Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng ước tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2020

 

Năm 2020 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2020 diễn ra trong bối cảnh tình hình thị trường trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi theo hướng tăng trưởng chậm lại với các yếu tố rủi ro,trong bối cảnh tình hình  dịch bệnh Covid -19 bùng phát mạnh ở các quốc gia và vùng lãnh thổ; giá dầu thô giảm mạnh (khoảng 60% so với thời điểm đầu năm 2020) do căng thẳng giữa Ả Rập Xê Út và Nga; chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc; căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Mỹ và Iran; cùng với biến đổi khí hậu đã tác động tiêu cực đến kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi cũng phải đối mặt không ít khó khăn với việc biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất của các ngành kinh tế và đời sống nhân dân.

Trên địa bàn tỉnh những kết quả đạt được trong năm 2020 là tiền đề để đánh giá kết quả cuối nhiệm kỳ, các ngành, các cấp từ đầu năm đã chủ động xây dựng các chương trình để triển khai về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, công nghiệp; về năng lượng tái tạo, dịch vụ du lịch. Tuy các chương trình mục tiêu năm 2020 đã có bước cải thiện đáng kể, nền kinh tế đang hòa nhập sâu rộng trên thị trường quốc tế và khu vực; kết cấu hạ tầng, năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng lên. Nhưng các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dịch vụ bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid -19; đời sống của nhân dân vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn. Các cấp, các ngành, các địa phương quán triệt, tập trung tổ chức triển khai bằng nhiều biện pháp, giải pháp tích cực, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế -  xã hội trong năm đã đề ra.

1. Tăng trưởng GRDP 9 tháng đầu năm 2020

Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn 9 tháng năm 2020 theo giá so sánh 2010 đạt 35.914,4 tỷ đồng, tăng 2,51% so với cùng kỳ; tốc độ tăng trưởng 9 tháng chiếm khoảng 60% so với cả năm, trong đó ngành nông nghiệp khoảng 55% cho nên tốc độ tăng trưởng của năm 2020 còn phụ thuộc vào quý IV/2020.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)

9 tháng đầu các năm 2017, 2018, 2019, 2020

 

Tốc độ tăng so với 9 tháng năm trước (%)

 

9 tháng năm 2017

9 tháng năm 2018

9 tháng năm 2019

9 tháng năm 2020

Tổng số

     108,21

     108,52

108,00

102,51

- Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

103,92

105,78

105,23

104,24

- Khu vực công nghiệp - xây dựng

109,16

107,47

108,66

102,17

      + Trong đó: Công nghiệp

109,15

107,68

107,48

99,61

- Khu vực dịch vụ

111,14

111,37

109,58

100,28

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

112,82

108,09

110,61

121,08

            - Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 12.166,6 tỷ đồng, tăng 4,24%, đóng góp 1,41 điểm phần trăm trong mức tăng chung của GRDP. Thời gian qua, Lâm Đồng với phong trào thi đua đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng toàn diện, bền vững, hiện đại đã nhận được sự hưởng ứng tích cực, tạo ra sự lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, việc xây dựng thương hiệu nông sản “Đà Lạt kết tinh kỳ diệu từ đất lành” được chú trọng, đây là điều kiện đẩy mạnh quảng bá thương hiệu sản phẩm nông nghiệp và du lịch địa phương như rau, hoa, cà phê Arabica, du lịch canh nông được cấp nhãn độc quyền “Đà Lạt - kết tinh từ đất lành kỳ diệu”; nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tiếp tục áp dụng đồng bộ các giải pháp công nghệ tiên tiến như công nghệ sản xuất và công nghệ tưới, các quy trình canh tác hiện đại, cơ giới hóa trong sản xuất và công nghệ sau thu hoạch được áp dụng phổ biến trong sản xuất đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, Organic như: Trồng hoa của Công ty Dalat Hasfarm, Công ty TNHH liên doanh Organik Đà Lạt, Công ty TNHH Trường Hoàng và Công ty TNHH Hoa Mặt Trời; trồng rau, củ, quả của Công ty TNHH Phong Thúy… Đặc biệt, ngành Sữa có Trang trại bò sữa Organic Đà Lạt ở huyện Đơn Dương được chứng nhận trang trại hữu cơ đạt tiêu chuẩn châu Âu đầu tiên tại Việt Nam. Mặt khác, với thế mạnh về nông nghiệp, Lâm Đồng đã có xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp vừa đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa quảng bá, tạo đầu ra tại chỗ cho sản phẩm nông nghiệp, vừa tạo thêm sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, thân thiện môi trường, là động lực để thời gian tới tỉnh tiếp tục đổi mới hình thức, nội dung nhằm phát huy sức mạnh nội lực đưa Lâm Đồng ngày một phát triển.

            - Khu vực II đạt 7.722,7 tỷ đồng, tăng 2,17%, đóng góp 0,47 điểm phần trăm trong mức tăng chung của GRDP; trong đó ngành công nghiệp đạt 4.985,2 tỷ đồng, chiếm 64,55% trong KVII, giảm 0,39% so với cùng kỳ. Do diễn biến tình hình dịch Covid- 19 phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn, thị trường nhập khẩu nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản … đều chịu hậu quả nặng nề từ dịch Covid - 19; nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp tạm ngừng hoạt động, hoặc sản xuất cầm chừng … kéo theo nhu cầu về lao động sụt giảm, ảnh hưởng lớn tới thị trường lao động; dẫn đến việc lao động bị mất việc làm; lao động phải tạm nghỉ việc không lương; lao động bị giảm lương hay lao động bị giãn việc/nghỉ luân phiên đã tác động đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp. Để chia sẻ khó khăn với công nhân lao động, trong hai ngày 17-18/8, LĐLĐ TP Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức trao tiền hỗ trợ cho 483 đoàn viên người lao động thuộc 5 trường mầm non ngoài công lập và 7 doanh nghiệp ngoài nhà nước có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, với mức hỗ trợ 500 ngàn đồng/người; những trường hợp này là các giáo viên, nhân viên, người lao động bị mất việc làm do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn mức lương cơ sở theo quy định hiện hành là 1.490 ngàn đồng/tháng hoặc bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp theo Nghị quyết 42 của Chính phủ.

            - Khu vực III đạt 14.992,9 tỷ đồng, tăng 0,28% so với cùng kỳ, đóng góp 0,12 điểm phần trăm trong mức tăng chung của GRDP. Nguyên nhân do những tháng đầu năm 2020, kinh tế - xã hội cả nước nói chung và của Lâm Đồng nói riêng diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm. Và đặc biệt là dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) bùng phát mạnh trên toàn cầu đã tác động tiêu cực hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, từ đầu tháng 4 ghi nhận tại một số khu du lịch quen thuộc như: Dinh Bảo Đại, thung lũng Tình yêu, thác Pren, thác Cam Ly, Vườn Thượng uyển, Hồ Tuyền Lâm… đều đóng cửa không đón khách. Lãnh đạo một số công ty, ban quản lý khu du lịch phải chấp nhận cho nhân viên nghỉ việc, tạm nghỉ việc hoặc chỉ giữ lại cầm chừng không quá 50% ... Nhằm hỗ trợ giải quyết tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai các chính sách mới của Chính phủ về giãn tiền thuế, tiền thuê đất, ưu đãi về vốn vay, trong đó có vốn vay mới, giãn nợ vốn vay, giảm lãi suất vay... để đảm bảo trong thời gian khó khăn này, doanh nghiệp vừa hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình với Nhà nước. Đồng thời, tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch chủ động khôi phục hoạt động, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh, các đơn vị cung ứng dịch vụ ăn uống, lưu trú, tham quan cam kết thực hiện chính sách giảm giá, nhất là đối với các đơn vị lữ hành từ 30 - 50% để thu hút khách du lịch. Ngay sau khi dịch bệnh Covid-19 lần 2 được khống chế, ngành du lịch Lâm Đồng tổ chức các sự kiện, kết nối xây dựng các chương trình khuyến mại, chương trình kích cầu du lịch của Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức kích cầu du lịch phía Nam, hợp tác với các liên minh lữ hành của Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Hà Nội ... Đồng thời, triển khai các giải pháp kích cầu du lịch. Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành hình thành liên minh phát triển du lịch Lâm Đồng; xây dựng các chương trình khuyến mãi, giảm giá; hỗ trợ các đơn vị tham gia hoạt động xúc tiến trong nước và quốc tế, nhiều khu, điểm du lịch giảm giá cho các đơn vị khai thác khách từ 30 đến 50% vé tham quan; nhiều chặng bay đến Đà Lạt cũng giảm giá từ 30 đến 50% ... để xây dựng những tour du lịch thu hút khách du lịch đến với Lâm Đồng.

            - Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 1.032,2 tỷ đồng, tăng 21,08% so với cùng kỳ, với mức đóng góp 0,51 điểm phần trăm trong mức tăng GRDP. Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, công tác thu ngân sách của địa phương gặp nhiều khó khăn do nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh phải tạm ngưng hoạt động. Để đẩy mạnh công tác thu ngân sách, bên cạnh tích cực thực hiện các biện pháp chống thất thu, ngành thuế tỉnh Lâm Đồng đang triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn; rà soát số người nộp thuế bị tác động do dịch Covid-19 để thực hiện việc giảm và gia hạn thời gian nộp thuế. Bên cạnh đó, thông tin tuyên truyền pháp Luật thuế, động viên khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở, các hộ sản xuất kinh doanh … khắc phục khó khăn phát triển sản xuất.

            Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn 9 tháng năm 2020 theo giá hiện hành đạt 55.832,5 tỷ đồng, tăng 5,84% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực I đạt 20.826,9 tỷ đồng, tăng 14,44%; khu vực II đạt 12.124,6 tỷ đồng, tăng 1,84%; khu vực III đạt 21.350 tỷ đồng, giảm 0,13%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 1.531 tỷ đồng, tăng 20,66% so với cùng kỳ. Cơ cấu các ngành kinh tế 9 tháng năm 2020: khu vực I là 38,35%, khu vực II là 22,33% và khu vực III là 39,32%.

                        2. Hoạt động tài chính, tín dụng

            2.1. Hoạt động tài chính

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ đầu năm đến 30/9/2020 ước đạt 6.593,2 tỷ đồng, tăng 7,11% so với cùng kỳ. Trong đó, thu từ doanh nghiệp Nhà nước Trung ương đạt 554,2 tỷ đồng, giảm 23,93%; thu từ doanh nghiệp địa phương đạt 524,9 tỷ, tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ, nguyên nhân do thu thuế tiêu thụ đặc biệt sản phẩm bia; thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 72,2 tỷ đồng, tăng 25,42%; thu thuế ngoài quốc doanh đạt 1.140 tỷ đồng, giảm 8,18%; thuế thu nhập cá nhân đạt 613,2 tỷ đồng, giảm 3,11%; thu từ đất, nhà đạt 1.146,7 tỷ đồng, tăng 30,48% so với cùng kỳ. Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 187,7 tỷ đồng, giảm 36,62% so với cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách địa phương từ đầu năm đến ngày 30/9/2020 ước đạt 13.878,5 tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ. Trong đó, thu ngân sách được hưởng theo phân cấp đạt 5.893 tỷ đồng, tăng 8,71%; thu bổ sung từ ngân sách Trung ương đạt 4.270,5 tỷ đồng, tăng 10,45% so với cùng kỳ.

Tổng chi ngân sách địa phương từ đầu năm đến 30/9/2020 ước đạt 10.540,7 tỷ, tăng 14,1% so với cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 1.631,8 tỷ đồng, tăng 4,52%; chi thường xuyên đạt 5.800 tỷ đồng, tăng 10,53%. Trong tổng chi thường xuyên, chi giáo dục và đào tạo đạt 2.500 tỷ đồng, tăng 1,46%; chi sự nghiệp khoa học công nghệ đạt 15 tỷ đồng, tăng 1,72% so với cùng kỳ.

2.2. Hoạt động tín dụng

Ước đến ngày 30/9/2020, số dư nguồn vốn huy động trên địa bàn tỉnh đạt 62,5 nghìn tỷ đồng, tăng 9,04% so với cuối năm; dư nợ cho vay đạt 108,5 nghìn tỷ đồng, tăng 6,51% so với cuối năm trước; nợ xấu khoảng 620 tỷ đồng, chiếm 0,57% trong tổng dư nợ, tăng 25% so với cuối năm trước. 

Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các chính sách tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; các chính sách tín dụng nhằm hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, các giải pháp hỗ trợ khách hàng khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của dịch covid-19, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịchcovid-19.

3. Giá cả thị trường

            3.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Tình hình giá cả thị trường tháng 9/2020 có xu hướng tăng, nguyên nhân chủ yếu là do: Giá điện sinh hoạt, nước sinh hoạt tăng trở lại sau khi kết thúc chu kỳ giảm giá hỗ trợ người tiêu dùng bị tác động bởi dịch Covid-19; giá học phí mầm non, học phí trung học cơ sở, trung học phổ thông hệ công lập tăng từ 11% - 13% theo Nghị quyết 189/2020/NQ-HĐND, ngày 15/7/2020 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Lâm Đồng; giá gas tăng 2.000 đồng/bình 12kg. Bên cạnh đó, một số mặt hàng thực phẩm, đồ uống tại siêu thị giá tăng trở lại sau chương trình khuyến mãi giảm giá trong tháng trước, đã tác động làm tăng chỉ số giá tiêu dùng tháng này.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2020 tăng 0,31% so với tháng trước, tăng 3,17% so với cùng kỳ. Bình quân 9 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước tăng 3,95%.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng so với tháng trước có 5 nhóm tác động tăng: Nhóm giáo dục tăng 2,78%; nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng và chất đốt tăng 1,46%; nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,26%; nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình và nhóm may mặc, mũ nón, giày dép đều tăng 0,02%. Ngược lại, có 4 nhóm tác động giảm: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,38%; nhóm giao thông giảm 0,34%; nhóm hàng hóa, dịch vụ khác và nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,01%. Các nhóm bưu chính viễn thông; thuốc và dịch vụ y tế ổn định so với tháng trước.

3.2. Chỉ số giá vàng và Đô la Mỹ

Giá vàng trên thị trường thế giới liên tục biến động, cuối tháng 8 và đầu tháng 9 giá vàng bắt đầu giảm rời khỏi mốc trên 6 triệu đồng/chỉ. Giá vàng trong nước giảm theo đà giảm của giá vàng thế giới, bình quân giá vàng 9999 trên địa bàn tỉnh dao động quanh mức 5,671 triệu đồng/chỉ, giảm 0,75% so với tháng trước và tăng 32,81% so với cùng kỳ; bình quân 9 tháng đầu năm 2020 tăng 28,24% so với cùng kỳ. Giá USD bán ra bình quân tháng 9/2020 dao động ở mức 23.270 đồng/USD; chỉ số giá đô la Mỹ ổn định so với tháng trước và giảm 1,17% so với cùng kỳ; bình quân 9 tháng đầu năm 2020 giảm 0,52% so với cùng kỳ.

3.3. Chỉ số giá sản xuất

                        Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản quý III năm 2020 tăng 10,91% so với cùng kỳ và tăng 10,62% so với quý trước. Trong đó: Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất nông nghiệp tăng 11,18% so với cùng kỳ và tăng 10,9% so với quý trước; cụ thể: cây hàng năm tăng 5,99% so với cùng kỳ và tăng 22,12% so với quý trước; cây lâu năm tăng 2,64% so với cùng kỳ và tăng 3,2% so với quý trước; sản phẩm chăn nuôi tăng 66,03% so với cùng kỳ và tăng 8,82% so với quý trước. Sản phẩm lâm nghiệp tăng 0,21% so với cùng kỳ vàgiảm 0,87% so với quý trước. Sản phẩm thủy sản tăng 0,15% so với cùng kỳ và tăng 0,43% so với quý trước.

            Chỉ số giá sản xuất hàng công nghiệp quý III năm 2020 giảm 6,23% so với cùng kỳ và tăng 1,47% so với quý trước. Trong đó, chỉ số giá sản xuất sản phẩm khai khoáng tăng 0,06% so với cùng kỳ và giảm 0,35% so với quý trước; sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,34% so với cùng kỳ và giảm 1,37% so với quý trước; điện và phân phối điện giảm 16,26% so với cùng kỳ và tăng 7,84% so với quý trước; nước tự nhiên khai thác giảm 1,13% so với cùng kỳ và giảm 2,6% so với quý trước.

            Chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất quý III năm 2020 giảm 3,38% so với cùng kỳ và tăng 3,89% so với quý trước. Trong đó chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,91% so với cùng kỳ và tăng 3,56% so với quý trước; sử dụng cho ngành khai khoáng tăng 3,75% so với cùng kỳ và tăng 1,73% so với quý trước; sử dụng cho sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 8,76% so với cùng kỳ và tăng 4,46% so với quý trước; sử dụng cho điện và phân phối điện giảm 2,07% so với cùng kỳ và giảm 0,18% so với quý trước; sử dụng cho xây dựng tăng 2,11% so với cùng kỳ và tăng 0,81% so với quý trước.

            Chỉ số giá cước vận tải kho bãi quý III năm 2020 tăng 0,02% so với cùng kỳ và tăng 0,88% so với quý trước. Trong đó: Giá cước dịch vụ vận tải hành khách giảm 1,27% so với cùng kỳ và giảm 0,15% so với quý trước; giá cước dịch vụ vận tải hàng hóa tăng 0,88% so với cùng kỳ và tăng 1,61% so với quý trước; dịch vụ kho bãi và hỗ trợ vận tải giảm 1% so với cùng kỳ và ổn định so với quý trước; dịch vụ bưu chính, chuyển phát ổn định so với cùng kỳ và quý trước. Chia theo ngành vận tải thì dịch vụ vận tải đường bộ tăng 1,08% so với cùng kỳ và tăng 0,99% so với quý trước; trong đó, dịch vụ vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt) tăng 3% so với cùng kỳ và giảm 0,29% so với quý trước; dịch vụ vận tải hành khách đường bộ khác giảm 0,35% so với cùng kỳ vàgiảm 0,01% so với quý trước; dịch vụ vận tải bằng xe buýt ổn định so với cùng kỳ và quý trước. Dịch vụ vận tải hàng không giảm 25,3% so với cùng kỳ và ổn định so với quý trước.

Chỉ số giá dịch vụ quý III năm 2020 tăng 3,8% so với cùng kỳ và tăng 0,31% so với quý trước; trong đó dịch vụ lưu trú vàăn uống tăng 6,52% so với cùng kỳ và giảm 0,53% so với quý trước; hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,57% so với cùng kỳ và tăng 1,78% so với quý trước; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 1,75% so với cùng kỳ và giảm 0,36% so với quý trước; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ tăng 1,06% so với cùng kỳ và giảm 0,21% với với quý trước; hoạt động hành chính và hỗ trợ giảm 2,02% so với cùng kỳ và giảm 1,07% so với quý trước; hoạt động giáo dục vàđào tạo tăng 2,39% so với cùng kỳ và tăng 0,77% so với quý trước. Một số ngành dịch vụ ổn định so với quý trước nhưng biến động so với cùng kỳ như ngành thông tin và truyền thông tăng 0,11%; y tế và trợ giúp xã hội tăng 1,22%; hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình tăng 11,17%; nghệ thuật vui chơi và giải trí giảm 0,98%; hoạt động thông tin truyền thông tăng 0,11% so với cùng kỳ và ổn định so với quý trước; hoạt động y tế và trợ giúp xã hội tăng 1,22% so với cùng kỳ và ổn định so với quý trước; hoạt động nghệ thuật vui chơi giải trí giảm 0,98% so với cùng kỳ và ổn định so với quý trước; hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình tăng 11,17% so với cùng kỳ và ổn định so với quý trước.

4. Đầu tư

            Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý III năm 2020 ước đạt 7.070,2 tỷ đồng, tăng 13,66% so với cùng kỳ; trong đó, vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước đạt 1.051,4 tỷ đồng, tăng 45,77%; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân đạt 5.260,1 tỷ đồng, tăng 9,98%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 109,3 tỷ đồng, giảm 5,12% so với cùng kỳ. Dự ước vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 09 tháng năm 2020 đạt 17.495,4 tỷ đồng, tăng 8,98% so với cùng kỳ; trong đó, vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước đạt 2.223,5 tỷ đồng, tăng 26,87%; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân đạt 13.431,9 tỷ đồng, tăng 7,57%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 303,9 tỷ đồng, giảm 8,26% so với cùng kỳ.

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành

Triệu đồng; %

 

Thực hiện

Ước tính

Cộng dồn

So với cùng kỳ năm trước (%)

 

quý II

quý III

09 tháng

Quý III

09 tháng

 

năm

năm

năm

năm

năm

 

2020

2020

2020

2020

2020

TỔNG SỐ

6.158.098

7.070.185

17.495.421

113,66

108,98

Vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước

756.259

1.051.437

2.223.464

145,77

126,87

Vốn trái phiếu Chính phủ

5.436

49.314

54.750

121,32

85,34

Vốn tín dụng đầu tư phát triển

4.129

7.471

14.038

 

95,43

Vốn vay từ các nguồn khác (của khu vực Nhà nước)

400.000

418.000

1.055.000

106,63

106,58

Vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước (Vốn tự có)

104.676

144.486

326.765

101,96

98,17

Vốn đầu tư của dân cư và tư nhân

4.744.678

5.260.113

13.431.946

109,98

107,57

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

115.420

109.264

303.858

94,88

91,72

Vốn huy động khác

27.500

     30.100

       85.600

111,48

105,33

            Đối với nguồn vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 9/2019 ước đạt 345,2 tỷ đồng, tăng 52,52% so với cùng kỳ; nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 315,2 tỷ đồng, tăng 52,79% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn cân đối ngân sách tỉnh đạt 148,9 tỷ đồng; vốn Trung ương hỗ trợ theo mục tiêu đạt 51,7 tỷ đồng; vốn từ xổ số kiến thiết đạt 87,8 tỷ đồng và nguồn vốn khác đạt 10,5 tỷ đồng. Nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 30 tỷ đồng, tăng 59,26% so với cùng kỳ. Trong đó; vốn cân đối ngân sách huyện đạt 18,4 tỷ đồng; vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu đạt 8,9 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý quý III năm 2020 đạt 974,9 tỷ đồng, tăng 48,98% so với cùng kỳ; nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 896,1 tỷ đồng, tăng 49,94% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn cân đối ngân sách tỉnh đạt 422,6 tỷ đồng; vốn Trung ương hỗ trợ theo mục tiêu đạt 133 tỷ đồng; vốn nước ngoài (ODA) đạt 62,6 tỷ đồng; vốn từ xổ số kiến thiết đạt 248,3 tỷ đồng và nguồn vốn khác đạt 29,5 tỷ đồng. Nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 78,8 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ; trong đó; vốn cân đối ngân sách huyện đạt 47,4 tỷ đồng; vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu đạt 22,9 tỷ đồng.

            Dự ước nguồn vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý 09 tháng năm 2020 đạt 2.008,8 tỷ đồng, tăng 29,36% so với cùng kỳ; nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 1.828,9 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn cân đối ngân sách tỉnh đạt 853,9 tỷ đồng; vốn Trung ương hỗ trợ theo mục tiêu đạt 336,6 tỷ đồng; vốn nước ngoài (ODA) đạt 76 tỷ đồng; vốn từ xổ số kiến thiết đạt 480,5 tỷ đồng và nguồn vốn khác đạt 81,9 tỷ đồng. Nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 179,9 tỷ đồng, tăng 28,1% so với cùng kỳ; trong đó; vốn cân đối ngân sách huyện đạt 117 tỷ đồng; vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu đạt 43,8 tỷ đồng.

            Tính đến cuối tháng 9/2020, trên địa bàn tỉnh có 676 công trình tiếp tục triển khai; trong đó một số công trình lớn như: dự án xây dựng đường ĐạSar - xã Lát, huyện Lạc Dương (giai đoạn 2); đường Võ Thị Sáu, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà; nâng cấp các đường nội thị thị trấn Madaguoi, đường QL 20 vào trung tâm xã Đạ Ploa (giai đoạn 2), huyện Đạ Huoai; vỉa hè hệ thống thoát nước dọc đường trung tâm thị trấn Lộc Thắng, xây dựng đường từ QL 20 vào Trung tâm xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm; khu quy hoạch dân cư 5B (giai đoạn 2), nâng cấp đường Đankia và cầu Phước Thành, phường 7, TP Đà Lạt; đường Phạm Hồng Thái, TP Bảo Lộc; đường liên xã Triệu Hải - Đạ Pal, đường 26/3 vào kênh nam huyện Đạ Tẻh; đường ĐH 1 (Liên Nghĩa - N'Thôn Hạ - Tân Hội), chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, huyện Đức Trọng …

5. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Đăng ký kinh doanh: Từ đầu năm đến 20/9/2020 đã cấp đăng ký kinh doanh cho 920 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 7.933,4 tỷ đồng, tăng 11% về số doanh nghiệp và tăng 2,1% về vốn đăng ký; số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 326 doanh nghiệp, tăng 35,3%; số doanh nghiệp giải thể là 34 doanh nghiệp, giảm 74,4%; số doanh nghiệp hoạt động trở lại là 188 doanh nghiệp, giảm 4,1% so với cùng kỳ.

Tình hình cấp Quyết định chứng nhận đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Từ đầu năm đến thời điểm 20/9/2020 có 25 dự án được cấp dự án đầu tư, tăng 22,7% so với cùng kỳ; tổng vốn đăng ký đầu tư 2.909,6 tỷ đồng, tăng 42,7% so với cùng kỳ; quy mô diện tích 169,3 ha, giảm 24% so với cùng kỳ.

Có 38 dự án được điều chỉnh nội dung dự án đầu tư. Có 08 dự án thu hồi, chấm dứt hoạt động đầu tư với vốn đăng ký đầu tư 490,1 tỷ đồng; trong đó, 02 dự án vốn nước ngoài và 01 dự án vốn trong nước. Tính đến nay còn 979 dự án đầu tư còn hiệu lực, với vốn đăng ký đầu tư 130.501,4 tỷ đồng, quy mô diện tích 70.013.2 ha. Trong đó, có 106 dự án nước ngoài (FDI) với vốn đăng ký đầu tư 13.320,5 tỷ đồng, quy mô diện tích 2.669,6 ha.

6. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

6.1. Sản xuất nông nghiệp

*Sản xuất nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2020:

 Năm 2020 tiếp tục là một năm nhiều khó khăn với ngành nông nghiệp Lâm Đồng. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên đàn vật nuôi  nhất là đàn lợn đã khiến ngành chăn nuôi tiếp tục gặp nhiều khó khăn; giá cả một số loại nông sản, đặc biệt là cà phê tiếp tục giảm trong thời gian dài ảnh hưởng đến việc tái đầu tư sản xuất của ngươi dân. Tình hình vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng diễn ra phức tạp.

Tổng diện tích gieo trồng 337.961 ha, tăng 0,54% (+1.798 ha) so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích cây hàng năm 81.631 ha. Cây lúa gieo trồng 14.858,3 ha, giảm 2,81% (-429,2 ha); cây ngô gieo trồng 5.900,3 ha, giảm 6,17% (-388 ha); cây rau các loại gieo trồng 42.638,5 ha, tăng 1,2% (+503,6 ha); cây hoa gieo trồng đạt 5.854,5 ha, tăng 0,51% (+29,7 ha) so với cùng kỳ.

Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 114.189 tấn, giảm 2,24% (-2.620,5 tấn) so với cùng kỳ, trong đó: Sản lượng thóc đạt 78.804 tấn, giảm 3,33% (-2.716,3 tấn); sản lượng ngô ước đạt 35.385,2 tấn, tăng 0,27% (+96 tấn); sản lượng rau các loại 1.513.727,5 tấn, tăng 3,57 (+52.190 tấn); hoa các loại 1.919,6 triệu bông/cành, tăng 3% (+55,9 triệu cành/bông) so với cùng kỳ.

Kết quả sản xuất một số cây hàng năm

 

 

Thực hiện
9 tháng năm 2019

Thực hiện 9 tháng năm 2020

9 tháng năm 2020
so với cùng kỳ 
(%)

 

Lúa

     
 

    Diện tích (Ha)

        15.287,5

             14.858,3

                    97,19

 

    Sản lượng (Tấn)

        81.520,3

             78.804,0

                    96,67

 

Ngô

     
 

    Diện tích (Ha)

        6.288,3

               5.900,3

                    93,83

 

    Sản lượng (Tấn)

       35.289,4

             35.385,2

                  100,27

 

Rau

     
 

    Diện tích (Ha)

        42.134,9

             42.638,5

                  101,20

 

    Sản lượng (Tấn)

   1.461.537,5

       1.513.727,5

                  103,57

 

Hoa

     
 

    Diện tích (Ha)

          5.824,8

               5.854,5

                  100,51

 

    Sản lượng (Triệu bông/cành)

          1.863,7

               1.919,6

                  103,00

   Cây lâu năm ở Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, ước tính 9 tháng năm 2020 diện tích hiện có toàn tỉnh là 256.330 ha, tăng 0,53% (+1.348 ha) so với cùng kỳ. Cây cà phê diện tích hiện có 175.713,6 ha, tăng 0,25%; cây chè diện tích hiện có 11.035,3 ha, giảm 0,07% (-7,76 ha); cây điều diện tích hiện có 22.068,6 ha, giảm 3,83% (-878,3 ha) so với cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch cây lâu năm 9 tháng đầu năm 2020: Tiêu đạt 6.731,4 tấn (+429,9 tấn), tăng 6,82%; điều đạt 15.437,2 tấn(+1.143,3 tấn), tăng 8%; chè đạt 105.402,4 tấn, tăng 2,75% (+2.817,4 tấn) so với cùng kỳ.

* Sản xuất vụ đông xuân: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm thực hiện 39.069,2 ha, tăng 2,29% so với cùng kỳ. Trong đó, cây lúa gieo cấy 9115 ha, giảm 3,16% (-297,8 ha); năng suất bình quân đạt 57,09 tạ/ha, tăng 2,35% so với cùng kỳ do đủ nguồn nước, ít dịch bệnh; sản lượng đạt 52.037,4 tấn, giảm 0,89% so với cùng kỳ.

          * Sản xuất vụ hè thu: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đã thực hiện được 42.251,7 ha, tăng 0,52% so với cùng kỳ. Trong đó, cây lúa gieo cấy 5.743,3 ha, giảm 2,24%; ước năng suất bình quân chung đạt 50,24 tạ/ha, tăng 1,72%; sản lượng ước đạt 28.853,8 tấn, giảm 0,55% so với cùng kỳ.

          * Sản xuất vụ mùa: Tính đến ngày 10/9/2020 tiến độ gieo trồng cây hàng năm thực hiện được 33.248,7 ha, tăng 3,1% (+1.000,6 ha) so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích lúa gieo trồng 12.247,5 ha, đạt 97,49% kế hoạch, giảm 1,46% (-181,5 ha); ngô gieo trồng 1.818 ha, giảm 1,73% (-32 ha); khoai lang gieo trồng 340 ha, tăng 7,69% (+24,3 ha); diện tích rau gieo trồng 12.637,4 ha, tăng 8,98% (+1.041,3 ha); diện tích hoa các loại gieo trồng 1.477,9 ha, tăng 5,63% so với cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở Đà Lạt, Lạc Dương và Đơn Dương.

          Tình hình dịch bệnh trên cây trồng: Cây lúa rầy nâu gây hại 490 ha; bệnh đạo ôn lá nhiễm 50,5 ha; bệnh khô vằn nhiễm 23 ha. Cây ngô sâu keo mùa thu gây hại 166,5 ha. Cây cà phê bọ xít muỗi gây hại 201,4 ha. Cây cà chua bệnh xoăn nhiễm 63,2 ha. Hoa cúc bệnh héo vàng (virus) gây hại 10 ha.

          * Tình hình chăn nuôi

Tổng đàn vật nuôi chủ yếu và sản lượng chăn nuôi 9 tháng đầu năm 2020:

Tổng đàn trâu đạt 13.895 con, giảm 5,46% (-803 con); sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 819 tấn, giảm 0,97% (-8 tấn) so với cùng kỳ.

Tổng đàn bò đạt 105.100 con, tăng 2,65% (+2.716 con); sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 4.787 tấn, tăng 11,77% (+504 tấn); sản lượng sữa bò đạt 69.206 tấn, tăng 9,56% (+6.039 tấn) so với cùng kỳ.

Tổng đàn lợn 365.250 con, giảm 9,82% (-39.787 con); sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 53.751 tấn, giảm 12,8% (-7.893 tấn) so với cùng kỳ.

Tổng đàn gia cầm đạt 10,03 triệu con, tăng 20,35% (+1,7 triệu con) so với cùng kỳ. Trong đó, tổng đàn gà 5,05 triệu con, chiếm 50,38% tổng đàn gia cầm. Sản lượng trứng gia cầm đạt 1.132,9 triệu quả, tăng 26,32% (+236,1 triệu quả) so với cùng kỳ.

Tình hình dịch bệnh: Bệnh Lở mồm long móng xảy ra làm 3.889 con lợn và 60 con trâu, bò mắc bệnh, số chết và tiêu hủy là 1.993 con lợn (82.876 kg) và 01 con nghé.  Bệnh dịch tả lợn Châu Phi xảy ra làm 44.398 con lợn mắc bệnh; số lợn đã tiêu hủy là 44.042 con, trọng lượng 3.138.410 kg. Trên đàn gia cầm: Bệnh xảy ra và gây chết rải rác làm 8.420 con mắc bệnh, chết buộc phải tiêu hủy.

          Công tác phòng chống dịch bệnh:  Tuyên truyền về phòng chống bệnh Lở mồm long móng và 20.000 tờ rơi tuyên truyền về phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Phân bổ vắc xin cho các địa phương triển khai tiêm phòng đợt I năm 2020 và phân bổ hóa chất để thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc định kỳ năm 2020 và đột xuất phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

6.2. Lâm nghiệp

Một số chỉ tiêu lâm nghiệp chủ yếu 9 tháng đầu năm 2020:

- Trồng mới rừng tập trung đạt 1.486 ha, tăng 2,34% (+34 ha) so với cùng kỳ, chủ yếu là rừng sản xuất.

- Diện tích rừng trồng được chăm sóc ước đạt 16.556,1 ha, tăng 9,93% (+1.496,1 ha) so với cùng kỳ.

- Tổng diện tích rừng đã giao khoán quản lý bảo vệ được 439.808,3 ha, tăng 1,33% (+5.755,3 ha) so với cùng kỳ.

- Gỗ tròn các loại khai thác ở các loại hình kinh tế ước đạt 45.180 m3, giảm 2,16% (-948 m3); sản lượng củi khai thác và tận dụng ước đạt 59.500 ster, bằng 96,91% so với cùng kỳ.

- Công tác quản lý bảo vệ rừng: Đã phát hiện lập biên bản 522vụ, giảm 1,88% (-10 vụ). Trong đó: Số vụ phá rừng 180 vụ, giảm 1,67% (-3 vụ) với diện tích rừng bị phá 34,18 ha, giảm 25,66% (-11,8 ha).

- Công tác phòng chống cháy rừng: Tính đến ngày 10/9/2020 trên địa bàn xảy ra 24 vụ cháy (18 vụ cháy rừng/51,06 ha và 06 vụ cháy thảm cỏ cây bụi dưới tán rừng/54,66 ha). Các vụ cháy đã được phát hiện và chữa cháy kịp thời.

6.3. Thủy sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản ước 9 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn toàn tỉnh đạt 2.445,43 ha, giảm 3,18% (-80,27 ha) so với cùng kỳ.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác ước 9 tháng năm 2020 đạt 6.995 tấn, tăng 7,5% (+488 tấn) so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 6.756 tấn, chiếm 96,58%, tăng 7,84% (+491,1 tấn); sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 239 tấn, chiếm 3,42%, giảm 1,28% so với cùng kỳ.

           Sản xuất giống thủy sản ước đạt 27 triệu con, chủ yếu là cá giống các loại, tăng 3,45% (+0,9 triệu con) so với cùng kỳ.

 

7. Sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 9 năm 2020 tăng 0,12% so với cùng kỳ. Trong đó, chỉ số sản xuất ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,53%; chỉ số sản xuất ngành khai khoáng tăng 1,96%; chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,39%; chỉ số sản xuất ngành sản xuất và phân phối điện giảm 1,72% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước quý III năm 2019 giảm 5,61% so với cùng kỳ. Trong đó, chỉ số sản xuất ngành khai khoáng giảm 29,3%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 16,58%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,27%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,99% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 9 tháng đầu năm 2020 tăng 0,11% so với cùng kỳ. Trong đó, chỉ số sản xuất ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,59%; chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,35%; chỉ số sản xuất ngành sản xuất và phân phối điện giảm 5%; chỉ số sản xuất ngành khai khoáng giảm 4,99% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng qua các năm

 

Năm 2018

so với cùng kỳ

(%)

Năm 2019

so với cùng kỳ

(%)

Năm 2020

so với cùng kỳ

(%)

Toàn ngành công nghiệp

107,58

107,68

100,11

  1. Khai khoáng

111,16

117,71

95,01

  1. Chế biến, chế tạo

109,51

110,91

104,35

  1. Sản xuất, phân phối điện

105,92

104,22

95,00

  1. Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

106,73

110,34

106,59

Một số sản phẩm chủ yếu tháng 9 năm 2020: Gỗ cưa hoặc xẻ đạt 31.793 m3, tăng 9,66%; sản phẩm nước thương phẩm đạt 24,5 triệu m3, tăng 6,48%; bôxit nhôm (alumin) đạt 518,9 ngàn tấn, tăng 1,49%; gạch xây dựng đạt 291,24  triệu viên, tăng 0,38%; sợi xe các loại đạt 529 tấn, giảm 38,4%; chè nguyên chất đạt 20.640 tấn, giảm 24,38%; dược phẩm khác đạt 67,6 tấn, giảm 20,2%; gạch không nung đạt 9,5 triệu viên, giảm 11,21%; rau ướp lạnh đạt 7.688 tấn, giảm 9,77%; phân bón NPK đạt 94,1 ngàn tấn, giảm 8,71% so với cùng kỳ.

* Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 9 tháng năm 2020 tăng 17,1% so với cùng kỳ; chủ yếu ở các ngành sản xuất khoáng phi kim loại khác tăng 47,41%, sản xuất kim loại tăng 35,62%, chế biến thực phẩm tăng 29,23%, chế biến gỗ tăng 4,33%. Các ngành khác giảm như: Sản xuất hóa chất giảm 40,43%, ngành dệt giảm 36,81%, sản xuất đồ uống giảm 1,47%.

* Chỉ số tồn kho tháng 9/2020 giảm 9,63% so với cùng kỳ, chủ yếu ở các nhóm ngành: Sản xuất đồ uống giảm 54,34%, sản xuất hóa chất giảm 25,27%, ngành dệt giảm 29,1%, sản xuất chế biến gỗ giảm 0,77%. Các ngành khác có chỉ số tăng như: Sản xuất kim loại tăng 2,84%, sản xuất khoáng phi kim loại khác tăng 7,02%.

* Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp trong 9 tháng năm 2020 giảm 4,8% so với cùng kỳ. Chia theo ngành công nghiệp: Ngành khai khoáng ổn định; công nghiệp chế biến chế tạo giảm 5,67%; sản xuất và phân phối điện giảm 1,08% và cung cấp nước, xử lý rác thải giảm 5,39% so với cùng kỳ, điều này cho thấy xu hướng sử dụng lao động giảm trong các đơn vị sản xuất công nghiệp nhằm giảm chi phí nhân công trong giai đoạn ảnh hưởng của dịch covid-19 khi mà các ngành hoạt động cầm chừng, chỉ số tồn kho còn khá cao và nguyên liệu đầu vào hạn chế. Lao động giảm chủ yếu ở các ngành: chế biến thực phẩm, sản xuất trang phục, sản xuất hóa chất, sản xuất kim loại, sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản xuất tủ, bàn ghế.

* Xu hướng sản xuất kinh doanh

Xu hướng sản xuất kinh doanh quý IV/2020 so quý III/2020 số doanh nghiệp giữ nguyên chiếm 32,84%, khó khăn hơn chiếm 29,85%, tốt lên chiếm 37,31%. So sánh Xu hướng sản xuất kinh doanh quý III/2020 so quý II/2020 giữ nguyên chiếm 34,33%, khó khăn hơn chiếm 50,75%, tốt lên chỉ đạt 14,93%.

Quý IV/2020 so quý III/2020 hầu hết các doanh nghiệp nhận định môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, kinh tế dần ổn định, thị trường trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi theo hướng dần giảm bớt khó khăn, đồng nghĩa với thuận lợi ngày càng tăng giúp các doanh nghiệp lạc quan hơn, đầu tư hơn và kỳ vọng sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn trong thời gian tới.

8. Thương mại, dịch vụ 

            Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 9/2020 đạt 5.130,3 tỷ đồng, tăng 0,32% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ quý III năm 2020 ước đạt 14.708,1 tỷ đồng, giảm 1,34% so với cùng kỳ. Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 9 tháng đầu năm đạt 40.000,4 tỷ đồng, giảm 5,25% so với cùng kỳ.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 9/2020ước đạt 3.661,3 tỷ đồng, tăng 3,02% so với cùng kỳ; một số nhóm hàng chủ yếu như lương thực, thực phẩm đạt 1.580,9 tỷ đồng, tăng 20,75%; gỗ và vật liệu xây dựng đạt 379,1 tỷ đồng, tăng 12,8%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình đạt 463,6 tỷ đồng, giảm 15,38%; xăng, dầu các loại đạt 249,6 tỷ đồng, giảm 15,19%. Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóaquý III năm 2020đạt 10.386 tỷ đồng, tăng 1,87% so với cùng kỳ; một số nhóm hàng chủ yếu như lương thực, thực phẩm đạt 4.511,8 tỷ đồng, tăng 19,77%; nhóm gỗ và vật liệu xây dựng đạt 1.014,2 tỷ đồng, tăng 7,19% so với cùng kỳ. Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa9 tháng đầu năm 2020 đạt 28.599,1 tỷ đồng, tăng 0,23% so với cùng kỳ; một số nhóm hàng chủ yếu như lương thực, thực phẩm đạt 12.383,9 tỷ đồng, tăng 14,05%; nhóm ô tô các loại đạt 550,6 tỷ đồng, tăng 10,66%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình đạt 3.803,5 tỷ đồng, giảm 16,09%; xăng, dầu các loại đạt 2.027,4 tỷ đồng, giảm 20,9% so với cùng kỳ.

- Doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác tháng 9/2020 ước đạt 649,9 tỷ đồng, tăng 4,68%; trong đó, doanh thu dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 320,6 tỷ đồng, tăng 8,18%; doanh thu dịch vụ khác đạt 59,2 tỷ đồng, giảm 7,28% so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác quý III năm 2020 ước đạt 1.894,2 tỷ đồng, tăng 1,06%; trong đó, doanh thu dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 930,7 tỷ đồng, tăng 3,92%; doanh thu dịch vụ khác đạt 164,8 tỷ đồng, giảm 14,55% so với cùng kỳ. Dự ước doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác 9 tháng đầu năm 2020 đạt 5.558,7 tỷ đồng, tăng 2,21%; trong đó, dịch vụ kinh doanh bất động sản đạt 1.548,2 tỷ đồng, tăng 22,6%; doanh thu dịch vụ khác đạt 460,3 tỷ đồng, giảm 17,86% so với cùng kỳ.

            - Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 9/2020 ước đạt 818,5 tỷ đồng, giảm 11,7% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 99,9 tỷ đồng, giảm 24,09%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 718,6 tỷ đồng, giảm 9,65% so với cùng kỳ. Tổng lượt khách ngủ qua đêm tại các cơ sở lưu trú đạt 294,7 nghìn lượt khách, giảm 26,75% (khách trong nước đạt 293,1 nghìn lượt khách, giảm 23,87%; khách quốc tế đạt 1,6 nghìn lượt khách, bằng 9,27% so với cùng kỳ). Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống quý III năm 2020 đạt 2.424,8 tỷ đồng, giảm 13,45% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 312,7 tỷ đồng, giảm 21,37%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 2.112,1 tỷ đồng, giảm 12,14% so với cùng kỳ. Tổng lượt khách ngủ qua đêm tại các cơ sở lưu trú đạt 927,6 nghìn lượt khách, giảm 24,72% (khách trong nước đạt 920,7 nghìn lượt khách, giảm 20,86%; khách quốc tế đạt 6,9 nghìn lượt khách, bằng 10,02% so với cùng kỳ). Dự ước doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 9 tháng đầu năm 2020 đạt 5.817 tỷ đồng, giảm 28,52% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 776,6 tỷ đồng, giảm 32,77%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 5.040,4 tỷ đồng, giảm 27,82% so với cùng kỳ. Tổng lượt khách ngủ qua đêm tại các cơ sở lưu trú đạt 2.257,3 nghìn lượt khách, giảm 37,35% (khách trong nước đạt 2.158,1 nghìn lượt khách, giảm 36,15%; khách quốc tế đạt 99,2 nghìn lượt khách, giảm 55,57% so với cùng kỳ).

9. Hoạt động vận tải

- Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước tháng 9/2020 đạt 332,9 tỷ đồng, giảm 2,16% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu vận tải đường bộ đạt 287,2 tỷ đồng, giảm 3,89%; doanh thu kho bãi và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 45,7 tỷ đồng, tăng 10,27% so với cùng kỳ. Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải quý III năm 2020 đạt 990,3 tỷ đồng, giảm 7,16% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu vận tải đường bộ đạt 846,4 tỷ đồng, giảm 8,77%; doanh thu kho bãi và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 143,8 tỷ đồng, tăng 3,57% so với cùng kỳ. Dự ước doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải 9 tháng đầu năm 2020 đạt 2.678,2 tỷ đồng, giảm 15,4% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu vận tải đường bộ đạt 2.271,4 tỷ đồng, giảm 17,32%; doanh thu kho bãi và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 406,6 tỷ đồng, giảm 2,79% so với cùng kỳ.

- Doanh thu vận tải hành khách tháng 9/2020 ước đạt 110,5 tỷ đồng, giảm 13,89%; khối lượng vận chuyển đạt 1.929,5 nghìn hành khách, giảm 28,99% và luân chuyển đạt 205,9 triệu hành khách.km, giảm 25,93% so với cùng kỳ. Doanh thu vận tải hành khách quý III năm 2020 ước đạt 329,7 tỷ đồng, giảm 19,35%; khối lượng vận chuyển đạt 5.926,3 nghìn hành khách, giảm 30,58% và luân chuyển đạt 645,7 triệu hành khách.km, giảm 24,98% so với cùng kỳ. Dự ước doanh thu vận tải hành khách 9 tháng đầu năm 2020 ước đạt 857,4 tỷ đồng, giảm 30,67%; khối lượng vận chuyển đạt 20.818,5 nghìn hành khách, giảm 27,15% và luân chuyển đạt 2.248,1 triệu hành khách.km, giảm 24,93% so với cùng kỳ.

- Doanh thu vận tải hàng hoá tháng 9/2019 ước đạt 176,7 tỷ đồng, tăng 3,64%; khối lượng hàng hoá vận chuyển đạt 1.418 nghìn tấn, tăng 2,42% và luân chuyển đạt 165,4 triệu tấn.km, tăng 9,58% so với cùng kỳ. Doanh thu vận tải hàng hoá quý III năm 2020 ước đạt 516,8 tỷ đồng, giảm 0,44%; khối lượng hàng hoá vận chuyển đạt 3.742 nghìn tấn, giảm 2,91% và luân chuyển đạt 488,1 triệu tấn.km, tăng 1,86% so với cùng kỳ.Dự ước doanh thu vận tải hàng hoá 9 tháng đầu năm 2020 đạt 1.414,3 tỷ đồng, giảm 6,4%; khối lượng hàng hoá vận chuyển đạt 8.319 nghìn tấn, giảm 13,6% và luân chuyển đạt 1.201,8 triệu tấn.km, giảm 7,24% so với cùng kỳ.

            10. Các vấn đề xã hội

10.1. Lao động và việc làm

Giải quyết việc làm: Trong 9 tháng đầu năm 2020 có khoảng 10.244 người được giải quyết việc làm, trong đó: lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản: 6.966 người; lao động công nghiệp và xây dựng: 1.022 người; lao động dịch vụ: 2.256 người.

Lao động đang làm việc:Dự ước đến 30/9/2020 toàn tỉnh có 781.912 người đang làm việc, trong đó tỷ trọng ở khu vực nông thôn là 62,5%, tương đương 488.695 người, cao gấp 1,67 lần so với khu vực thành thị với 293.217 người. Về chuyển dịch cơ cấu lao động theo 3 khu vực kinh tế tại thời điểm 30/9/2019 và 30/9/2020: Cụ thể: Khu vực I và III có tỷ trọng lao động chiếm chủ yếu trong tổng số lao động của cả nền kinh tế, trong đó khu vực I giải quyết việc làm nhiều nhất, sử dụng gần hai phần ba lao động làm việc của toàn tỉnh, chiếm 66,7%; khu vực II chiếm 8,1% và khu vực III chiếm 25,2%. Trong tổng số lao động thuộc khu vực I của tỉnh Lâm Đồng thì số người làm thuê rất lớn, dao động theo mùa vụ trong năm và chiếm từ 15 đến 22% trong tổng số lao động thuộc khu vực I.

Thiếu việc làm:Ước đến thời điểm 30/9/2020 toàn tỉnh Lâm Đồng có 16.868 người thiếu việc làm (tỷ lệ là 2,13%), trong đó khu vực nông thôn có 9.765 người (tỷ lệ là 1,98%), khu vực thành thị là 7.103 người (tỷ lệ là 2,38%); trước diễn biến dịch bệnh Covid-19 công việc làm thiếu ổn định dẫn đến nhu cầu muốn làm thêm việc lên ở mức rất cao.

Tỷ lệ thất nghiệp: Ước đến thời điểm 30/9/2020 tăng từ 0,89% (31/6/2020) lên 1,23%, tương đương với 9.726 người thất nghiệp, trong đó tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 2,55%, tương đương với 7.606 người, khu vực nông thôn có 2.120 người, chiếm tỷ lệ 0,43%. Qua thực tế cũng cho thấy khu vực nông thôn của Lâm Đồng cũng là nơi giải quyết những vấn đề khó khăn về việc làm.  

10.2. Đời sống dân cư và đảm bảo an toàn xã hội

Đời sống dân cư:Trong 9 tháng đầu năm 2020, đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương có cuộc sống ổn định. Những người làm công ăn lương, lao động làm thuê trong các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất nông lâm nghiệp ít bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 hơn, nên thu nhập và đời sống ổn định so với cùng kỳ năm trước.Đối với người làm công ăn lương, lao động làm thuê trong các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất phi nông lâm nghiệp, nhất là khu vực thành thị, nhìn chung đều bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên thu nhập và đời sống giảm so với cùng kỳ năm trước.

Tham gia bảo hiểm y tế: Đến đầu tháng 9/2020 toàn tỉnh có 1.131.952 đối tượng tham gia BHYT, tỷ lệ 86,42%, so với cùng kỳ tăng 18.827 đối tượng tham gia.

Hộ nghèo: Toàn tỉnh còn 6.338 hộ, chiếm tỷ lệ 1,85 %, trong đó tỷ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn 6,5%. Hộ cận nghèo còn 12.575 hộ.

An sinh xã hội: Trong dịp đón tết Canh Tý 2020, các đối tượng gồm người có công, đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội, các hộ nghèo, cận nghèo được tặng quà và trợ cấp tết bằng tiền mặt và hiện vật, trị giá tổng số tiền là 44,16904 tỷ đồng, tương ứng với 115.232 suất quà được tặng.Về việc hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19: Đã chi hỗ trợ cho 125.902 đối tượng, tổng số tiền hỗ trợ gần 126 tỷ đồng.

10.3. Hoạt động văn hóa - tuyên truyền              

Trong 9 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh đã tập trung lực lượng từ tỉnh đến cơ sở, tổ chức tuyên truyền dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Covid- 19 và các hoạt động phục vụ các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm và tổ chức thành công nhiều sự kiện khác. Tổ chức treo 1.070 phướn, 686 m2 pano tuyên truyền các chủ đề nêu trên. Thực hiện, biên tập 188,04 m2 pano cổ động, 40 tài liệu tuyên truyền xe loa, 24 tiểu phẩm tình huống tuyên truyền luật giao thông đường bộ. Chọn lọc, hướng dẫn khai thác 51 phim truyện, phim tài liệu, phim hoạt hình, và các chuyên mục phổ biến chính sách pháp luật, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, trang địa phương.Hoạt động chiếu bóng lưu động thực hiện 465 buổi phục vụ (trong đó có214 buổi tuyên truyền xe loa và phát tờ rơi về phòng chống dịch covid-19; 251 buổi chiếu phim) phục vụ 130.380 lượt người xem, trong đó lượt người xem là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 70%.

Bảo tàng Lâm Đồng đón 19.182 lượt khách, với 624 khách quốc tế (trong đó: Bảo tàng Lâm Đồng đón 12.287 lượt khách; Di tích Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt đón 2.556lượt khách; Di tích khảo cổ Cát Tiên đón 4.339lượt khách). Thư viện tỉnh cấp 956 thẻ bạn đọc, phục vụ 684.734 lượt bạn đọc và luân chuyển 214.601 lượt tài liệu; bổ sung 11.355 bản sách nâng tổng số tài liệu Thư viện tỉnh hiện có là 258.990 bản.

10.4. Hoạt động thể dục - thể thao

Thể thao thành tích cao:Phối hợp tổ chức Giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương lần thứ X năm 2020 - Cúp Biwase; cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 32 năm 2020 “Non sông liền một dải”; giải Siêu Marathon Quốc tế Dalat Ultra Trail - lần thứ IV và giải Xe đạp địa hình Quốc tế Dalat Victory Challenge; giải bóng đá hạng nhì quốc gia – On Sports.

Thể dục thể thao quần chúng:Tổ chức và phối hợp tổ chức 11giải: Giải Cờ tướng; giải Võ thuật cổ truyền trẻ; giải Cầu lông; giải Bóng đá mini các doanh nghiệp; giải Thể dục thể hình và nữ fitness các Câu lạc bộ; giải Vô địch Võ thuật cổ truyền; giải Bóng bàn; giải Siêu Marathon Quốc tế Dalat Ultra Trail - lần thứ IV năm 2020 và giải Xe đạp địa hình Quốc tế Dalat Victory Challenge “Vietnam MTB Series 2020”.

10.5. Hoạt động giáo dục - đào tạo

Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của Lâm Đồng: tổng số thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp THPT: 13.015 thí sinh (bao gồm cả thí sinh tự do); thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT: 12.955 thí sinh; tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2020: 99,54%, tăng 2,07% so với năm 2019 (năm 2019: 97,47%), trong đó: thí sinh hệ THPT là 12.597/12.650 (tỷ lệ 99,58%); thí sinh hệ GDTX là 358/365 (tỷ lệ 98,08%). Có 39 đơn vị có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp 100%.

Bước vào năm học mới 2020-2021, toàn tỉnh Lâm Đồng có trên 320 ngàn học sinh, trong đó: Mầm non 232 trường với 69.884 trẻ; Tiểu học 246 trường với 120.106 học sinh; THCS 157 trường với 89.201 học sinh; THPT có 59 trường với 42.548 học sinh.

Kết quả xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia tính đến ngày 31/5/2020: 510/633 (đạt tỉ lệ 80,57%).

Kết quả PCGD, XMC đến nay: 12/12 huyện, thành phố đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ 5 tuổi; 12/12 huyện, thành phố đạt chuẩn PCGD Tiểu học mức độ 3; 11/12  huyện, thành phố đạt chuẩn PC THCS mức độ 2; huyện Đam Rông đạt chuẩn PC THCS mức độ 1; 12/12  huyện, thành phố đạt chuẩn XMC mức độ 2.

10.6. Hoạt động y tế

Bệnh chân tay miệng và sốt xuất huyết đang bùng phát trên địa bàn tỉnh. Đến chiều ngày 18/9/2020 có khoảng 189 ca mắc bệnh tay chân miệng; hơn 330 ca mắc bệnh sốt xuất huyết. Để tránh bệnh bùng phát thành dịch, ngành y tế Lâm Đồng đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương triển khai tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ bệnh tay chân miệng; phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, cách ly điều trị kịp thời; các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân diệt loăng quăng và phòng trừ muỗi đốt, phát hiện sớm các ca bệnh.

Công tác phòng chữa bệnh từ đầu năm đến nay: Phát hiện 01 bệnh nhân phong mới. Toàn tỉnh quản lý 151 bệnh nhân phong. Bệnh sốt rét tổng số bệnh nhân mắc là 39 trường hợp (giảm 69 trường hợp so với cùng kỳ), không có trường hợp tử vong do sốt rét. Bệnh lao phát hiện 277 trường hợp, giảm 576 trường hợp so với cùng kỳ.

Công tác tiêm chủng mở rộng:Từ đầu năm đến nay trên địa bàn toàn tỉnh, đã tiêm chủng đầy đủ cho 13 nghìn trẻ dưới 1 tuổi; tiêm viêm gan B trước 24 giờ cho 11 nghìn trẻ sơ sinh. Tiêm phòng uốn ván 2+ cho 12 nghìn phụ nữ có thai.        

Công tác phòng chống HIV/AIDS: Trong 9 tháng đầu năm 2020 toàn tỉnh có 63 trường hợp nhiễm HIV mới đưa vào quản lý (tích luỹ: 1.647 trường hợp); có 03trường hợp chuyển AIDS mới (tích luỹ: 287 trường hợp) và có 07 trường hợp tử vong do AIDS (tích luỹ: 584 trường hợp).

Chương trình mục tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm: Có 02 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra, với 221 người bị ngộ độc, không có trường hợp tử vong.

10.7. Tình hình an toàn giao thông

Trong tháng, Ban An toàn giao thông tỉnh ban hành văn bản số 165/BATGT ngày 01/9/2020 về việc đề nghị tiếp tục theo dõi, xử lý điểm đen tai nạn giao thông Km176+700 đến Km177+200 QL.20 đoạn qua thôn Hiệp Thành 2, xã Tam Bố, huyện Di Linh; đôn đốc các sở, ngành, tổ chức đoàn thể cấp tỉnh, Ban An toàn giao thông các địa phương hưởng ứng cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” trên mạng xã hội VCNet do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phát động; hướng dẫn nộp hồ sơ Giải thưởng “Vô lăng vàng” lần thứ 8 năm 2020; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, Head Honda Tâm Anh 2 thực hiện Chương trình hỗ trợ mũ bảo hiểm “Giữ trọn ước mơ” cho học sinh vào lớp Một năm học 2020-2021 và tuyên truyền công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại Lễ khai giảng năm học mới 2020-2021; In 3.000 áp phích tuyên truyền “Hệ thống biển báo hiệu đường bộ Việt Nam theo QCVN 41:2019/BGTVT” cấp phát đến Sở Giao thông vận tải, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, Tỉnh đoàn Lâm Đồng, Hiệp hội vận tải ô tô Lâm Đồng, Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc.

Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh từ ngày 15/8/2020 đến ngày 14/9/2020 xảy ra 21 vụ, tăng 07 vụ so với cùng kỳ; số người chết là 09 người; số người bị thương là 19, tăng 11 người so với cùng kỳ. Tính từ ngày 15/12/2019 đến ngày 14/9/2020, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 87 vụ tai nạn giao thông, giảm 56 vụ so với cùng kỳ; số người chết là 56 người, giảm 51 người so với cùng kỳ; số người bị thương là 55 người, giảm 39 người so với cùng kỳ.

Đăng ký mới cho 428 ôtô và 4.676 môtô. Tổng số phương tiện đang quản lý: 67.534 xe ôtô; 1.067.785 xe môtô; 103 phương tiện đường thủy. Lực lượng Công an toàn tỉnh phát hiện, xử lý 4.711 trường hợp vi phạm luật giao thông; tổng số tiền xử phạt là 3,3 tỷ đồng; tước 171 giấy phép lái xe; tạm giữ 27 ô tô, 228 mô tô.


Các tin khác
© Copyright 2012 CỤC THỐNG KÊ TỈNH LÂM ĐỒNG
10 Đường 3 Tháng 4, Phường 3, TP. Đà Lạt