấp quản lí, giao quyền tự chủ cho các trường, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL và giáo viên; thực hiện công tác lựa chọn và cung ứng sách giáo khoa kịp thời, đúng quy định...

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ tiếp tục tổ chức đảm bảo đúng quy chế và tiết kiệm, an toàn (lịch thi từ ngày 27-28/6/2024 và chấm thi từ ngày 29/6/2024 đến khi hoàn thành nhiệm vụ theo quy định của Bộ GDĐT).

Y tế: Trong 6 tháng năm 2024 ngành y tế đã tổ chức khám bệnh cho 1.097.893 lượt bệnh nhân, tăng 9,2% so với cùng kỳ; tổng số bệnh nhân điều trị nội trú là 81.153 bệnh nhân, tăng 3,9% so với cùng kỳ; tổng số ngày điều trị nội trú 475.093, tăng 8,9% so với cùng kỳ; số ngày điều trị nội trú trung bình/bệnh nhân = 5,9 ngày; công suất sử dụng giường bệnh toàn tỉnh đạt 94,9%.

Công tác tiêm chủng mở rộng, phòng chống và điều trị các bệnh: phong; lao, sốt rét, sốt xuất huyết…cũng được ngành Y tế quan tâm.

Công tác tuyên truyền, cổ động trực quan và văn hóa: Toàn tỉnh thực hiện 3.653,92m2 pano tuyên truyền các ngày lễ lớn, các nhiệm vụ chính trị. Hướng dẫn maket tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị cho hệ thống Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao các huyện, thành phố. Phối hợp thực hiện 04 chuyên đề về bảo tồn văn hóa dân gian tại huyện Đam Rông và Tp. Bảo Lộc. Biên tập, dàn dựng 09 chương trình nghệ thuật phục vụ các nhiệm vụ và tham gia các chương trình, Hội thi do Trung ương phát động…

Hoạt động bảo tàng, thư viện, Phát hành Phim và Chiếu bóng: Trong 6 tháng đầu năm Bảo tàng Lâm Đồng, Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt và Di tích quốc gia đặc biệt Khảo cổ Cát Tiên đã đón 65.460 lượt khách. Thư viện tỉnh đã cấp 6.767 thẻ bạn đọc, phục vụ 1.422.900 lượt bạn đọc, luân chuyển 187.483 lượt tài liệu. Trung tâm Phát hành Phim và Chiếu bóng Lâm Đồng đã thực hiện công tác chiếu phim, tuyên truyền, chiếu phim đá bóng... phục vụ khoảng 78.000 lượt người tại các thôn bản vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng căn cứ cách mạng.

Hoạt động thể dục thể thao: Trong 6 tháng đầu năm 2024, hoạt động thể dục - thể thao tỉnh Lâm Đồng tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, với phương châm đưa thể dục thể thao về cơ sở nhằm phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng rộng khắp. Đã phối hợp tổ chức và tổ chức các giải Dù lượn Lâm Đồng mở rộng năm 2024, giải Tà Năng Trail Challenge năm 2024, tổ chức giải chạy Chinh phục thử thách Prenn lần thứ 2 “Prenn Trail Challenge 2024”,  giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương lần thứ XIV năm 2024; giải xe đạp cúp truyền hình thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 36 năm 2024, các chặng đi qua địa phận Lâm Đồng….

Kết quả 6 tháng đầu năm 2024 đoàn thể thao Lâm Đồng tham gia 17 giải thể thao quốc gia, 02 giải quốc tế; kết quả đạt 59 huy chương (18 Huy chương Vàng, 11 Huy chương Bạc, 30 Huy chương Đồng), trong đó đạt 05 huy chương quốc tế (01 Huy chương Vàng, 02 Huy chương Bạc, 02 Huy chương Đồng). Đội bóng đá đang tham gia thi đấu tại giải hạng Nhì quốc gia năm 2024

d. Tình hình an toàn giao thông:

Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh từ ngày 15/12/2023 đến ngày 14/6/2024, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 261 vụ, tăng 29 vụ so với cùng kỳ; số người chết là 107 người, giảm 35 người; số người bị thương là 222, tăng 103 người so với 6 tháng đầu năm 2023.

Tổng số phương tiện hiện đang quản lý là 100.085 xe ôtô; 1.281.085 xe môtô; 103 phương tiện đường thủy. Lực lượng Công an toàn tỉnh phát hiện, xử lý 6.842 trường hợp vi phạm luật giao thông; tổng số tiền xử phạt trên 10,4 tỷ đồng; tước 941 giấy phép lái xe; tạm giữ 952 xe mô tô, 60 xe ô tô.

e. Thiệt hại do thiên tai, bảo vệ môi trường

Vi phạm môi trường: Trong 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 01 vụ vi phạm môi trường xảy ra, số tiền xử phạt là 320 triệu đồng. Tình hình thiên tai: 6 tháng đầu năm xảy ra 02 vụ thiên tai, không gây thiệt hại về người, có 30 nhà bị hư hại, sạt lở 40mx0,5m đường liên xã và sập 60m mương tưới nước. Ước tổng thiệt hại 01 tỷ đồng.

III. Giải pháp trong thời gian tới.

Tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI. Trong năm 2024 tỉnh tiếp tục hành động quyết liệt và hiệu quả hơn; tự lực, tự cường và chủ động thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ để đảm bảo thực hiện hoàn thành và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Một là, tiếp tục chỉ đạo cơ cấu lại ngành nông nghiệp; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, thông minh. Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, nhân rộng mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy phát triển bền vững thị trường, nhất là các sản phẩm chủ lực, có thương hiệu, sản phẩm OCOP…Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết nguy hiểm, thiên tai để kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả, chủ động ứng phó với tình huống thiên tai nguy hiểm.

Hai là, tập trung thực hiện các giải pháp để thúc đẩy sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất và phân phối điện, công nghiệp chế biến. Thúc đẩy tăng cường liên kết tạo vững chắc trong chuỗi cung ứng với công nghiệp chế biến. Tiếp tục triển khai công tác thu hút đầu tư các dự án Tổ hợp nhà máy tuyển bauxit, sản xuất alumin và chế biến nhôm, các sản phẩm sau nhôm, Khu công nghiệp Phú Bình, các cụm công nghiệp trọng điểm.

Ba là, tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp; thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh; tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho người dân và doanh nghiệp, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và có động lực tăng trưởng; khắc phục tình trạng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động.

Bốn là, thực hiện các giải pháp để kích cầu du lịch; phát triển các sản phẩm du lịch mới và chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh dựa trên lợi thế nổi trội về tài nguyên tự nhiên và văn hóa của địa phương; giữ gìn, tôn tạo kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, phát triển du lịch theo hướng chất lượng cao, du lịch canh nông, kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu và mức độ hài lòng của du khách. Đẩy nhanh ứng dụng chuyển đổi số ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng.

Năm là, chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác giải ngân vốn đầu tư công; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi.

Sáu là, chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI. Đặc biệt, huy động tối đa mọi nguồn lực để khởi công và thi công dự án đường cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) - Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bảo Lộc - Liên Khương trong tháng 12/2024 và tập trung triển khai hiệu quả dự án lớn trong thời gian sớm nhất (công tác chuẩn bị đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Liên Khương lên cảng hàng không quốc tế; khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt, cải tạo nâng cấp ga Đà Lạt; tích cực phối hợp triển khai việc dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Nha Trang - Liên Khương).

Bảy là, thực hiện quyết liệt các biện pháp, giải pháp thu ngân sách nhà nước, hoàn thành dự toán thu Ngân sách nhà nước năm 2024. Tăng cường nguồn thu mới, quản lý chặt chẽ các nguồn thu hiện có, thu đúng, thu đủ các khoản thu; thu các nguồn thu còn nợ… Điều hành chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả theo dự toán giao; triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, chi chưa thực sự cần thiết để cân đối nguồn lực ưu tiên chi đầu tư phát triển, đặc biệt là các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, thiết yếu.

Tám là, tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin tuyên truyền các sự kiện trọng đại, kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước và địa phương. Chuẩn bị các điều kiện tổ chức thành công Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X-năm 2024.

Chín là, nâng cao năng lực của hệ thống y tế dự phòng; trang bị đầy đủ thuốc, vắc-xin, sinh phẩm, trang thiết bị y tế để chủ động trong phòng, chống và điều trị dịch, bệnh. Tổ chức công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp, giáo viên đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới và triển khai năm học mới. Thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ em, học sinh trong dịp hè.

Mười là, thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chính sách người có công với cách mạng; chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, người khuyết tật; chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và các chính sách an sinh xã hội khác. Gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế với chính sách xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Tin tức khác