Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình Kinh tế - Xã hội tỉnh Lâm Đồng ước tháng 4 năm 2020

            1.  Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

1.1. Sản xuất nông nghiệp

          a. Thu hoạch vụ đông xuân: Tính đến ngày 10/4/2020 toàn tỉnh thu hoạch được 27.944,5 ha/38.475,3 ha gieo trồng, đạt 72,63% so diện tích gieo trồng, tăng 3,89% (+1.045,7 ha) so với cùng kỳ, trong đó:

Lúa thu hoạch được 4.269,4 ha/8.878,9 ha gieo trồng, đạt 48,08%, tăng 3,46% (+142,6 ha) so với cùng kỳ. Tập trung ở Cát Tiên 4.069 ha, chiếm 95,31%; Đạ Tẻh 82,25 ha, chiếm 1,93%; Đạ Huoai 34,2 ha, chiếm 0,8% so với tổng diện tích thu hoạch của cả tỉnh. Ước năng suất bình quân đạt 56,74 tạ/ha, tăng 1,72% (+0,96 tạ/ha) so với cùng kỳ.

Ngô thu hoạch 1.288,2 ha/2.036,8 ha, đạt 63,25%, giảm 1,73% (-22,7 ha); năng suất ước đạt 67,94 tạ/ha, tăng 0,85% (+0,57 tạ/ha) so với cùng kỳ.

Khoai lang 158,9 ha, tăng 5,18% so với cùng kỳ, năng suất ước đạt 153,74 tạ/ha.

Rau các loại thu hoạch 17.439 ha/20.570,8 ha, đạt 84,78%, tăng 5,23% (+866,8 ha) so với cùng kỳ, do chủ động từ đầu vụ người dân tập trung gieo trồng phục vụ nhu cầu tiêu thụ. Ước năng suất bình quân rau các loại đạt 352,5 tạ/ha, tăng 0,5% (+1,74 tạ/ha), sản lượng thu hoạch đến nay ước đạt 614.723,3 tấn, tăng 5,75% (+33.435,4 tấn) so với cùng kỳ, chủ yếu do tăng diện tích thu hoạch.

Đậu các loại thu hoạch 269 ha, giảm 2,17% so với cùng kỳ.

Hoa các loại thu hoạch 2.562,7 ha/2.906 ha, đạt 88,19%, giảm 0,14% (-3,6 ha) so với cùng kỳ, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm cho sức tiêu thụ giảm nên giá một số nông sản giảm theo (chủ yếu là mặt hàng hoa), một số lô hàng không xuất được phải hủy bỏ. Sản lượng trong vụ ước đạt 952,3 triệu bông, tăng 1,12% (+10,55 triệu bông) so với cùng kỳ.

Cây hàng năm khác thu hoạch 1.928,6 ha, tăng 3,27% (+61,1 ha) so với cùng kỳ, chủ yếu là cỏ thức ăn gia súc chiếm 95,21%, còn lại là diện tích một số cây gia vị, ớt.

b. Sản xuất vụ hè thu: Tính đến ngày 10/4/2020, toàn tỉnh đã tiến hành xuống giống gieo trồng vụ  hè thu được 10.561,4 ha, tăng 4,37% (+442,04 ha) so với cùng kỳ, trong đó:

Lúa gieo cấy là 1.990 ha, đạt 33,84% kế hoạch, tăng 4,3% (+82 ha) so với cùng kỳ, diện tích gieo cấy chủ yếu ở huyện Cát Tiên 1.976,5 ha, chiếm 99,32% và huyện Đạ Huoai 13,5 ha, chiếm 0,68%.

Ngô gieo trồng 465,1 ha, đạt 7,39% kế hoạch, tăng 3,82% (+17,1 ha) so với cùng kỳ, cây ngô được xác định là cây trồng chính trong vụ, do vậy bà con nông dân tranh thủ gieo trồng, tận dụng diện tích thu hoạch vụ đông xuân có nước tưới để gieo trồng.

Khoai lang gieo trồng 105 ha, tăng 9,6% (+9,2 ha) so với cùng kỳ.

Rau các loại gieo trồng 4.263,3 ha, đạt 17,47% kế hoạch, tăng 5,23% (+211,9 ha) so với cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở vùng chuyên canh như: Đơn Dương, Đà Lạt, Lạc Dương, Đức Trọng, các địa phương còn lại diện tích gieo trồng không đáng kể.

Đậu các loại gieo trồng 81,5 ha, tăng 3,22% so với cùng kỳ.

 

Thực hiện
 cùng kỳ năm trước

Thực hiện
 kỳ báo cáo

So với cùng kỳ (%)

Tổng diện tích gieo trồng

10.119,4

10.561,4

104,37

1. DT gieo trồng lúa Hè Thu

1.908,0

1.990,0

104,30

2. DTGT một số cây khác

8.211,4

8.571,4

104,38

 - Ngô

448,0

465,11

103,82

 - Khoai lang

95,8

105,0

109,60

 - Đậu tương

32,0

34,0

106,25

 - Lạc

81,2

84,0

103,45

 - Rau các loại

4.051,4

4.263,3

105,23

 - Đậu các loại

79,0

81,5

103,22

 - Hoa các loại

920,0

953,1

103,60

 - Cây gia vị, dược liệu, HN khác (cỏ,..)

2.504,0

2.585,4

103,25

* Tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng (Từ ngày 13/4 – 19/4/2020)

Cây lúa: Ốc bươu vàng gây hại 29,9 ha tại Đơn Dương, Đức Trọng, Đạ Huoai; bệnh khô vằn gây hại 49 ha lúa giai đoạn trỗ - chín; bệnh đạo ôn cổ bông gây hại 23 ha tại Đạ Tẻh.

Cây ngô: Sâu keo gây hại 50 ha tại Đơn Dương.

Cây cà phê: Bọ xít muỗi gây hại 216 ha cà phê chè tại Lạc Dương; rệp sáp gây hại 1.596 ha tại Di Linh, Bảo Lộc, Lâm Hà, Đức Trọng; bệnh khô cành gây hại 262 ha tại Lạc Dương, Lâm Hà.

Cây điều: Bọ xít muỗi gây hại 5.588,9 ha tại Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông; bệnh thán thư gây hại 8.867,2 ha tại Đạ Huoai, Cát Tiên.         

Cây tiêu: Bệnh chết nhanh gây hại 33,3 ha tại Đạ Huoai, Đức Trọng (9,4 ha nhiễm nặng).  

Cây sầu riêng: Bệnh chảy gôm gây hại 976,4 ha tại Đạ Huoai, Đạ Tẻh (161,2 ha nhiễm nặng).

Cà chua: Bệnh virus gây hại 184 ha tại Đơn Dương, Đức Trọng (44 ha nhiễm nặng).

Rau họ thập tự: Sâu tơ gây hại 544 ha tại Lạc Dương, Đơn Dương; bệnh sưng rễ gây hại 24,5 ha tại Lạc Dương, Đức Trọng.

Hoa cúc: Bệnh virus gây hại 15 ha tại Đà Lạt.

c. Tình hình chăn nuôi

Tổng số lợn ước đạt 361.686 con, giảm 21,81% (-100.916 con) so với cùng kỳ, nguyên nhân do việc tái đàn sau bệnh dịch tả lợn Châu Phi còn chậm. Hiện nay giá thịt lợn hơi vẫn ở mức cao (khoảng 75.000 - 80.000 đ/kg), mặc dù đã có 15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn cam kết giảm giá.

Tổng đàn gia cầm ước đạt 10.088 ngàn con, tăng 40,62% (+2.914 ngàn con) so với cùng kỳ. Trong đó: Đàn gà hiện có 4.703,8 ngàn con, chiếm 46,63%, tăng 22,18% (+853,8 ngàn con) so với cùng kỳ; chim cút hiện có 4.827,6 ngàn con, tăng 45,8% (+1.583,3 ngàn con).

Trong tháng 4/2020 tình hình dịch bệnh đối với đàn gia súc, gia cầm có xảy ra nhưng được phát hiện và khống chế kịp thời không để xảy ra thành ổ dịch. Bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã qua trên 20 ngày không phát dịch trên đàn lợn.

          * Các xã, huyện đã qua 30 ngày không phát sinh lợn mắc bệnh: Có 8 huyện, thành phố đã công bố hết dịch là: Lâm Hà (15/15 xã, thị trấn); Di Linh (16/16 xã, thị trấn); Đức Trọng (12/13 xã, thị trấn); Đạ Huoai (06/06 xã, thị trấn); Bảo Lâm (06/06 xã, thị trấn); Bảo Lộc (09/09 xã, phường); Cát Tiên (09/10 xã, thị trấn); Đạ Tẻh (11/11 xã, thị trấn).

          Hiện còn 02 xã, thị trấn/ 02 huyện có lợn mắc bệnh chưa qua 30 ngày là: Xã Phi Liêng, huyện Đam Rông (đã qua 23 ngày); thị trấn Phước Cát, huyện Cát Tiên (đã qua 26 ngày).

          1.2.Tình hình sản xuất lâm nghiệp

          Trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng: Phát dọn thực bì, chăm sóc cây giống, hiện trường cho niên vụ trồng rừng năm 2020; giao khoán quản lý bảo vệ rừng 442.886,2 ha.

          Khai thác gỗ và lâm sản: Sản lượng gỗ tròn các loại khai thác ở các loại hình kinh tế trong tỉnh ước tháng 4/2020 đạt 4.290,8 m3, tăng 24,55%; lũy kế ước 4 tháng đầu năm 2020 đạt 16.017 m3 tăng 42,28% (+4.760 m) so với cùng kỳ, sản lượng khai thác tăng phần lớn là khai thác trắng và tỉa thưa rừng trồng.

          Phòng chống chữa cháy rừng: Tính đến ngày 10/4/2020 trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 23 vụ cháy (17 vụ cháy rừng/45,36 ha và 06 vụ cháy thảm cỏ cây bụi dưới tán rừng/41,76 ha), các vụ cháy đã được phát hiện và chữa cháy kịp thời.

          Tình hình vi phạm lâm luật: Trong tháng 4/2020 (từ 10/3/2020 - 10/4/2020) lực lượng chức năng đã phát hiện, lập biên bản 73 vụ vi phạm lâm luật, tăng 23,73% (+14 vụ) so với cùng kỳ. Trong đó, hành vi phá rừng trái phép 22 vụ, tăng 4,76% (+1 vụ),  diện tích rừng bị phá 6,6 ha, tăng 112,26% (+3,5 ha); vi phạm quy định về khai thác gỗ và lâm sản 18 vụ, tăng 200% (+9 vụ) so với cùng kỳ.  Luỹ kế đến 10/4/2020 tổng số vụ vi phạm là 209 vụ, giảm 1,88% (-4 vụ) so với cùng kỳ. Trong đó, phá rừng trái phép 71 vụ, giảm 1,39% (-1 vụ), diện tích rừng bị phá 14 ha, giảm 33,27% (-7 ha) so với cùng kỳ. Tổng số vụ vi phạm đã xử lý 185 vụ, trong đó: xử lý hành chính 181 vụ, xử lý hình sự 4 vụ. Lâm sản tịch thu qua xử lý vi phạm 365,95 m3 gỗ các loại. Thu nộp ngân sách 1,57 tỷ đồng.

        Công tác cho thuê rừng, đất lâm nghiệp: Có 329 dự án/313 doanh nghiệp, hộ gia đình đang đầu tư triển khai dự án, với tổng diện tích là 52.912 ha (đã trừ diện tích thu hồi một phần dự án). Đến nay tổng số dự án đã thu hồi 195 dự án/29.834 ha (gồm 160 dự án thu hồi toàn bộ/25.625 ha và 35 dự án thu hồi một phần/4.209 ha) do không triển khai thực hiện dự án hoặc triển khai chậm tiến độ đã được phê duyệt, không tổ chức, bố trí lực lượng quản lý bảo vệ rừng trên diện tích được thuê để rừng bị phá, bị lấn chiếm trái phép không có biện pháp ngăn chặn, doanh nghiệp tự nguyện trả lại dự án.

            2. Sản xuất công nghiệp

            2.1. Sản xuất công nghiệp ước tháng 4 năm 2020.

Mưa đầu mùa thuận lợi cho việc sản xuất nông sản cung ứng nguồn nguyên liệu cho hoạt động sản xuất công nghiệp, nhất là sản xuất chế biến sản phẩm công nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên hoạt động sản xuất công nghiệp bị ảnh hưởng, sản xuất công nghiệp trên địa bàn giảm nhẹ. Dự tính chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tháng 4 năm 2020 giảm 1,98% so với cùng kỳ 2019.

Chia theo ngành công nghiệp:

Ngành khai khoáng: Chỉ số sản xuất giảm 15,2% so với cùng kỳ, trong đó khai khoáng đá cát sỏi, cao lanh giảm 27,42% (giảm chủ yếu ngành khai thác cao lanh), ngành khai thác quặng kim loại (tinh quặng bô xít) tăng 3,39%.

Công nghiệp chế biến, chế tạo: Chỉ số sản xuất giảm 5,73% so với cùng kỳ, giảm hầu hết ở các ngành: Ngành sản xuất giấy, bao bì bằng giấy giảm 42,34%; sản xuất hóa dược và dược liệu giảm 25,71%; ngành sửa chữa bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 25,09%; ngành sản xuất thực phẩm giảm 20,12%; ngành sản xuất kim loại giảm 8,19%; sản xuất hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất giảm 3,54%; giảm chủ yếu các sản phẩm bao bì, trà, cà phê chế biến, rau chế biến, bánh mứt, sợi tơ tằm, trang phục may... Riêng ngành sản xuất đồ uống tăng 28,38% do trong nửa cuối tháng 7/2019 đến nay có thêm sản phẩm bia của công ty cổ phần Bia Sài Gòn tại Lâm Đồng; ngành dệt tăng 37,13% do từ tháng 9/2019 sản phẩm sợi len lông cừu của công ty TNHH Sợi Đà Lạt đi vào hoạt động; sản xuất sản phẩm từ plastic tăng 124,18%; ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 1,21%.

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng hơi nước và điều hòa không khí: Chỉ số sản xuất tăng 3,23% so với cùng kỳ. Trong tháng tiếp tục duy trì công suất chạy máy phát điện cung cấp nguồn năng lượng điện cho hệ thống điện quốc gia; đồng thời đảm bảo yêu cầu an toàn cho hệ thống hồ, đập thủy điện và duy trì dòng chảy, sản lượng điện sản xuất theo kế hoạch điều động của Trung tâm điều động điện quốc gia.

Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải: Chỉ số sản xuất tăng 5,51%; trong đó khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 5,74% và hoạt động thu gom rác thải tăng 4,6% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 so với cùng kỳ (%)

 

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Toàn ngành công nghiệp

106,10

108,01

107,74

98,02

  1. Khai khoáng

84,29

103,31

112,54

84,80

  1. Chế biến, chế tạo

109,42

108,42

109,00

94,27

  1. Sản xuất, phân phối điện...

104,84

108,02

105,91

103,23

  1. Cung cấp nước; HĐ quản lý và xử lý rác thải, nước thải

105,95

107,21

107,79

105,51

Sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn tháng 4/2020:

Sản phẩm chủ yếu công nghiệp khai khoáng: Quặng bôxit đạt 5,7 ngàn tấn, tăng 3,39%; đá xây dựng đạt khoảng 107,7 ngàn m3, tăng 2,52%; cao lanh đạt 13,8 ngàn tấn, giảm 55,83% so với cùng kỳ.

Sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Bê tông trộn sẵn đạt 36,1 ngàn m3, tăng 3,55%; quả và hạt ướp lạnh đạt 750 tấn, tăng 2,36%; rượu vang đạt 190 ngàn lít, giảm 23,69%; ôxit nhôm đạt 55 ngàn tấn, giảm 8,19%; phân bón NPK đạt 16,3 ngàn tấn, giảm 3,52% so với cùng kỳ; bia đóng lon đạt 3 triệu lít; sợi len lông cừu đạt 80 tấn.

Sản phẩm điện sản xuất phân bổ cho Lâm Đồng đạt 392 triệu kwh, tăng 3,59%; sản phẩm nước sạch đạt 2.653 ngàn m3, tăng 5,74% so với cùng kỳ.

2.2. Sản xuất công nghiệp dự tính 4 tháng năm 2020:

Dự tính chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn Lâm Đồng 4 tháng năm 2020 tăng 2,33% so với cùng kỳ, trong đó ngành công nghiệp chế biến tăng 3,18%; sản xuất phân phối điện tăng 1,6%; cung cấp nước tăng 6,57%; riêng ngành khai khoáng giảm 5,26%.

Ngành khai khoáng: Chỉ số sản xuất giảm 5,26% so với cùng kỳ, trong đó ngành khai khoáng tinh quặng bôxit tăng 6,42%, ngành khai khoáng khác như khai thác cát, sỏi cao lanh… giảm 14,51% (chủ yếu là khai thác cao lanh).

Công nghiệp chế biến, chế tạo: Chỉ số sản xuất tăng 3,18% so với cùng kỳ; trong đó các ngành có chỉ số tăng như: sản xuất đồ uống tăng 48,73%; dệt tăng 38,59%; in ấn tăng 11,83%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 12,15%. Bên cạnh đó, các ngành có chỉ số giảm so với cùng kỳ như: sản xuất chế biến thực phẩm giảm 12,54%; sản  xuất trang phục giảm 6,11%; sản xuất hóa chất giảm 8,96%; sản xuất thuốc hóa dược giảm 10,92%; chế biến gỗ giảm 4,52%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 8,13%; do ảnh hưởng sụt giảm nhu cầu tiêu dùng trong nước, quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu (nguyên vật liệu đầu vào) bị gián đoạn, trong đó chủ yếu ở các ngành chế biến thực phẩm trà, dệt, may, sản xuất giấy, sản xuất gỗ, sản xuất phân bón, kim loại. 

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng hơi nước và điều hòa không khí:  Chỉ số sản xuất tăng 1,6% so với cùng kỳ do trong 4 tháng đầu năm 2020 thời tiết nắng hạn, lượng nước trong các hồ đập thấp so với cùng kỳ.

Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải: Chỉ số sản xuất 4 tháng năm 2020 tăng 6,57% so với cùng kỳ; trong đó: khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 6,57% và hoạt động thu gom rác thải tăng 6,57% so với cùng kỳ.

Sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn 4 tháng năm 2020:

Sản phẩm ngành công nghiệp khai khoáng: Đá xây dựng đạt 576,3 ngàn m3, tăng 25,93%; quặng bôxit đạt 23,6 ngàn tấn, tăng 6,42%; cao lanh đạt 41,5 ngàn tấn, giảm 56,9% so với cùng kỳ.

Sản phẩm ngành công nghiệp chế biến chế tạo: Bê tông trộn sẵn đạt 116,9 ngàn tấn, tăng 23,99%; alumin đạt 221,2 ngàn tấn, tăng 0,77% so với cùng kỳ. Một số sản phẩm giảm như: Chè (trà) đạt 7 ngàn tấn, giảm 36,72%; rượu vang đạt 797 ngàn lít, giảm 20,63%; rau ướp lạnh đạt hơn 4.194 tấn, giảm 14,6%; phân bón NPK đạt 30,2 ngàn tấn, giảm 9,96% so với cùng kỳ. Bia đóng lon đạt 16,6 triệu lít; sợi len lông cừu đạt 319 tấn.

Sản phẩm điện sản xuất phân bổ cho Lâm Đồng đạt 1.401 triệu kwh, tăng 0,85%; sản phẩm nước uống được đạt 10.761 ngàn m3, tăng 6,57% so với cùng kỳ.

Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp 4 tháng năm 2020 giảm 3,88% so với cùng kỳ. Ngành khai khoáng giảm 0,36%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 4,31%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 0,91% và ngành cung cấp nước, xử lý rác thải giảm 6,5% so với cùng kỳ.

3. Tình hình đăng ký kinh doanh và thu hút đầu tư

            Tình hình đăng ký kinh doanh: Trong tháng (đến ngày 20/4/2020), có 38 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 256 tỷ đồng; giảm 52,3% về số doanh nghiệp và giảm 28% về vốn đăng ký so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động 52 doanh nghiệp, tăng 205,9% so với cùng kỳ; có 12 doanh nghiệp thông báo giải thể. Số doanh nghiệp hoạt động trở lại 11 doanh nghiệp, giảm 26,7%. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 20/4/2020, có 293 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 2.005 tỷ đồng, giảm 10,1% về số doanh nghiệp và giảm 8,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động 212 doanh nghiệp, tăng 35% so với cùng kỳ; có 53 doanh nghiệp thông báo giải thể. Số doanh nghiệp hoạt động trở lại 87 doanh nghiệp, giảm 32,6%.      

            Tình hình thu hút đầu tư: Trong tháng 4/2020, có 03 dự án vốn trong nước được cấp Quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký 50,5 tỷ đồng, quy mô diện tích 14,6 ha. So với cùng kỳ năm 2019, số dự án giảm 40% (giảm 02 dự án), tổng vốn đăng ký đầu tư giảm 80% (giảm 202,8 tỷ đồng), quy mô diện tích giảm 79,1% (giảm 54,7 ha). Luỹ kế 4 tháng đầu năm, có 12 dự án (10 dự án vốn trong nước và 02 dự án FDI) được cấp Quyết định chủ trương đầu tư, tăng 9,1% (tăng 01 dự án); vốn đăng ký 2.564,6 tỷ đồng, tăng 202,3% (tăng 1.716,3 tỷ đồng), quy mô diện tích 63,9 ha, giảm 59,1% (giảm 92,1 ha).

            Điều chỉnh dự án đầu tư: Trong tháng 4/2020, không có dự án điều chỉnh nội dung đầu tư. Lũy kế 4 tháng đầu năm, có 21 dự án được điều chỉnh nội dung dự án đầu tư, trong đó: điều chỉnh 05 dự án trong khu công nghiệp (03 dự án FDI, 02 dự án vốn trong nước), 16 dự án ngoài khu công nghiệp (02 dự án FDI, 14 dự án vốn trong nước).

            Thu hồi, chấm dứt hoạt động dự án đầu tư: Trong tháng 4/2020, không có dự án bị thu hồi, chấm dứt hoạt động đầu tư. Lũy kế 4 tháng đầu năm, có 04 dự án bị thu hồi, chấm dứt hoạt động đầu tư (03 dự án ngoài khu công nghiệp và 01 dự án trong khu công nghiệp) với số vốn đăng ký đầu tư 375,8 tỷ đồng; trong đó, 03 dự án FDI với số vốn đăng ký đầu tư 365,9 tỷ đồng, 01 dự án trong nước với số vốn đăng ký đầu tư 9,18 tỷ đồng.

            4. Đầu tư

Nguồn vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 4/2020 ước đạt 176,4 tỷ đồng, giảm 2,91% so với cùng kỳ; nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 161,9 tỷ đồng, chiếm 91,8% trong tổng vốn, giảm 2,87% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn cân đối ngân sách tỉnh đạt 71,4 tỷ đồng; vốn Trung ương hỗ trợ theo mục tiêu đạt 42,3 tỷ đồng; vốn từ xổ số kiến thiết đạt 41,7 tỷ đồng và nguồn vốn khác đạt 6,5 tỷ đồng. Nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 14,5 tỷ đồng, chiếm 8,2% trong tổng vốn, giảm 0,03% so với cùng kỳ. Trong đó; vốn cân đối ngân sách huyện đạt 10,8 tỷ đồng; vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu đạt 2,3 tỷ đồng. Dự ước nguồn vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý 4 tháng đầu năm 2020 đạt 525,2 tỷ đồng, tăng 4,81% so với cùng kỳ; nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 468,7 tỷ đồng, chiếm 89,24% trong tổng vốn, tăng 5,13% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn cân đối ngân sách tỉnh đạt 222,5 tỷ đồng; vốn Trung ương hỗ trợ theo mục tiêu đạt 97 tỷ đồng; vốn từ xổ số kiến thiết đạt 112,7 tỷ đồng và nguồn vốn khác đạt 36,5 tỷ đồng. Nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 56,5 tỷ đồng, chiếm 10,76% trong tổng vốn, tăng 5,11% so với cùng kỳ; trong đó; vốn cân đối ngân sách huyện đạt 41,2 tỷ đồng; vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu đạt 9,2 tỷ đồng.

Trong tháng 4/2020, trên địa bàn tỉnh có 373 công trình tiếp tục triển khai; trong đó một số công trình lớn như: Nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật quanh hồ Xuân Hương, khu quy hoạch dân cư 5B, thành phố Đà Lạt; đường Phạm Hồng Thái, thành phố Bảo Lộc; xây dựng trường THCS Tam Bố, huyện Di Linh; xây dựng Trường TH Rô Men, huyện Đam Rông; nâng cấp đường Buôn B'Kẻh, đường liên xã từ thôn 1 Đạ Oai đi Đạ Tồn, huyện Đạ Huoai; đường 26/3 vào kênh nam, đường liên xã Triệu Hải - Đạ Pal, đường GT Đạ Pal - Tôn Klong, huyện Đạ Tẻh

            5. Hoạt động tài chính, tín dụng

5.1. Hoạt động tài chính

            Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 4 tháng năm 2020 đạt 3.195,4 tỷ đồng,tăng 9,79% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa đạt 3.093,2 tỷ đồng, tăng 11,88% so với cùng kỳ. Trong thu nội địa, thu từ doanh nghiệp Trung ương đạt 265 tỷ đồng, giảm 22,43%; thu từ doanh nghiệp địa phương đạt 79,3 tỷ đồng, tăng 116,25%; thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 38,4 tỷ đồngtăng 8,37%; thu thuế ngoài quốc doanh đạt 698,9 t đồngtăng 27,75%; thuế thu nhập cá nhân đạt 253,4 tỷ đồng, giảm 9,97%; lệ phí trước bạ đạt 151,7 tỷ đồng, giảm 3,61%; thu phí, lệ phí đạt 95,5 tỷ đồng, giảm 8,33%; thu từ đất, nhà đạt 531,7 tỷ đồng, tăng 69,56% so với cùng kỳ. Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 102,2 tỷ đồng, giảm 29,85% so với cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách địa phương ước thực hiện 4 tháng năm 2020 đạt 7.438,9 tỷ đồngtăng 33,76% so với cùng kỳ. Trong đó, thu điều tiết được hưởng theo phân cấp đạt 2.845,8 tỷ đồng, tăng 10,69%; thu bổ sung từ ngân sách Trung ương đạt 1.840 tỷ đồng, tăng 7,73% so với cùng kỳ.

Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện 4 tháng năm 2020 đạt 5.083,4 tỷ đồng, 12,7% so với cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 605,5 tỷ đồng, tăng 11,76%; chi thường xuyên đạt 2.400 tỷ đồng, tăng 14,91%. Trong tổng chi thường xuyên; chi giáo dục và đào tạo đạt 1.050 tỷ đồng, tăng 11,12%; chi sự nghiệp y tế đạt 116 tỷ đồng, tăng 43,25%; chi sự nghiệp khoa học công nghệ đạt 7,5 tỷ đồng, tăng 3,89%; chi quản lý hành chính đạt 300 tỷ đồng, tăng 17,18% so với cùng kỳ.

5.2. Hoạt động tín dụng

            Ước đến 30/4/2020 vốn huy động đạt 56.500 tỷ đồng, tăng 15,78% so với cùng kỳ. Trong đó, tiền gửi dân cư đạt 42.510 tỷ đồng, chiếm 75,24% tổng vốn huy động, tăng 13,6%; tiền gửi thanh toán, tiền gửi khác đạt 13.990 tỷ đồng, chiếm 24,76% tổng vốn huy động, tăng 22,93% so với cùng kỳ.

Ước đến 30/4/2020 tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 102.500 tỷ đồng, tăng 13,89% so với cùng kỳ. Trong đó, dư nợ trung dài hạn 34.000 tỷ đồng, chiếm 33,17% tổng dư nợ, tăng 6,58%; dư nợ ngắn hạn 68.500 tỷ đồng, chiếm 66,83% tổng dư nợ, tăng 17,9% so với cùng kỳ.

            Ước đến 30/4/2020 tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng là 565 tỷ đồng, chiếm 0,55% tổng dư nợ, tăng 22,83% so với cùng kỳ.

Cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt trên 70.500 tỷ đồng; cho vay xây dựng nông thôn mới 39.800 tỷ đồng; cho vay ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch 265 tỷ đồng. Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa với 1.581 doanh nghiệp được tiếp cận vay vốn với dư nợ đạt trên 9.800 tỷ đồng.

            6. Thương mại, giá cả và vận tải

6.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 4/2020 đạt 2.415,1 tỷ đồng, giảm 45,21% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 04 tháng năm 2020 ước đạt 16.529,3 tỷ đồng, giảm 8,14% so với cùng kỳ.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 4/2020 ước đạt 1.988,6 tỷ đồng, giảm 33,03% so với cùng kỳ. Một số nhóm hàng chủ yếu như lương thực, thực phẩm đạt 865,3 tỷ đồng, giảm 21,72%; nhóm gỗ và vật liệu xây dựng đạt 177,5 tỷ đồng, giảm 45,43%; xăng, dầu các loại đạt 186,3 tỷ đồng, giảm 37,39%.  Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa 04 tháng năm 2020 đạt 11.863,1 tỷ đồng, giảm 2,25% so với cùng kỳ. Một số nhóm hàng chủ yếu như lương thực, thực phẩm đạt 4.864,3 tỷ đồng, tăng 0,96%; nhóm gỗ và vật liệu xây dựng đạt 1.028,9 tỷ đồng, giảm 12,94%; xăng, dầu các loại đạt 942,8 tỷ đồng, giảm 13,18% so với cùng kỳ. 

Doanh thu dịch vụ khác (trừ ăn uống, lưu trú và lữ hành) tháng 4/2020 ước đạt 251,5 tỷ đồng, giảm 56,81%; trong đó, doanh thu dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 9,5 tỷ đồng, bằng 3,46%; doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản đạt 133,2 tỷ đồng, giảm 3,1% so với cùng kỳ. Dự ước doanh thu dịch vụ khác (trừ ăn uống, lưu trú và lữ hành) 04 tháng năm 2020 đạt 2.432,4 tỷ đồng, tăng 4,35%; trong đó, doanh thu dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 1.001,9 tỷ đồng, giảm 10,01%; doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản đạt 788,5 tỷ đồng, tăng 45,9% so với cùng kỳ.

            - Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 4/2020 ước đạt 175 tỷ đồng, bằng 20,45% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 4,4 tỷ đồng, bằng 3,62%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 170,6 tỷ đồng, bằng 23,23% so với cùng kỳ. Tổng lượt khách ngủ qua đêm tại các cơ sở lưu trú đạt 12,3 nghìn lượt khách, bằng 3,22% (khách trong nước đạt 11,9 nghìn lượt khách, bằng 3,34%; khách quốc tế đạt 0,4 nghìn lượt khách, bằng 1,62%). Dự ước doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 04 tháng năm 2020 đạt 2.211,2 tỷ đồng, giảm 36,51% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 269 tỷ đồng, giảm 45,58%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 1.942,2 tỷ đồng, giảm 35,01% so với cùng kỳ. Tổng lượt khách ngủ qua đêm tại các cơ sở lưu trú đạt 788,7 nghìn lượt khách, giảm 49,45% (khách trong nước đạt 702,9 nghìn lượt khách, giảm 51,4%; khách quốc tế đạt 85,8 nghìn lượt khách, giảm 24,69% so với cùng kỳ).

Doanh thu du lịch lữ hành 04 tháng năm 2020 ước đạt 22,6 tỷ đồng, giảm 49,16% so với cùng kỳ; tổng số khách do các cơ sở lữ hành phục vụ đạt 5.334 lượt khách, bằng 26,11% so với cùng kỳ.

6.2. Giá cả thị trường

6.2.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Tình hình lưu chuyển hàng hóa thị trường tháng 4/2020 đang trong xu hướng giảm, nguyên nhân do việc thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội do dịch bệnh Covid-19, hầu hết các hoạt động tạm ngưng, kéo theo nhu cầu tiêu dùng một số nhóm mặt hàng giảm, đặc biệt là các hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí, vận tải...Bên cạnh đó, giá xăng, dầu được điều chỉnh giảm sâu vào các ngày 29/3 và 13/4/2020 do nhu cầu sử dụng nhiên liệu cho sản xuất và vận tải giảm mạnh; giá gas giảm 69.000 đồng/bình 12kg đầu tháng là những yếu tố tác động giảm chỉ số CPI tháng này.

Tháng 4/2020, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 1,73% so với tháng trước và tăng 2,87% so với cùng kỳ. Bình quân 04 tháng đầu năm 2020 tăng 5,06% so với cùng kỳ.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng có 06 nhóm tác động giảm CPI như nhóm giao thông giảm 14,35%, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 1,99%, nhóm văn hoá, giải trí và du lịch giảm 1,65%, nhóm đồ dùng và dịch vụ khác giảm 0,35%, nhóm may mặc, mũ nón và giày dép giảm 0,27%, nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,18%. Các nhóm bưu chính viễn thông, giáo dục ổn định so với tháng trước. Riêng nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,39%, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%, nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,02% so với tháng trước.

Nhóm giao thông giảm 14,35% do giá xăng, dầu chịu tác động của 2 đợt điều chỉnh giảm giá ngày 29/3 và ngày 13/4/2020, bình quân nhóm nhiên liệu giảm 27,9%. Cụ thể: xăng A95 giá bình quân giảm từ 18.282 đồng/lít xuống 12.442 đồng/lít, giảm 31,94%; xăng E5 giá bình quân giảm từ 17.497 đồng/lít xuống 11.829 đồng/lít, giảm 32,39%; dầu diezel có giá bình quân giảm từ 14.151 đồng/lít xuống 11.221 đồng/lít, giảm 20,71% so với tháng trước.

6.2.2. Chỉ số giá vàng và Đô la Mỹ

Giá vàng 99,99 trên địa bàn tỉnh dao động quanh mức 4,72 triệu đồng/chỉ, tăng 1,31% so với tháng trước và tăng 29,99% so với cùng kỳ, bình quân 04 tháng đầu năm 2020 tăng 23,6% so với cùng kỳ. Giá USD bán ra bình quân tháng 4/2020 dao động ở mức 23.310 đồng/USD; chỉ số giá đô la Mỹ tăng 0,09% so với tháng trước và tăng 0,26% so với cùng kỳ; bình quân 04 tháng đầu năm 2020 tăng 0,14% so với cùng kỳ.

6.3. Hoạt động vận tải

- Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước tháng 4/2020 đạt 175,4 tỷ đồng, giảm 47,27% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu vận tải đường bộ đạt 147,9 tỷ đồng, giảm 48,54%; doanh thu kho bãi và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 27,5 tỷ đồng, giảm 39,23% so với cùng kỳ. Dự ước doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải 4 tháng đầu năm 2020 đạt 1.045,5 tỷ đồng, giảm 23,5% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu vận tải đường bộ đạt 889,6 tỷ đồng, giảm 24,9%; doanh thu kho bãi và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 155,8 tỷ đồng, giảm 14,43% so với cùng kỳ.

- Doanh thu vận tải hành khách tháng 4/2020 ước đạt 20,2 tỷ đồng, bằng 16,27%; khối lượng vận chuyển đạt 200 nghìn hành khách, bằng 7,38% và luân chuyển đạt 52,6 triệu hành khách.km, bằng 16,49% so với cùng kỳ. Dự ước doanh thu vận tải hành khách 4 tháng năm 2020 đạt 302,5 tỷ đồng, giảm 43,16%; khối lượng vận chuyển đạt 10,3 triệu hành khách, giảm 22,15% và luân chuyển đạt 1.079,4 triệu hành khách.km, giảm 26,11% so với cùng kỳ.

- Doanh thu vận tải hàng hoá tháng 4/2020 ước đạt 127,7 tỷ đồng, giảm 21,82%; khối lượng hàng hoá vận chuyển đạt 639 nghìn tấn, giảm 31,23% và luân chuyển đạt 89,2 triệu tấn.km, giảm 22,9% so với cùng kỳ. Dự ước doanh thu vận tải hàng hoá 04 tháng năm 2020 đạt 587,2 tỷ đồng, giảm 10%; khối lượng hàng hoá vận chuyển đạt 2,4 triệu tấn, giảm 33,15% và luân chuyển đạt 424,4 triệu tấn.km, giảm 17,09% so với cùng kỳ.

            7. Một số tình hình xã hội

7.1. Hoạt động văn hóa - tuyên truyền    

Trong tháng, công tác thông tin - tuyên truyền toàn tỉnh phối hợp với các ngành chức năng từ tỉnh đến cơ sở, tổ chức kiểm tra, quán triệt Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Công điện số 1847/CĐ-UBND ngày 31/3/2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid - 19 đến với tất cả người dân trên các địa bàn của tỉnh, cũng như quản lý chặt chẽ khách du lịch đến Lâm Đồng. Tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nghiêm  Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng chống dịch Covid -19.

7.2Hoạt động giáo dục - đào tạo

Ngành giáo dục - đào tạo Lâm Đồng tiếp tục triển khai Công văn số 793/BGDĐT-GDTrH ngày 12/3/2020 của Bộ GDĐT về việc tăng cường dạy học qua internet, trên truyền hình trong thời gian nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19 và Công văn số 2184/UBND-VX1 ngày 15/4/2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc tiếp tục cho học sinh, sinh viên, học viên nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19 đến ngày 19/4/2020; Công văn số 3045/UBND-VX1 ngày 19/4/2020 về việc tiếp tục cho học sinh, sinh viên, học viên nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19 cho đến khi có thông báo mới. Tiếp tục quản lý các hoạt động dạy học, giáo dục trong thời gian phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, các phòng GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn, tùy theo điều kiện thực tế tổ chức cho học sinh ôn tập, củng cố kiến thức qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thời gian học sinh nghỉ phòng, chống dịch Covid-19.

7.3. Hoạt động y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm.        

 Công tác phòng bệnh từ đầu tháng đến nay:

Công tác phòng chống sốt rét: Không có dịch sốt rét xảy ra, có 01 trường hợp mắc sốt rét (giảm 05 trường hợp so với cùng kỳ), không có trường hợp tử vong do sốt rét.

Công tác phòng chống sốt xuất huyết: Có 11 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 4 trường hợp so với cùng kỳ, không có tử vong do sốt xuất huyết.

Công tác phòng chống bệnh phong: Không phát hiện thêm bệnh nhân phong mới. Toàn tỉnh quản lý 151 bệnh nhân phong, chăm sóc tàn phế cho 144 bệnh nhân. Duy trì công tác loại trừ bệnh phong cấp huyện, thành phố theo 4 tiêu chuẩn của Bộ Y tế quy định.

  Công tác phòng chống bệnh lao: Khám phát hiện 38 trường hợp bị lao mới, không có trường hợp bệnh nhân lao bị tử vong. Toàn tỉnh quản lý điều trị 380 bệnh nhân lao.

Công tác phòng chống bệnh HIV/AIDS: Trong tháng 4/2020, thực hiện 3.832 mẫu xét nghiệm trong đó có 14 mẫu dương tính với HIV, đưa 14 trường hợp nhiễm HIV mới vào quản lý (tích luỹ: 1.615 trường hợp); không có trường hợp chuyển AIDS mới (tích luỹ: 284 trường hợp) và có 01 trường hợp tử vong do AIDS (tích luỹ: 578 trường hợp). Điều trị bằng thuốc ARV cho 633 bệnh nhân nhiễm HIV, trong đó số trẻ đang điều trị 18; có 445 bệnh nhân được theo dõi, quản lý, chăm sóc và nhận hỗ trợ 216 bệnh nhân.

Tiêm chủng mở rộng: Đã tiêm chủng đầy đủ cho 3.548 trẻ dưới 1 tuổi; tiêm viêm gan B trước 24 giờ cho 3.082 trẻ sơ sinhTiêm phòng uốn ván 2+ cho 2.978 phụ nữ có thai. Tổ chức tiêm vắc xin sởi mũi 2 cho 3.273 trẻ em 18 tháng tuổi; tiêm bạch hầu - ho gà - uốn ván (DTC) mũi 4 cho 3.151 trẻ 18 tháng tuổi. Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 13 tháng tuổi; mũi 1: 3.392 trẻ, đạt 14,1% kế hoạch; mũi 2: 2.652 trẻ và mũi 3: 2.532 trẻ.

 Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Từ đầu tháng đến nay không có vụ ngộ độc xảy ra. UBND các huyện, thành phố đang triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2020 (15/4/2020-15/5/2020); trong thời gian này các huyện, thành phố sẽ triển khai kiểm tra giám sát cùng với các chương trình phòng chống dịch Covid - 19.

7.4. Tình hình an toàn giao thông

Trong tháng, Ban An toàn giao thông tỉnh ban hành các văn bản số 55/BATGT ngày 16/3/2020 về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy trên địa bàn; số 62/BATGT ngày 23/3/2020 về việc kiểm tra, xử lý xe dù, bến cóc tuyến Đà Lạt - Bảo Lộc theo phản ánh của Báo Giao thông; số 63/BATGT ngày 23/3/2020 về việc tuyên truyền, hưởng ứng Giải thưởng Báo chí tuyên truyền về an toàn giao thông năm 2020; số 74/BATGT ngày 10/4/2020 về việc tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong thời gian thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ. In và cấp phát đến Ban ATGT các địa phương, Phòng cảnh sát giao thông, Thanh tra Sở giao thông vận tải 12.000 cẩm nang an toàn giao thông “Phòng chống tai nạn giao thông do uống rượu, bia”.

Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh từ ngày 15/3/2020 đến ngày 14/4/2020 xảy ra 04 vụ, giảm 3 vụ so với cùng kỳ; số người chết là 02 người, giảm 03 người so với cùng kỳ; số người bị thương là 03, giảm 01 người so với cùng kỳ. Tính từ ngày 15/12/2019 đến ngày 14/4/2020, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 27 vụ tai nạn giao thông, giảm 31 vụ so với cùng kỳ; số người chết là 17 người, giảm 25 người so với cùng kỳ; số người bị thương là 19 người, giảm 19 người so với cùng kỳ.

Đăng ký mới cho 247 ôtô và 2.097 môtô. Tổng số phương tiện đang quản lý: 64.320 xe ôtô; 1.049.753 xe môtô; 103 phương tiện đường thủy. Lực lượng Công an toàn tỉnh phát hiện, xử lý 5.929 trường hợp vi phạm luật giao thông; tổng số tiền xử phạt là 4,2 tỷ đồng; tước 183 giấy phép lái xe; tạm giữ 28 ô tô, 385 mô tô và 3 phương tiện khác.

7.5. Tình hình cháy, nổ và vi phạm môi trường

Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 06 vụ cháy, không thiệt hại về người, nhưng giá trị thiệt hại về tài sản khoảng 2,55 tỷ đồng. Về vi phạm môi trường cơ quan chức năng đã phát hiện có 01 vụ, đã xử phạt tiền 75 triệu đồng.

7.6. Thiệt hại do thiên tai

Vào chiều 16/4/2020 tại Đức Trọng có mưa lớn kèm theo sấm chớp trong nhiều giờ liền, sét đánh trúng làm 9 con bò sữa, 1 con bê bị chết, ước tính thiệt hại gần 1 tỷ đồng. Ngay sau khi xảy ra sự việc, Hội Nông dân huyện và đại diện lãnh đạo Ủy ban Nhân dân xã Hiệp Thạnh đã tới thăm hỏi gia đình và nắm bắt tình hình./.


Các tin khác
© Copyright 2012 CỤC THỐNG KÊ TỈNH LÂM ĐỒNG
10 Đường 3 Tháng 4, Phường 3, TP. Đà Lạt