Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội ước tháng 12 và cả năm 2018

 

Kinh tế - xã hội năm 2018 diễn ra trong bối cảnh tình hình thị trường trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi theo hướng tích cực và khởi sắc; các chương trình hành động của Chính phủ, các ngành, các cấp đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp lạc quan đầu tư sản xuất kinh doanh; các hoạt động cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, rà soát và kêu gọi các dự án đầu tư; chương trình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; việc quảng bá và xúc tiến các sản phẩm chủ lực của địa phương để từng bước nâng cao chất lượng và đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng để chủ động hội nhập thị trường trong và ngoài nước tiếp tục được đẩy mạnh và tạo tiền đề cho phát triển trong thời gian tới.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, kinh tế - xã hội Lâm Đồng vẫn còn đứng trước nhiều khó khăn và thách thức; giá một số nông sản xuống thấp, đặc biệt là sản phẩm hồ tiêu, cà phê nhân; hiện tượng rau, củ, quả Trung Quốc nhập giả tên sản phẩm Đà Lạt đã ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu nông sản Đà Lạt với người tiêu dùng; thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản không ổn định; hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp; khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chưa cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nhất là trong sản xuất công nghiệp còn bị ảnh hưởng nhiều của ngành sản xuất điện, Alumin; cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực chưa chuyển dịch kịp thời theo sự biến động nhanh của nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Công tác quản lý bảo vệ rừng hiệu quả chưa cao, tình hình vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng vẫn còn diễn ra phức tạp. Đời sống của nhân dân vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn; các tệ nạn xã hội ngăn chặn chưa hiệu quả; tình hình an ninh trật tự để đảm bảo cho các hoạt động phát triển du lịch vẫn còn diễn biến phức tạp.

Ngay từ đầu năm các địa phương đã chủ động xây dựng các chương trình để triển khai hoàn thành các mục tiêu năm 2018, tăng cường giữ vững và ổn định tình hình an ninh chính trị, kinh tế - xã hội, chất lượng tăng trưởng kinh tế đã có bước cải thiện đáng kể, nền kinh tế tiếp tục ổn định và tăng trưởng khá so với khu vực và cả nước, đang hòa nhập sâu rộng và thích nghi dần với thị trường quốc tế và khu vực; kết cấu hạ tầng, năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng lên; công tác đô thị được nâng cấp; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống dân cư tiếp tục được cải thiện.

1. Tăng trưởng GRDP năm 2018

         Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn năm 2018 theo giá so sánh 2010 đạt 48.936,8 tỷ đồng, tăng 8,14% ([1]) so với cùng kỳ.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)

các năm 2015, 2016, 2017, 2018

 

 

 

 

 

Tốc độ tăng so với năm trước (%)

 

 

 

 

 

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Tổng số

107,51

107,93

108,16

     108,14

 - Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

105,42

105,19

104,32

104,77

 - Khu vực công nghiệp-xây dựng

107,83

107,06

108,65

112,63

      + Trong đó: Công nghiệp

106,99

105,47

108,62

114,72

 - Khu vực dịch vụ

108,64

111,12

111,92

108,88

- Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

121,45

113,17

111,87

108,38

 

- Khu vực I đạt 16.884,8 tỷ đồng, tăng 4,77%, đóng góp 1,7 điểm phần trăm trong mức tăng chung của GRDP; với lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng kết hợp với kinh nghiệm và khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, công tác tái canh cây cà phê và chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi đang được đẩy mạnh đã góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh. Ngành nông nghiệp Lâm Đồng luôn đạt giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt cao hơn các địa phương khác trong nước do từ năm 2004 Lâm Đồng đã đưa chương trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã mang lại những hiệu quả nhất định; đặc biệt sau khi có Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 11/5/2011 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong 5 khâu đột phá trong lĩnh vực kinh tế tỉnh nhằm phát huy lợi thế các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, đồng thời từng bước sắp xếp lại sản xuất nông nghiệp, tạo sự gắn kết giữa sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp, dịch vụ để tạo chuỗi giá trị và từng bước công nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp của địa phương. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, nhiều đơn vị đã ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất, giảm chi phí nhân công trên 30%, đồng thời hỗ trợ kiểm soát quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm…Ngoài ra, nhiều công nghệ mới đã ứng dụng và sản xuất với trình độ đã tương đương các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, đưa công nghệ sinh học vào canh tác; một số doanh nghiệp đã sản xuất, nhập khẩu sử dụng thiên địch nhện bắt mồi, nhiều loại phân bón thế hệ mới, công nghệ Nano, sinh học, vi sinh,… cũng được ứng dụng trong canh tác thủy canh, trồng trên giá thể để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, canh tác không dùng đất được ứng dụng vào gieo ươm trên cây giống thương phẩm rau hoa và cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm; áp dụng công nghệ cảm biến, tự động, công nghệ thông minh trong thu hoạch, quản lý và điều khiển… Nhiều doanh nghiệp đã trở thành những đơn vị đầu tàu trong sản xuất, kinh doanh tiêu thụ nông sản cho nông dân trên địa bàn; mạnh dạn đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại và tổ chức lại bộ máy sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao … như Công ty CP CNSH rừng hoa Đà Lạt, Công ty Dalat HasFarm, Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Trường Hoàng; Công ty TNHH Đà Lạt G.A.P, Công ty TNHH Hoa Mặt Trời, Công ty TNHH trang trại Langbiang, Công ty TNHH SX-TM-NS Phong Thúy và Công ty TNHH Trà Long Đỉnh.

- Khu vực II đạt 10.107,3 tỷ đồng, tăng 12,63%, đóng góp 2,5 điểm phần trăm trong mức tăng chung của GRDP; trong đó ngành công nghiệp đạt 6.847 tỷ đồng, tăng 14,72%, với mức đóng góp 1,94%; sản xuất thủy điện trong những năm gần đây các nhà máy thủy điện tiếp tục đi vào hoạt động đã góp phần tăng trưởng ngành công nghiệp của địa phương, duy trì công suất chạy máy phát điện cung cấp nguồn năng lượng điện cho hệ thống điện quốc gia; giá trị tăng thêm của sản xuất thủy điện chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp của tỉnh, cho nên tăng trưởng của hoạt động thủy điện có tác động lớn đến tăng trưởng của địa phương. Công nghiệp chế biến tập trung vào các sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nông sản của địa phương như: chè, cà phê, điều, rau quả, atiso, cây dược liệu, tơ tằm và các sản phẩm vật nuôi khác… Định hướng trong thời gian tới, tiếp tục phát triển công nghiệp theo hướng bền vững và hội nhập quốc tế, gắn quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh với khu vực Tây Nguyên và các vùng lân cận; xác định lợi thế của địa phương, tiếp tục quy hoạch và phát triển công nghiệp chế biến nông sản chất lượng cao, quy hoạch để kêu gọi đầu tư vào khu công nghiệp công nghệ cao, tạo điều kiện cho nhà đầu tư xây dựng nhà máy luyện nhôm, công nghiệp sau nhôm, nhà máy Bia Sài Gòn, nhà máy len …

- Khu vực III đạt 19.696,7 tỷ đồng, tăng 8,88% so với cùng kỳ, đóng góp 3,55 điểm phần trăm trong mức tăng chung của GRDP. Bên cạnh những sản phẩm du lịch đặc thù như: tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái… việc phát triển, khai thác tiềm năng, lợi thế của du lịch canh nông là hướng đi mới mà Lâm Đồng đang hướng tới và là xu hướng phát triển tất yếu của ngành du lịch Lâm Đồng hiện nay, vừa góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đồng thời cũng là giải pháp hữu ích nhằm phát triển du lịch bền vững. Tại Đà Lạt hiện có 3 làng hoa đã được công nhận làng nghề truyền thống gồm: Vạn Thành, Hà Đông, Thái Phiên; nhiều công ty sản xuất rau, hoa quy mô lớn, công nghệ hiện đại như: Công ty Hasfarm, Công ty Cổ phần công nghệ sinh học Rừng hoa Đà Lạt, Hợp tác xã Anh Đào… Du lịch canh nông tại Đà Lạt - Lâm Đồng hấp dẫn bởi các mô hình đều ứng dụng công nghệ hiện đại, sản phẩm đặc thù, mới lạ, để phát triển du lịch canh nông trở thành sản phẩm du lịch mới, có tính cạnh tranh cao, mang thương hiệu du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng, trong thời gian qua Lâm Đồng đã tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp như: Phối hợp với chuyên gia dự án JICA, các chuyên gia về du lịch canh nông khảo sát tư vấn cho các đơn vị, hộ dân trên địa bàn tỉnh nhằm hình thành các mô hình “Tuyến du lịch canh nông” và “Điểm du lịch canh nông” … Qua đó, phát huy thế mạnh, tiềm năng và lợi thế về nông nghiệp, du lịch của tỉnh Lâm Đồng; phát triển mô hình du lịch nông nghiệp tạo ra các sản phẩm đặc thù góp phần xây dựng thương hiệu cho du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch kết hợp nông nghiệp công nghệ cao đáp ứng nhu cầu được trải nghiệm và tham quan của du khách; hình thành mô hình mẫu về sản phẩm nông nghiệp kết hợp với du lịch; thu hút hợp tác đầu tư phát triển sản phẩm du lịch từ phía các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; tạo điều kiện cho người nông dân nâng cao thu nhập từ hoạt động du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 2.248 tỷ đồng, tăng 8,38% so với cùng kỳ, với mức đóng góp 0,39% trong mức tăng GRDP. Để đạt được kết quả thu trên, ngay từ đầu năm các ngành, các cấp, các địa phương đã bám sát và triển khai thực hiện kịp thời các giải pháp theo Nghị quyết, Chỉ thị và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu NSNN năm 2018.

Cơ cấu kinh tế khu vực I là 36,99%, khu vực II là 22,23% và khu vực III là 40,78%. Là địa phương ứng dụng nông nghiệp theo hướng công nghệ cao tạo ra chuỗi giá trị lớn mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế và ổn định thu nhập của nông dân, tuy nhiên năng suất lao động so với các khu vực khác còn thấp cho nên vấn đề đặt ra của địa phương trong chuyển dịch cơ cấu tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững và chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với từng địa  phương, song song với phát triển ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông sản địa phương để tạo nhiều sản phẩm mang thương hiệu quảng bá đến khách du lịch và thị trường trong ngoài nước, qua đó tạo nên nét đặc thù trong phát triển du lịch của tỉnh.

2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

2.1. Sản xuất nông nghiệp

- Tiến độ sản xuất vụ đông xuân 2018 - 2019: Tính đến 10/12/2018 tổng diện tích gieo trồng các loại cây trồng hàng năm đạt 14.317,6 ha, tăng 7,59% so với cùng kỳ. Trong đó, lúa gieo trồng 3.298 ha, giảm 2,81%; ngô 730 ha, tăng 16,74%; rau các loại 5.908,4 ha, tăng 13,68%; hoa các loại 1.380 ha, tăng 7% so với cùng kỳ.

- Thu hoạch vụ Mùa: Tính đến ngày 10/12/2018 các địa phương trên địa bàn tỉnh thu hoạch được 42.747,7/47.501,1 ha cây hàng năm các loại, đạt 90% diện tích gieo trồng, tăng 2,61% (+1.087,3 ha) so với cùng kỳ, số diện tích còn lại hiện đang tiếp tục thu hoạch, trong đó:

+ Diện tích lúa thu hoạch được 12.930 ha, giảm 5,45% (-745,9 ha) so với cùng kỳ; chiếm 96,79% diện tích gieo trồng; bình quân chung đạt 48,81 tạ/ha, tăng 2,3% (+1,1 tạ/ha); sản lượng ước đạt 65.198,8 tấn, giảm 4,77% (-3.265,7 tấn) so với cùng kỳ

+ Diện tích ngô thu hoạch 2.650 ha, giảm 9,15% so với cùng kỳ; đạt 97,65% diện tích ngô gieo trồng; bình quân chung đạt 51,12 tạ/ha, bằng 99,91% (-0,05 tạ/ha); sản lượng ước đạt 13.872 tấn, giảm 22,8% (-4.097,7 tấn) so với cùng kỳ.

+ Diện tích cây lấy củ có chất bột thu hoạch 1.285 ha, bằng 99,53% so với cùng kỳ, đạt 88,87% diện tích gieo trồng; diện tích chưa thu hoạch tập trung ở các huyện Đam Rông, Đức Trọng, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên. 

- Tổng diện tích gieo trồng năm 2018 ước đạt 379.612,1 ha, tăng 0,28% so với cùng kỳ. Trong đó, cây hàng năm đạt 127.227,3 ha, giảm 1,22% so với cùng kỳ, đạt 97,76% kế hoạch.

Diện tích gieo trồng cây hàng năm

Chỉ tiêu

Năm 2017

(Ha)

Năm 2018 (Ha)

So với

cùng kỳ

(%)

Tổng diện tích gieo trồng

129.247,2

127.227,3

98,78

1. DT gieo trồng lúa

30.342,5

28.709,4

94,62

2. DTGT một số cây khác

     

 - Ngô

 11.966

9.879,2

82,56

 - Khoai lang

     2.199,5

2.328

105,84

 - Đỗ tương (đậu nành)

        182,7

185,5

101,55

 - Rau các loại

  61.414,0

63.148,2

102,82

 - Hoa các loại

     8.152,3

8.283,0

101,60

+ Lúa gieo trồng 28.709,4 ha, đạt 105,15% kế hoạch, giảm 5,38%; năng suất bình quân đạt 51,88 tạ/ha; sản lượng ước đạt 147.557,1 tấn, giảm 1,61% so với cùng kỳ. Tập trung ở Cát Tiên 9.233 ha, chiếm 32,16%; Đạ Tẻh 5.356 ha, chiếm 18,66%; Đức Trọng 3.955 ha, chiếm 13,78%; Di Linh 3.129 ha, chiếm 10,9% tổng diện tích lúa. Chia theo vụ: Vụ đông xuân gieo cấy 9.429,7 ha, đạt 102,23% kế hoạch, giảm 4,33% so với cùng kỳ; vụ hè thu gieo cấy 5.921,5 ha, đạt 99,84% kế hoạch, giảm 3,49%; vụ mùa gieo cấy 13.358,2 ha, đạt 110,1% kế hoạch, giảm 6,91% so với cùng kỳ.

+ Ngô gieo trồng 9.819,2 ha, giảm 17,44%; năng suất bình quân đạt 55,47 tạ/ha, tăng 1,56%; sản lượng đạt 54.265 tấn, giảm 17,17% so với cùng kỳ.

+ Cây lấy củ có chất bột: Gieo trồng 3.471,6 ha, giảm 3,27% so với cùng kỳ. Trong đó, khoai lang gieo trồng 2.328 ha, tăng 5,84%, năng suất đạt 152,2 tạ/ha, sản lượng ước đạt 35.421,5 tấn, tăng 9,23% so với  cùng kỳ.

+ Cây có hạt chứa dầu: Gieo trồng 635,6 ha, giảm 9,76% so với cùng kỳ. Trong đó, cây đỗ tương (đậu nành) gieo trồng 185,5 ha, năng suất đạt 12,5 tạ/ha, sản lượng đạt 232 tấn, giảm 0,94%; cây lạc (đậu phộng) gieo trồng 445,4 ha, năng suất đạt 12,1 tạ/ha, sản lượng đạt 536,8 tấn, giảm 15,62% so với cùng kỳ.

+ Cây rau, đậu, hoa, cây cảnh các loại: Diện tích gieo trồng đạt 73.178,7 ha, tăng 2,08% so với cùng kỳ. Trong đó, rau các loại diện tích gieo trồng đạt 63.148,2 ha, tăng 2,82%; năng suất bình quân đạt 331,2 tạ/ha, tăng 3,05%, sản lượng rau đạt 2.091,7 ngàn tấn, tăng 5,96% so với cùng kỳ. Trong đó, vụ đông xuân gieo trồng đạt 19.251 ha, chiếm 30,48, tăng 5,14%; vụ hè thu gieo trồng đạt 22.032 ha, tăng 3,66%; vụ mùa gieo trồng đạt 21.865 ha, chiếm 34,63%, tăng 0,07%. Hoa gieo trồng 8.283 ha, tăng 1,6%, sản lượng hoa đạt 2.789,4 triệu bông, tăng 1,67% so với cùng kỳ.

- Tổng diện tích cây lâu năm ước đạt 252.384,4 ha, chiếm 66,5% diện tích gieo trồng, tăng 1,05% so với cùng kỳ. Cây lâu năm ở Lâm Đồng đa dạng về chủng loại như cà phê với diện tích hiện có 174.765,9 ha, chiếm 69,25%; điều 24.244,8 ha, chiếm 9,61%; cây ăn quả 19.990,3 ha, chiếm 7,92%; cây chè 11.554,1 ha, chiếm 4,58%; cao su 9.186,7 ha, chiếm 3,64%; dâu tằm 7.407 ha, chiếm 2,93%; hồ tiêu 2.616,3 ha, chiếm 1,04%; ca cao 286 ha, chiếm 0,11%; còn lại các loại cây lâu năm khác chiếm tỷ trọng thấp như cà ri, mác ca, dược liệu 2.333,7 ha, chiếm 0,92%.

- Sản lượng thu hoạch cây lâu năm:

+ Cây cà phê: Diện tích cho sản phẩm 162.857 ha, chiếm 93,18% tổng diện tích cà phê hiện có; năng suất bình quân đạt 30,4 tạ/ha, tăng 4,46%; sản lượng đạt 495.743,8 tấn, tăng 4,56% so niên vụ trước, do bà con tích cực đầu tư phân bón, tưới nước trong mùa khô, áp dụng thâm canh, chuyển đổi giống, ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất.

+ Cây chè: Diện tích cho sản phẩm 11.220,4 ha, chiếm 97,11% tổng diện tích chè hiện có, giảm 8,92% so với cùng kỳ; năng suất bình quân đạt 120,6 tạ/ha, tăng 1,29%; sản lượng đạt 135.268,3 tấn, giảm 7,74% so với cùng kỳ.

+ Cây điều: Diện tích cho sản phẩm 22.068,8 ha, chiếm 91,02% diện tích hiện có; năng suất đạt 3,7 tạ/ha, tăng 103,83%; sản lượng đạt 8.231,7 tấn, tăng 85,59% so với cùng kỳ, do thời điểm này năm trước điều ra hoa bị dịch bọ xít muỗi gây hại, hàng ngàn hecta điều bị chết lá, có nơi mất trắng.

+ Cây tiêu: Diện tích cho sản phẩm đạt 1.666,6 ha; năng suất đạt 26,1 tạ/ha; sản lượng thu hoạch đạt 4.349,8 tấn, tăng 48,88% so với cùng kỳ. Từ đầu năm giá tiêu ở mức cao và ổn định, nhiều hộ trồng tiêu tích cực đầu tư cải tạo mở rộng diện tích. Tuy nhiên, hiện nay giá hạt tiêu đen ở khu vực Tây Nguyên giảm mạnh so với cùng kỳ, giá dao động từ 53 ngàn đến 56 ngàn đồng/kg.

+ Cây dâu tằm: Hiện giá kén tằm trên thị trường đang tăng cao dao động ở mức 160 - 170 nghìn đồng/kg nên người dân trồng dâu, nuôi tằm tích cực đầu tư phát triển. Diện tích cho sản phẩm 6.402,8 ha; năng suất đạt 198,87 tạ/ha, giảm 0,27%; sản lượng đạt 127.330,3 tấn, tăng 22,68% so với cùng kỳ.

+ Cây ăn quả: Với diện tích 19.990 ha, tăng 15,58% so với cùng kỳ. Trong đó, sầu riêng có 8.520 ha, sản lượng thu hoạch đạt 49.662,5 tấn, tăng 25,7%; cây hồng (hồng đỏ, hồng ngâm) có 1.614 ha, sản lượng thu hoạch đạt 17.302,2 tấn, giảm 3,91%; cây bơ có 4.292,6 ha, sản lượng thu đạt 20.318,2 tấn, tăng 27,7%; cây cam có 211,8 ha, sản lượng thu đạt 1.659,4 tấn, tăng 52,21%; cây xoài có 317,7 ha, sản lượng thu đạt 4.058 tấn, tăng 5,39% so với cùng kỳ.

* Một số chương trình trọng tâm trong nông nghiệp năm 2018:

Tổng diện tích ứng dụng công nghệ cao 54,4 ngàn ha, chiếm 19,5% diện tích đất canh tác. Trong đó, rau 18,97 ngàn ha, cây hoa trên 3,6 ngàn ha, cây chè 6,3 ngàn ha, cây cà phê 19,9 ngàn ha.

Thực hiện tái canh, ghép cải tạo, trồng mới cây lâu năm: cây cà phê 6.527,6 ha (trồng mới 893,9 ha, trồng tái canh 2.712,7 ha, ghép cải tạo 2.921 ha); chè 227,9 ha; cây tiêu 189,7 ha; cây ăn quả 4.076,7 ha; dâu tằm 1.543,5 ha.

* Tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng (từ 10/11 - 10/12/2018), theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Lâm Đồng tình hình sâu bệnh hại trên cây trồng như sau:

- Trên cây lúa: Rầy nâu gây hại 519 ha giai đoạn làm đòng - trỗ (54 ha nhiễm nặng), tăng 435 ha so với tháng trước; bệnh khô vằn nhiễm 280 ha.

- Trên cây cà chua: Bệnh xoăn lá virus nhiễm 191 ha, tăng 13 ha so với tháng trước.

- Trên cây hoa cúc: Bệnh héo vàng (virus) nhiễm rải rác 20 ha.

- Trên cây cà phê: Bọ xít muỗi gây hại 2.881 ha (1.036 ha nhiễm nặng), giảm 569 ha so với tháng trước; bệnh vàng lá nhiễm rải rác 844 ha, giảm 23 ha so với tháng trước.

- Trên cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, bệnh phồng lá,… gây hại ở mức nhẹ.

- Trên cây điều: Bệnh thán thư nhiễm 1.856 ha; bọ xít muỗi nhiễm 620, giảm 868 ha so với tháng trước.

* Tình hình thiên tai: Trong năm 2018 vào tháng 11 do ảnh hưởng bão số 12 mưa lớn kèm lốc xoáy đã làm thiệt hại khoảng 156,05 ha rau, hoa nhà kính, lúa, bắp tại Đà Lạt, Lạc Dương, Lâm Hà, Đam Rông, ngoài ra nhiều công trình giao thông bị ngập úng làm một số khu vực sản xuất và dân cư bị chia cắt.

* Tình hình chăn nuôi

Tình hình chăn nuôi ổn định và phát triển, chuyển dịch theo hướng tăng dần các giống, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Theo kết quả điều tra 01/10/2018 tổng đàn trâu 14.924 con, tăng 1,46% (+215 con). Đàn bò 106.874 con, tăng 1,45% (+1.529 con) so với cùng kỳ; số lượng bò sữa 20.070 con, tăng 0,43% (+85 con); trong đó, bò cái cho sữa 15.072 con, chiếm 72,36% tổng đàn bò sữa, tăng 3,57%. Sản lượng sữa tươi đạt 80.268,9 tấn, tăng 6,34% (+4.784 tấn) so với cùng kỳ, sản lượng sữa tươi bình quân 1 bò cái sữa đạt 5.320 kg sữa/năm.

Tổng đàn lợn 425.964 con, tăng 1,25% (+5.255 con) so với thời điểm 01/10/2017, so với thời điểm 01/4/2018 tăng 6,6% (+26.380 con), so với thời điểm 01/7/2018 tăng 5,07% (+20.543 con). Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tính trong năm đạt 83.354,7 tấn, tăng 3,27% (+2.639 tấn) so với cùng kỳ, số con lợn thịt xuất chuồng 880.210 con, trọng lượng bình quân xuất chuồng đạt 94,7 kg/con.

Tổng đàn gia cầm 6.801,4 nghìn con, tăng 17,27% (+1.001,49 nghìn con) so với cùng kỳ. Trong đó, tổng đàn gà 3.281,5 nghìn con, chiếm 48,25% tổng đàn gia cầm, tăng 5,93% (+183,6 nghìn con) so với cùng kỳ, so với thời điểm 01/4/2018 giảm 2,43% (-82 nghìn con); so với thời điểm 01/7/2018 giảm 1,61% (-53,7 nghìn con). Trong năm số gà xuất chuồng 5.253 nghìn con, tăng 4% so với cùng kỳ, sản lượng thịt gà hơi xuất chuồng 11.490,7 tấn, tăng 6,8% (+735,8 tấn) so với cùng kỳ, bình quân 1 con xuất chuồng đạt 2,19 kg/con, trong đó gà công nghiệp đạt 2,49 kg/con. Sản lượng trứng gà đạt 275.474,2 nghìn quả, tăng 5,3% (+13.865,3 nghìn quả) so với cùng kỳ, bình quân đạt 223 quả/con, trong đó: mái đẻ công nghiệp đạt 285 quả/con.

2.2. Lâm nghiệp

Trồng và nuôi rừng: Ước tính trồng mới rừng tập trung ở các loại hình kinh tế trên địa bàn lũy kế đến hết tháng 12/2018 đạt 1,96 ngàn ha, giảm 21,53%, do vốn đầu tư trồng mới rừng tập trung tại các đơn vị đạt thấp so với cùng kỳ. Công tác trồng cây lâm nghiệp trên địa bàn vẫn đang tiếp tục thực hiện 374,4 nghìn cây, giảm 21,48%. Chăm sóc rừng trồng đạt 6.986 ha, giảm 43,01% so với cùng kỳ.

Giao khoán quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn toàn tỉnh thực hiện 430,78 ngàn ha, đạt 100% kế hoạch; tăng 2,89% so với cùng kỳ. Trong đó, giao khoán QLBVR bằng nguồn vốn chi trả dịch vụ môi trường rừng 372,98 ha, ngân sách 57,8 ha cho 16.692 hộ gia đình.

Khai thác lâm sản: Khối lượng gỗ tròn các loại khai thác ở các loại hình kinh tế trong tháng 12/2018 đạt 10,25 ngàn m3, củi thước 0,39 ngàn Ster, giảm 1,9% so với cùng kỳ. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 12/2018 khối lượng gỗ tròn các loại khai thác ước đạt 56,86 ngàn m3, giảm 34,11%; củi thước 77,3 nghìn Ster, giảm 0,02% so với cùng kỳ do nhu cầu sử dụng củi làm chất đốt giảm, nguyên liệu thay thế khác như gaz, điện, … tăng. Củi khai thác phần lớn sử dụng ở vùng đồng bào dân tộc là chủ yếu, do tập quán, bên cạnh nhiều hộ có thu nhập thấp còn sử dụng. Các loại cây khác như: Tre, nứa, lồ ô các loại 5.642 nghìn cây, giảm 16,61%; mung 420 nghìn cây, giảm 16%; hạt giống lâm nghiệp các loại 200 kg, giảm 0,99% so với cùng kỳ.

Công tác quản lý bảo vệ rừng: Trong tháng 12/2018, lực lượng chức năng đã phát hiện lập biên bản 65 vụ vi phạm, trong đó: phá rừng trái pháp luật 16 vụ; vi phạm quy định về khai thác gỗ và lâm sản 24 vụ; vận chuyển, mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái phép 42 vụ. Lũy kế từ đầu năm đến 20/12/2018 tổng số vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn toàn tỉnh 900 vụ, giảm 13,04% so với cùng kỳ, chủ yếu ở hành vi: phá rừng trái phép 265 vụ, tăng 6,85%, diện tích rừng bị phá 62,4 ha, giảm 30,31%; vi phạm quy định về khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản 574 vụ, giảm 21,91% so với cùng kỳ. Tổng số vụ vi phạm đã xử lý 871 vụ, trong đó xử lý hành chính 841 vụ, chuyển xử lý hình sự 30 vụ. Lâm sản, phương tiện tịch thu qua xử lý vi phạm: 204 chiếc phương tiện, dụng cụ; 1.248,1 m3 gỗ các loại. Thu nộp ngân sách 5,78 tỷ đồng.

Công tác cho thuê rừng: Tính đến nay trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 394 dự án/327 doanh nghiệp đang đầu tư triển khai dự án với tổng diện tích là 57.084 ha (đã trừ diện tích thu hồi một phần dự án). Trong tháng thu hồi 01 doanh nghiệp (Công ty TNHH Vạn Gia Thành tại huyện Đơn Dương); đến nay tổng số dự án đã thu hồi 181 dự án/26.278 ha gồm 148 dự án thu hồi toàn bộ/23.699 ha và 33 dự án thu hồi một phần/2.579 ha do không triển khai thực hiện dự án hoặc triển khai chậm tiến độ đã được phê duyệt, không tổ chức, bố trí lực lượng quản lý bảo vệ rừng trên diện tích được thuê để rừng bị phá, bị lấn chiếm trái phép mà không có biện pháp ngăn chặn, công ty tự nguyện trả lại dự án.

2.4. Thủy sản

Nuôi trồng thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 2.513,4 ha, giảm 4,87% (-128,8 ha) so với cùng kỳ, vật nuôi chủ yếu là cá, diện tích 2.513,4 ha, chiếm 99,99%; còn lại là thủy sản khác chiếm tỷ trọng thấp 0,01%. 

Nuôi trồng thủy sản lồng bè: Toàn tỉnh hiện có 6 cơ sở nuôi thủy sản lồng, bè trên sông, hồ. Trong đó, có 4 hộ gia đình cá thể và 2 doanh nghiệp; số lồng, bè nuôi 242 cái, giảm 6,2% (-16 cái), thể tích lồng nuôi trong kỳ 34.960 m3, tăng 48,77% (+11.461 m3); trong tổng số lồng bè, thì số lồng bè nuôi cá tầm 180 cái, chiếm 74,38%, thể tích lồng nuôi 27.000 m3; còn lại lồng nuôi cá diêu hồng và cá khác chiếm 25,12%, thể tích lồng nuôi 7.960 m3.

Nuôi trồng thủy sản bể, bồn: Tính đến thời điểm 20/12/2018 toàn tỉnh có 8 cơ sở nuôi thủy sản bể, bồn. Trong đó, có 7 doanh nghiệp và 1 hộ gia đình. Thể tích nuôi 95.496 m3, chủ yếu là nuôi cá tầm, hồi.

Sản xuất giống thủy sản: Số cơ sở ươm giống thủy sản hiện có 7 cơ sở, không thay đổi so với cùng kỳ. Trong đó, có 3 doanh nghiệp và Viện nghiên cứu thủy sản III ươm giống thủy sản chủ yếu cá hồi, tầm giống với thể tích 1.870 m3, cá thể hộ gia đình 3 cơ sở với diện tích là 10.200 m2, tăng 4.395 m2, tập trung chủ yếu ở huyện Lâm Hà, Đức Trọng, thành phố Bảo Lộc.

Sản lượng thủy sản: Sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác, ước năm 2018 đạt 10.777,6 tấn, tăng 8,43% so với cùng kỳ, tăng phần lớn ở khâu nuôi trồng thuỷ sản do thời tiết thuận lợi mưa sớm nhiều ao hồ đáp ứng đủ nguồn nước thả cá; khai thác thuỷ sản có chiều hướng giảm, do nguồn nước ở một số vùng bị ô nhiễm, thuỷ sản có phần cạn kiệt. Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 10.425,9 tấn, chiếm 96,74%, tăng 8,79%; sản lượng thủy sản khai thác 351,7 tấn, chiếm 3,26%, giảm 1,18% so với cùng kỳ.

3. Sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tháng 12 năm 2018 tăng 10,42% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 5,54%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 15,87%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,18%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,36% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước quý IV năm 2018 tăng 9,49% so với cùng kỳ. Cụ thể:

Chỉ số sản xuất ngành khai khoáng tăng 16,59% so với cùng kỳ. Trong đó, sản phẩm đá xây dựng đạt 547,4 ngàn m3, tăng 30,93% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 15,77% so với cùng kỳ. Trong đó, sản xuất kim loại tăng 20,78% (sản phẩm Alumin đạt 176,3 ngàn tấn, tăng 15,25%); sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 42,93% (trong đó, sản phẩm phân bón NPK của Công ty cổ phần Bình Điền Lâm Đồng đạt 25.559 tấn, tăng 9,56%); ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 20,89% (trong đó, sản phẩm gạch xây dựng đạt 91,3 triệu viên, tăng 15,47%); sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 22,32% (tăng mạnh là sản phẩm dược phẩm khác đạt 45,7 tấn, tăng 20,25%); ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng 10,27% (trong đó, sản phẩm hạt điều khô đạt 48 tấn, tăng 8,14%; quả và hạt ướp lạnh đạt 2.173 tấn, tăng 17,51%; chè nguyên chất đạt 7.446 tấn, tăng 5,53%); ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 14,18% (trong đó, sản phẩm gỗ cưa hoặc xẻ đạt 10.700 m3, giảm 16,05%); ngành dệt giảm 4,34% (trong đó: sản phẩm tơ thô đạt 90 tấn, tăng 3,45%; sợi xe từ sợi tơ tằm đạt 315 tấn, tăng 5,7%; vải dệt thoi từ sợi tơ tằm đạt 784 ngàn m2, giảm 12,6%).

Chỉ số sản xuất ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,22% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng điện sản xuất được phân bổ cho tỉnh Lâm Đồng đạt 1.514 triệu kwh, tăng 5,2%; sản lượng điện thương phẩm đạt 294 triệu kwh, tăng 7,69% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,55%. Trong đó, sản lượng nước ghi thu đạt 6.125 ngàn m3, tăng 5,51% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2018 

 

 

 

 

 

 

 

Năm 2016

so với cùng kỳ

(%)

Năm 2017

so với cùng kỳ

(%)

Năm 2018

so với cùng kỳ

(%)

Toàn ngành công nghiệp

105,82

110,43

107,46

1. Khai khoáng

94,05

105,16

108,28

2. Chế biến, chế tạo

107,22

105,80

111,22

3. Sản xuất, phân phối điện

105,41

114,60

104,73

4. Cung cấp nước; quản lý và xử lý rác thải, nước thải

108,60

105,60

107,16

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2018 tăng 7,46% so với cùng kỳ. Cụ thể:

Chỉ số sản xuất ngành khai khoáng tăng 8,28% so với cùng kỳ. Trong đó, sản phẩm đá xây dựng đạt 1.896,6 ngàn m3, tăng 29,29% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,22% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 19,5% (trong đó, sản phẩm gạch xây dựng đạt 367,2 triệu viên, tăng 13,34%); sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 16,19% (trong đó, sản phẩm phân bón NPK đạt 105.940 tấn, tăng 7,49%); sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 13,99% (tăng mạnh là sản phẩm dược phẩm khác đạt 175,5 tấn, tăng 23,58%); sản xuất kim loại tăng 14,99% (sản phẩm Alumin đạt 645 ngàn tấn, tăng 11,37%); ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng 9,59% (trong đó, sản phẩm quả và hạt ướp lạnh đạt 6.294 tấn, tăng 18,05%; hạt điều khô đạt 1.210 tấn, tăng 8,04%; chè nguyên chất đạt 40.280 tấn, giảm 0,04%); ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 9,39% (trong đó, sản phẩm gỗ cưa hoặc xẻ đạt 38.164 m3, giảm 20,49%); ngành dệt giảm 6,34% (trong đó: sản phẩm tơ thô đạt 345 tấn, tăng 6,15%; sợi xe từ sợi tơ tằm đạt 1.240 tấn, tăng 17,76%; vải dệt thoi từ sợi tơ tằm đạt 2.464 ngàn m2, giảm 19,56%);

Chỉ số sản xuất ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,73% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng điện sản xuất được phân bổ cho tỉnh Lâm Đồng đạt 6.120 triệu kwh, tăng 4,45%; sản lượng điện thương phẩm đạt 1.166 triệu kwh, tăng 9,28% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,16%. Trong đó, sản lượng nước ghi thu đạt 23.524 ngàn m3, tăng 5% so với cùng kỳ.

* Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng năm 2018 tăng 10,6% so với cùng kỳ; chủ yếu ở ngành sản xuất trang phục tăng 69,23%; sản xuất đồ uống tăng 14,74%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 28,62%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 7,75%; sản xuất chế biến thực phẩm giảm 3,36%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 26,94%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 18,05%; ngành dệt giảm 0,91% so với cùng kỳ.

* Chỉ số tồn kho tháng 12/2018 tăng 8,34% so với cùng kỳ: Ngành sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 16,22%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 22,18%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 39,77%; sản xuất đồ uống giảm 33,92%; sản xuất từ khoáng phi kim loại khác giảm 47,58%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 41,33%; ngành chế biến và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 21,12%; ngành dệt giảm 54,52% so với cùng kỳ.

* Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp năm 2018 tăng 1,95% so với cùng kỳ. Chia theo ngành kinh tế cấp 2: Ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 83,49%; sản xuất trang phục tăng 60,43%; ngành dệt giảm 1,1%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 2,06%; ngành khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 6%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 1,26%; ngành công nghiệp chế biến thực phẩm giảm 8,31%; ngành khai khoáng khác giảm 6,13%; ngành chế biến và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 4,85%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải giảm 1,72%; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt giảm 1,37%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 1,45% so với cùng kỳ. Chia theo loại hình: doanh nghiệp nhà nước giảm 1,02%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm 1,31%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 66,08% so với cùng kỳ.

* Xu hướng sản xuất quý IV/2018 so với quý III/2018, các doanh nghiệp có những thuận lợi nhất định trong sản xuất thông qua các chỉ tiêu: Khối lượng sản xuất có 32,31% doanh nghiệp trả lời tăng, 24,62% doanh nghiệp trả lời giảm (chỉ số cân bằng: 7,69%); số lượng đơn đặt hàng mới có 22,95% doanh nghiệp trả lời tăng, 24,59% doanh nghiệp trả lời giảm (chỉ số cân bằng: -1,64%); số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới có 27,27% doanh nghiệp trả lời tăng, 40,91% doanh nghiệp trả lời giảm (chỉ số cân bằng: -13,64%); số lượng lao động bình quân có 7,69% doanh nghiệp trả lời tăng, 20% doanh nghiệp trả lời giảm (chỉ số cân bằng: -12,31%).

Xu hướng kinh doanh trong quý I/2019 so với quý IV/2018, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh có những bước chuyển biến tích cực thông qua các chỉ tiêu: Khối lượng sản xuất có 46,15% doanh nghiệp trả lời tăng, 13,84% doanh nghiệp trả lời giảm (chỉ số cân bằng: 32,31%); số lượng đơn đặt hàng mới có 42,86% doanh nghiệp trả lời tăng, 19,05% doanh nghiệp trả lời giảm (chỉ số cân bằng: 23,81%); số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới có 32% doanh nghiệp trả lời tăng, 24% doanh nghiệp trả lời giảm (chỉ số cân bằng: 8%); số lượng lao động bình quân có 12,31% doanh nghiệp trả lời tăng, 16,92% doanh nghiệp trả lời giảm (chỉ số cân bằng: -4,62%).

4. Đầu tư

- D ước vn đầu tư thc hin toàn xã hi quý IV năm 2018 đạt 6.791,5 tỷ đồng, tăng 6,65% so với cùng kỳ; trong đó, vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước đạt 908,2 tỷ đồng, tăng 10,91%; vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước đạt 258,8 tỷ đồng, tăng 1,96%; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân đạt 4.940,7 tỷ đồng, tăng 4,8%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 170,6 tỷ đồng, tăng 8,53% so với cùng kỳ.

- Vn đầu tư thc hin toàn xã hi năm 2018 ước đạt 22.540,5 t đồng, tăng 12,1% so vi cùng k; trong đó, vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước đạt 3.044,6 tỷ đồng, tăng 10,95%, ch yếu thc hin các chương trình mc tiêu, các ngành kinh tế có ưu thế ca địa phương và xây dng cơ s h tng v lĩnh vc thy li, giao thông, giáo dc, y tế…các công trình trng đim to điu kin phát trin kinh tế xã hi ca tnh và do công ty thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi tập trung đầu tư mở rộng dự án thuỷ điện Đa Nhim từ quý 4 năm 2017; vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước đạt 970,5 tỷ đồng, tăng 14,08%; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân đạt 17.015,7 tỷ đồng, tăng 13,26%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 576,4 tỷ đồng, tăng 9,42% so với cùng kỳ, ch yếu thc hin các khon mc đầu tư mua sm máy móc thiết b không qua XDCB, b sung vn lưu động và sa cha nâng cp tài sn c định ca các doanh nghip có vn đầu tư nước ngoài.

Vn đầu tư thc hin toàn xã hi năm 2018

 

Ước thực hiện

quý IV

năm 2018

(Triệu đồng)

Ước thực hiện

năm 2018

(Triệu đồng)

Quý IVnăm 2018 so cùng kỳ năm 2017 (%)

Năm 2018 so cùng kỳ năm 2017 (%)

Tổng vốn đầu tư thực hiện

6.791.535

22.540.509

106,65

112,10

Vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước

908.199

3.044.638

110,91

110,95

Vốn trái phiếu Chính phủ

16.000

66.239

34,42

42,52

Vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch NN

258.827

970.529

101,96

114,08

Vốn vay từ các nguồn khác (của khu vực Nhà nước)

2.000

6.543

112,04

109,37

Vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước (Vốn tự có)

245.200

610.457

144,03

102,76

Vốn đầu tư của dân cư và tư nhân

4.940.721

17.015.738

104,80

113,26

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

170.588

576.365

108,53

109,42

Vốn huy động khác

250.000

250.000

121,85

121,85

 

- Đối với nguồn vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý:

+ Dự ước tháng 12/2018 đạt 333,2 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ. Trong đó, nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 264,5 tỷ đồng, chiếm 79,36% trong tổng vốn, tăng 8,61% so với cùng kỳ (vốn cân đối ngân sách tỉnh đạt 95,6 tỷ đồng; vốn Trung ương hỗ trợ theo mục tiêu đạt 15,8 tỷ đồng; vốn nước ngoài (ODA) đạt 16 tỷ đồng; vốn từ xổ số kiến thiết đạt 116,9 tỷ đồng và nguồn vốn khác đạt 20,1 tỷ đồng); nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 67,5 tỷ đồng, chiếm 20,26% trong tổng vốn, tăng 4,66% so với cùng kỳ (vốn cân đối ngân sách huyện đạt 50,8 tỷ đồng; vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu đạt 10,4 tỷ đồng); nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước cấp xã đạt 1,2 tỷ đồng, chiếm 0,38% trong tổng vốn.

+ Dự ước quý IV năm 2018 đạt 808,2 tỷ đồng, tăng 10,97% so với cùng kỳ. Trong đó, nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 659,8 tỷ đồng, chiếm 81,64% trong tổng vốn, tăng 11,55% so với cùng kỳ (vốn cân đối ngân sách tỉnh đạt 216,7 tỷ đồng; vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu đạt 128,9 tỷ đồng; vốn xổ số kiến thiết đạt 228 tỷ đồng); nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 145,9 tỷ đồng, chiếm 18,06% trong tổng vốn, tăng 7,25% so với cùng kỳ, chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn các huyện, thành phố; nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước cấp xã đạt 2,5 tỷ đồng, chiếm 0,3% trong tổng vốn.

+ Dự ước năm 2018 đạt 2.319,5 tỷ đồng, tăng 11,16% so với cùng kỳ. Trong đó, nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 1.953 tỷ đồng, chiếm 84,2% trong tổng vốn, tăng 11,21% so với cùng kỳ (vốn cân đối ngân sách tỉnh đạt 862,5 tỷ đồng; vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu đạt 331,8 tỷ đồng; vốn xổ số kiến thiết đạt 520,9 tỷ đồng), chủ yếu đầu tư phát triển các chương trình mục tiêu, các ngành kinh tế có ưu thế  của địa phương và xây dựng cơ sở hạ tầng về lĩnh vực thủy lợi, giao thông, y tế, giáo dục...; nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 358,9 tỷ đồng, chiếm 15,47% trong tổng vốn, tăng 10,35% so với cùng kỳ, chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn các huyện, thành phố; nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước cấp xã đạt 7,6 tỷ đồng, chiếm 0,33% trong tổng vốn.

5. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Tình hình đăng ký kinh doanh: Trong tháng (từ ngày 01/12 đến ngày 21/12/2018), đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho 55 doanh nghiệp (giảm 3,5% so với cùng kỳ), với số vốn đăng ký 588,3 tỷ đồng (tăng 201,5% so với cùng kỳ); 29 đơn vị trực thuộc (giảm 21,6% so với cùng kỳ); có 10 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động (tương đương với cùng kỳ) và 02 đơn vị trực thuộc tạm ngừng hoạt động (giảm 50% so với cùng kỳ); 22 doanh nghiệp giải thể (tăng 100% so với cùng kỳ ) và 11 đơn vị trực thuộc giải thể (giảm 15,4% so với cùng kỳ); có 06 doanh nghiệp hoạt động trở lại (giảm 33,3% so cùng kỳ). Dự kiến năm 2018, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 1.100 doanh nghiệp, tương đương so với năm 2017. Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh dự kiến đến ngày 31/12/2018 khoảng 8.100 doanh nghiệp, tăng 15,7% so với cùng kỳ 2017.

Tình hình thu hút, quản lý các dự án đầu tư: Dự kiến trong năm 2018, có 55 dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với vốn đăng ký ước 5.186 tỷ đồng, quy mô diện tích ước 492 ha. So với năm 2017, số dự án tăng 3,8% (tăng 02 dự án), vốn đầu tư giảm 2,3% (giảm 123 tỷ đồng), quy mô diện tích giảm 11,2% (giảm 62,1 ha) ([1]).

Thu hồi, chấm dứt hoạt động 22 dự án, với vốn đăng ký đầu tư 2.530,7 tỷ đồng, quy mô diện tích 3.006 ha; trong đó: 01 dự án vốn đầu tư nước ngoài, với vốn đăng ký đầu tư 68,1 tỷ đồng, quy mô diện tích 3,08 ha; 21 dự án vốn đầu tư trong nước, với vốn đăng ký đầu tư 2.462,6 tỷ đồng, quy mô diện tích 3.002,9 ha. So với cùng kỳ năm 2017, bằng 68,8% về số dự án, 91,8% về vốn, 171,2% về diện tích (năm 2017 thu hồi: 32 dự án, vốn đăng ký 2.756,68 tỷ đồng, quy mô diện tích 1.755,48 ha).

6. Thương mại, dịch vụ 

6.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa: Tháng 12/2018 ước đạt 2.952,4 tỷ đồng, tăng 10,48% so với cùng kỳ. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 173,6 tỷ đồng, tăng 18,78%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 2.731,9 tỷ đồng, tăng 9,86%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 47 tỷ đồng, tăng 18,98% so với cùng kỳ. Một số nhóm hàng chủ yếu như nhóm gỗ và vật liệu xây dựng đạt 307,3 tỷ đồng, tăng 55,15%; nhóm xăng, dầu các loại đạt 389,1 tỷ đồng, tăng 12,73%; nhóm lương thực, thực phẩm đạt 1.303,5 tỷ đồng, tăng 7,15%. Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa quý IV năm 2018 đạt 8.467,8 tỷ đồng, tăng 8,33% so với cùng kỳ. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 499,2 tỷ đồng, tăng 27,74%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 7.846,2 tỷ đồng, tăng 7,21%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 122,4 tỷ đồng, tăng 13,86% so với cùng kỳ. Một số nhóm hàng chủ yếu như phương tiện đi lại (kể cả phụ tùng) đạt 510,3 tỷ đồng, tăng 9,88%; nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình đạt 972,8 tỷ đồng, tăng 20,17%; nhóm gỗ và vật liệu xây dựng đạt 925,6 tỷ đồng, tăng 58,9%. Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2018 đạt 32.072,4 tỷ đồng, tăng 9,84% so với cùng kỳ; trong đó, kinh tế nhà nước đạt 1.864,8 tỷ đồng, tăng 31,5%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 29.650,6 tỷ đồng, tăng 8,47%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 557 tỷ đồng, tăng 24,76% so với cùng kỳ. Một số nhóm hàng chủ yếu như phương tiện đi lại (kể cả phụ tùng) đạt 2.929,3 tỷ đồng, tăng 48,74%; nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình đạt 3.929,1 tỷ đồng, tăng 28,83%; nhóm gỗ và vật liệu xây dựng đạt 2.709,1 tỷ đồng, tăng 33,73%.

- Doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác: Tháng 12/2018 ước đạt 458,7 tỷ đồng, tăng 10,18%; trong đó, doanh thu dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 290,9 tỷ đồng, tăng 10,61%; doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản đạt 64,2 tỷ đồng, tăng 6,12% so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác quý IV năm 2018 ước đạt 1.290,9 tỷ đồng, tăng 10,62%; trong đó, doanh thu dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 789,3 tỷ đồng, tăng 11,81%; doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản đạt 195,7 tỷ đồng, tăng 8,36% so với cùng kỳ. Dự ước doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác năm 2018 đạt 5.173,1 tỷ đồng, tăng 13,73%; trong đó, doanh thu dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 3.204,6 tỷ đồng, tăng 17,1%; doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản đạt 779,7 tỷ đồng, tăng 8,11% so với cùng kỳ. 

- Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống: Tháng 12/2018 ước đạt 814,9 tỷ đồng, tăng 15,72% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 110,6 tỷ đồng, tăng 10,82%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 704,3 tỷ đồng, tăng 16,53% so với cùng kỳ. Tổng lượt khách ngủ qua đêm tại các cơ sở lưu trú đạt 380,3 nghìn lượt khách, tăng 7,78% (khách trong nước đạt 355,1 nghìn lượt khách, tăng 10,88%; khách quốc tế đạt 25,2 nghìn lượt khách, giảm 22,69%).  Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống quý IV năm 2018 ước đạt 2.372,4 tỷ đồng, tăng 13,43% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 314,3 tỷ đồng, tăng 13,84%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 2.058,1 tỷ đồng, tăng 13,36% so với cùng kỳ. Tổng lượt khách ngủ qua đêm tại các cơ sở lưu trú đạt 1.087,6 nghìn lượt khách, tăng 9,63% (khách trong nước đạt 1.014,7 nghìn lượt khách, tăng 12,94%; khách quốc tế đạt 72,9 nghìn lượt khách, giảm 22,13% so với cùng kỳ). Dự ước doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống năm 2018 đạt 9.270,4 tỷ đồng, tăng 13,96% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 1.210,8 tỷ đồng, tăng 12,94%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 8.059,6 tỷ đồng, tăng 14,11% so với cùng kỳ. Tổng lượt khách ngủ qua đêm tại các cơ sở lưu trú đạt 4.306,1 nghìn lượt khách, tăng 10,43% (khách trong nước đạt 3.964,3 nghìn lượt khách, tăng 12,67%; khách quốc tế đạt 341,8 nghìn lượt khách, giảm 10,29%).

- Doanh thu du lịch lữ hành tháng 12/2018 ước đạt 2,8 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ; tổng số khách do các cơ sở lữ hành phục vụ đạt 3.902 lượt khách, tăng 7,26%. Doanh thu du lịch lữ hành quý IV năm 2018 ước đạt 8,3 tỷ đồng, tăng 5,06% so với cùng kỳ; tổng số khách do các cơ sở lữ hành phục vụ đạt 13.815 lượt khách, tăng 3,62%. Dự ước doanh thu du lịch lữ hành năm 2018 đạt 36,9 tỷ đồng, tăng 5,43% so với cùng kỳ; tổng số khách do các cơ sở lữ hành phục vụ đạt 57.485 lượt khách, tăng 5,33% so với cùng kỳ.

7. Giá cả thị trường

7.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2018 giảm 0,17% so với tháng trước và tăng 2,83% so với cùng kỳ, do giá xăng dầu được điều chỉnh giảm ngày 06/12 và ngày 21/12/2018 (xăng A95 giảm 11,07%, xăng E5 giảm 11,24%, dầu diezel giảm 10,1% so với tháng trước), cũng như giá gas giảm do tác động của giá gas thế giới bình quân tháng 12/2018 ở mức 430 USD/tấn (giảm 102,5 USD/tấn so với tháng 11/2018) đã làm giá gas trong nước giảm 33.000 đồng/bình 12kg. Cụ thể so với tháng trước: nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 4,66%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,47%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,41%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,28%; nhóm đồ dùng và dịch vụ khác tăng 0,26%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,22%; nhóm bưu chính viễn thông tăng 0,11%; các nhóm mặt hàng giảm so với tháng trước như nhóm văn hoá, giải trí và du lịch giảm 0,09%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,6%; nhóm giao thông giảm 5,16%. Bên cạnh đó, nhóm giáo dục ổn định so với tháng trước. Bình quân năm 2018 chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,81% so với cùng kỳ.

7.2. Chỉ số giá vàng và Đô la Mỹ

Giá vàng 99,99 trên địa bàn tỉnh dao động quanh mức 3,53 triệu đồng/chỉ, tăng 0,28% so với tháng trước, bình quân năm 2018 giá vàng tăng 3,77% so với cùng kỳ. Giá USD bán ra bình quân tháng 12/2018 dao động ở mức 23.340 đồng/USD; chỉ số giá USD tháng 12/2018 giảm 0,04% so với tháng trước, bình quân năm 2018 giá USD tăng 1,45% so với cùng kỳ.

7.3. Chỉ số giá sản xuất

Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản quý IV năm 2018 giảm 0,74% so với cùng kỳ và tăng 2,44% so với quý trước. Trong đó: Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất nông nghiệp giảm 0,89% so với cùng kỳ và tăng 2,47% so với quý trước; cụ thể: cây hàng năm giảm 6,97% so với cùng kỳ và tăng 7,19% so với quý trước, một số mặt hàng chủ yếu là thóc tăng 0,42%; ngô và cây lương thực có hạt khác tăng 11,47%; củ có chất bột giảm 2,92%; rau, đậu, hoa, cây cảnh giảm 9,14% so với cùng kỳ. Cây lâu năm giảm 8,9% so với cùng kỳ và giảm 2,98% so với quý trước, một số mặt hàng chủ yếu như hồ tiêu giảm 20%; cà phê giảm 11,12%; chè tăng 7,37% so với cùng kỳ. Sản phẩm chăn nuôi tăng 50,93% so với cùng kỳ và tăng 7,67% so với quý trước, trong đó trâu, bò tăng 0,91%; lợn tăng 107,36%; gia cầm tăng 7,26% so với cùng kỳ. Sản phẩm lâm nghiệp tăng 6,35% so với cùng kỳ và tăng 0,11% so với quý trước; trong đó, sản phẩm lâm sản khai thác tăng 2,68%; sản phẩm lâm sản thu nhặt giảm 8,39% so với cùng kỳ. Sản phẩm thủy sản tăng 4,52% so với cùng kỳ và tăng 2,17% so với quý trước.

Chỉ số giá sản xuất hàng công nghiệp quý IV năm 2018 tăng 20,2% so với cùng kỳ và tăng 3,63% so với quý trước; trong đó chỉ số giá sản xuất sản phẩm khai khoáng tăng 5,22% so với cùng kỳ và tăng 0,12% so với quý trước; sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,43% so với cùng kỳ và tăng 0,4% so với quý trước; điện và phân phối điện tăng 109,15% so với cùng kỳ và tăng 11,16% so với quý trước.

Chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất quý IV năm 2018 tăng 2,93% so với cùng kỳ và giảm 0,72% so với quý trước; trong đó chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 4,2% so với cùng kỳ và giảm 2,61% so với quý trước; sử dụng cho sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,9% so với cùng kỳ và tăng 0,37% so với quý trước; sử dụng cho xây dựng tăng 2,59% so với cùng kỳ và tăng 0,36% so với quý trước. 

Chỉ số giá cước vận tải kho bãi quý IV năm 2018 tăng 2,78% so với cùng kỳ và giảm 0,65% so với quý trước. Trong đó: giá cước dịch vụ vận tải hành khách tăng 1,67% so với cùng kỳ và giảm 0,53% so với quý trước; giá cước dịch vụ vận tải hàng hóa tăng 3,76% so với cùng kỳ và giảm 0,85 so với quý trước; dịch vụ kho bãi và hỗ trợ vận tải tăng 1,01% so với cùng kỳ và ổn định so với quý trước. Chia theo ngành vận tải thì dịch vụ vận tải đường bộ tăng 3% so với cùng kỳ và giảm 0,63% so với quý trước; trong đó, dịch vụ vận tải bằng xe buýt tăng 16,04% so với cùng kỳ và ổn định so với quý trước; dịch vụ vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt) tăng 0,69% so với cùng kỳ và giảm 0,36% so với quý trước; dịch vụ vận tải hành khách đường bộ khác tăng 0,12% so với cùng kỳ và giảm 0,05% so với quý trước. Dịch vụ vận tải hàng không tăng 2,62% so với cùng kỳ và giảm 3,77% so với quý trước.

Chỉ số giá dịch vụ quý IV năm 2018 tăng 1,48% so với cùng kỳ và giảm 0,2% so với quý trước; trong đó dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 1,65% so với cùng kỳ và tăng 0,27% so với quý trước; hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm giảm 3,43% so với cùng kỳ và giảm 3,44% so với quý trước; hoạt động hành chính và hỗ trợ tăng 0,07% so với cùng kỳ và ổn định so với quý trước; hoạt động giáo dục và đào tạo tăng 4,74% so với cùng kỳ và tăng 2,25% so với quý trước; hoạt động y tế và trợ giúp xã hội tăng 2,6% so với cùng kỳ và ổn định so với quý trước; hoạt động nghệ thuật vui chơi giải trí tăng 0,28% so với cùng kỳ và ổn định so với quý trước; hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình tăng 0,97% so với cùng kỳ và ổn định so với quý trước; hoạt động thông tin truyền thông; hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ ổn định so với quý trước.

8. Vận tải, bưu chính viễn thông

- Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước tháng 12/2018 đạt 516,2 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu vận tải đường bộ đạt 331,3 tỷ đồng, tăng 10,36%; doanh thu vận tải hàng không đạt 162,2 tỷ đồng, giảm 3,26%; doanh thu kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải đạt 22,6 tỷ đồng, giảm 4,48% so với cùng kỳ. Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước quý IV năm 2018 đạt 1.486,7 tỷ đồng, tăng 8,53% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu vận tải đường bộ đạt 1.031,1 tỷ đồng, tăng 12,01%; doanh thu vận tải hàng không đạt 455,5 tỷ đồng, tăng 1,41%; doanh thu kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải đạt 67,9 tỷ đồng, tăng 14,18% so với cùng kỳ. Dự ước doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải năm 2018 đạt 5.922 tỷ đồng, tăng 10,66% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu vận tải đường bộ đạt 4.036,9 tỷ đồng, tăng 21,03%; doanh thu vận tải hàng không đạt 1.884,7 tỷ đồng, tăng 8,17%; doanh thu kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải đạt 284,1 tỷ đồng, tăng 3,9% so với cùng kỳ.

- Vận tải hành khách tháng 12/2018 ước đạt 3.895,9 nghìn hành khách, tăng 1,45% và luân chuyển đạt 385,7 triệu hành khách.km, tăng 0,53% so với cùng kỳ; trong đó: vận tải hành khách đường bộ ước đạt 3.816,3 nghìn hành khách, tăng 1,49% và luân chuyển đạt 342,7 triệu hành khách.km, tăng 0,99%; vận tải hành khách hàng không đạt 74,1 nghìn hành khách, giảm 0,99% và luân chuyển đạt 43 triệu hành khách.km, giảm 2,97%. Vận tải hành khách quý IV năm 2018 ước đạt 10.188,1 nghìn hành khách, tăng 14,75% và luân chuyển đạt 986,2 triệu hành khách.km, tăng 3,85% so với cùng kỳ; trong đó: vận tải hành khách đường bộ ước đạt 9.964,3 nghìn hành khách, tăng 14,96% và luân chuyển đạt 864,5 triệu hành khách.km, tăng 4,32%; vận tải hành khách hàng không đạt 207,9 nghìn hành khách, tăng 6,14% và luân chuyển đạt 121,7 triệu hành khách.km, tăng 0,6%. Dự ước vận tải hành khách năm 2018 đạt 37.680,2 nghìn hành khách, tăng 11,99% và luân chuyển đạt 4.421,2 triệu hành khách.km, tăng 8,34% so với cùng kỳ; trong đó: vận tải hành khách đường bộ ước đạt 36.759,9 nghìn hành khách, tăng 12,03% và luân chuyển đạt 3.912,2 triệu hành khách.km, tăng 8,49%; vận tải hành khách hàng không đạt 853,8 nghìn hành khách, tăng 10,86% và luân chuyển đạt 509 triệu hành khách.km, tăng 7,24% so với cùng kỳ.

- Khối lượng hàng hoá vận chuyển đường bộ tháng 12/2018 ước đạt 1.253,6 nghìn tấn, tăng 29,7% và luân chuyển đạt 135,6 triệu tấn.km, tăng 21,71% so với cùng kỳ. Khối lượng hàng hoá vận chuyển đường bộ quý IV năm 2018 ước đạt 4.416,2 nghìn tấn, tăng 29,13% và luân chuyển đạt 488,1 triệu tấn.km, tăng 20,98% so với cùng kỳ. Dự ước khối lượng hàng hoá vận chuyển đường bộ năm 2018 đạt 14.147,1 nghìn tấn, tăng 24,11%; luân chuyển đạt 1.825,6 triệu tấn.km, tăng 14,23% so với cùng kỳ.

- Doanh thu hoạt động bưu chính viễn thông tháng 12/2018 ước đạt 250,1 tỷ đồng, tăng 29,7% so với cùng kỳ. Số thuê bao điện thoại phát triển mới ước đạt 41.250 thuê bao; trong đó, thuê bao di động đạt 41.100 thuê bao, thuê bao cố định đạt 150 thuê bao. Số thuê bao internet phát triển mới đạt 4.100 thuê bao. Doanh thu hoạt động bưu chính viễn thông quý IV năm 2018 ước đạt 720,3 tỷ đồng, tăng 17,91% so với cùng kỳ; số thuê bao điện thoại phát triển mới ước đạt 101.789 thuê bao; trong đó, thuê bao di động đạt 101.379 thuê bao, thuê bao cố định đạt 410 thuê bao. Số thuê bao internet phát triển mới đạt 12.501 thuê bao. Dự ước doanh thu hoạt động bưu chính viễn thông năm 2018 đạt 2.558,4 tỷ đồng, tăng 11,74% so với cùng kỳ; số thuê bao điện thoại phát triển mới ước đạt 300.093 thuê bao; trong đó, thuê bao di động đạt 298.434 thuê bao, thuê bao cố định đạt 1.659 thuê bao; số thuê bao internet phát triển mới đạt 49.686 thuê bao.

9. Hoạt động tài chính, tín dụng

9.1. Hoạt động tài chính

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước năm 2018 đạt 8.085 tỷ đồng, bằng 119,78% so với dự toán, tăng 5% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa đạt 5.751,4 tỷ đồng, bằng 92,02% so với dự toán, tăng 8,01% so với cùng kỳ. Trong thu nội địa, thu từ doanh nghiệp Trung ương đạt 972 tỷ đồng, đạt 103,96% so với dự toán, tăng 7,02%; thu từ doanh nghiệp địa phương đạt 85 tỷ đồng, đạt 100% so với dự toán, tăng 10,81%; thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 99,5 tỷ đồng, đạt 117,06% so với dự toán, tăng 20,5%; thu thuế ngoài quốc doanh đạt 1.710 tỷ đồng, đạt 100,41% so với dự toán, tăng 26,49%; thuế thu nhập cá nhân đạt 630 tỷ đồng, đạt 114,34% so với dự toán, tăng 13,85%; lệ phí trước bạ đạt 420 tỷ đồng, đạt 102,44% so với dự toán, tăng 14,67%; thu phí, lệ phí đạt 280 tỷ đồng, đạt 96,55% so với dự toán, tăng 28,14%; thu từ đất, nhà đạt 950 tỷ đồng, đạt 111,76% so với dự toán, tăng 0,82% so với cùng kỳ; thu xổ số kiến thiết đạt 860 tỷ, đạt 130,3% so với dự toán, tăng 42,68%. Thu thuế qua hải quan đạt 550 tỷ đồng, đạt 110% so với dự toán, tăng 19,64% so với cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách địa phương ước năm 2018 đạt 18.500 tỷ đồng, bằng 158,2% so với dự toán, tăng 0,9% so với cùng kỳ. Trong đó, thu ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp đạt 6.200 tỷ đồng, tăng 30,17%; thu bổ sung từ ngân sách Trung ương đạt 10.000 tỷ đồng, giảm 5,59% so với cùng kỳ.

Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện năm 2018 đạt 18.000 tỷ đồng, bằng 155,33% so với dự toán, tăng 9,37% so với cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 2.084 tỷ đồng, bằng 108,54% so với dự toán, giảm 24,9%; chi thường xuyên đạt 8.344,5 tỷ đồng, bằng 106,62% so với dự toán, tăng 14,74%. Trong tổng chi thường xuyên; chi giáo dục và đào tạo đạt 3.775,5 tỷ đồng, tăng 18,34%; chi sự nghiệp khoa học công nghệ đạt 27,8 tỷ đồng, tăng 9,71%; chi sự nghiệp y tế đạt 976,6 tỷ đồng, tăng 16,79%; chi sự nghiệp kinh tế đạt 878,9 tỷ đồng, tăng 4,12%; chi quản lý hành chính đạt 1.614,6 tỷ đồng, tăng 11,55% so với cùng kỳ.

9.2. Hoạt động tín dụng

Ước năm 2018 vốn huy động đạt 45.000 tỷ đồng, tăng 16,6% so với cùng kỳ. Trong đó, tiền gửi dân cư đạt 36.000 tỷ đồng, chiếm 80% tổng vốn huy động, tăng 13,2% so với cùng kỳ; tiền gửi thanh toán, tiền gửi khác đạt 8.500 tỷ đồng, chiếm 18,89% tổng vốn huy động, tăng 28,8% so với cùng kỳ; phát hành giấy tờ có giá 500 tỷ, chiếm 1,11%, tăng 2 lần so với cùng kỳ.

Ước năm 2018 tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 67.500 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ. Trong đó, dư nợ trung dài hạn 25.000 tỷ đồng, chiếm 37% tổng dư nợ, tăng 28,2%; dư nợ ngắn hạn 42.500 tỷ đồng, chiếm 63% tổng dư nợ, tăng 23,2% so với cùng kỳ.

Ước năm 2018 tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng là 400 tỷ đồng, chiếm 0,59% tổng dư nợ, tăng 11,11% so với cùng kỳ.

Các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; dư nợ cho vay năm 2018 khoảng 41.500 tỷ đồng, chiếm 61,5% tổng dư nợ; trong đó: thực hiện đầu tư tín dụng cho 116 xã xây dựng nông thôn mới 30.229 tỷ đồng, cho vay tái canh cây cà phê 500 tỷ đồng, cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch 500 tỷ, cho vay trong lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản 2.200 tỷ đồng.

10. Các vấn đề xã hội

10.1. Lao động và việc làm

Trong năm 2018, có khoảng 29.350 người lao động được giải quyết việc làm; trong đó 19.077 người làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; 2.937 người làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng; 7.336 người làm việc trong khu vực dịch vụ. Theo kết quả tổng hợp nhanh điều tra lao động và việc làm hàng tháng, năm 2018 tỉnh Lâm Đồng có 792.634 người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, trong đó có: 784.711 người có việc làm và 7.923 người thất nghiệp. Trong tổng số lực lượng lao động của tỉnh, nữ giới chiếm tỷ trọng thấp hơn nam giới (48,9% so với 51,1% nam giới), lý do cơ hội tìm việc làm của nữ thấp hơn nam giới. Tỷ lệ thất nghiệp chung là 1%.

10.2. Đời sống dân cư và đảm bảo an toàn xã hội

Trong năm 2018, đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương có cuộc sống ổn định, trong dịp lễ, tết vừa qua cũng được hưởng tăng thêm bình quân mỗi người từ 1 triệu đến 13 triệu đồng; trong đó, khu vực nhà nước ổn định và tăng so với cùng kỳ năm trước. Riêng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp được điều chỉnh nâng mức lương tối thiểu bắt đầu từ ngày 01/01/2018 theo Nghị định số 141/2017/NĐ-CP ngày 7/12/2017; còn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được áp dụng Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 về tăng mức lương cơ sở bắt đầu từ ngày 01/7/2018 từ 1.300.000 đồng/tháng lên 1.390.000 đồng/tháng (tăng 6,9%).

Ước thu nhập bình quân đầu người khu vực nhà nước Trung ương đóng trên địa bàn đạt 7 triệu đồng/người/tháng, cao hơn khu vực địa phương quản lý 1,3 lần (TNBQ khu vực địa phương là 5,38 triệu đồng/người/tháng). Đối với các đơn vị Trung ương quản lý có đơn vị TNBQ đầu người 1 tháng cao nhất đạt khoảng 10 triệu đồng, cao gấp 1,96 lần so với đơn vị thấp nhất là 5,1 triệu đồng. Đối với các đơn vị địa phương quản lý có ngành xây dựng TNBQ một người 1 tháng cao nhất đạt 7,3 triệu đồng, cao gấp 1,5 lần so với các đơn vị quản lý nhà nước là 4,9 triệu đồng. 

Dự ước đến cuối năm 2018 tỉnh Lâm Đồng còn 9.552 hộ nghèo đa chiều, tương ứng với tỷ lệ hộ nghèo là 3,07%, giảm 0,84% so đầu năm. Tổng số hộ cận nghèo toàn tỉnh còn 14.668 hộ, chiếm tỷ lệ 4,72%. Hộ nghèo và cận nghèo đã được quan tâm hỗ trợ các chính sách như miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ gạo cho học sinh, hỗ trợ tiền ăn, nhà ở cho học sinh, hỗ trợ nhà ở, tín dụng ưu đãi, hỗ trợ tiền điện, trợ giúp pháp lý,…nên nhìn chung đời sống hộ nghèo và hộ cận nghèo ổn định và tiếp tục đi lên thoát nghèo, số lượng và tỷ lệ hàng năm của hộ nghèo và cận nghèo giảm nhanh, số hộ thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu ngày một nhiều hơn.  

Từ đầu năm đến nay không xảy ra tình trạng thiếu đói giáp hạt, nên không phải cứu trợ. Trong dịp đón tết Mậu Tuất 2018, các đối tượng gồm người có công, đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội, các hộ nghèo, cận nghèo được tặng quà và trợ cấp tết bằng tiền mặt và hiện vật, trị giá tổng số tiền là 39,1 tỷ đồng (tăng hơn 6 tỷ so với năm 2017), tương ứng với 121.784 suất quà được nhận (kể cả tiền và hiện vật quy tiền), tăng 6.387 suất so với năm 2017. Trong tổng số tiền (39,1 tỷ đồng) chi hỗ trợ, được lấy từ các nguồn cụ thể như sau: nguồn ngân sách Trung ương (quà của Chủ tịch nước) là 1,9 tỷ đồng; nguồn ngân sách tỉnh là 34,9 tỷ đồng; nguồn xã hội hóa 2,3 tỷ đồng. Toàn tỉnh hiện có trên 24 nghìn người có công, đối tượng chính sách và 2 nghìn người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học, 748 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày. Nhân kỷ niệm 71 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2018), các đối tượng chính sách được các cấp, các ngành, các đơn vị trong tỉnh quan tâm thăm hỏi tặng quà với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng.

10.3. Hoạt động văn hóa - tuyên truyền           

Trong năm 2018 đã tổ chức thông tin - tuyên truyền các ngày lễ lớn nghiêm túc, hiệu quả, thiết thực. Các đội thông tin lưu động kết hợp với hoạt động văn hoá văn nghệ, chiếu bóng phục vụ, tổ chức tuyên truyền cổ động tại các địa bàn trong tỉnh, Đoàn Ca múa Nhạc Dân tộc tổ chức lưu diễn phục vụ nhân dân các dân tộc trong tỉnh nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Công tác tuyên truyền, cổ động trực quan và văn hóa: Để tuyên truyền những ngày lễ lớn trên địa bàn toàn tỉnh đã thiết kế, dàn dựng và trang trí 11 sân khấu lớn; triển khai công tác tuyên truyền trên hệ thống phướn, băng rôn, pano với diện tích 1.905,7 m2 tuyên truyền các chủ đề, các ngày lễ kỷ niệm lớn của đất nước và địa phương; xây dựng cụm pano giáp ranh các tỉnh Ninh Thuận, Khánh hoà, Đồng Nai, Đắk Lắk với tổng diện tích là 576 m2. Treo dựng 300 phướn, 20 băng rôn, phối hợp xây dựng 02 phóng sự, 02 chuyên trang tuyên truyền Ngày Quốc tế hạnh phúc; 480 phướn, 20 băng rôn, phối hợp xây dựng 02 phóng sự, 02 chuyên trang tuyên truyền Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2018 và Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình; 200 phướn và 60 băng rôn tuyên truyền Đề án truyền thông về phát triển phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; 240 phướn và 23 băng rôn tuyên truyền Đề án phát triển văn hóa nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh; 590 phướn, 50 băng rôn, 04 pano hộp, 02 cụm pano, phối hợp xây dựng 01 phóng sự tuyên truyền về Đại hội Thể dục Thể thao tỉnh Lâm Đồng lần thứ VIII năm 2018.

Đội thông tin lưu động tỉnh và các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền lưu động, xe loa về phục vụ các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với số lượng gần 400 lượt.

Các huyện, thành phố trong tỉnh cũng tập trung tuyên truyền các chủ đề, các ngày lễ kỷ niệm dưới nhiều hình thức: Đội thông tin lưu động, xe loa, pano, băng rôn, cờ phướn; kết hợp công tác tuyên truyền với các chương trình chiếu bóng lưu động, biểu diễn nghệ thuật về phục vụ các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với số lượng hàng ngàn lượt.

Các điểm di tích, bảo tàng Lâm Đồng thường xuyên mở cửa phục vụ khách đến tham quan nghiên cứu, học tập; năm 2018 đón khoảng 50.000 lượt khách, trong đó 2.000 khách quốc tế, ước đạt 123,5% kế hoạch năm (trong đó: Bảo tàng đón 38.000 lượt khách, Di tích Nhà lao Thiếu nhi Đà Lạt đón 8.000 lượt khách, Di tích Cát Tiên đón 4.000 lượt khách). Phối hợp với các đơn vị tổ chức 11 cuộc trưng bày chuyên đề và triển lãm lưu động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm. Hoàn chỉnh phim tư liệu “Di tích Nhà lao Thiếu nhi Đà Lạt - Những kỷ vật đi cùng năm tháng”. Phối hợp với Bảo tàng Chứng tích chiến tranh và Ban liên lạc cựu tù yêu nước Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt tổ chức tọa đàm, trao đổi về công tác sưu tầm hình ảnh, tài liệu phục vụ không gian trưng bày Nhà Lao thiếu nhi Đà Lạt ở Bảo tàng chứng tích chiến tranh tại Tp. Hồ Chí Minh. Phối hợp với Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục cộng đồng Vườn quốc gia Cát Tiên thử nghiệm đón khách du lịch giữa Vườn quốc gia Cát Tiên và di tích khảo cổ Cát Tiên. Phối hợp với UBND huyện Cát Tiên lập hồ sơ đăng ký kỷ lục Việt Nam đối với hiện vật Linga và Yoni. Biên tập ấn phẩm “Di tích Quốc Gia đặc biệt khảo cổ Cát Tiên - Bí ẩn miền đất thánh”. Duy trì tốt hoạt động của trạm vệ tinh ngân hàng dữ liệu văn hóa phi vật thể.

Công tác văn hóa và nghệ thuật gồm: Hội Tết Mậu Tuất 2018; chương trình nghệ thuật “Xuân Đà Lạt rực rỡ mùa anh đào” chào mừng Xuân Mậu Tuất và Ngày hội hoa Anh Đào Tuyền Lâm - Đà Lạt năm 2018; Chương trình nghệ thuật Mừng Đảng quang vinh - Mừng Xuân Mậu Tuất 2018; Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương - Đền thờ Âu Lạc năm 2018; chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 43 năm giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/2018); chương trình nghệ thuật kỷ niệm 128 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2018); Ngày hội văn hóa, thể thao các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng lần thứ II năm 2018; Lễ hội Mùa hè - Đà Lạt năm 2018; chương trình nghệ thuật kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9; chương trình nghệ thuật phục vụ buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương với Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng,... Tổ chức 85 buổi biểu biễn nghệ thuật, trong đó có 50 buổi phục vụ vùng sâu, vùng xa thu hút khoảng 250.000 lượt người xem.

Công tác Điện ảnh: Trung tâm Phát hành Phim và Chiếu bóng tỉnh tập trung triển khai kế hoạch tổ chức chiếu bóng phục vụ nhân dân trong tỉnh kết hợp công tác tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và các hoạt động của ngành. Thực hiện, biên tập 46 video clip, 6 khẩu hiệu tuyên truyền, 256 m2 pano cổ động, 49 tài liệu tuyên truyền xe loa, 23 phóng sự cho các chương trình và biên tập 30 tiểu phẩm tuyên truyền luật giao thông đường bộ. Chọn lọc và hướng dẫn khai thác 23 phim truyện, 45 phim tài liệu, 17 phóng sự, 14 phim hoạt hình và các chuyên mục phóng sự chuyên đề, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phổ biến kiến thức khoa học, Người tốt việc tốt… chọn lọc, biên tập các ca khúc ca ngợi Đảng, Bác Hồ và truyền thống yêu nước để khai thác và phục vụ người xem. Hoạt động chiếu bóng lưu động thực hiện 560 buổi chiếu, đạt 103,7% kế hoạch năm, phục vụ 99.990 lượt người xem. Rạp 3/4 ước thực hiện 40 buổi chiếu, đạt 20% kế hoạch năm, phục vụ 200 lượt người xem. Doanh thu 240 triệu đồng, đạt 240% kế hoạch năm.

Công tác Thư viện:  Thư viện tỉnh đã cấp phát 4.609 thẻ bạn đọc (trong đó thiếu nhi 4.215 thẻ; người lớn 394 thẻ); phục vụ 748.903 lượt bạn đọc, luân chuyển 260.039 lượt tài liệu; bổ sung 19.783 bản sách, báo, tạp chí, nâng tổng số tài liệu thư viện tỉnh hiện có 233.690 bản. Trưng bày, triển lãm 4.606 tài liệu, 184 ảnh tư liệu và 54 bức tranh đạt giải trong hội thi “Vẽ tranh theo sách” nhân các ngày kỷ niệm trong năm 2018.

Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở: Tổ chức các hoạt động lồng ghép Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” với nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh. Việc triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cơ bản đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2018. Dự ước kết quả thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2018 như sau: Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa là 88,5%, đạt 100% kế hoạch; Tỷ lệ thôn đạt chuẩn văn hóa là 93%, đạt 100% kế hoạch; Tỷ lệ cơ quan, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa là 94%, đạt 100% kế hoạch.

Công tác phát triển văn hóa nông thôn mới, đô thị văn minh: Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 79/116 xã được UBND tỉnh công nhận và công bố đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 68,1%) và Đơn Dương được công nhận huyện nông thôn mới vào tháng 9/2015. Toàn tỉnh hiện có 114/116 nhà văn hóa xã (đạt tỷ lệ 98,3%), trong đó có 96/114 nhà văn hóa xã cơ bản đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; 906/976 thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng (đạt 92,8%), trong đó có 705/906 nhà sinh hoạt cộng đồng thôn cơ bản đạt tiêu chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đạt 77,8%).

10.4. Hoạt động thể dục - thể thao

Trong năm 2018, ngành Thể dục - Thể thao Lâm Đồng tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” với phương châm đưa thể dục thể thao về cơ sở nhằm phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng rộng khắp, thu hút nhiều đối tượng thuộc các lứa tuổi tham gia vào việc rèn luyện sức khỏe, vui chơi lành mạnh, góp phần xây dựng đời sống văn hóa mới ở địa phương, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Thể thao thành tích cao: Từ đầu năm đến nay ngành thể thao Lâm Đồng đã phối hợp với Tổng cục Thể dục thể thao, các liên đoàn thể thao Việt Nam đăng cai tổ chức 08 giải khu vực, quốc gia và  quốc tế gồm các giải: Giải đua Xe đạp nữ quốc tế Bình Dương mở rộng tranh cúp Biwase; Giải Đua xe đạp Cúp truyền hình thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 30 năm 2018 các chặng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Giải đua xe đạp địa hình toàn quốc mở rộng DaLat Victory Challenge và Giải chạy bộ Dalat Ultra Trail 2018 thuộc hệ thống Cúp vô địch quốc gia “Vietnam MTB Series 2018”; Giải Vô địch Bóng bàn toàn quốc tranh Cúp Petro Đạm Cà Mau 2018; Giải Xe đạp Truyền hình Bình Dương toàn quốc tranh cúp “Ống nhựa Hoa Sen” năm 2018 các chặng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Giải Vô địch Thể hình các câu lạc bộ toàn quốc lần thứ XXV năm 2018 và giải Bóng đá hạng Nhì quốc gia mùa giải 2018 các trận trên sân Lâm Đồng.

Nhìn chung các giải được tổ chức chuyên nghiệp, chu đáo, thu hút đông đảo vận động viên trong và ngoài nước tham gia, góp phần quảng bá hình ảnh Lâm Đồng - Đà Lạt đến với bạn bè quốc tế. Cử đoàn vận động viên tham gia 56 giải thể thao với 525 lượt VĐV. Tính đến nay, Thể thao Lâm Đồng đạt 198 huy chương các loại (66 HCV, 49 HCB, 83 HCĐ), đạt 123,7% kế hoạch năm 2018. Đội tuyển Bóng đá Lâm Đồng trụ hạng Nhì mùa giải năm 2019. Hiện nay, tỉnh đang quản lý 12 lớp đội tuyển năng khiếu, tuyển trẻ, đội tuyển các môn và đội tuyển bóng đá nam với 183 vận động viên.

Thể dục thể thao quần chúng: Phong trào Thể dục Thể thao quần chúng tiếp tục được duy trì và phát triển. Hiện nay, tỷ lệ tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 32%; tỷ lệ gia đình thể thao đạt 25% và 830 câu lạc bộ thể dục thể thao. Tổ chức và phối hợp tổ chức 36 giải TDTT quần chúng; trong đó có 12 giải trong khuôn khổ Đại hội TDTT cấp tỉnh thu hút trên 5.000 vận động viên tham gia thi đấu. Ngoài ra còn hỗ trợ, phối hợp tổ chức một số giải thể thao cho các ngành, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

10.5. Giáo dục - đào tạo

Kết quả giáo dục năm học 2017-2018: 

- Giáo mầm non: Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp: Trẻ Nhà trẻ: 9.945 trẻ, đạt tỷ lệ 22,47%, (tỷ lệ vùng 4 là 15,3%; toàn quốc 27,7%). Mẫu giáo: 62.639 trẻ, đạt tỷ lệ 83,41% (tỷ lệ vùng 4 83,6%; toàn quốc 90,9%). Mẫu giáo 5 tuổi: 28.395 trẻ, đạt tỷ lệ 100%, toàn quốc 99,7%. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, nhẹ cân giảm theo từng năm; trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 2.987/72.538, tỷ lệ 4,12%; suy dinh dưỡng thể thấp còi 4.634/72.538, tỷ lệ 6,39%.

- Giáo dục phổ thông: Học sinh tiểu học hoàn thành chương trình đạt tỷ lệ 99,9%; xếp loại hoàn thành và hoàn thành tốt 2 môn Toán và tiếng Việt đạt trên 99%; xếp loại năng lực và phẩm chất loại Đạt và Tốt trên 99,5%. Học sinh THCS có học lực khá, giỏi đạt 58,47%; yếu, kém 3,6% (yếu 3,5%, kém 0,1%); hạnh kiểm khá, tốt đạt 98,06%; trung bình và yếu 1,94%. Học sinh THPT có học lực khá, giỏi đạt 57,7%; yếu, kém 5,84%; hạnh kiểm khá, tốt đạt 93,8%; Trung bình và yếu 6,18%.

- Học sinh giỏi cấp tỉnh: 1.024 HSG lớp 9 và 12; HSG quốc gia có 28/60 học sinh đạt giải (01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 07 giải Ba và 18 giải Khuyến khích), đây là lần đầu tiên sau 10 năm Lâm Đồng mới có HS đạt giải Nhất; 02 HS đạt giải Ba cuộc thi Olimpic Vật lý tại Pháp; 01 HS đạt Huy chương Đồng tại cuộc thi Tin học Châu Á; 01 HS đạt giải Nhì Cuộc thi “Giao thông học đường năm học 2017-2018”; 01 HS đạt giải Khuyến khích Cuộc thi viết thư quốc tế UPU; Cuộc thi Khoa học - Kỹ thuật khu vực phía Nam, Đoàn HS Lâm Đồng đạt giải Nhì toàn đoàn (19 giải) trong đó 01 dự án được chọn tham dự cuộc thi ISEF tại Hoa Kỳ; 04 Học sinh đoạt giải (01 nhì và 03 giải Ba) Tin học trẻ toàn quốc; 03 HS Trường THPT chuyên Thăng Long xuất sắc đoạt chức vô địch Cuộc thi “Giải quyết tình huống kinh doanh” thế giới dành cho học sinh trung học phổ thông.

- Tổ chức thành công kỳ thi THPT quốc gia 2018 an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Tỉ lệ tốt nghiệp THPT đạt 98,95%, cao hơn mặt bằng chung cả nước 1,38% (tỉ lệ chung toàn quốc là 97,57%). Bộ GDĐT đã chấm thẩm định kết quả thi THPT quốc gia 2018 tại tỉnh Lâm Đồng: Tất cả các bài thi được chấm thẩm định có điểm trùng khớp với điểm thi của Hội đồng thi Sở GDĐT Lâm Đồng đã chấm và công bố trước đó.

- Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cơ bản hoàn thành theo kế hoạch, góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới; đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra. Tính đến ngày 30/8/2018 có 355/641 trường MN, PT công lập đạt chuẩn quốc gia, tỉ lệ 55,38%.

- Công tác phổ cập giáo dục được giữ vững và nâng cao chất lượng: Duy trì phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đối với 147/147 đơn vị cấp xã; có 10/12 huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt tỉ lệ 83,3%; có 147/147 xã, phường đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 1; 66 xã, phường, thị trấn đạt mức độ 2 trở lên, tỉ lệ 44,9% (trong đó 45 xã mức độ 2 và 21 xã mức độ 3). Có 147/147 xã, thị trấn/12 huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS, tỉ lệ 100% (mức độ 1: 37, mức độ 2: 82, mức độ 3: 28).

- Giáo dục dân tộc tiếp tục được củng cố, tiến bộ, chất lượng từng bước được nâng cao, thu hẹp khoảng cách giáo dục giữa các vùng miền trong tỉnh. Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số học trường phổ thông dân tộc nội trú so với tổng số học sinh DTTS của cấp trung học là 10,2% (2.756/26.963), vượt chỉ tiêu đề ra 1,2%.

- Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm chăm lo, xây dựng, có ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tích cực học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đổi mới giáo dục. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cao. Toàn ngành có 24.929 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, trong đó cán bộ quản lý 1.714; giáo viên 18.831 (đạt chuẩn 97,8%, tính cả số giáo viên ở nhóm trẻ độc lập, tư thục; trên chuẩn trong số đạt chuẩn 69,59%); nhân viên 4.384 người.

- Công tác xây dựng cơ sở vật chất - trang thiết bị dạy và học tiếp tục được đầu tư đáp ứng khá tốt yêu cầu dạy và học, xây dựng trường chuẩn quốc gia và phục vụ đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT mới, trong đó ưu tiên mục tiêu dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học.

Công tác chuẩn bị và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019: Toàn tỉnh có 715 trường mầm non, phổ thông và GDTX. Trong đó: Mầm non 231 trường (tăng 02), trong đó ngoài công lập 56 trường; Tiểu học 256 trường (giảm 01 trường tiểu học do sáp nhập 02 trường tiểu học thành 01 trường ở huyện Đam Rông), trong đó ngoài công lập 02 trường; THCS 159 trường; THPT 57 trường (giảm 01 trường THPT do trường THPT Phù Đổng ở TP. Đà Lạt giải thể), trong đó ngoài công lập 03 trường; có 02 trung tâm GDTX cấp tỉnh, 10 trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện. Mầm non 65.861 trẻ; Tiểu học 127.053 HS; THCS 85.284 HS; THPT 42.649 học sinh.

Công tác tuyển sinh vào đại học và cao đẳng trung học chuyên nghiệp năm học 2018-2019: Trường Đại học Đà Lạt tuyển chọn mới 3.380 thí sinh, trường Đại học Yersin Đà Lạt tuyển sinh mới 850 thí sinh.

10.6. Hoạt động y tế    

Trong năm 2018, ngành Y tế Lâm Đồng tiếp tục triển khai các biện pháp giám sát, phòng chống cúm A (H1N1), (H5N1), (H5N6), (H5N8), (H7N9) và bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm, sốt rét không có dịch xảy ra. 

 (*) Công tác phòng, chữa bệnh từ đầu năm đến nay:

- Bệnh Tay Chân miệng: Số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng được phát hiện 1.200  trường hợp, tăng 149 trường hợp so với cùng kỳ là 1.051 trường hợp, không có trường hợp tử vong do bệnh tay chân miệng. Tổ chức 01 lớp tập huấn giám sát dịch tễ, chẩn đoán điều trị tay chân miệng cho 60 học viên là cán bộ y tế tại 12 huyện, thành phố.

- Công tác phòng chống sốt xuất huyết: Phát hiện 268 trường hợp sốt xuất huyết, giảm 180 trường hợp so với cùng kỳ là 448, không có trường hợp sốt xuất huyết nặng và không có trường hợp tử vong do sốt xuất huyết; phát hiện 62 ổ dịch sốt xuất huyết nhỏ và đã tổ chức xử lý kịp thời không để bùng phát thành dịch lớn. Tổ chức giám sát lăng quăng tại 125 điểm và 931 lượt, trong đó phát hiện 47 điểm có chỉ số BI (Breteau index) vượt ngưỡng tại Đức Trọng, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bảo Lâm, Đơn Dương, Đức Trọng và Bảo Lộc; giám sát mật độ muỗi tại 54 điểm lưu hành sốt xuất huyết và 648 lượt, trong đó có 02 điểm vượt ngưỡng về côn trùng tại Di Linh và Bảo Lâm.

- Công tác phòng chống sốt rét: Số bệnh nhân mắc sốt rét là 170 trường hợp, tăng 20 trường hợp so với cùng kỳ là 150 trường hợp, không có trường hợp mắc sốt rét ác tính và không có trường hợp tử vong do sốt rét.

- Công tác bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng: Quản lý và điều trị cho 1.418 bệnh nhân tâm thần phân liệt, trong đó: 80 bệnh nhân phát hiện mới. Quản lý điều trị cho 1.600 bệnh nhân động kinh, trong đó: 90 bệnh nhân phát hiện mới.

- Công tác phòng chống bệnh phong: Trong năm phát hiện 01 bệnh nhân phong mới tại huyện Di Linh, bệnh nhân tàn tật độ I, nhóm nhiều khuẩn, hiện đang được điều trị ở Khu điều trị Phong Di Linh. Toàn tỉnh quản lý 162 bệnh nhân, chăm sóc tàn tật cho 144 bệnh nhân (đạt 100%), giám sát 17 bệnh nhân (đạt 100%). Duy trì công tác loại trừ bệnh phong theo 4 tiêu chuẩn của Bộ Y tế quy định.

- Công tác phòng chống bệnh lao: Khám phát hiện 580 bệnh nhân lao mới, trong đó có 290 bệnh nhân lao phổi AFB (+). Trong năm triển khai tuyên truyền hoạt động truyền thông ngày thế giới chống lao 24/3; và các hoạt động phòng chống Lao tại tỉnh.

 - Công tác tiêm chủng mở rộng: Đã tiêm chủng đầy đủ cho 23.746 trẻ, đạt 96,6% kế hoạch năm; tiêm viêm gan B trước 24 giờ cho 18.929 trẻ sơ sinh, đạt 86,6% kế hoạch; uống đủ 3 liều vắc xin ngừa bại liệt cho 23.681 trẻ dưới 1 tuổi, đạt 96,3% kế hoạch; tiêm đủ 3 liều Quinvaxem cho 22.122 trẻ, đạt 93,6% kế hoạch; tiêm sởi mũi 1 cho trẻ dưới 1 tuổi cho 24.524 trẻ, đạt 99,7% kế hoạch năm. Tiêm vắc xin sởi mũi 2 cho 22.153 trẻ em 18 tháng tuổi, đạt 92,5% kế hoạch; tiêm bạch hầu - ho gà - uốn ván (DTC) mũi 4 cho 22.349 trẻ 18 tháng tuổi, đạt 93,4% kế hoạch. Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 13 tháng tuổi mũi 1: 24.117 trẻ, đạt 98,7% kế hoạch; mũi 2: 23.389 trẻ, đạt 95,7% kế hoạch và mũi 3: 21.942 trẻ, đạt 92,3% kế hoạch năm. Số trẻ từ 6-36 tháng được uống Vitamin A là 63.478/65.072 trẻ, đạt 97,6% kế hoạch năm. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi thể nhẹ cân là 11,9% (KH giao 12%), thể thấp còi là 19,6% (KH giao là 19,6%).

- Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản: Tổng số phụ nữ đẻ là 22.343 (bao gồm cả nơi khác đến Lâm Đồng sinh); trong đó số phụ nữ được quản lý thai là 22.014 chiếm tỷ lệ 98,5%, số phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ là 22.236, chiếm tỷ lệ 99,5%; số bà mẹ đẻ được khám thai ≥ 3 lần trong 3 thai kỳ là 21.674, đạt tỷ lệ 97%; số bà mẹ được thăm khám trong vòng 42 ngày tại nhà sau đẻ là 18.733 chiếm tỷ lệ 84%. Tiêm phòng uốn ván 2+ cho 21.580 phụ nữ có thai, đạt 97% kế hoạch và tiêm phòng uốn ván 2+ cho 8.233 phụ nữ tuổi sinh đẻ, đạt 85,1% kế hoạch. Số mắc tai biến sản khoa trong năm là 27 trường hợp (băng huyết: 23, sản giật: 03, vỡ tử cung: 01), giảm 02 trường hợp so với năm 2017; không có có tử vong do tai biến sản khoa. Tổng số lượt khám phụ khoa là 143.224, số lượt mắc bệnh bệnh phụ khoa được điều trị là 60.899 người. Số bà mẹ sau sinh con trong tháng đầu tiên được uống Vitamin A là 10.054/10.549 bà mẹ đạt 97%.

- Công tác chăm sóc sức khỏe, cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em: Tổng số trẻ sinh là 22.512 (bao gồm cả nơi khác đến Lâm Đồng sinh); số trẻ đẻ sống là 22.338; số trẻ sơ sinh sống được cân là 22.338, số trẻ đẻ cân nặng dưới 2.500 gram là 1.045 (tỷ lệ 4,6%), số trẻ đẻ cân nặng trên 4.000 gram là 260 (tỷ lệ 1,2%). Số trẻ tử vong dưới 1 tuổi được cơ sở y tế ghi nhận là 89 trường hợp tỷ suất 5,2‰, số trẻ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi được cơ sở y tế ghi nhận là 81 trường hợp tỷ suất 6,4‰.

- Công tác phòng chống bệnh HIV/AIDS: Có 119 trường hợp nhiễm HIV mới đưa vào quản lý (tích lũy: 1.458), có 04 trường hợp chuyển AIDS mới (tích lũy: 275) và có 25 trường hợp tử vong AIDS (tích lũy: 555); số người nhiễm HIV còn sống được quản lý tại địa phương là 631 trường hợp. Tỉnh Lâm Đồng có 03 cơ sở điều trị thuốc kháng HIV: (1) Bệnh viện Đa khoa tỉnh; (2) Bệnh viện II Lâm Đồng và (3) TTYT huyện Đức Trọng; điều trị bằng thuốc ARV cho 570 bệnh nhân nhiễm HIV, trong đó có 18 trẻ em. Hiện nay có 86/147 xã, phường, thị trấn đang quản lý bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.

- Chương trình mục tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm: Năm 2018 xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm (năm 2017 xảy ra 2 vụ) vào ngày 12/02/2018 tại xã Tà Nung, thành phố Đà Lạt với 07 người mắc, không có trường hợp tử vong, nguyên nhân do ngộ độc nấm rừng; ngay sau khi nhận được thông tin ca mắc đầu tiên, Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm và các tổ phản ứng nhanh, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, Trung tâm Y tế thành phố Đà Lạt tổ chức giám sát, điều tra ca bệnh và thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời.

Công tác thanh, kiểm tra, hậu kiểm tra An toàn vệ sinh thực phẩm: Tổ chức thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm định kỳ và trong dịp lễ, Tết Nguyên đán, trong tháng hành động về an toàn thực phẩm và kiểm tra chuyên ngành về An toàn thực phẩm năm 2018. Kết quả thực hiện năm 2018: Tổng số đoàn thanh, kiểm tra là 264 đoàn; đã tiến hành kiểm tra 10.156 cơ sở, trong đó có 8.063 cở sở đảm bảo đầy đủ các điều kiện ATTP (tỷ lệ: 79,8%); có 2.068 cơ sở vi phạm các quy định về ATTP (tỷ lệ 20,3%). Đã nhắc nhở, chấn chỉnh 1.929 cở sở; xử lý vi phạm đối với 139 cơ sở với các hình thức sau: Cảnh cáo 02 cơ sở, chuyển hồ sơ sang cơ quan khác xử lý 17 cơ sở, phạt tiền 120 cơ sở với tổng số tiền phạt 348,5 triệu đồng. Lấy 762 mẫu xét nghiệm về An toàn thực phẩm, kết quả có 685/762 mẫu đạt yêu cầu, tỉ lệ đạt 91,2% và 67/762 mẫu không đạt, tỷ lệ là 8,8%, các mẫu không đạt đã được xử lý theo các quy định hiện hành.

- Công tác khám chữa bệnh: Các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn tỉnh đảm bảo thường trực cấp cứu, khám chữa bệnh phục vụ kịp thời nhu cầu của người dân. Kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2018: Tổ chức khám bệnh cho 2.306.557 lượt bệnh nhân, đạt 92% kế hoạch năm; khám dự phòng cho 385.246 lượt bệnh nhân; tổng số ngày điều trị nội trú: 894.166 đạt 104,2% kế hoạch năm; số ngày điều trị nội trú trung bình/bệnh nhân là 5,5; công suất sử dụng giường bệnh toàn tỉnh đạt 97%; số bệnh nhân được điều trị ngoại trú: 53.160, đạt 104% kế hoạch năm; tổng số phẫu thuật 22.201 ca; tổng số xét nghiệm 2.214.904 tiêu bản; tổng số chẩn đoán hình ảnh 489.866 lần. Khám sàng lọc và cấp thuốc miễn phí bệnh lý võng mạc tiểu đường cho 562 bệnh nhân tiểu đường trên địa bàn tỉnh, mổ đục thủy tinh thể cho 1.106 bệnh nhân đạt 110% kế hoạch.

- Lĩnh vực dược: Ngành Y tế đã đảm bảo cung ứng thuốc thiết yếu đến các vùng sâu, vùng xa và trong các tình huống thiên tai, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý phục vụ cho nhân dân trên địa bàn tỉnh; duy trì thường xuyên các biện pháp bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng như tăng cường công tác kiểm nghiệm dược phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong tỉnh, đảm bảo nguồn gốc và chất lượng thuốc, không có thuốc giả lưu thông trên thị trường; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra kinh doanh thuốc góp phần bình ổn giá thuốc trên thị trường. Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm Mỹ phẩm kiểm nghiệm 781 mẫu thuốc trên địa bàn toàn tỉnh đạt tỷ lệ 100% so với kế hoạch năm, có 778 mẫu đạt tiêu chuẩn theo quy định, đạt tỷ lệ 99,6%; có 03 mẫu không đạt tiêu chuẩn đã xử lý theo các quy định hiện hành.

10.7  Tình hình thiệt hại do thiên tai

Từ đầu năm đến nay chết 02 người và thiệt hại về tài sản 1,05 tỷ đồng, trong đó chỉ có thiệt hại về nhà cửa và sạt lở đường (18 căn nhà của dân bị sập, tốc mái, tường đổ, thiệt hại 1.029 triệu đồng và đường sạt lở 21 triệu đồng).

10.8. Tình hình an toàn giao thông

Ban An toàn giao thông tỉnh triển khai lắp đặt 264 bảng pano tuyên truyền về an toàn giao thông tại UBND và Nhà Văn hóa các xã, phường, thị trấn và cạnh cổng tường rào các trường học trên địa bàn tỉnh; đôn đốc các cơ quan thông tấn, báo chí tham gia giải thưởng Báo chí viết về an toàn giao thông; chỉ đạo điều tiết giao thông, kiểm soát tải trọng trên tuyến đường Trường Sơn Đông trong thời gian khắc phục sạt lở do mưa bão gây ra trên tuyến. Phòng CSGT tổ chức ra quân đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch 2019, Tết Nguyên đán Kỷ Hợi (thời gian từ 16/12/2018 đến 15/2/2019); bảo đảm an toàn giao thông trận chung kết bóng đá AFF Cup; tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên tuyến Quốc lộ 20 và các khu vực trường học trên địa bàn tỉnh.

Tính từ ngày 16/11/2018 đến ngày 15/12/2018, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 16 vụ tai nạn giao thông, làm chết 10 người, bị thương 13 người. Số vụ tai nạn giao thông năm 2018 (tính từ ngày 16/12/2017 đến ngày 15/12/2018) trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 215 vụ tai nạn giao thông, tăng 10,26% so với năm trước; làm chết 142 người, tăng 5,97%; bị thương 144 người, tăng 13,39% so với năm trước.

Tổng hợp hàng quý:  Số vụ tai nạn giao thông xảy ra quý I/2018 là 50 vụ, quý II/2018 là 63 vụ, quý III/2018 là 51 vụ, quý IV/2018 là 51 vụ; số người chết trong quý I/2018 là 33 người, quý II/2018 là 36 người, quý III/2018 là 38 người, quý IV/2018 là 35 người; số người bị thương trong quý I/2018 là 33 người, quý II/2018 là 47 người, quý III/2018 là 25 người, quý IV/2018 là 39 người.

Trong tháng 12/2018 lực lượng chức năng phát hiện, xử lý 4.834 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, xử phạt 3,8 tỷ đồng, tước 232 giấy phép lái xe. Phương tiện cơ giới đường bộ đăng ký mới 441 ô tô và 4.363 mô tô. Tổng phương tiện đang quản lý là 53.472 ô tô và 973.212 mô tô.

10.9. Tình hình cháy, nổ và bảo vệ môi trường

Tính từ đầu năm đến nay xảy ra 12 vụ cháy, làm 15 người chết, số người bị thương 02 người, ước thiệt hại 22,3 tỷ đồng. Vi phạm môi trường 01 vụ, xỷ lý 01 vụ, số tiền xử phạt là 150 triệu đồng.

11. Một số nhiệm vụ chủ yếu cần triển khai trong năm 2019

Nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong năm 2018 mặc dù gặp khó khăn nhưng tiếp tục có chuyển biến tích cực; kinh tế ổn định, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện; thu hút khách du lịch quốc tế đạt khá. Các lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh xã hội được quan tâm thực hiện và đạt kết quả nhất định, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Tốc độ tăng trưởng chưa đạt, chỉ số tồn kho còn cao, xuất nhập khẩu chưa có nhiều cải thiện.

Quy mô nền kinh tế của Lâm Đồng không ngừng phát triển, GRDP bình quân đầu người từ thấp hơn đến nay đã bằng bình quân chung cả nước; năng suất ngành nông nghiệp của tỉnh cao gần 2 lần so với bình quân cả nước nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn thiếu bền vững, quy mô nền kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tỷ trọng khu vực I còn cao trong GRDP (hơn 2 lần so với cả nước). Vấn đề đặt ra hiện nay đối với kinh tế Lâm Đồng tuy không đặt nặng chuyển dịch kinh tế như các địa phương khác là giảm nông nghiệp; tăng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Bởi vì, là một tỉnh miền núi, cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông chủ yếu bằng đường bộ còn nhiều hạn chế nên cần tận dụng lợi thế thổ nhưỡng, khí hậu để phát triển nông nghiệp cao và du lịch nghỉ dưỡng nhằm tạo động lực cho nền kinh tế để đẩy mạnh đầu tư phát triển ngành công nghiệp không khói trong những năm tới thực sự trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng của cả nước và khu vực, từng bước chuyển cơ cấu của tỉnh theo hướng  Du lịch – Nông nghiệp – Công nghiệp. 

Nhằm triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ năm 2019 mà Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra, các ngành, các cấp cần tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụ chủ yếu sau:

1. Tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2018 theo các Nghị quyết của Chính phủ, Hội đồng nhân dân tỉnh, Chương trình hành động của UBND tỉnh Lâm Đồng về triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018. Phấn đấu hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết và kịch bản tăng trưởng đã đề ra.

2. Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và Nghị quyết 05-NQ/TU về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2016 - 2020. Đẩy mạnh thực hiện dự án xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đầu tư trong nông nghiệp; chú trọng xây dựng, quảng bá và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp, du lịch và các sản phẩm chủ lực khác của tỉnh. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi. Thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn các kênh, mương, hồ, đập, cầu, cống; thực hiện tốt phương án phòng, chống, khắc phục thiệt hại thiên tai trong mùa mưa bão.

3. Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng; tiến hành rà soát, điều chỉnh dự án đầu tư có liên quan đến chuyển mục đích sử dụng rừng trên địa bàn toàn tỉnh; tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng; quản lý tài nguyên, khoáng sản; xử lý nghiêm các vụ vi phạm.

4. Tiếp tục thực hiện công tác xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư, thu hút đầu tư có chọn lọc; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả, hàng kém chất lượng, ...

5. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện việc nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ du lịch, chỉ đạo các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, rà soát hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tránh làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội, an toàn của du khách. Chuẩn bị tốt các nội dung kỷ niệm 125 năm Đà Lạt hình thành và phát triển.

6. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược có đủ năng lực, uy tín để thu hút đầu tư; tiếp tục tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư; tăng cường kiểm tra, rà soát tiến độ thực hiện các dự án đầu tư; kiên quyết thu hồi những dự án chậm triển khai, nhà đầu tư không đủ năng lực, dự án không khả thi, để mất rừng, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng.

7. Tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn, phấn đấu đạt và vượt dự toán địa phương; rà soát, đánh giá tình hình, kết quả thu, xác định những lĩnh vực còn thất thu, những tồn tại trong công tác tổ chức, chỉ đạo, điều hành quản lý thu; tập trung quản lý chặt chẽ nguồn thu, triển khai đồng bộ các biện pháp chống thất thu, đảm bảo hoàn thành dự toán thu được giao. Kiểm soát chi tiêu chặt chẽ, tiết kiệm các khoản chi tiêu công. Rà soát, đôn đốc tiến độ thực hiện và giải ngân vốn các dự án xây dựng cơ bản theo đúng tiến độ; các dự án chậm triển khai, không thực hiện đúng tiến độ sẽ bị điều chuyển vốn cho các dự án khác, địa bàn khác. 

8. Đẩy mạnh việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội. Tăng cường các hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

9. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng an ninh; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Kiên quyết đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; điều tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm pháp luật, các vụ chống người thi hành công vụ; thực hiện các giải pháp để giảm tội phạm ma túy và số người nghiệm ma túy; giảm số vụ cháy, số vụ cứu nạn cứu hộ; thực hiện quyết liệt đồng bộ nhiều giải pháp để giảm tai nạn giao thông trên cả 3 mặt theo kế hoạch đề ra.

10. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo điều hành của cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở; đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước và các địa phương. Thực hiện tốt công tác tiếp dân; giải quyết đơn thư khiếu nại - tố cáo; tăng cường công tác đối thoại.

11. Tổ chức đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy Lâm Đồng thực hiện các Nghị quyết của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

12. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước bằng nhiều nội dung hình thức phù hợp, thiết thực; động viên khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong năm 2018. Xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2019./.


([1]) Trong đó:

- Có 04 dự án vốn đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký đầu tư 123,52 tỷ đồng, quy mô diện tích 3,3 ha. So với cùng kỳ năm 2017, giảm 42,9% về dự án, giảm 90,1% về vốn, giảm 91,8% về diện tích (năm 2017 có 7 dự án FDI, vốn 1.348,6 tỷ đồng, diện tích 40,08 ha).

- Có 51 dự án, với vốn đăng ký 5.052,35 tỷ đồng, quy mô diện tích 488,62 ha. So với cùng kỳ năm 2017, tăng 10,9% về dự án, tăng 27,6% về vốn, giảm 4,9% về diện tích (năm 2017 có 46 dự án vốn trong nước, vốn 3.960,19 tỷ đồng, diện tích 513,94 ha).

 


([1]) Để phục vụ cho cuộc họp HĐND tỉnh năm 2018, cuối tháng 10/2018 UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các ngành Tổng hợp dự ước tăng trưởng kinh tế trước ngày 05/11/2018. Các ngành Tổng hợp ước GRDP năm 2018 tăng 8,59%, KV I tăng 5,2%, KV II tăng 8,39%, KV III tăng 12,25% và Thuế SP trừ trợ cấp SP tăng 9,11%.

 

 


Các tin khác
© Copyright 2012 CỤC THỐNG KÊ TỈNH LÂM ĐỒNG
10 Đường 3 Tháng 4, Phường 3, TP. Đà Lạt