Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội ước tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2018

 

        1. Hoạt động tài chính

         Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước 9 tháng năm 2018 đạt 5.366,3 tỷ đồng, bằng 79,5% so với dự toán, tăng 12,06% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa đạt 4.988,9 tỷ đồng, bằng 79,82% so với dự toán, tăng 12,09% so với cùng kỳ. Trong thu nội địa, thu từ doanh nghiệp Trung ương đạt 784,8 tỷ đồng, đạt 83,94% so với dự toán, tăng 11,37%; thu từ doanh nghiệp địa phương đạt 69,6 tỷ đồng, đạt 81,83% so với dự toán, tăng 30,58%; thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 77,3 tỷ đồng, đạt 90,93% so với dự toán, tăng 34,16%; thu thuế ngoài quốc doanh đạt 1.229,6 tỷ đồng, đạt 72,2% so với dự toán, tăng 15,93%; thuế thu nhập cá nhân đạt 518,4 tỷ đồng, đạt 94,09% so với dự toán, tăng 26,14%; lệ phí trước bạ đạt 297,5 tỷ đồng, đạt 72,56% so với dự toán, tăng 32,04%; thu phí, lệ phí đạt 188,3 tỷ đồng, đạt 64,94% so với dự toán, giảm 14,22%; thu từ đất, nhà đạt 633,5 tỷ đồng, đạt 74,53% so với dự toán, giảm 7,56% so với cùng kỳ; thu xổ số kiến thiết đạt 626,5 tỷ, đạt 94,93% so với dự toán. Thu thuế qua hải quan đạt 377,4 tỷ đồng, đạt 75,48% so với dự toán, tăng 15,57% so với cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách địa phương ước 9 tháng năm 2018 đạt 10.265,1 tỷ đồng, bằng 87,78% so với dự toán, tăng 12,42% so với cùng kỳ. Trong đó, thu điều tiết đạt 4.585,7 tỷ đồng, tăng 11,56%; thu bổ sung từ ngân sách Trung ương đạt 3.296,4 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ.

Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện 9 tháng năm 2018 đạt 8.694,8 tỷ đồng, bằng 75,03% so với dự toán, tăng 10,87% so với cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 1.338,8 tỷ đồng, bằng 69,73% so với dự toán, tăng 21,19%; chi thường xuyên đạt 4.894,5 tỷ đồng, bằng 62,54% so với dự toán, tăng 0,93%. Trong tổng chi thường xuyên; chi giáo dục và đào tạo đạt 2.262,3 tỷ đồng, đạt 64,05% so với dự toán, tăng 1,9%; chi sự nghiệp khoa học công nghệ đạt 16,1 tỷ đồng, tăng 10,48%; chi sự nghiệp y tế đạt 760 tỷ đồng, tăng 13,86%; chi sự nghiệp kinh tế đạt 470 tỷ đồng, tăng 15,12%; chi quản lý hành chính đạt 1.325 tỷ đồng, tăng 14,02% so với cùng kỳ.

2. Hoạt động tín dụng

          Ước đến 30/9/2018 vốn huy động đạt 47.300 tỷ đồng, tăng 11,01% so với cùng kỳ. Trong đó, tiền gửi dân cư đạt 36.760 tỷ đồng, chiếm 77,72% tổng vốn huy động, tăng 9,05%; tiền gửi thanh toán, tiền gửi khác đạt 10.540 tỷ đồng, chiếm 22,28% tổng vốn huy động, tăng 18,44% so với cùng kỳ.

Ước đến 30/9/2018 tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 81.300 tỷ đồng, tăng 26,01% so với cùng kỳ. Trong đó, dư nợ trung dài hạn 28.400 tỷ đồng, chiếm 34,93% tổng dư nợ, tăng 19,74%; dư nợ ngắn hạn 52.900 tỷ đồng, chiếm 65,07% tổng dư nợ, tăng 29,66% so với cùng kỳ.

         Ước đến 30/9/2018 tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng là 350 tỷ đồng, chiếm 0,43% tổng dư nợ, giảm 5,41% so với cùng kỳ.

3.     Giá cả thị trường

         3.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

          Trong tháng 9/2018 do giá xăng dầu được điều chỉnh tăng ngày 06/9 và ngày 21/9/2018, cũng như giá gas tăng do tác động của giá gas thế giới bình quân tháng 8/2018 ở mức 617,5 USD/tấn đã làm giá gas trong nước tăng 10.000 đồng/bình 12kg. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2018 tăng 0,67% so với tháng trước và tăng 3,75% so với cùng kỳ, cụ thể: nhóm bưu chính viễn thông tăng 4,17%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,83%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,78%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,31%; các nhóm may mặc, mũ nón, giày dép; nhóm giáo dục (các trường đại học, cao đẳng điều chỉnh tăng giá học phí theo lộ trình như học phí trung cấp tăng 9,81%, học phí cao đẳng tăng 9,63% và học phí đại học tăng 20,89%) và nhóm văn hoá, giải trí và du lịch đều tăng 0,15%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,09%; các nhóm mặt hàng giảm so với tháng trước như nhóm hàng hoá và dịch vụ khác giảm 0,02%; nhóm  giao thông giảm 0,11%. Bên cạnh đó, nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình ổn định so với tháng trước. Bình quân 09 tháng năm 2018 chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,05% so với cùng kỳ.

3.2. Chỉ số giá vàng và Đô la Mỹ

Giá vàng 99,99 trên địa bàn tỉnh dao động quanh mức 3,49 triệu đồng/chỉ, giảm 1,02% so với tháng trước, bình quân 9 tháng năm 2018 giá vàng tăng 5,23% so với cùng kỳ. Giá USD bán ra bình quân tháng 9/2018 dao động ở mức 23.330 đồng/USD; chỉ số giá USD tháng 9/2018 tăng 0,12% so với tháng trước, bình quân 9 tháng năm 2018 giá USD tăng 1,03% so với cùng kỳ.

3.3. Chỉ số giá sản xuất

Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản quý III năm 2018 giảm 1,78% so với cùng kỳ và tăng 2,6% so với quý trước. Trong đó: Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất nông nghiệp giảm 1,93% so với cùng kỳ và tăng 2,62% so với quý trước; cụ thể: cây hàng năm giảm 3,65% so với cùng kỳ và tăng 2,25% so với quý trước, một số mặt hàng chủ yếu là thóc tăng 8,19%; ngô và cây lương thực có hạt khác tăng 14,64%; củ có chất bột giảm 10,84%; rau, đậu, hoa, cây cảnh giảm 6,02% so với cùng kỳ. Cây lâu năm giảm 11,11% so với cùng kỳ và giảm 1,85% so với quý trước, một số mặt hàng chủ yếu như hồ tiêu giảm 42,42%; cà phê giảm 13,49%; chè tăng 3,96% so với cùng kỳ. Sản phẩm chăn nuôi tăng 38,06% so với cùng kỳ và tăng 19,77% so với quý trước, trong đó trâu, bò tăng 1,24%; lợn tăng 73,63%; gia cầm tăng 8,28% so với cùng kỳ. Sản phẩm lâm nghiệp tăng 6,51% so với cùng kỳ và tăng 1,7% so với quý trước; trong đó, sản phẩm lâm sản khai thác tăng 2,32%; sản phẩm lâm sản thu nhặt giảm 1,02% so với cùng kỳ. Sản phẩm thủy sản tăng 0,85% so với cùng kỳ và tăng 1,39% so với quý trước.

Chỉ số giá sản xuất hàng công nghiệp quý III năm 2018 tăng 19,17% so với cùng kỳ và tăng 0,26% quý trước; trong đó chỉ số giá sản xuất sản phẩm khai khoáng tăng 4,53% so với cùng kỳ và tăng 3,19% so với quý trước; sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,92% so với cùng kỳ và giảm 2,62% so với quý trước; điện và phân phối điện tăng 72,51% so với cùng kỳ và tăng 10,15% so với quý trước.

Chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất quý III năm 2018 tăng 5,86% so với cùng kỳ và tăng 1,03% so với quý trước; trong đó chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 2,22% so với cùng kỳ và giảm 0,05% so với quý trước; sử dụng cho sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,33% so với cùng kỳ và tăng 1,8% so với quý trước; sử dụng cho xây dựng tăng 2,79% so với cùng kỳ và tăng 0,83% so với quý trước. 

Chỉ số giá cước vận tải kho bãi quý III năm 2018 tăng 3,62% so với cùng kỳ và tăng 0,62% so với quý trước. Trong đó: giá cước dịch vụ vận tải hành khách tăng 2,89% so với cùng kỳ và tăng 1,77% so với quý trước; giá cước dịch vụ vận tải hàng hóa tăng 4,65% so với cùng kỳ và ổn định so với quý trước; dịch vụ kho bãi và hỗ trợ vận tải tăng 0,21% so với cùng kỳ và tăng 0,67% so với quý trước. Chia theo ngành vận tải thì dịch vụ vận tải đường bộ tăng 3,87% so với cùng kỳ và tăng 0,4% so với quý trước; trong đó, dịch vụ vận tải bằng xe buýt tăng 16,04% so với cùng kỳ và tăng 9,49% so với quý trước; dịch vụ vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt) tăng 2,32% so với cùng kỳ và tăng 0,28% so với quý trước; dịch vụ vận tải hành khách đường bộ khác giảm 0,03% so với cùng kỳ và tăng 0,78% so với quý trước. Dịch vụ vận tải hàng không tăng 7,94% so với cùng kỳ và tăng 8,17% so với quý trước

          Chỉ số giá dịch vụ quý III năm 2018 tăng 2,91% so với cùng kỳ và tăng 0,89% so với quý trước; trong đó dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 1,37% so với cùng kỳ và tăng 0,3% so với quý trước; hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm tăng 0,05% so với cùng kỳ và tăng 0,01% so với quý trước; hoạt động hành chính và hỗ trợ tăng 0,15% so với cùng kỳ và tăng 0,01% so với quý trước; hoạt động giáo dục và đào tạo tăng 10,09% so với cùng kỳ và tăng 2,21% so với quý trước; hoạt động y tế và trợ giúp xã hội tăng 2,6% so với cùng kỳ và giảm 2,46% so với quý trước; hoạt động nghệ thuật vui chơi giải trí tăng 0,62% so với cùng kỳ và tăng 0,1% so với quý trước; hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình tăng 0,97% so với cùng kỳ và ổn định so với quý trước; hoạt động thông tin truyền thông; hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ ổn định so với quý trước.

4. Đầu tư

- Dự ước vn đầu tư thc hin toàn xã hội quý III năm 2018 đạt 5.920,8 tỷ đồng tăng 8,45% so với cùng kỳ; trong đó, vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước đạt 864,5 tỷ đồng, tăng 14,36%; vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước đạt 273,8 tỷ đồng, tăng 16,85%; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân đạt 4.434,6 tỷ đồng, tăng 7,82%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 160,9 tỷ đồng, tăng 10,86% so với cùng kỳ.

- Vốn đầu tư thc hin toàn xã hi 9 tháng năm 2018 ước đạt 15.800,1 t đồng, tăng 12,07% so vi cùng k; trong đó, vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước đạt 2.096,9 tỷ đồng, tăng 8,91%, ch yếu thc hin các chương trình mc tiêu, các ngành kinh tế có ưu thế ca địa phương và xây dng cơ s h tng v lĩnh vc thy li, giao thông, giáo dc, y tế…các công trình trng đim to điu kin phát trin kinh tế xã hi ca tnh và do công ty thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi tập trung đầu tư mở rộng dự án thuỷ điện Đa Nhim từ quý 4/2017; vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước đạt 714 tỷ đồng, tăng 19,62%; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân đạt 12.025,1 tỷ đồng, tăng 12,7%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 410 tỷ đồng, tăng 10,93% so với cùng kỳ ch yếu thc hin các khon mc đầu tư mua sm máy móc thiết b không qua XDCB, b sung vn lưu động và sa cha nâng cp tài sn c định ca các doanh nghip có vn đầu tư nước ngoài.

 

Ước thực hiện

quý III

năm 2018

(Triệu đồng)

Ước thực hiện

09 tháng

năm 2018

(Triệu đồng)

Quý III năm 2018So cùng kỳ năm 2017 (%)

09 tháng năm 2018 so cùng kỳ năm 2017 (%)

Tổng vốn đầu tư thực hiện

5.920.791

15.800.157

108,45

112,07

Vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước

864.461

2.096.872

114,36

108,91

Vốn trái phiếu Chính phủ

14.030

50.269

32,69

45,99

Vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch NN

1.750

713.975

116,85

119,62

Vốn vay từ các nguồn khác (của khu vực Nhà nước)

171.238

4.591

106,20

109,38

Vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước (Vốn tự có)

171.238

499.384

102,92

117,84

Vốn đầu tư của dân cư và tư nhân

4.434.606

12.025.085

107,82

112,70

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

160.867

409.981

110,86

110,93

- Đối với nguồn vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý quý III năm 2018 ước đạt 549,5 tỷ đồng, tăng 23,18% so với cùng kỳ; trong đó, vốn cân đối ngân sách tỉnh đạt 228,8 tỷ đồng, tăng 15,83%; Vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu đạt 99,6 tỷ đồng, tăng 80,17%; vốn xổ số kiến thiết đạt 85,4 tỷ đồng, tăng 16,85%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 73,3 tỷ đồng, tăng 20,77%; và vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 2,4 tỷ đồng, tăng 76,83% so với cùng kỳ.

5. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Đăng ký kinh doanh: Trong 9 tháng năm 2018, số doanh nghiệp thành lập mới 710 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký 4.461,4 tỷ đồng, giảm 12,2% về số doanh nghiệp và giảm 4,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ, bình quân đạt 6,28 tỷ đồng/doanh nghiệp; số đơn vị trực thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) đăng ký hoạt động là 608 đơn vị, tăng gấp 1,89 lần so với cùng kỳ.

Về tình hình hoạt động, giải thể doanh nghiệp: Trong 9 tháng năm 2018 số cơ sở hoạt động trở lại là 166 doanh nghiệp, tăng 2,5% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động 234 doanh nghiệp, tăng 6,8% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp đã giải thể 147 doanh nghiệp.

Tình hình thu hút vốn đầu tư trong nước: Trong 9 tháng năm 2018 có 26 dự án được cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.213,2 tỷ đồng, quy mô diện tích 348,65 ha; có 72 dự án được điều chỉnh nội dung dự án đầu tư; thu hồi 16 dự án, với tổng vốn đăng ký 2.026,73 tỷ đồng, quy mô diện tích 2.148,87 ha.

Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài: Trong 9 tháng năm 2018 có 02 dự án được cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký 122,52 tỷ đồng, quy mô diện tích 3,19 ha; có 13 dự án được điều chỉnh nội dung dự án đầu tư; thu hồi 01 dự án, với tổng vốn đăng ký 68,1 tỷ đồng, quy mô diện tích 3,08 ha.

6. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

6.1. Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp đến ngày 10/9/2018: Tổng diện tích gieo trồng ước đạt 363.206,6 ha, tăng 0,89% so với cùng kỳ. Trong đó, cây hàng năm 110.847,8 ha, chiếm 30,52%, tăng 0,55% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 149.074,3 tấn, giảm 1,54% so với cùng kỳ.

Lúa gieo cấy 27.923,5 ha, đạt 102,27% kế hoạch, giảm 2,86% so với cùng kỳ, do chuyển đổi mục đích sang cây trồng khác (rau, dâu tằm, ngô cây cho bò). Năng suất bình quân ước đạt 53,65 tạ/ha, tăng 3,45% (+1,8 tạ/ha); sản lượng đạt 82.358,4 tấn, giảm 0,7% (-579,2 tấn) so với cùng kỳ. 

Ngô gieo trồng với diện tích 8.905,4 ha, giảm 12,63% so với cùng kỳ, do trồng xen trong cây lâu năm đã phát tán, diện tích trồng trên đất lâm nghiệp ngày càng thu hẹp, một số diện tích chuyển dổi qua trồng cây khác (cà phê, dâu tằm, cây ăn trái). Ước năng suất bình quân chung đạt 57,14 tạ/ha, tăng 1,96% (+1,1 tạ/ha); sản lượng ước đạt 40.597,5 tấn, giảm 14,61% so với cùng kỳ.

Cây lấy củ có chất bột gieo trồng 2.326,6 ha, tăng 10,14% so với cùng kỳ. Trong đó, khoai lang gieo trồng 1.812,8 ha, chiếm 77,92%, tăng 1,71%; năng suất ước đạt 148,33 tạ/ha; sản lượng ước đạt 22.398,2 tấn, tăng 1,15% so với cùng kỳ.

Cây có hạt chứa dầu gieo trồng 405 ha, tăng 4,3% so với cùng kỳ, năng suất ước đạt 11,54 tạ/ha, giảm 3,64%. Trong đó, cây đỗ tương (đậu nành) gieo trồng 128 ha, năng suất ước đạt 11,27 tạ/ha, sản lượng ước đạt 144,3 tấn; cây lạc (đậu phộng) gieo trồng 274,6 ha, năng suất ước đạt 11,72 tạ/ha, sản lượng ước đạt 321,9 tấn.

Cây rau các loại gieo trồng 51.833,5 ha, tăng 4,88% so với cùng kỳ; ước năng suất bình quân đạt 335,11 tạ/ha, tăng 3,85% (+12,41 tạ/ha); sản lượng ước đạt 1.383.025,7 tấn, tăng 8,32% (+106.277,6 tấn) so với cùng kỳ.

Đậu các loại gieo trồng 1.117,6 ha, giảm 6,09% so với cùng kỳ; ước năng suất bình quân đạt 12,76 tạ/ha, tăng 6,51% (+0,78 tạ/ha); sản lượng ước đạt 1.426,5 tấn, tăng 0,06% so với cùng kỳ.

Hoa gieo trồng 6.785,3 ha, giảm 0,41%; sản lượng ước đạt 1.791,3 triệu bông, giảm 2,3% so với cùng kỳ (công ty Hasfarm giảm diện tích trồng).

Cây gia vị, cây dược liệu hàng năm gieo trồng 1.106 ha, giảm 11,69% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích cây ớt cay 945 ha, chiếm 85,44%; cây gia vị 114,4 ha, chiếm 10,08%; cây dược liệu hàng năm 49,6 ha, chiếm 4,48%.

          Cây hàng năm khác gieo trồng 8.752,9 ha, tăng 10,72% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích cỏ làm thức ăn gia súc 7.660,6 ha, chiếm 87,52%, tăng 0,84% so với cùng kỳ.

Trong thời gian gần đây giá một số nông sản xuống thấp do một số nông sản Trung Quốc (khoai tây, cà rốt) giả mác nông sản Đà Lạt để bán cho người tiêu dùng diễn biến phức tạp nhưng chưa có giải pháp ngăn chặn dứt điểm.

*Sản xuất vụ đông xuân 2017-2018

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm thực hiện 38.317,7 ha, tăng 2,29% so với cùng kỳ do thời tiết trong những tháng đầu năm 2018 tương đối thuận lợi, mưa trên diện rộng đã tạo điều kiện cho người dân địa phương tiến hành gieo trồng và thu hoạch một số cây hàng năm (rau, hoa, lúa…). Cụ thể diện tích gieo trồng và thu hoach một số cây trong vụ như sau:

Lúa gieo cấy 9.429,7 ha, đạt 102,94% kế hoạch, giảm 4,33% so với cùng kỳ. Tập trung ở Cát Tiên 4.038 ha; Di Linh 1.060 ha; Đạ Tẻh 1.014 ha, giảm 23,21% do chuyển đổi mục đích sang cây trồng khác (dâu tằm, ngô); Đức trọng 897 ha; Đam Rông 846 ha; Lâm Hà 845 ha, giảm 12,69%; Đơn Dương 615 ha. Năng suất bình quân đạt 53,74 tạ/ha, tăng 4,37% (+2,25 tạ/ha); sản lượng đạt 50.677 tấn, giảm 0,16% (-80 tấn) so với cùng kỳ. 

Ngô gieo trồng với diện tích 2.256 ha, tăng 7,66% so với cùng kỳ, tập trung ở Đạ Tẻh 1.181 ha, chiếm 52,3%; Cát Tiên 506 ha, chiếm 22,4%; Bảo Lâm 130 ha, chiếm 5,75%. Ước năng suất bình quân chung đạt 69,65 tạ/ha, tăng 1,92% (+1,31 tạ/ha); sản lượng ước đạt 15.712,6 tấn, tăng 9,73% so với cùng kỳ.

Cây lấy củ có chất bột gieo trồng 625,5 ha, tăng 9,6% so với cùng kỳ. Trong đó, khoai lang gieo trồng 624,6 ha, chiếm 99,85%, tăng 10,41%; năng suất ước đạt 150,2 tạ/ha; sản lượng ước đạt 9.381 tấn, tăng 8,33% so với cùng kỳ.

Cây có hạt chứa dầu gieo trồng 71,2 ha, tăng 6,02% so với cùng kỳ, năng suất ước đạt 12,01 tạ/ha, sản lượng đạt 85,7 tấn. Trong đó, cây đỗ tương (đậu nành) gieo trồng 16,9 ha, năng suất ước đạt 12,72 tạ/ha, sản lượng ước đạt 21,5 tấn; cây lạc (đậu phộng) gieo trồng 52,9 ha, năng suất ước đạt 11,98 tạ/ha, sản lượng ước đạt 63,3 tấn.

Cây rau, đậu, hoa, cây cảnh gieo trồng 22.591 ha, tăng 4,01% so với cùng kỳ. Trong đó, rau các loại gieo trồng 19.251,1 ha, tăng 5,14%; ước năng suất bình quân đạt 345,1 tạ/ha, tăng 6,79% (+21,93 tạ/ha); sản lượng ước đạt 664.363,3 tấn, tăng 12,27% (+72.632,6 tấn). Trong đó, rau lấy lá đạt 331,34 tạ/ha, tăng 6,79% (+21,93 tạ/ha). Đậu các loại gieo trồng 517,5 ha, giảm 3,02% so với cùng kỳ. Hoa gieo trồng 2.822,3 ha, giảm 1,87%; sản lượng ước đạt 927,9 triệu bông, giảm 1,45% so với cùng kỳ.

        Cây hàng năm khác gieo trồng 2.909,8 ha, tăng 14,74% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích cỏ làm thức ăn gia súc 2.522 ha, chiếm 86,67%, tăng 1,19% so với cùng kỳ.

        * Sản xuất vụ hè thu 2017 - 2018:

        Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đã thực hiện gieo trồng, xuống giống được 41.469,7 ha cây hàng năm các loại, giảm 1,27% so với cùng kỳ.                          

Lúa gieo cấy 5.921,5 ha, đạt 99,81% kế hoạch, giảm 3,49% so với cùng kỳ. Tập trung ở Cát Tiên 3.609 ha, chiếm 60,95%; Đạ Tẻh 2.126 ha, chiếm 37,42%; Đạ Huoai 95,8 ha, chiếm 1,63% do chuyển đổi mục đích sang cây trồng khác (dâu tằm, cỏ chăn nuôi). Năng suất bình quân đạt 53,5 tạ/ha, tăng 2,01% (+1,05 tạ/ha); sản lượng đạt 31.681,3 tấn, giảm 1,55% (-499 tấn) so với cùng kỳ. 

Ngô gieo trồng với diện tích 4.849,4 ha, giảm 24,08% so với cùng kỳ, ước năng suất bình quân chung đạt 51,32 tạ/ha, giảm 1,33% (-0,69 tạ/ha); sản lượng ước đạt 24.884,9 tấn, giảm 25,1% so với cùng kỳ.

Cây lấy củ có chất bột gieo trồng 1.400,3 ha, tăng 12,83% so với cùng kỳ. Trong đó, khoai lang gieo trồng 885,5 ha, chiếm 63,24%, giảm 4,45%; năng suất ước đạt 147,01 tạ/ha; sản lượng ước đạt 13.017 tấn, giảm 3,46% so với cùng kỳ.

Cây có hạt chứa dầu gieo trồng 333,6 ha, tăng 3,9% so với cùng kỳ, năng suất ước đạt 11,44 tạ/ha, sản lượng đạt 381,8 tấn. Trong đó, cây đỗ tương (đậu nành) gieo trồng 111,1 ha, năng suất ước đạt 11,05 tạ/ha, sản lượng ước đạt 122,8 tấn; cây lạc (đậu phộng) gieo trồng 221,7 ha, năng suất ước đạt 11,66 tạ/ha, sản lượng ước đạt 258,6 tấn.

Cây rau, đậu, hoa, cây cảnh gieo trồng 25.266,5 ha, tăng 2,73% so với cùng kỳ. Trong đó, rau các loại gieo trồng 22.019,4 ha, tăng 3,6%; ước năng suất bình quân đạt 326,36 tạ/ha, tăng 1,26% (+4,07 tạ/ha); sản lượng ước đạt 718.626,2 tấn, tăng 4,91% (+33.608,7 tấn). Trong đó, rau lấy lá đạt 299,37 tạ/ha, tăng 0,48% (+1,43 tạ/ha). Đậu các loại gieo trồng 600 ha, giảm 8,59% so với cùng kỳ. Hoa gieo trồng 2.647,1 ha, giảm 1,23%; sản lượng ước đạt 863,2 triệu bông, giảm 3,21% so với cùng kỳ.

  Cây hàng năm khác gieo trồng 3.020,7 ha, tăng 12,37% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích cỏ làm thức ăn gia súc 2.578,4 ha, chiếm 85,36%, giảm 1,52% so với cùng kỳ.

Tiến độ thu hoạch cây hàng năm vụ hè thu: Đến ngày 10/9/2018 được 38.813,2 ha, tăng 0,66% (+254,4 ha) so với cùng kỳ, diện tích thu hoạch tăng so với cùng kỳ tập trung chủ yếu ở cây lương thực có hạt và rau các loại. Trong đó, lúa thu hoạch 5.572 ha, đạt 94,09% diện tích gieo trồng, giảm 2,21% (-126 ha) so với cùng kỳ; ngô thu hoạch được 4.749,2 ha, đạt 97,93% diện tích gieo trồng, giảm 19,87% (-1.178 ha) so với cùng kỳ; khoai lang thu hoạch 498,7 ha, đạt 56,32% diện tích gieo trồng; rau thu hoạch 22.016,3 ha, đạt 99,98% diện tích gieo trồng, tăng 7,26% (+1.490,2 ha); đậu thu hoạch 542,3 ha, đạt 90,38% diện tích gieo trồng; hoa các loại thu hoạch 2.627 ha, đạt 99,24% diện tích gieo trồng.     

        * Sản xuất vụ mùa:

Tính đến ngày 10/9/2018 tiến độ gieo trồng thực hiện được 31.060,4 ha, tăng 2,14% (+649,7 ha) so với cùng kỳ, do diễn biến thời tiết trong vụ tương đối thuận lợi, mặt khác giá cả nhiều loại nông sản vẫn đang ở mức ổn định (rau, hoa các loại) tạo điều kiện khuyến khích bà con nông dân đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất.

Diện tích lúa gieo trồng 12.572,3 ha, đạt 103,62% kế hoạch, giảm 1,42% (-180,9 ha) so với cùng kỳ, diện tích gieo trồng tập trung chủ yếu ở huyện: Đức Trọng 2.950 ha, Di Linh 2.100 ha, Đơn Dương 1.978,4 ha, Cát Tiên 1.480 ha, Đam Rông 1.210 ha, Lâm Hà 1.080 ha,

 Ngô gieo trồng 1.800 ha, tăng 5,26% (+90 ha) so với cùng kỳ.

 Khoai lang gieo trồng 302,7 ha, tăng 4,42% so với cùng kỳ.

 Diện tích sắn (mỳ) gieo trồng 525,7 ha, giảm 21,88% so với cùng kỳ.

 Diện tích rau gieo trồng 10.563 ha, tăng 7,17% (+706,7 ha) so với cùng kỳ, tập trung ở các vùng chuyên canh rau như Đà Lạt, Đức Trọng, Đơn Dương và Lạc Dương.

 Diện tích hoa các loại gieo trồng 1.315,9 ha, tăng 4,72% so với cùng kỳ, tập trung ở Đà Lạt,  Lạc Dương và Đơn Dương.

 Cây hàng năm khác 2.822,4 ha, tăng 5,26% so với cùng kỳ. Trong đó, cỏ thức ăn chăn nuôi 2.560,2 ha, chiếm 90,71%, tăng 2,97% (+73,9 ha) so với cùng kỳ, còn lại là một số diện tích của cây gia vị, dược liệu,…

* Cây lâu năm

  Đến nay tổng diện tích cây lâu năm hiện có tại các địa phương trong tỉnh 252.358,8 ha, chiếm 68,6% đất sản xuất nông nghiệp, tăng 1,04% (+2.593,4 ha) so với cùng kỳ. Chiếm tỷ trọng cao nhất là cà phê với diện tích 174.237,7 ha, chiếm 69,04%; tiếp đến là điều 24.735,9 ha, chiếm 9,8%; cây ăn quả 19.852,3 ha, chiếm 7,87%; cây chè 12.349,6 ha, chiếm 4,89%; cao su 9.183,2 ha, chiếm 3,64%; cây dâu tằm 6.917,4 ha, chiếm 2,74%; cây tiêu 2.630,7 ha, chiếm 1,04% diện tích cây lâu năm.

  Sản lượng thu hoạch trong 9 tháng đầu năm 2018: Sản lượng điều ước đạt 8.390,8 tấn, tăng 89,17% (do năm trước bị dịch bệnh bọ xít muỗi); sản lượng tiêu ước đạt 3.245 tấn, tăng 11,07%; cây dâu tằm sản lượng thu hái đạt 64.775,8 tấn, tăng 16,21% so với cùng kỳ.

  Ước tính 9 tháng đầu năm 2018 diện tích trồng mới và tái canh, cải tạo cây lâu năm thực hiện 10.313,5 ha, tăng 10,54% so với cùng kỳ. Trong đó, cây cà phê 6.527,6 ha (diện tích trồng mới làm tăng diện tích là 386,6 ha, chiếm 5,92%), cây ăn quả 2.023,5 ha (diện tích trồng mới làm tăng diện tích là 1.750 ha, chiếm 86,48%), cây dâu tằm 1.055,9 ha. Tập trung ở Di Linh 2.400 ha; Bảo Lâm 1.856,8 ha; Lâm Hà 1.240 ha; Đam Rông 400 ha; Bảo Lộc 300 ha; Đức Trọng 252 ha.

6.2. Tình hình chăn nuôi

 Tổng đàn trâu ước đến thời điểm 01/10/2018 có 14.547 con, giảm 1,1% (-162 con) so với cùng kỳ; sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng trong 9 tháng qua ước đạt 722,5 tấn, tăng 2,37% (+16,74 tấn), sản lượng thịt hơi ước cả năm đạt 1.084,3 tấn, tăng 2,3% (+24,4 tấn) so với cùng kỳ.

Tổng đàn bò ước đến thời điểm 01/10/2018 có 107.736 con, tăng 2,27% (+2.391 con), do tỉnh đang trong giai đoạn thực hiện Đề án phát triển bò thịt cao sản và Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020. Tập trung ở Đơn Dương 26.704 con, chiếm 24,79%; Đức Trọng 21.037 con, chiếm 19,53%; Cát Tiên 12.351 con, chiếm 11,46%; Đạ Tẻh 8.529 con, chiếm 7,92%; Lâm Hà 8.245 con, chiếm 7,65%. Trong đó, bò lai ước đạt 59.181 con, chiếm 54,93% tổng đàn; đàn bò sữa ước đạt 20.956 con, tăng 4,86% (+971 con) so thời điểm 01/10/2017 (đàn bò cái cho sữa ước đạt 14.702 con, chiếm 70,16% tổng đàn bò sữa), tập trung ở Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Bảo Lộc. Giá sữa tươi hiện nay trên địa bàn tỉnh dao động từ 11.500đ/lít – 14.000đ/lít tùy loại. Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng trong 9 tháng qua ước đạt 3.512,7 tấn, tăng 3,92% (+132,5 tấn), sản lượng thịt bò hơi ước cả năm đạt 5.068 tấn, tăng 3,5% (+171,4 tấn) so với cùng kỳ. Sản lượng sữa bò ước 9 tháng đạt 80.708,6 tấn, tăng 6,92% (+5.223,6 tấn) so với cùng kỳ.

Tổng đàn lợn ước đến thời điểm 01/10/2018 có 425.812 con, tăng 1,21% (+5.103 con) so với cùng kỳ. Đàn lợn tăng nhẹ do thời gian qua (từ tháng 4/2018 đến nay) giá lợn hơi liên tục tăng cao và ổn định, hiện dao động ở mức 50 - 52 ngàn đồng/kg, người chăn nuôi có lãi cho nên kích thích việc đầu tư tái đàn, mở rộng quy mô trở lại. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 9 tháng ước đạt 64.255,9 tấn, tăng 4,17% (+2.572,2 tấn), sản lượng thịt hơi ước cả năm đạt 83.242,3 tấn, tăng 3,52% (+2.830,5 tấn) so với cùng kỳ.

Chăn nuôi gia cầm: Tổng đàn gà ước đến thời điểm 01/10/2018 có 3.375,2 nghìn con, tăng 8,95% (+277,3 nghìn con) so với cùng kỳ, do gia cầm có thời gian sinh trưởng ngắn người chăn nuôi tăng đàn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dịp tết. Sản lượng trứng gia cầm các loại ước tính 9 tháng đầu năm 2018 đạt 689.960,5 nghìn quả, tăng 14,79% (+88.881 nghìn quả); ước năm 2018 đạt 943.449,8 nghìn quả, tăng 18,69% (+148.627,8 nghìn quả) so với cùng kỳ (chủ yếu là trứng chim cút 654.624 nghìn quả, chiếm 69,38%, tăng 20,64%; trứng gà 277.933,4 nghìn quả chiếm 29,46%, tăng 6,24% so với cùng kỳ) do số lượng các trang trại nuôi chim cút đẻ trứng phát triển mạnh về cả số lượng và quy mô, nhu cầu tiêu thụ, giá cả tăng và ổn định trong thời gian qua. Chăn nuôi gia cầm (vịt, ngan, ngỗng) được duy trì, đặc biệt nuôi vịt siêu trứng theo mô hình gia trại tiếp tục được người chăn nuôi quan tâm, thị trường tiêu thụ ổn định.

Sản lượng kén tằm ước dự ước đạt 6.077,4 tấn, tăng 8,7% (+486,4 tấn) so với cùng kỳ.

  6.3. Lâm nghiệp

Trồng mới rừng tập trung: Ước tính 9 tháng  đầu năm thực hiện 884 ha, chủ yếu ở loại hình kinh tế nhà nước. Trồng cây lâm nghiệp phân tán ở các loại hình kinh tế ước đạt 210 nghìn cây, tăng 1,94% so với cùng kỳ.

  Chăm sóc rừng trồng: 9 tháng đầu năm ước đạt 4.698 ha, tăng 1,8% so với cùng kỳ.

  Công tác giao khoán, quản lý bảo vệ rừng: Triển khai với diện tích 427.958,9 ha, tăng 2,22% so với cùng kỳ. Trong đó, giao khoán quản lý bảo vệ rừng bằng nguồn vốn chi trả dịch vụ môi trường rừng 370.154,7 ha, ngân sách 57.804,2 ha.

  Khai thác lâm sản: Ước tính 9 tháng đầu năm khối lượng gỗ tròn các loại khai thác ở các loại hình kinh tế trong tỉnh 34.634 m3, giảm 5,47% (-2.005,6 m3) so với cùng kỳ, khối lượng gỗ khai thác giảm chủ yếu từ rừng tự nhiên. Củi thước 68.790 ster, giảm 6,71% (-4.950 ster); lồ ô các loại 2.022 nghìn cây, giảm 6,78% so với cùng kỳ.

  Công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng: Tính từ đầu mùa khô đến nay trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 06 vụ cháy/10,03 ha. Trong đó, cháy rừng 04 vụ/7,43 ha; cháy rừng tự nhiên 01 vụ/0,6 ha; cháy thảm cỏ bụi không ảnh hưởng đến rừng 1 vụ/2 ha. So với cùng kỳ năm 2017 số vụ cháy tăng 03 vụ, diện tích cháy giảm 45,16% (-8,26 ha). Nguyên nhân do đốt  rẫy cháy lan vào rừng, các vụ cháy đều được huy động lực lượng khống chế, dập tắt kịp thời, cho nên mức độ thiệt hại không nhiều.

Công tác cho thuê rừng, đất lâm nghiệp: Tính đến nay trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 393 dự án/327 doanh nghiệp đang đầu tư triển khai dự án với tổng diện tích là 56.734 ha (đã trừ diện tích thu hồi một phần dự án). Đến nay tổng số dự án đã thu hồi 184 dự án/26.618 ha, gồm 152 dự án thu hồi toàn bộ/24.095 ha và 32 dự án thu hồi một phần/2.523 ha do không triển khai thực hiện dự án hoặc triển khai chậm tiến độ đã được phê duyệt, không tổ chức, bố trí lực lượng quản lý bảo vệ rừng trên diện tích được thuê để rừng bị phá, bị lấn chiếm trái phép mà không có biện pháp ngăn chặn, công ty tự nguyện trả lại dự án.

Tình hình vi phạm lâm luật: Tính từ đầu năm đến 20/9/2018 tổng số vụ vi phạm lâm luật 660 vụ, giảm 18,22% so với cùng kỳ, chủ yếu ở hành vi phá rừng trái phép 187 vụ, giảm 6,5%, diện tích rừng bị phá 45,13 ha, giảm 35,23%; vi phạm quy định về khai thác gỗ và lâm sản 150 vụ, giảm 28,57%; mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép 227 vụ, giảm 22,4% so với cùng kỳ. Tổng số vụ vi phạm đã xử lý 562 vụ, trong đó xử lý hành chính 535 vụ, chuyển xử lý hình sự 27 vụ. Lâm sản, phương tiện tịch thu qua xử lý vi phạm: 204 chiếc phương tiện, dụng cụ; 863,81 m3 gỗ các loại. Thu nộp ngân sách 3,97 tỷ đồng.

6.4. Thủy sản

Tình hình nuôi trồng thủy sản của tỉnh trong 9 tháng đầu năm 2018 không có biến động nhiều so cuối năm 2017 về diện tích nuôi trồng. Diện tích nuôi trồng thủy sản ước 9 tháng đầu năm 2018 đạt 2.643,3 ha, tăng 0,06% (+1,5 ha) so với cùng kỳ do một số hộ mở rộng thêm diện tích, chủ yếu để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản, nhưng mức độ tăng không đáng kể. Diện tích nuôi trồng thủy sản phổ biến là nuôi cá, với diện tích 2.643,1 ha, chiếm 99,99%; còn lại là thủy sản khác chiếm tỷ trọng thấp 0,01%. Trong tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, hình thức nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến là chủ yếu với 2.195,95 ha, chiếm 83,07%; nuôi thâm canh và bán thâm canh 447,35 ha, chiếm 16,93%. Toàn tỉnh hiện có 15 cơ sở nuôi thủy sản lồng, bè trên sông, hồ. Trong đó, có 14 hộ gia đình và 1 doanh nghiệp nuôi cá tầm; số lồng, bè nuôi 270 cái; thể tích lồng nuôi trong kỳ 23.939 m3; số lồng bè nuôi cá tầm 216 cái, chiếm 80% tổng số lồng, bè; thể tích lồng nuôi là 21.760 m3. Có 13 cơ sở nuôi thủy sản bể, bồn, trong đó có 9 doanh nghiệp và 4 hộ gia đình; thể tích nuôi 114,5 nghìn m3. Số cơ sở ươm giống thủy sản hiện có 11 cơ sở (trong đó: có 2 doanh nghiệp và Viện nghiên cứu thủy sản III ươm giống thủy sản chủ yếu cá hồi, tầm giống với thể tích 1.565 m3, hộ cá thể với diện tích nuôi cá giống nước ngọt khác 0,85 ha).

           Sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác, ước 9 tháng đầu năm 2018 đạt 7.314,7 tấn, tăng 0,54% so với cùng kỳ, tăng phần lớn ở khâu nuôi trồng thuỷ sản do thời tiết thuận lợi mưa sớm nhiều ao hồ đáp ứng đủ nguồn nước thả cá; khai thác thuỷ sản có chiều hướng giảm, do nguồn nước ở một số vùng bị ô nhiễm, thuỷ sản có phần cạn kiệt. Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 7.018,1 tấn, chiếm 95,95%, tăng 0,59% (+40,9 tấn) so với cùng kỳ; sản lượng thủy sản khai thác 296,6 tấn, chiếm 4,05%, giảm 0,44% (-1,3 tấn).

7.     Sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tháng 9 năm 2018 tăng 12,36% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 5,2%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 17,44%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 10,27%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,98% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước quý III năm 2018 tăng 8,54% so với cùng kỳ. Cụ thể:

Chỉ số sản xuất ngành khai khoáng tăng 29,48% so với cùng kỳ. Trong đó, sản phẩm đá xây dựng đạt 567,9 ngàn m3, tăng 21,18% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 15,11% so với cùng kỳ. Trong đó, sản xuất kim loại tăng 23,48% (sản phẩm Alumin đạt 174,7 ngàn tấn, tăng 24,78%); sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 19,11% (trong đó, sản phẩm phân bón NPK của Công ty cổ phần Bình Điền Lâm Đồng đạt 44.016 tấn, tăng 20,47%); ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 17,33% (trong đó, sản phẩm gạch xây dựng đạt 92,5 triệu viên, tăng 18,01%); sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 12,72% (tăng mạnh là sản phẩm dược phẩm khác đạt 23,7 tấn, tăng 20,32%); ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5,56% (trong đó, sản phẩm hạt điều khô đạt 295 tấn, tăng 19,43%; quả và hạt ướp lạnh đạt 1.483 tấn, tăng 15,59%; chè nguyên chất đạt 10.990 tấn, giảm 1,95%); ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 0,47% (trong đó, sản phẩm gỗ cưa hoặc xẻ đạt 6.067 m3, tăng 2,48%); ngành dệt giảm 0,65% (trong đó: sản phẩm tơ thô đạt 36 tấn, tăng 27,14%; sợi xe từ sợi tơ tằm đạt 299 tấn, tăng 22,04%; vải dệt thoi từ sợi tơ tằm đạt 632 ngàn m2, giảm 14,48%).

Chỉ số sản xuất ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,61% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng điện sản xuất được phân bổ cho tỉnh Lâm Đồng đạt 1.041 triệu kwh, tăng 3,88%; sản lượng điện thương phẩm đạt 293 triệu kwh, tăng 10% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,74%. Trong đó, sản lượng nước ghi thu đạt 7.270 ngàn m3, tăng 5,67% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng 

 

Năm 2016

so với cùng kỳ

(%)

Năm 2017

so với cùng kỳ

(%)

Năm 2018

so với cùng kỳ

(%)

Toàn ngành công nghiệp

104,30

107,29

107,58

1.     Khai khoáng

96,37

102,58

111,16

2.     Chế biến, chế tạo

107,91

107,42

109,51

3.     Sản xuất, phân phối điện

98,69

107,63

105,92

4.     Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

108,66

104,78

106,73

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 9 tháng đầu năm 2018 tăng 7,58% so với cùng kỳ. Cụ thể:

Chỉ số sản xuất ngành khai khoáng tăng 11,16% so với cùng kỳ. Trong đó, sản phẩm đá xây dựng đạt 1.309,3 ngàn m3, tăng 24,82%; quặng boxit đạt 68,1 ngàn tấn, tăng 19,15% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,51% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 21,42% (trong đó, sản phẩm gạch xây dựng đạt 276 triệu viên, tăng 12,65%); sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 14,66% (trong đó, sản phẩm phân bón NPK của Công ty cổ phần Bình Điền Lâm Đồng đạt 98.881 tấn, tăng 14,67%); sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 14,62% (tăng mạnh là sản phẩm dược phẩm khác đạt 79,8 tấn, tăng 24,67%); sản xuất kim loại tăng 13,71% (sản phẩm Alumin đạt 484,6 ngàn tấn, tăng 13,71%); ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng 8,29% (trong đó, sản phẩm quả và hạt ướp lạnh đạt 4.122 tấn, tăng 18,3%; hạt điều khô đạt 797 tấn, tăng 17,73%; chè nguyên chất đạt 31.084 tấn, giảm 6,48%); ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 8,31% (trong đó, sản phẩm gỗ cưa hoặc xẻ đạt 26.464 m3, giảm 17,95%); ngành dệt giảm 6,63% (trong đó: sản phẩm tơ thô đạt 123 tấn, tăng 35,04%; sợi xe từ sợi tơ tằm đạt 805 tấn, tăng 0,03%; vải dệt thoi từ sợi tơ tằm đạt 1.679 ngàn m2, giảm 22,5%);

Chỉ số sản xuất ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,92% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng điện sản xuất được phân bổ cho tỉnh Lâm Đồng đạt 2.278 triệu kwh, tăng 5,68%; sản lượng điện thương phẩm đạt 887 triệu kwh, tăng 11,51% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,73%. Trong đó, sản lượng nước ghi thu đạt 21.444 ngàn m3, tăng 6,15%; dịch vụ rác thải không độc hại có thể tái chế đạt 34.464 triệu đồng, tăng 9,11% so với cùng kỳ.

8. Thương mại, dịch vụ 

         8.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2018 đạt 3.815,5 tỷ đồng, tăng 9,03% so với cùng kỳ. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 312 tỷ đồng, tăng 28,12%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 3.449,5 tỷ đồng, tăng 7,14% (kinh tế cá thể đạt 2.542,2 tỷ đồng, tăng 8,53%; kinh tế tư nhân đạt 906,9 tỷ đồng, tăng 3,4%) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 54 tỷ đồng, tăng 48,87% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý III năm 2018 đạt 11.390,7 tỷ đồng, tăng 8,71% so với cùng kỳ. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 976,3 tỷ đồng, tăng 28,73%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 10.253 tỷ đồng, tăng 6,81% (kinh tế cá thể đạt 7.389,1 tỷ đồng, tăng 9,57%; kinh tế tư nhân đạt 2.862,6 tỷ đồng, tăng 0,29%) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 161,4 tỷ đồng, tăng 33,86% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2018 đạt 34.554 tỷ đồng, tăng 12,06% so với cùng kỳ và bằng 66,97% kế hoạch năm. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 2.933,3 tỷ đồng, tăng 25,7%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 31.153,1 tỷ đồng, tăng 10,74% (kinh tế cá thể đạt 22.203,6 tỷ đồng, tăng 9,9%; kinh tế tư nhân đạt 8.945,7 tỷ đồng, tăng 12,88%) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 467,6 tỷ đồng, tăng 26,74% so với cùng kỳ.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa: Tháng 9/2018 ước đạt 2.590,3 tỷ đồng, tăng 6,41% so với cùng kỳ. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 149,7 tỷ đồng, tăng 33,31%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 2.390,6 tỷ đồng, tăng 4,44%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 50 tỷ đồng, tăng 51,46% so với cùng kỳ. Một số nhóm hàng chủ yếu như nhóm phương tiện đi lại (kể cả phụ tùng) đạt 199,3 tỷ đồng, tăng 24,25%; nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình đạt 273,5 tỷ đồng, tăng 20,04%; xăng, dầu các loại đạt 318,1 tỷ đồng, tăng 21,44%. Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa quý III năm 2018 đạt 7.678,7 tỷ đồng, tăng 6,93% so với cùng kỳ. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 451 tỷ đồng, tăng 36,27%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 7.077,9 tỷ đồng, tăng 5,02%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 149,8 tỷ đồng, tăng 35,55% so với cùng kỳ. Một số nhóm hàng chủ yếu như phương tiện đi lại (kể cả phụ tùng) đạt 686 tỷ đồng, tăng 51,22%; nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình đạt 859,5 tỷ đồng, tăng 19,93%; nhóm gỗ và vật liệu xây dựng đạt 706 tỷ đồng, tăng 15,13%. Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa 9 tháng năm 2018 đạt 23.739,6 tỷ đồng, tăng 11,02% so với cùng kỳ. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 1.365,6 tỷ đồng, tăng 32,94%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 21.939,4 tỷ đồng, tăng 9,61%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 434,6 tỷ đồng, tăng 28,24% so với cùng kỳ. Một số nhóm hàng chủ yếu như phương tiện đi lại (kể cả phụ tùng) đạt 2.419 tỷ đồng, tăng 60,73%; nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình đạt 3.056,3 tỷ đồng, tăng 36,42%; nhóm gỗ và vật liệu xây dựng đạt 1.833,5 tỷ đồng, tăng 27,03%.

- Doanh thu dịch vụ khác (trừ ăn uống, lưu trú và lữ hành): Tháng 9/2018 ước đạt 428,4 tỷ đồng, tăng 16,22%; trong đó, doanh thu dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 253,6 tỷ đồng, tăng 19,84%; doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản đạt 67,8 tỷ đồng, tăng 8,25% so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ khác (trừ ăn uống, lưu trú và lữ hành) quý III năm 2018 ước đạt 1.340,3 tỷ đồng, tăng 14,82%; trong đó, doanh thu dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 813 tỷ đồng, tăng 17,43%; doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản đạt 211,9 tỷ đồng, tăng 9,42% so với cùng kỳ. Dự ước doanh thu dịch vụ khác (trừ ăn uống, lưu trú và lữ hành) 9 tháng năm 2018 đạt 3.856,4 tỷ đồng, tăng 14,05%; trong đó, doanh thu dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 2.383,4 tỷ đồng, tăng 17,37%; doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản đạt 587,3 tỷ đồng, tăng 8,63% so với cùng kỳ. 

          - Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống: Tháng 9/2018 ước đạt 793,5 tỷ đồng, tăng 14,37% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 100,9 tỷ đồng, tăng 14,36%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 692,6 tỷ đồng, tăng 14,37% so với cùng kỳ. Tổng lượt khách ngủ qua đêm tại các cơ sở lưu trú đạt 348,1 nghìn lượt khách, tăng 14,08% (khách trong nước đạt 322,2 nghìn lượt khách, tăng 14,25%; khách quốc tế đạt 25,9 nghìn lượt khách, tăng 12,01%).  Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống quý III năm 2018 ước đạt 2.361,2 tỷ đồng, tăng 11,37% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 307,7 tỷ đồng, tăng 12,91%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 2.053,5 tỷ đồng, tăng 11,15% so với cùng kỳ. Tổng lượt khách ngủ qua đêm tại các cơ sở lưu trú đạt 1.059,2 nghìn lượt khách, tăng 4,04% (khách trong nước đạt 974,7 nghìn lượt khách, tăng 5,01%; khách quốc tế đạt 84,5 nghìn lượt khách, giảm 5,95% so với cùng kỳ). Dự ước doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 9 tháng năm 2018 đạt 6.929,1 tỷ đồng, tăng 14,65% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 898,9 tỷ đồng, tăng 12,94%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 6.030,2 tỷ đồng, tăng 14,91% so với cùng kỳ. Tổng lượt khách ngủ qua đêm tại các cơ sở lưu trú đạt 3.239,4 nghìn lượt khách, tăng 11,42% (khách trong nước đạt 2.968,7 nghìn lượt khách, tăng 13,31%; khách quốc tế đạt 270,7 nghìn lượt khách, giảm 5,8%).

- Doanh thu du lịch lữ hành tháng 9/2018 ước đạt 3,3 tỷ đồng, tăng 13,88% so với cùng kỳ; tổng số khách do các cơ sở lữ hành phục vụ đạt 5.423 lượt khách, tăng 7,05%. Doanh thu du lịch lữ hành quý III năm 2018 ước đạt 10,6 tỷ đồng, tăng 3,66% so với cùng kỳ; tổng số khách do các cơ sở lữ hành phục vụ đạt 15.947 lượt khách, tăng 5,85%. Dự ước doanh thu du lịch lữ hành 9 tháng năm 2018 đạt 28,9 tỷ đồng, tăng 8,95% so với cùng kỳ; tổng số khách do các cơ sở lữ hành phục vụ đạt 43.214 lượt khách, tăng 4,78%.

8.2. Vận tải, bưu chính viễn thông

- Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước tháng 9/2018 đạt 498 tỷ đồng, tăng 19,56% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu vận tải đường bộ đạt 324,4 tỷ đồng, tăng 19,64%; doanh thu vận tải hàng không đạt 151,1 tỷ đồng, tăng 24,18%; doanh thu kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải đạt 22,5 tỷ đồng, giảm 5,02% so với cùng kỳ. Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước quý III năm 2018 đạt 1.851,3 tỷ đồng, tăng 13,54% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu vận tải đường bộ đạt 963,3 tỷ đồng, tăng 15,31%; doanh thu vận tải hàng không đạt 485,1 tỷ đồng, tăng 12,78%; doanh thu kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải đạt 72,9 tỷ đồng, giảm 2,03% so với cùng kỳ.  Dự ước doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải 9 tháng năm 2018 đạt 4.469,5 tỷ đồng, tăng 12,37% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu vận tải đường bộ đạt 2.809,9 tỷ đồng, tăng 13,56%; doanh thu vận tải hàng không đạt 1.442 tỷ đồng, tăng 11,89%; doanh thu kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải đạt 217,3 tỷ đồng, tăng 1,57% so với cùng kỳ.

- Vận tải hành khách tháng 9/2018 ước đạt 2.832,2 nghìn hành khách, tăng 14,18% và luân chuyển đạt 349,3 triệu hành khách.km, tăng 16,47% so với cùng kỳ; trong đó: vận tải hành khách đường bộ ước đạt 2.758 nghìn hành khách, tăng 13,85% và luân chuyển đạt 308,9 triệu hành khách.km, tăng 16,24%; vận tải hành khách hàng không đạt 69,4 nghìn hành khách, tăng 30,05% và luân chuyển đạt 40,4 triệu hành khách.km, tăng 23,27%. Vận tải hành khách quý III năm 2018 ước đạt 8.452,2 nghìn hành khách, tăng 13,07% và luân chuyển đạt 1.033,4 triệu hành khách.km, tăng 10,05% so với cùng kỳ; trong đó: vận tải hành khách đường bộ ước đạt 8.215,1 nghìn hành khách, tăng 12,96% và luân chuyển đạt 901,8 triệu hành khách.km, tăng 10,12%; vận tải hành khách hàng không đạt 221,4 nghìn hành khách, tăng 17,78% và luân chuyển đạt 131,6 triệu hành khách.km, tăng 9,57%. Dự ước vận tải hành khách 9 tháng năm 2018 đạt 27.708,2 nghìn hành khách, tăng 11,9% và đạt 84,72% kế hoạch năm; luân chuyển đạt 3.465 triệu hành khách.km, tăng 10,68% so với cùng kỳ và đạt 84,79% kế hoạch năm; trong đó: vận tải hành khách đường bộ ước đạt 27.006,7 nghìn hành khách, tăng 11,86% và luân chuyển đạt 3.073,7 triệu hành khách.km, tăng 10,66%; vận tải hành khách hàng không đạt 651,2 nghìn hành khách, tăng 13,97% và luân chuyển đạt 391,3 triệu hành khách.km, tăng 10,88%.

- Khối lượng hàng hoá vận chuyển đường bộ tháng 9/2018 ước đạt 1.486,6 nghìn tấn, tăng 33,52% và luân chuyển đạt 166,6 triệu tấn.km, tăng 23,8% so với cùng kỳ. Khối lượng hàng hoá vận chuyển đường bộ quý III năm 2018 ước đạt 3.982,2 nghìn tấn, tăng 32,53% và luân chuyển đạt 505,5 triệu tấn.km, tăng 22,2% so với cùng kỳ. Dự ước khối lượng hàng hoá vận chuyển đường bộ 9 tháng năm 2018 đạt 9.817,8 nghìn tấn, tăng 23,05% và đạt 88,73% kế hoạch năm; luân chuyển đạt 1.348,3 triệu tấn.km, tăng 12,85% so với cùng kỳ và đạt 83,88% kế hoạch năm.

- Doanh thu hoạt động bưu chính viễn thông tháng 9/2018 ước đạt 209,8 tỷ đồng, tăng 4,11% so với cùng kỳ. Số thuê bao điện thoại phát triển mới ước đạt 16.059 thuê bao; trong đó, thuê bao di động đạt 15.959 thuê bao, thuê bao cố định đạt 100 thuê bao. Số thuê bao internet phát triển mới đạt 3.900 thuê bao. Doanh thu hoạt động bưu chính viễn thông quý III năm 2018 ước đạt 634,3 tỷ đồng, tăng 2,21% so với cùng kỳ. Số thuê bao điện thoại phát triển mới ước đạt 57.995 thuê bao; trong đó, thuê bao di động đạt 57.625 thuê bao, thuê bao cố định đạt 370 thuê bao. Số thuê bao internet phát triển mới đạt 11.853 thuê bao. Dự ước doanh thu hoạt động bưu chính viễn thông 9 tháng năm 2018 đạt 1.853,1 tỷ đồng, tăng 10,39% so với cùng kỳ. Số thuê bao điện thoại phát triển mới ước đạt 193.652 thuê bao; trong đó, thuê bao di động đạt 192.435 thuê bao, thuê bao cố định đạt 1.217 thuê bao. Số thuê bao internet phát triển mới đạt 36.925 thuê bao.

                   9. Các vấn đề xã hội

9.1. Lao động và việc làm

          Trong 9 tháng đầu năm 2018, có khoảng 18.926 người lao động được giải quyết việc làm, tăng 16% so với cùng kỳ; trong đó lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản 12.452 người; lao động công nghiệp và xây dựng 1.628 người; lao động dịch vụ 4.846 người. Theo kết quả tổng hợp nhanh điều tra lao động và việc làm hàng tháng năm 2018: 9 tháng năm 2018 tỉnh Lâm Đồng có 798.089 người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, trong đó có: 790.937 người có việc làm và 7.152 người thất nghiệp. Trong tổng số lực lượng lao động của tỉnh, nữ giới chiếm tỷ trọng thấp hơn nam giới (48,9% so với 51,1% nam giới), lý do cơ hội tìm việc làm của nữ thấp hơn nam giới. Tỷ lệ thất nghiệp chung tại thời điểm 30/9/2018 là 0,9%.

9.2. Đời sống dân cư và đảm bảo an toàn xã hội

Trong 9 tháng năm 2018, đối với cán bộ, công chức, viên chức và công nhân làm công ăn lương trong các doanh nghiệp có cuộc sống ổn định. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nhà nước Trung ương đóng trên địa bàn đạt 7 triệu đồng/người/tháng; khu vực địa phương 5,4 triệu đồng/người/tháng. Đối với các đơn vị Trung ương quản lý thì đơn vị thu nhập bình quân một người 1 tháng cao nhất đạt 10 triệu đồng, bằng 1,96 lần so với đơn vị thấp nhất 5,1 triệu đồng. Đối với các đơn vị địa phương quản lý có ngành xây dựng thu nhập bình quân một người 1 tháng cao nhất đạt 7,3 triệu đồng, bằng 1,5 lần so với các đơn vị quản lý nhà nước 4,9 triệu đồng.

Hiện toàn tỉnh có 12.168 hộ nghèo đa chiều, tỷ lệ là 3,91%; trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số là 8.027 hộ, tỷ lệ là 11,56%. Số hộ nghèo khu vực nông thôn toàn tỉnh là 10.944 hộ, chiếm tỷ lệ 5,54%. Tỉnh Lâm Đồng có 1 huyện nghèo là huyện Đam Rông trong đó có 3.498 hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 27,47%. Tổng số hộ cận nghèo toàn tỉnh là 15.267 hộ, chiếm tỷ lệ 4,91%.

Trong dịp Xuân Mậu Tuất 2018, các đối tượng gồm người có công, đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội, các hộ nghèo, cận nghèo được tặng quà và trợ cấp tết bằng tiền mặt và hiện vật, trị giá tổng số tiền là 39,1 tỷ đồng, tương ứng với 121.784 suất quà được nhận (kể cả tiền và hiện vật quy tiền). Trong tổng số tiền (39,1 tỷ đồng) chi hỗ trợ, được lấy từ các nguồn cụ thể như sau: (1) Nguồn ngân sách Trung ương (quà của Chủ tịch nước) là 1,95 tỷ đồng; (2) Nguồn ngân sách tỉnh là 34,8 tỷ đồng; (3) các nguồn xã hội hóa là 2,32 tỷ đồng. Các khoản hỗ trợ thăm hỏi và tặng quà cho tất cả các đối tượng trong dịp tết Mậu Tuất 2018 hoàn thành vào ngày 08/02/2018.

* Tình hình xây dựng nông thôn mới: Đã xây dựng biểu mẫu thống kê các chỉ tiêu văn hóa (tiêu chí 06-16) trong xây dựng nông thôn mới. Thẩm định hai tiêu chí thuộc lĩnh vực văn hóa (tiêu chí 06-16) của xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng.

Việc tổ chức sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao đã đem lại giá trị sản xuất cao hơn nhiều so với canh tác truyền thống, cụ thể: Sản xuất rau cao cấp đạt bình quân trên 400 triệu đồng/ha/năm cao gấp 2 lần so với bình quân chung, trên cây hoa cao cấp đạt bình quân 800 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm, cao gấp 1,6 lần so với bình quân chung; chè chất lượng cao đạt từ 200-250 triệu đồng/ha.

9.3. Hoạt động văn hóa - tuyên truyền             

Trong 9 tháng năm 2018, công tác thông tin và tuyên truyền toàn tỉnh đã tập trung lực lượng từ tỉnh đến cơ sở, tổ chức các hoạt động phục vụ các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm và tổ chức thành công nhiều sự kiện khác (kỷ niệm 72 năm Ngày tổng tuyển cử đầu tiên; Mừng Xuân Mậu Tuất 2018; 88 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam; ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước; 64 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; 128 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 77 năm ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; 77 năm Ngày thành lập Mặt trận Việt Minh; 71 năm ngày Thương binh liệt sĩ; Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; ngày dân số thế giới 11/7; ngày truyền thống lực lượng An ninh nhân dân 17/7; ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7; ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7; 73 năm Ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9; 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng; 73 năm Ngày truyền thống ngành Văn hóa). Trung tâm Văn hóa tỉnh đã thiết kế, dàn dựng và trang trí 11 sân khấu lớn; triển khai công tác tuyên truyền trên hệ thống phướn, băng rôn, pano với diện tích 1.905,7 m2 tuyên truyền các chủ đề, các ngày lễ kỷ niệm lớn của đất nước và địa phương; xây dựng cụm pano giáp ranh các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hoà, Đồng Nai, Đắk Lắk với tổng diện tích là 576 m2.

Đội thông tin lưu động tỉnh và các huyện, thành phố đã tổ chức tuyên truyền lưu động, xe loa về phục vụ các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với số lượng gần 300 lượt. Tổ chức trưng bày tranh ảnh, hiện vật với chủ đề “Mừng đất nước đổi mới, Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Mậu Tuất”; các thành tựu kinh tế - xã hội của địa phương trong dịp Tết Nguyên đán 2018 và kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuyên truyền ngày hội tòng quân đến từng khu dân cư; tuyên truyền, vận động nhân dân treo cờ Tổ quốc, thực hiện nếp sống văn hóa trong dịp Tết Nguyên đán. Đội chiếu bóng lưu động thực hiện 346 buổi chiếu (đạt 64,07% kế hoạch năm), phục vụ 60.690 lượt người xem. Rạp 3 tháng 4 ước thực hiện 40 buổi chiếu, phục vụ 200 lượt người xem.

Bảo tàng tỉnh đón 31.314 lượt khách; Di tích Cát Tiên đón 2.873 lượt khách; di tích lịch sử Nhà lao Thiếu nhi Đà Lạt đón 7.383 lượt khách đến tham quan, nghiên cứu; trong đó có 1.445 khách quốc tế. Thường xuyên bổ sung chỉnh lý hiện vật, chủ đề trưng bày và chỉnh trang cảnh quan khuôn viên Bảo tàng, Nhà lao Thiếu nhi Đà Lạt nhằm thu hút khách trong nước và quốc tế.

Thư viện tỉnh đã cấp phát 4.471 thẻ bạn đọc (trong đó, có 4.040 thẻ được cấp miễn phí trong Ngày Hội sách); phục vụ 529.169 lượt bạn đọc, luân chuyển 170.622 lượt tài liệu. Bổ sung 13.707 bản sách, báo, tạp chí nâng tổng số tài liệu thư viện tỉnh hiện có lên 227.614 bản. Trưng bày, triển lãm tại Thư viện 4.189 tài liệu, 130 ảnh tư liệu và 54 bức tranh đạt giải trong hội thi vẽ tranh theo sách” kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của ngành và địa phương trong 9 tháng  đầu năm 2018. Tiếp nhận “Xe thư viện đa phương tiện lưu động” cùng các trang thiết bị: Trên 4.000 bản sách, 06 máy tính, 01 máy chủ, phần mềm, máy chiếu, vô tuyến, tài liệu điện tử và sách nói phục vụ cho người khiếm thị do Vụ Thư viện vận động Tập đoàn Vingroup tài trợ đã góp phần quan trọng trong việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.

Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở: 9 tháng đầu năm 2018 ngành VHTTDL đã hướng dẫn các địa phương lồng ghép triển khai nội dung Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với thực hiện nhiệm vụ Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Hướng dẫn các đơn vị, địa phương đẩy mạnh, duy trì và nâng cao chất lượng thực hiện các tiêu chí văn hóa trong xây dựng nông thôn mới; triển khai nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới lĩnh vực văn hóa năm 2018. Xây dựng biểu thống kê các chỉ tiêu thực hiện hai tiêu chí văn hóa (tiêu chí 06-16) trong xây dựng nông thôn mới. Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 09/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang.

9.4. Hoạt động thể dục - thể thao

Trong 9 tháng  đầu năm 2018, ngành thể dục- thể thao Lâm Đồng tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” với phương châm đưa thể dục thể thao về cơ sở nhằm phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng rộng khắp, thu hút nhiều đối tượng thuộc các lứa tuổi tham gia vào việc rèn luyện sức khỏe, vui chơi lành mạnh, góp phần xây dựng đời sống văn hóa mới ở địa phương, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Thể thao thành tích cao: Phối hợp tổ chức thành công nhiều giải quốc gia, quốc tế và khu vực. Cử đoàn vận động viên tham gia 16 giải thể thao bao gồm các bộ môn là đua xe đạp, Việt dã, cờ vua, bóng bàn, cầu long, Boxing, cử tạ. Phối hợp tổ chức và tham gia giải bóng đá hạng Nhì quốc gia mùa giải 2018. Chuẩn bị cho Đại hội với chủ đề “Thể dục thể thao Lâm Đồng- Hội nhập và Phát triển” dự kiến được tổ chức ngày 14/10/2018 tại Quảng trường Lâm Viên, thành phố Đà Lạt và truyền hình trực tiếp trên sóng Đài PTTH Lâm Đồng. Tỉnh Lâm Đồng sẽ đăng ký tham gia Đại hội thể thao toàn quốc lần VIII với 8 môn và 33 vận động viên tham gia.

Kết quả thi đấu thể thao thành tích cao của Lâm Đồng tính đến ngày 11/9/2018 đạt 185 huy chương (62 HCV, 48 HCB, 75 HCĐ), đạt 120% kế hoạch năm 2018.

Thể dục thể thao quần chúng: Tổ chức và phối hợp tổ chức thành công 12 môn với 14 nội dung giải TDTT quần chúng gồm: bóng đá nam, bóng chuyền nam nữ, thể dục thể hình, bóng bàn, quần vợt, cầu lông, cờ tướng, võ cổ truyền, karatedo, teakwondo, việt dã và kéo co nam nữ.

9.5. Giáo dục - đào tạo

Kết quả giáo dục năm học 2017-2018: 

- Giáo mầm non: Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp, nhà trẻ 9.945 trẻ, đạt tỉ lệ 22,47% (tỷ lệ vùng IV là 15,3%; toàn quốc 27,7%). Mẫu giáo 62.639 trẻ, đạt tỷ lệ 83,41% (tỷ lệ vùng IV 83,6%; toàn quốc 90,9%). Mẫu giáo 5 tuổi 28.395 trẻ, đạt tỷ lệ:100% (tỷ lệ toàn quốc 99,7%). Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, nhẹ cân giảm theo từng năm; trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 2.987/72.538, tỷ lệ 4,12%; suy dinh dưỡng thể thấp còi 4.634/72.538, tỷ lệ 6,39%.

- Giáo dục phổ thông: Học sinh tiểu học hoàn thành chương trình đạt tỷ lệ 99,9%; xếp loại hoàn thành và hoàn thành tốt 2 môn Toán và tiếng Việt đạt trên 99%; xếp loại năng lực và phẩm chất loại Đạt và Tốt trên 99,5%. Học sinh THCS có học lực khá, giỏi đạt 58,47%,  yếu 3,5%, kém 0,1%; hạnh kiểm khá, tốt đạt 98,06%; trung bình và yếu: 1,94%. Học sinh THPT có học lực khá, giỏi đạt 57,7%; yếu, kém 5,84%; hạnh kiểm khá, tốt đạt 93,8%; trung bình và yếu 6,18%.

- Học sinh giỏi các cấp: Cấp tỉnh có 1.024 HSG lớp 9 và 12; cấp quốc gia có 28/60 học sinh đạt giải (01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 07 giải Ba và 18 giải Khuyến khích); 02 HS đạt giải Ba Cuộc thi Olimpic Vật lý tại Pháp; 01 HS đạt Huy chương Đồng tại cuộc thi Tin học Châu Á; 01 HS đạt giải Nhì Cuộc thi “Giao thông học đường năm học 2017-2018”; 01 HS đạt giải Khuyến khích Cuộc thi viết thư quốc tế UPU; Cuộc thi Khoa học - Kỹ thuật khu vực phía Nam, Đoàn HS Lâm Đồng đạt giải Nhì toàn đoàn (19 giải) trong đó 01 dự án được chọn tham dự cuộc thi ISEF tại Hoa Kỳ; 04 Học sinh đoạt giải (01 nhì và 03 giải Ba) Tin học trẻ toàn quốc; 03 HS Trường THPT chuyên Thăng Long xuất sắc đoạt chức vô địch Cuộc thi “Giải quyết tình huống kinh doanh” thế giới dành cho học sinh trung học phổ thông.

- Tổ chức thành công kỳ thi THPT quốc gia 2018 an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 98,95%, cao hơn mặt bằng chung cả nước 1,38% (tỷ lệ chung toàn quốc là 97,57%).

          - Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cơ bản hoàn thành theo kế hoạch, góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới; đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra. Tính đến ngày 30/8/2018, có 355/641 trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 55,38%.

- Công tác phổ cập giáo dục được giữ vững và nâng cao chất lượng: Duy trì phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đối với 147/147 đơn vị cấp xã; có 10/12 huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt tỷ lệ 83,3 %; có 147/147 xã, phường đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 1; 66 xã, phường, thị trấn đạt mức độ 2 trở lên, tỷ lệ 44,9% (trong đó 45 xã mức độ 2 và 21 xã mức độ 3). Có 147/147 xã, thị trấn/12 huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS, tỷ lệ 100% (mức độ 1 đạt  37%, mức độ 2 đạt 82%, mức độ 3 đạt 28%).

- Tỷ lệ học sinh người DTTS học trường PTDTNT so với tổng số học sinh DTTS của cấp trung học là 10,2% (2.756/26.963 học sinh), vượt chỉ tiêu đề ra 1,2%.

- Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cao. Toàn ngành có 24.929 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên (trong đó, cán bộ quản lý là 1.714 người; giáo viên là 18.831 người, nhân viên 4.384 người),  đạt chuẩn 97,8% (tính cả số giáo viên ở nhóm trẻ độc lập, tư thục), trên chuẩn trong số đạt chuẩn 69,59%.

Công tác chuẩn bị và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019: Toàn tỉnh có 717 trường mầm non, phổ thông, GDTX và Cao đẳng (tăng 01 trường so với năm học trước). Trong đó, Mầm non 231 trường (tăng 02 trường); Tiểu học 257 trường; THCS 159 trường; THPT 57 trường (giảm 01 trường, do giải thể trường THPT Phù Đổng); 02 trung tâm GDTX cấp tỉnh, 10 trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện. Số học sinh: Mầm non 74.000 trẻ; Tiểu học 122.000 học sinh; THCS 82.000 học sinh; THPT 42.000 học sinh.

Công tác tuyển sinh vào đại học và cao đẳng trung học chuyên nghiệp năm học 2018-2019: Trường Đại học Đà Lạt đã công bố mức điểm chuẩn trúng tuyển đại học hệ chính quy năm 2018 (đợt 1) đối với 2.690 chỉ tiêu ở 31 ngành đào tạo; xét tuyển bổ sung đợt 2 với 690 chỉ tiêu; mức điểm chuẩn trường công bố năm nay thấp hơn so với năm trước từ 1 đến 3 điểm. Trường Đại học Yersin Đà Lạt tuyển sinh khoảng 850 chỉ tiêu ở 12 ngành học với 3 phương thức. Theo đó, phương thức 1: dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức. Phương thức 2: dựa vào kết quả tổ hợp môn lớp 12 hoặc bảng điểm đối với thí sinh tốt nghiệp bậc Trung cấp. Phương thức 3: xét tuyển dựa vào điểm tổng kết lớp 12; trong 850 chỉ tiêu đã có 727 thí sinh trúng tuyển bằng điểm thi THPT Quốc gia năm 2018 vào các ngành của trường.

          9.6. Hoạt động y tế                                        

Trong 9 tháng đầu năm 2018, ngành Y tế Lâm Đồng tiếp tục triển khai các biện pháp giám sát, phòng chống cúm A (H1N1), (H5N1), (H5N6), (H5N8), (H7N9) và bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm, sốt rét, sốt xuất huyết không có dịch xảy ra. Bệnh phong không phát hiện bệnh nhân phong mới; toàn tỉnh quản lý 162 bệnh nhân, chăm sóc tàn phế cho 144 bệnh nhân, tổ chức giám sát 17 bệnh nhân, duy trì công tác loại trừ bệnh phong theo 4 tiêu chuẩn của Bộ Y tế quy định. Bệnh lao hiện có 355 bệnh nhân; trong đó có 166 bệnh nhân lao phổi AFB (+). Tổng số bệnh nhân mắc sốt rét là 109 trường hợp (tăng 31 trường hợp so với cùng kỳ), không có trường hợp mắc sốt rét ác tính và tử vong do sốt rét. Phát hiện 75 trường hợp sốt xuất huyết, giảm 157 trường hợp so với cùng kỳ; phát hiện 12 ổ dịch sốt xuất huyết nhỏ và đã tổ chức xử lý không bùng phát thành dịch lớn. Tổ chức giám sát lăng quăng tại 95 điểm với 115 lượt, trong đó phát hiện 08 điểm có chỉ số BI (Breteau index) vượt ngưỡng tại Đức Trọng; giám sát mật độ muỗi tại 60 điểm với 64 lượt, không phát hiện điểm vượt ngưỡng về côn trùng. HIV có 116 trường hợp nhiễm HIV mới đưa vào quản lý (tích lũy: 1.448), có 04 trường hợp chuyển AIDS mới (tích lũy: 275) và có 25 trường hợp tử vong AIDS (tích lũy: 552); điều trị bằng thuốc ARV cho 566 bệnh nhân nhiễm HIV, trong đó có 16 trẻ em. Quản lý và điều trị cho 1.445 bệnh nhân tâm thần phân liệt1.601 bệnh nhân động kinh.

Tiêm chủng đầy đủ cho trên 14.000 trẻ, tiêm viêm gan B trước 24 giờ cho gần 12.000 trẻ sơ sinh, uống đủ 3 liều vắc xin ngừa bại liệt cho 14.500 trẻ dưới 1 tuổi, tiêm đủ 3 liều Quinvaxem cho 15.000 trẻ, tiêm sởi mũi 1 cho trẻ dưới 1 tuổi cho 15.000 trẻ. Tiêm phòng uốn ván 2+ cho 14.000 phụ nữ có thai và 6.900 phụ nữ tuổi sinh đẻ. Tổ chức tiêm vắc xin sởi mũi 2 cho 13.500 trẻ em 18 tháng tuổi, tiêm bạch hầu - ho gà - uốn ván (DTC) mũi 4 cho trên 13.000 trẻ 18 tháng tuổi. Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 13 tháng tuổi mũi 1 là 15.020 trẻ, mũi 2 là 14.616 trẻ, mũi 3 là 13.777 trẻ.

Công tác khám chữa bệnh: Tổ chức khám bệnh cho 2.200 ngàn lượt bệnh nhân, tổng số ngày điều trị nội trú là 720 ngàn ngày, đạt 77,85% so với kế hoạch năm. Công suất sử dụng giường bệnh chung toàn tỉnh đạt 105%.

Chương trình mục tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm: Từ đầu năm đến nay có 01 vụ ngộ độc thực phẩm với 07 người mắc, xảy ra vào ngày 12/02/2018 tại xã Tà Nung, thành phố Đà Lạt, không có trường hợp tử vong, nguyên nhân ngộ độc nấm rừng. Ngay sau khi nhận được thông tin ca mắc đầu tiên, Ban chỉ đạo ATTP và các tổ phản ứng nhanh, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh phối hợp với TTYT Dự phòng tỉnh, TTYT thành phố Đà Lạt tổ chức giám sát, điều tra ca bệnh và thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời.

Đã tổ chức giám sát mối nguy ATTP tại 04 huyện Đơn Dương, Lâm Hà, Đạ Huoai, Đạ Tẻh. Kết quả lấy 36 mẫu thực phẩm, xét nghiệm 66 chỉ tiêu. Trong đó, 51 chỉ tiêu đạt yêu cầu theo quy định (chiếm 77,2%); 15 chỉ tiêu không đạt yêu cầu (chiếm 22,8%). Các mẫu không đạt chủ yếu là nước đá và thịt xay các loại đã yêu cầu xử lý theo quy định.

Công tác thanh, kiểm tra, hậu kiểm tra ATVSTP: Tổng số đoàn thanh, kiểm tra 153 đoàn. Đã tiến hành kiểm tra 4.971 cơ sở, trong đó có 3.989 cở sở đảm bảo đầy đủ các điều kiện ATTP (đạt tỷ lệ 80,2%); có 982 cơ sở vi phạm các quy định về ATTP (chiếm tỷ lệ 19,8%). Đã nhắc nhở, chấn chỉnh 907 cở sở; xử lý vi phạm đối với 75 cơ sở với các hình thức sau: cảnh cáo 36 cơ sở, chuyển hồ sơ sang cơ quan khác xử lý 13 cơ sở, xử lý vi phạm hành chính 26 cơ sở với tổng số tiền phạt 95,75 triệu đồng.

Triển khai công tác hậu kiểm các sản phẩm bao gói sẵn. Kết quả kiểm tra 30 cơ sở và lấy 72 mẫu sản phẩm, phát hiện 06 cơ sở vi phạm các quy định về ATTP, xử phạt vi phạm hành chính đối với 6 cơ sở, với tổng số tiền phạt là 21,75 triệu đồng.

9.7  Tình hình thiệt hại do thiên tai

Từ đầu năm đến nay thiệt hại do thiên tai làm chết 02 người và về tài sản thiệt hại 450 triệu đồng (thiệt hại về nhà cửa 2 căn nhà của dân bị sập, tường đổ thiệt hại 429 triệu đồng và đường sạt lở 21 triệu đồng).     

9.8. Tình hình an toàn giao thông

  Trong tháng, Ban An toàn giao thông tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác bảo đảm an toàn giao thông: văn bản số 149/BATGT ngày 24/8/2018 về vệc tăng cường các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt dịp Quốc khánh 02/9 và đầu năm học mới 2018-2019; văn bản số 151/BATGT ngày 24/8/2018 về việc khắc phục sạt lở, bảo đảm ATGT trên QL.28 đoạn qua địa bàn huyện Di Linh. Phối hợp với Công ty TNHH Truyền thông Đất Việt Sự Kiện lắp đặt pano tuyên truyền về an toàn giao thông tại cổng trường học, hàng rào trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn và một số vị trí khác; Phối hợp với Công ty MAFA VN tặng Mũ bảo hiểm giành cho người đi xe đạp tại 02 trường THCS trên địa bàn huyện Di Linh; trực bảo đảm an toàn giao thông và báo cáo tình hình bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh trong dịp Lễ Quốc khánh 02/9/2018.

  Tính từ ngày 16/8/2018 đến ngày 15/9/2018, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 15 vụ tai nạn giao thông, làm chết 13 người, bị thương 08 người.

 Tổng hợp hàng quý:  Số vụ tai nạn giao thông xảy ra quý I/2018 xảy ra 50 vụ, quý II/2018 xảy ra 63 vụ, quý III/2018 xảy ra 51 vụ; số người chết trong quý I/2018 là 33 người, quý II/2018 là 36 người, quý III/2018 là 38 người; số người bị thương trong quý I/2018 là  33 người, quý II/2018 là 47 người, quý III/2018 là 25 người.

Số vụ tai nạn giao thông 9 tháng năm 2018 (tính từ ngày 16/12/2017 đến ngày 15/09/2018) trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 164 vụ tai nạn giao thông, tăng 13,89% so với năm trước; làm chết 107 người, giảm 2,73% so với năm trước; bị thương 105 người, tăng 36,36% so với năm trước.

Trong tháng 9/2018 lực lượng chức năng phát hiện, xử lý 3.956 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, xử phạt 3 tỷ đồng, tước 149 giấy phép lái xe. Phương tiện cơ giới đường bộ đăng ký mới 264 ô tô và 3.968 mô tô. Tổng phương tiện đang quản lý là 53.849 ô tô và 958.968 mô tô.

9.9. Tình hình cháy, nổ và bảo vệ môi trường

Tính từ đầu năm đến nay xảy ra 3 vụ cháy, làm 05 người chết, số người bị thương 01 người, ước thiệt hại 11,85 tỷ đồng. Vi phạm môi trường 01 vụ, xỷ lý 01 vụ, số tiền xử phạt là 150 triệu đồng.


Các tin khác
© Copyright 2012 CỤC THỐNG KÊ TỈNH LÂM ĐỒNG
10 Đường 3 Tháng 4, Phường 3, TP. Đà Lạt