Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình Kinh tế - Xã hội ước tháng 3 và Quý I năm 2018

 Kinh tế - xã hội quý I năm 2018 diễn ra trong bối cảnh tình hình thị trường trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi theo hướng tích cực và khởi sắc; các chương trình hành động của Chính phủ, các ngành, các cấp đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp lạc quan đầu tư sản xuất kinh doanh; các hoạt động cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, rà soát và kêu gọi các dự án đầu tư; chương trình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; việc quảng bá và xúc tiến các sản phẩm chủ lực của địa phương để từng bước nâng cao chất lượng và đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng để chủ động hội nhập thị trường trong và ngoài nước tiếp tục được đẩy mạnh và tạo tiền đề cho phát triển trong thời gian tới.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, kinh tế - xã hội Lâm Đồng vẫn còn đứng trước nhiều khó khăn và thách thức; hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp; khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chưa cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nhất là trong việc phát triển sản xuất công nghiệp còn bị ảnh hưởng nhiều của ngành sản xuất điện, Alumin; cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực chưa chuyển dịch kịp thời theo sự biến động nhanh của nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Công tác quản lý bảo vệ rừng hiệu quả chưa cao, tình hình vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng vẫn còn diễn ra phức tạp. Đời sống của nhân dân vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn; các tệ nạn xã hội ngăn chặn chưa hiệu quả; tình hình an ninh trật tự để đảm bảo cho các hoạt động phát triển du lịch vẫn còn diễn biến phức tạp.

Quý I hàng năm là thời điểm có nhiều ngày lễ, tết nên diễn ra nhiều lễ hội và các hoạt động vui chơi, giải trí. Để đảm bảo cho hoạt động lễ hội an toàn và nhân dân đón tết vui tươi, tiết kiệm và lành mạnh; ngay từ đầu năm các địa phương đã chủ động xây dựng các chương trình để triển khai các mục tiêu năm 2018, tăng cường giữ vững an ninh chính trị, kinh tế – xã hội ổn định, chất lượng tăng trưởng kinh tế đã có bước cải thiện đáng kể, nền kinh tế đang hòa nhập sâu rộng trên thị trường quốc tế và khu vực; kết cấu hạ tầng, năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng lên; công tác đô thị được nâng cấp; giá cả thị trường khá ổn định; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống dân cư tiếp tục được cải thiện.

     1. Hoạt động tài chính, tín dụng

1.1. Hoạt động tài chính

          Trong quý I/2018 ngành Thuế phối hợp với các Sở, ban, ngành tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp về thu ngân sách nhà nước, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, hạn chế tình trạng nợ đọng thuế. Công tác chi ngân sách đảm bảo theo đúng nhiệm vụ chi theo dự toán được duyệt và thực tế phát sinh; trong đó chủ yếu các nhu cầu chi hoạt động thường xuyên để phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, đồng thời quản lý chặt chẽ chi tiêu công, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán, giám sát đảm bảo hiệu quả.    

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước quý I năm 2018 đạt 1.783,6 tỷ đồng, bằng 26,42% so với dự toán, tăng 23,51% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa đạt 1.721,3 tỷ đồng, bằng 27,54% so với dự toán, tăng 26,95% so với cùng kỳ. Trong thu nội địa, thu từ doanh nghiệp Trung ương đạt 318,3 tỷ đồng, tăng 53,49%; thu từ doanh nghiệp địa phương đạt 34,5 tỷ đồng, tăng 92,7%; thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 27,4 tỷ đồng, tăng 39,59%; thu thuế ngoài quốc doanh đạt 380,2 t đồng, tăng 12,44%; thuế thu nhập cá nhân đạt 138,3 tỷ đồng, giảm 0,51%; lệ phí trước bạ đạt 99,2 tỷ đồng, tăng 39,01%; thu phí, lệ phí đạt 82,3 tỷ đồng, tăng 10,68%; thu từ đất, nhà đạt 212,2 tỷ đồng, tăng 58,87%; thu xổ số kiến thiết đạt 247,2 tỷ, tăng 61,65% so với cùng kỳ. Thu thuế qua hải quan đạt 62,3 tỷ đồng, bằng 12,46% so với dự toán.

Tổng thu ngân sách địa phương ước quý I năm 2018 đạt 2.762,1 tỷ đồng, bằng 23,62% so với dự toán, giảm 22,96% so với cùng kỳ. Trong đó, thu điều tiết đạt 1.585,6 tỷ đồng, tăng 31,85%; thu bổ sung từ ngân sách Trung ương đạt 1.150 tỷ đồng, giảm 13,11% so với cùng kỳ.

Tổng chi ngân sách địa phương ước quý I năm 2018 đạt 2.492,4 tỷ đồng, bằng 21,51% so với dự toán, tăng 4,03% so với cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 475,7 tỷ đồng, giảm 30,88%; chi thường xuyên đạt 1.603,7 tỷ đồng, tăng 7,61%. Trong tổng chi thường xuyên; chi giáo dục đào tạo đạt 719,2 tỷ đồng, tăng 6,62%; chi sự nghiệp kinh tế đạt 66,5 tỷ đồng, tăng 1,2%; chi quản lý hành chính đạt 223,7 tỷ đồng, tăng 16,78% so với cùng kỳ.

1.2. Hoạt động tín dụng

          Trong quý I/2018 Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng tiếp tục cơ cấu lại nợ để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay phục vụ sản xuất kinh doanh; cân đối nguồn tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn vay cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp tham gia chương trình tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi nhanh chóng, thuận lợi; đảm bảo hoạt động an toàn, thông suốt của hệ thống máy ATM.

          Ước đến 31/3/2018 vốn huy động đạt 45.500 tỷ đồng, tăng 8,92% so với cùng kỳ. Trong đó, tiền gửi dân cư đạt 35.500 tỷ đồng, chiếm 78,02% tổng vốn huy động, tăng 1,76%; tiền gửi thanh toán, tiền gửi khác đạt 10.000 tỷ đồng, chiếm 21,98% tổng vốn huy động, tăng 45,18% so với cùng kỳ.

Ước đến 31/3/2018 tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 73.000 tỷ đồng, tăng 31,55% so với cùng kỳ. Trong đó, dư nợ trung dài hạn 27.000 tỷ đồng, chiếm 36,99% tổng dư nợ, tăng 32,08%; dư nợ ngắn hạn 46.000 tỷ đồng, chiếm 63,01% tổng dư nợ, tăng 31,24% so với cùng kỳ.

         Ước đến 31/3/2018 tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng là 350 tỷ đồng, chiếm 0,48% tổng dư nợ, tăng 5,11% so với cùng kỳ.

         2. Giá cả thị trường

         2.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

          Chỉ số giá tiêu dùng tháng 03/2018 giảm 0,62% so với tháng trước và tăng 4,25% so với cùng kỳ, nguyên nhân do giá thịt gia súc, gia cầm, thịt chế biến các loại giảm sau tết; giá xăng, dầu chịu tác động giảm của đợt điều chỉnh ngày 21/2/2018 đã làm giảm chỉ số nhóm giao thông và nhóm chất đốt. Mặt khác các chính sách giảm giá và chương trình khuyến mãi sau tết đã tác động giảm chỉ số các nhóm thiết bị đồ dùng gia đình, hàng may mặc. Cụ thể: nhóm hàng hóa dịch vụ khác giảm 0,29%; nhóm văn hoá, giải trí và du lịch giảm 0,36%; nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,46%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD giảm 0,46%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,49%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,78%; nhóm giao thông giảm 0,93%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 1,28%. Bên cạnh đó, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05% và 02 nhóm Bưu chính viễn thông và Giáo dục ổn định so với tháng trước.

          2.2. Chỉ số giá vàng và Đô la Mỹ

Giá vàng 99,99 trên địa bàn tỉnh ngày 23/3/2018 được bán ra bình quân 3,66 triệu đồng/chỉ, giảm 0,25% so với tháng trước, bình quân 3 tháng năm 2018 giá vàng tăng 7,94% so với cùng kỳ. Giá USD bán ra bình quân tháng 3/2018 dao động ở mức 22.782 đồng/USD; chỉ số giá USD tháng 3/2018 tăng 0,21% so với tháng trước, bình quân 03 tháng năm 2018 giá USD tăng 0,23% so với cùng kỳ.

         2.3. Chỉ số giá sản xuất

Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I năm 2018 giảm 5,87% so với cùng kỳ và giảm 4,46% so với quý trước. Trong đó: Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất nông nghiệp giảm 6,07% so với cùng kỳ và giảm 4,59% so với quý trước; cụ thể: cây hàng năm giảm 2,24% so với cùng kỳ và giảm 9,98% so với quý trước, một số mặt hàng chủ yếu là thóc giảm 1,64%; ngô và cây lương thực có hạt khác giảm 4,29%; củ có chất bột tăng 3,45%; rau, đậu, hoa, cây cảnh giảm 3,14% so với cùng kỳ. Cây lâu năm giảm 6,68% so với cùng kỳ và giảm 2,66% so với quý trước, một số mặt hàng chủ yếu như hồ tiêu giảm 47,53%; cà phê giảm 8,74%; chè tăng 0,66%. Sản phẩm chăn nuôi giảm 15,76% so với cùng kỳ và tăng 3,2% so với quý trước, trong đó trâu, bò tăng 4,08%; lợn giảm 27,31%; gia cầm giảm 4,49% so với cùng kỳ. Sản phẩm lâm nghiệp tăng 4,67% so với cùng kỳ và tăng 0,51% so với quý trước; trong đó, sản phẩm lâm sản khai thác tăng 5,2%; sản phẩm lâm sản thu nhặt tăng 19,84% so với cùng kỳ. Sản phẩm thủy sản giảm 0,21% so với cùng kỳ và tăng 1,98% so với quý trước.

Chỉ số giá sản xuất hàng công nghiệp quý I năm 2018 tăng 11,22% so với quý trước và tăng 10,05% so với cùng kỳ; trong đó chỉ số giá sản xuất sản phẩm khai khoáng tăng 1,63% so với quý trước và tăng 0,72% so với cùng kỳ; sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,04% so với quý trước và tăng 5,21% so với cùng kỳ; điện và phân phối điện tăng 55,57% so với quý trước và tăng 30,53% so với cùng kỳ.

Chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất quý I năm 2018 tăng 3,3% so với cùng kỳ và tăng 0,64% so với quý trước; trong đó chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 4,61% so với cùng kỳ và giảm 3,21% so với quý trước; sử dụng cho sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,71% so với cùng kỳ và tăng 3,3% so với quý trước; sử dụng cho xây dựng tăng 2,89% so với cùng kỳ và tăng 1,38% so với quý trước. 

Chỉ số giá cước vận tải kho bãi quý I năm 2018 tăng 3,03% so với quý trước và tăng 4,71% so với cùng kỳ. Trong đó: Giá cước dịch vụ vận tải hành khách tăng 2,64% so với quý trước và tăng 4,5% so với cùng kỳ; giá cước dịch vụ vận tải hàng hóa tăng 3,78% so với quý trước và tăng 5,96% so với cùng kỳ; dịch vụ kho bãi và hỗ trợ vận tải giảm 2,16% so với cùng kỳ. Chia theo ngành vận tải thì dịch vụ vận tải đường bộ tăng 3,41% so với quý trước và tăng 4,68% so với cùng kỳ; trong đó, dịch vụ vận tải bằng xe buýt ổn định so với quý trước; dịch vụ vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt) tăng 0,63% so với quý trước và tăng 2,28% so với cùng kỳ; dịch vụ vận tải hành khách đường bộ khác tăng 6,29% so với quý trước và tăng 2,81% so với cùng kỳ.

          Chỉ số giá dịch vụ quý I năm 2018 tăng 0,6% so với cùng kỳ và tăng 7,14% so với quý trước; trong đó dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 3,16% so với cùng kỳ và tăng 0,67% so với quý trước; hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,9% so với cùng kỳ và ổn định so với quý trước; hoạt động hành chính và hỗ trợ tăng 0,77% so với cùng kỳ và tăng 0,04% so với quý trước; hoạt động giáo dục và đào tạo tăng 13,57% so với cùng kỳ và tăng 0,22% so với quý trước; hoạt động y tế và trợ giúp xã hội tăng 37,51% so với cùng kỳ và tăng 3,9% so với quý trước; hoạt động nghệ thuật vui chơi giải trí tăng 0,96% so với cùng kỳ và tăng 0,18% so với quý trước; hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình tăng 0,97% so với cùng kỳ và so với quý trước; hoạt động thông tin truyền thông; hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ ổn định so với quý trước.

         3. Hoạt động đầu tư

Dự ước vốn đầu tư thực hiện quý I/2018 đạt 3.375,5 tỷ đồng, tăng 6,84% so với cùng kỳ, chủ yếu thực hiện đầu tư vốn cho các công trình chuyển tiếp của năm 2017, trong đó:

Nguồn vốn nhà nước trên địa bàn đạt 533,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15,8%, tăng 8,41% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn do Trung ương quản lý đạt 44,4 tỷ đồng, tăng 5,7% so với cùng kỳ, từ quý IV/2017 đến nay công ty thủy điện Đa Nhim- Hàm Thuận- Đa Mi tập trung đầu tư mở rộng dự án thủy điện Đa Nhim; vốn do Địa phương quản lý đạt 489,2 tỷ đồng, tăng 8,67% so với cùng kỳ.

Vốn đầu tư thực hiện thuộc khu vực ngoài nhà nước đạt 2.787 tỷ đồng, tăng 6,57% so với cùng kỳ, chiếm 82,57% trong tổng vốn. Trong đó, vốn đầu tư của doanh nghiệp đạt 547,2 tỷ đồng, tăng 5,32% và vốn đầu tư của các hộ gia đình đạt 2.239,8 tỷ đồng, tăng 6,89%, chủ yếu đầu tư trong xây dựng, sửa chữa nhà ở và sản xuất kinh doanh...

Vốn đầu tư phát triển thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 54,9 tỷ đồng, tương đương 2,42 triệu USD, tăng 5,19% so với cùng kỳ, chiếm 1,63% trong tổng vốn.

* Tiến độ thực hiện một số dự án/công trình từ nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng công trình trường học: trường Mầm Non 8, trường TH Đoàn Kết, trường Mầm non 3, trường Mầm non Xuân Trường (Thành phố Đà Lạt); Trường THCS Lộc Nga, trường tiểu học Trưng Vương, trường THCS Phan Văn Trị, trường tiểu học Lộc Thanh 1 (Thành phố Bảo Lộc); trường Mầm non Rô Men, trường TH Đạ M'Rông, trường TH Đạ Rsal, trường THCS Lê Hồng Phong (Đam Rông); trường THCS Đưng K'nớ, trường MN Đạ Sar, trường TH Păng Tiêng (Lạc Dương); trường TH Cil Cus xã Mê Linh, trường mẫu giáo Nam Hà (Lâm Hà); trường tiểu học Quảng Lập, trường MN Họa Mi (Đơn Dương); trường Mẫu giáo Đa Quyn, trường Tiểu học Lý Tự Trọng, trường THCS An Hiệp, trường Mầm non Phú Hội (Đức Trọng) …

Công trình/ dự án đường giao thông: Nâng cấp mở rộng đường Mạc Đĩnh Chi, Cầu vượt suối CamLy (Thành phố Đà Lạt); Dự án nâng cấp đường Hoàng Văn Thụ, đường Lý Thường Kiệt, đường Đinh Công Tráng, đường Nguyễn An Ninh (Thành phố Bảo Lộc); đường Langbiang, nâng cấp đường Đạ Sar - xã Lát (Lạc Dương); đường Đạ Đờn - Phi Tô - Nam Ban, đường GTNT liên xã Phú Sơn đi xã Đạ Đờn, đường GTNT Trần Quốc Toản -  Hoài Đức đi xã Liên Hà, đường GTNT Liên xã Phúc Thọ đi Hoài Đức, đường GTNT TDP Đông Anh - Nam Ban (Lâm Hà); đường ĐH 1 (Liên Nghĩa - N'Thôn Hạ - Tân Hội), đường ĐH 2 (từ thôn Tân Phú, Tân Hội  đến xã N'Thol Hạ đi xã Bình Thạnh) (Đức Trọng); đường liên xã Liên Đầm - Tân Châu - Tân Thượng (Di Linh); XD Đường từ QL 20 vào Trung tâm xã Lộc Thành, XD Đường GT từ xã Lộc Thành đi xã Đại Lào, XD đường giao thông liên xã Lộc Ngãi-Lộc Phú (Bảo Lâm)…

Công trình/ dự án hồ chứa nước, mương thủy lợi: xây dựng hồ chống bồi lắng, nhà máy xử lý nước thải khu vự Đan Kia, suối Vàng (Lạc Dương); hồ chứa nước Đạ Tô Tôn (Lâm Hà); xây dựng hệ thống mương thoát nước khu trung tâm xã Hòa Bắc (Di Linh)…

Công trình/ dự án sắp xếp dân cư: xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư - tái định cư Phạm Hồng Thái, xây dựng cơ sở hạ tầng khu quy hoạch Trường Xuân 2, khu dân cư khu vực đường Huỳnh Tấn Phát, khu dân cư  đường Nguyễn Hữu Cầu (Thành phố Đà Lạt); dự án bố trí dân cư vùng đặc biệt khó khăn thôn Đưng K'nớ 5 (tiểu khu 74), xã Đưng K'nớ (Lạc Dương); dự án sắp xếp dân di cư tự do xã Hòa Bắc - Hòa Nam (Di Linh)…

Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài: từ đầu năm đến 20/3/2018 trên địa bàn tỉnh chưa thu hút được dự án nào. Điều chỉnh nội dung dự án đầu tư (điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án, thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty, tỷ lệ góp vốn) cho 05 dự án, tổ chức là nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần vào các doanh nghiệp trong nước với số vốn góp là 6,6 tỷ đồng. Đến nay còn 103 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 517 triệu USD; trong đó, có hơn 90 dự án đi vào hoạt động, tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp.

4. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

4.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp

Trong quý I/2018 sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung công tác gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch cây trồng hàng năm vụ đông xuân, chăm sóc cây công nghiệp dài ngày và tập trung phòng chống khô hạn.

        *Gieo trồng cây hàng năm vụ đông xuân:

Tính từ đầu vụ đến ngày 10/3/2018 toàn tỉnh gieo trồng, xuống giống được 36.750 ha cây hàng năm các loại, tăng 0,25% so với cùng kỳ, cụ thể:

        - Cây lương thực có hạt thực hiện 11.628 ha, giảm 0,07% so với cùng kỳ. Trong đó:

        + Lúa gieo trồng 9.423 ha, chiếm 25,64% tổng diện tích gieo trồng trong vụ, đạt 102,16% kế hoạch, giảm 2,08% so với cùng kỳ, do hiệu quả kinh tế không cao một số địa phương chuyển diện tích lúa sang trồng dâu tằm. Tập trung ở Cát Tiên 4.038 ha, chiếm 42,83%; Di Linh 1.020 ha, chiếm 10,82%; Đạ Tẻh 1.013,9 ha, chiếm 10,75%; Đức Trọng 945 ha, chiếm 10,02%; Lâm Hà 900 ha, chiếm 9,55%; Đơn Dương 550 ha, chiếm 5,83%.

         + Ngô gieo trồng 2.205 ha, đạt 77,23% kế hoạch, tăng 9,49% so với cùng kỳ, do một số địa phương tận dụng diện tích trồng dưa hấu vụ trước. Tập trung ở Đạ Tẻh 1.179,7 ha, chiếm 53,5%; Cát Tiên 510 ha, chiếm 23,13%; Bảo Lâm 125 ha, chiếm 5,67%; Lạc Dương 105 ha, chiếm 4,76%; Đam Rông 88 ha, chiếm 3,99%.

 - Cây khoai lang gieo trồng 538 ha, tăng 56,26% so với cùng kỳ.

- Rau các loại gieo trồng 18.933 ha, đạt 87,94% kế hoạch, tăng 0,99% so với cùng kỳ, thu hoạch rau ở vụ trước kịp thời, công tác chuẩn bị đất gieo trồng vụ đông xuân chủ động, một số vùng thuộc huyện Đơn Dương và Đức Trọng chuyển đổi một số diện tích ở cây trồng khác kém hiệu quả sang trồng rau. Tập trung ở Đơn Dương 7.908,5 ha, chiếm 41,77%; Đức Trọng 5.890 ha, chiếm 31,1%; Đà Lạt 2.289 ha, chiếm 12,62%; Lạc Dương 1.180 ha, chiếm 6,27% so với tổng diện tích gieo trồng.

- Diện tích hoa các loại gieo trồng 2.626,6 ha, đạt 84,59% kế hoạch, tăng 0,64% so với cùng kỳ. Chủ yếu ở Đà Lạt, Đức Trọng, Lạc Dương, Đơn Dương.

- Cây hàng năm khác 2.864,7 ha; trong đó, cỏ làm thức ăn gia súc 2.487,3 ha, chiếm 89,09%, tập trung ở Đơn Dương, Đức trọng, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đạ Huoai, Lâm Hà do nhiều hộ, đơn vị mở rộng chăn nuôi trâu, bò.

Tiến độ gieo trồng vụ đông xuân đến ngày 10/3/2018

 

Kế hoạch 2018

Thực hiện

cùng kỳ năm trước

Thực hiện

kỳ báo cáo

% so sánh

 

Kế hoạch

Cùng kỳ

Tổng diện tích gieo trồng (ha)

 

36.657,0

36.750,0

 

100,25

Trong đó:

 

 

 

 

 

   - Lúa

9.224,0

    9.622,7

      9.423,0

102,16

   97,92

   - Ngô

    2.855,0

      2.013,8

      2.205,0

77,23

  109,49

   - Khoai lang

       347,1

         344,3

         538,0

155,00

  156,26

   - Rau các loại

  21.530,0

    18.747,2

    18.933,0

87,94

  100,99

   - Hoa các loại

    3.105,0

     2.610,0

2.626,6

84,59

100,64

        * Thu hoạch vụ đông xuân: Tính đến ngày 10/3/2018 toàn tỉnh thu hoạch được 16.881,8 ha cây hàng năm các loại, đạt 45,65% diện tích gieo trồng, tăng 17,24% so với cùng kỳ, do thời tiết đầu vụ thuận lợi cho gieo trồng và phát triển của một số loại cây trồng.

- Lúa thu hoạch 3.472,9 ha, đạt 36,84% diện tích gieo trồng, tăng 3,3% so với cùng kỳ, chủ yếu ở Đạ Huoai, Đạ Tẻh, năng suất ước đạt 62,7 tạ/ha, tăng 6,8% so với cùng kỳ.

- Ngô thu hoạch 470,7 ha, đạt 21,09% diện tích gieo trồng, giảm 35,2% so với cùng kỳ do gieo trồng tận dụng trên đất thu hoạch dưa hấu trễ so với cùng kỳ.

- Rau các loại thu hoạch 10.597,2 ha, đạt 56,27% diện tích gieo trồng, tăng 29,73% so với cùng kỳ. 

- Đậu các loại thu hoạch 142,4 ha, đạt 42,81% diện tích gieo trồng, tăng 7,07% so với cùng kỳ.

- Hoa các loại thu hoạch 1.587,7 ha, đạt 56,86% diện tích gieo trồng, tăng 9,29% so với cùng kỳ.

Cây lâu năm: hiện các địa phương đang tiếp tục đầu tư chăm sóc, tỉa cành, tưới nước chống hạn, phòng trừ sâu bệnh, giữ cho cây trồng phát triển tốt đảm bảo năng suất (cà phê, chè,…); chăm sóc vườn ươm cây con, thu hoạch điều. Trong thời kỳ cao điểm của mùa khô nhưng nguồn nước tưới từ các các ao, hồ, sông, suối đáp ứng cho tưới tiêu vì có mưa trái mùa ở một số vùng trên địa bàn. Đến nay diện tích cà phê được tưới nước lần 2 đạt trên 85% và chuẩn bị tưới cho lần 3.

* Tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng tháng 03/2018 (từ ngày 10/02/2018 -10/3/2018)

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng tình hình sâu bệnh hại trên cây trồng trong tháng như sau:

- Trên cây lúa: Có 212 ha bị nhiễm rầy nâu, tăng 24,8 ha so với tháng trước; bệnh đạo ôn lá nhiễm 370 ha; ốc bưu vàng gây hại 325,2 ha.

- Trên cây cà chua: Bệnh xoăn lá virus nhiễm 453,4 ha, tăng 27,7 ha so với tháng trước; bệnh mốc sương 589,7 ha, tăng 180,7 ha so với tháng trước.

- Trên cây rau họ thập tự: Bệnh sưng rễ gây hại 341,7 ha chủ yếu tại Đà Lạt, Đơn Dương. 

- Trên cây hoa cúc: Bệnh héo vàng (virus) nhiễm rải rác 20 ha tại Đà Lạt, Lạc Dương, giảm 10 ha so với tháng trước.

- Trên cây cà phê: Sâu đục thân gây hại 100 ha; bọ xít muỗi gây hại 576 ha, tăng 200 ha so với tháng trước; mọt đục cành nhiễm 4.195,6 ha.

- Trên cây chè: Bọ cánh tơ gây hại 2.050 ha, tăng 332 ha  so với tháng trước; bọ xít muỗi gây hại 2.426,5 ha, giảm 102,5 ha so với tháng trước.

- Trên cây điều: Bọ xít muỗi gây hại 3.731,1 ha, tăng 1.954,7 ha so với tháng trước; bệnh thán thư lây lan và gây hại 4.847 ha, tăng 1.818 ha so với tháng trước (nhiễm nặng 704 ha).

- Trên cây tiêu: Bệnh chết nhanh gây hại rải rác 30,4 ha; bệnh chết chậm nhiễm 28  ha.

Tình hình chăn nuôi

Đến thời điểm 20/3/2018 tổng đàn trâu ước có 15.940 con, tăng 8,37%; đàn bò 106.103 con, tăng 0,72%. Trong đó, đàn bò sữa ước đạt 20.020 con, tăng 0,18% so với cùng kỳ.

  Tổng đàn lợn đạt 436.276 con, giảm 1,14% so với cùng kỳ. Hiện nay, giá lợn hơi trên địa bàn tỉnh dao động từ 30.000/kg – 32.000đ/kg tăng so với cùng kỳ.

Tổng đàn gia cầm đạt 6.291,5 nghìn con, tăng 11,12%. Trong đó, tổng đàn gà ước đạt 3.442,5 nghìn con, giảm 0,85% so với cùng kỳ.

          Tình hình dịch bệnh:Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin diễn biến tình hình dịch bệnh, giám sát chặt chẽ các hộ gia đình, trang trại có chăn nuôi gia súc, gia cầm để có giải pháp xử lý kịp thời. Tổ chức lấy 60 mẫu Swab (12 mẫu gộp) hầu, họng trên gà, vịt để giám sát sự lưu hành của vi rút cúm gia cầm tại chợ Liên Nghĩa - Đức Trọng gửi Chi cục Thú y vùng 5 xét nghiệm. Đã kiểm dịch xuất tỉnh 108 con trâu, bò; 35.187 con heo; 1,8 triệu con gia cầm; 200 ngàn trứng cút; 2.161 kg sản phẩm đông lạnh và 2.712 tấm da bò. Kiểm dịch nhập tỉnh 88 con trâu, bò; 2.919 con heo; 24,6 ngàn con gia cầm; 4.829 kg sản phẩm đông lạnh.

4.2.Tình hình sản xuất lâm nghiệp

Hiện các địa phương, đơn vị hoạt động sản xuất lâm nghiệp tập trung triển khai thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất lâm nghiệp năm 2018. Thực hiện công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng là 427.958,9 ha. Tính hết tháng 03 đã rà soát, thẩm định kiểm tra ký kết chuyển giao hợp đồng giao khoán thực hiện được 396.600 ha, đạt 92,6% kế hoạch, tăng 0,23% so với cùng kỳ.

Khai thác lâm sản:

Thực hiện chủ trương của Chính phủ đóng cửa rừng tự nhiên hạn chế xâm hại đến tài nguyên rừng trong việc bảo tồn nhằm đa dạng hệ sinh thái rừng, bên cạnh đó nhiều hộ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng có nhận thức trong việc phát triển tài nguyên rừng. Cho nên việc khai thác lâm sản được quản lý chặt chẽ, ước tính trong tháng 03/2018 sản lượng gỗ tròn các loại khai thác ở các loại hình kinh tế trong tỉnh 1.200 m3, giảm 47,83%; củi thước 9.700 ster, giảm 3% so với cùng kỳ. Ước quý I/2018 sản lượng gỗ tròn khai thác 7.920 m3, giảm 9,49%; củi thước 28.850 ster, giảm 4,63%; lồ ô các loại 150 ngàn cây, giảm 10,18%; song mây 3 nghìn sợi, giảm 50% so với cùng kỳ.

Công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng:

Thời tiết trên địa bàn đang mùa khô hanh, nắng ráo nguy cơ cháy rừng dễ xảy ra, công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng chống chữa cháy rừng xác định là nhiệm vụ trọng tâm, được các cấp, ban ngành chức năng quan tâm chỉ đạo. Ngoài công tác phòng cháy, chữa cháy, các đơn vị chủ rừng tuân thủ quy trình kỹ thuật xử lý thực bì, phát dọn cỏ bụi, đốt trước có điều khiển, xây dựng đường băng cản lửa … làm giảm vật liệu cháy ở rừng thông, cảnh quan. Phục vụ theo dõi phòng cháy, chữa cháy rừng, các đơn vị đã thực hiện lắp đặt được 7/10 trạm khí tượng tự động. Từ đầu năm đến nay đã xảy ra 03 vụ cháy rừng trồng, với diện tích rừng bị cháy 3,84 ha.

Tình hình vi phạm lâm luật:

Tính từ 20/02/2018 đến 20/3/2018 các ngành chức năng đã phát hiện, lập biên bản 47 vụ vi phạm lâm luật, chủ yếu ở hành vi phá rừng trái phép 14 vụ, giảm 17,65%; vi phạm quy định về khai thác gỗ và lâm sản 10 vụ, giảm 71,43% so với cùng kỳ. Lũy kế từ đầu năm đến 20/3/2018 đã phát hiện, lập biên bản 197 vụ vi phạm, trong đó; vi phạm hành vi phá rừng trái phép 41 vụ, giảm 32,79%, diện tích rừng bị phá 11,7 ha; vi phạm về khai thác gỗ và lâm sản 41 vụ, giảm 48,1%; vi phạm quy định về quản lý lâm sản 98 vụ, giảm 19,01%. Tổng số vụ vi phạm đã xử lý là 167 vụ; trong đó, xử lý hành chính 161 vụ, chuyển xử lý hình sự 6 vụ. Lâm sản, phương tiện tịch thu qua xử lý vi phạm gồm 67 phương tiện, dụng cụ các loại; 290,81 m3 gỗ các loại. Thu nộp ngân sách 1,1 tỷ đồng.

5. Sản xuất công nghiệp

Dự tính chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tháng 3 năm 2018 tăng 8,34% so với cùng kỳ; trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 1,33%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,96%; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 10,07% và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,44% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I các năm

 

Năm 2016 so với

cùng kỳ

(%)

Năm 2017 so với

cùng kỳ

(%)

Năm 2018 so với cùng kỳ (%)

Toàn ngành công nghiệp

108,24

106,80

107,90

1.      Khai khoáng

87,11

87,03

103,88

2.      Chế biến, chế tạo

113,36

104,77

106,82

3.      Sản xuất, phân phối điện

102,71

115,14

109,80

4.      Cung cấp nước; hoạt động  quản lý và xử lý rác thải, nước thải

111,16

105,77

106,73

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp quý I năm 2018 tăng 7,9% so với cùng kỳ. Cụ thể:

Chỉ số sản xuất ngành khai khoáng tăng 3,88% so với cùng kỳ. Trong đó, Sản phẩm đá xây dựng đạt 370,8 ngàn m3, tăng 58,33%; quặng bôxít  đạt 24,7 ngàn tấn, tăng 10,81%;  cao lanh và đất sét cao lanh khác đạt 41,7 ngàn tấn, giảm 44,96% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,82% (trong đó, ngành sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 17,95%; ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 16,89%; ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng 13,8%; ngành sản xuất kim loại tăng 6,4%; ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 14,45%; ngành sản xuất trang phục giảm 2,15%). Một số sản phẩm chủ yếu: rau ướp lạnh 1,4 ngàn tấn, tăng 76,61%; hạt điều khô 193 tấn, tăng 59,2%; quả và hạt ướp lạnh đạt 1,6 ngàn tấn, tăng 16,66%; alumin 147,4 ngàn tấn, tăng 6,4%; chè nguyên chất 10,5 ngàn tấn, tăng 0,63%; gỗ cưa hoặc xẻ 7.774 m3, giảm 35,53%; sợi xe từ sợi tơ tằm 169 tấn, giảm 21,12%; vải dệt thoi từ sợi tơ tằm đạt 559 ngàn m2, giảm 14,45% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng và điều hòa không khí tăng 9,8% so với cùng kỳ. Trong đó, điện sản xuất đạt 540 triệu kwh, tăng 8,9%; điện thương phẩm đạt hơn 293 triệu kwh, tăng 12,28%.

Chỉ số sản xuất ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,73%. Trong đó, sản lượng nước ghi thu đạt 6.947 ngàn m3, tăng 5,83%; dịch vụ thu gom rác thải không độc hại có thể tái chế đạt 10.833,3 triệu đồng, tăng 7% so với cùng kỳ.

* Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý I năm 2018 tăng 12,85% so với cùng kỳ. Trong đó, sản xuất sản phẩm từ plastic tăng 395,25%; sản xuất đồ uống tăng 30,05%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 29,98%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 22,54%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 18,78%; ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 37,12%; sản xuất trang phục giảm 6,94%; ngành dệt giảm 4,17% so với cùng kỳ.

* Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đến cuối tháng 3/2018 tăng 0,58% so với cùng kỳ. Ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 148,94%; ngành dệt tăng 20,24%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 11,2%; sản xuất đồ uống tăng 10,48%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 59,18%; ngành chế biến và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 18,67%; sản xuất chế biến thực phẩm giảm 12,65% so với cùng kỳ.

* Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp quý I năm 2018 tăng 0,2% so với cùng kỳ. Chia theo ngành kinh tế cấp 2: sản xuất giường tủ, bàn, ghế tăng 147,77%; ngành dệt tăng 20,22%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 8,51%; sản xuất trang phục tăng 2,33%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 1,85%; ngành công nghiệp chế biến thực phẩm giảm 12,69%; ngành khai khoáng khác giảm 7,53%; ngành chế biến và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 7,51%; ngành khai thác, xử lý và cung cấp nước giảm 6,72%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 4,66%; hoạt động thu gom và xử lý rác thải, nước thải giảm 3,33%; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt giảm 1,29% so với cùng kỳ. Chia theo khu vực: doanh nghiệp nhà nước giảm 2,2%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 3,38%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 7,22% so với cùng kỳ.

Xu hướng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp:

Xu hướng quý I năm 2018 so với quý IV năm 2017 các doanh nghiệp có những thuận lợi nhất định trong sản xuất thông qua các chỉ tiêu: khối lượng sản xuất có 34,38% doanh nghiệp trả lời tăng, 25% doanh nghiệp trả lời giảm (chỉ số cân bằng: 9,38%); số lượng đơn đặt hàng mới có 36,51% doanh nghiệp trả lời tăng, 20,63% doanh nghiệp trả lời giảm (chỉ số cân bằng: 15,87%); số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới có 42,86% doanh nghiệp trả lời tăng, 23,81% doanh nghiệp trả lời giảm (chỉ số cân bằng: 19,05%); số lượng lao động bình quân có 17,19% doanh nghiệp trả lời tăng, 20,31% doanh nghiệp trả lời giảm (chỉ số cân bằng: -3,13%).

Xu hướng kinh doanh trong quý II/2018 so với quý I/2018, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh có những bước chuyển biến tích cực thông qua các chỉ tiêu: khối lượng sản xuất có 53,13% doanh nghiệp trả lời tăng, 12,5% doanh nghiệp trả lời giảm (chỉ số cân bằng: 40,63%); số lượng đơn đặt hàng mới có 46,77% doanh nghiệp trả lời tăng, 12,9% doanh nghiệp trả lời giảm (chỉ số cân bằng: 33,87%); số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới có 40% doanh nghiệp trả lời tăng, 15% doanh nghiệp trả lời giảm (chỉ số cân bằng: 25%); số lượng lao động bình quân có 20,31% doanh nghiệp trả lời tăng, 9,38% doanh nghiệp trả lời giảm (chỉ số cân bằng: 10,94%).

          6. Thương mại, dịch vụ

          6.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng:

 Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3/2018 đạt 3.852,4 tỷ đồng, tăng 12,07% so với cùng kỳ. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 310,7 tỷ đồng, tăng 18,16%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 3.490,5 tỷ đồng, tăng 11,23% (kinh tế tư nhân đạt 1.017,5 tỷ đồng, tăng 8,27%; kinh tế cá thể đạt 2.472,6 tỷ đồng, tăng 12,49) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 51,2 tỷ đồng, tăng 41,33% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I/2018 đạt 11.909,3 tỷ đồng, tăng 13,75% so với cùng kỳ và bằng 23,08% kế hoạch năm. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 951,3 tỷ đồng, tăng 16,41%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 10.788,4 tỷ đồng, tăng 13,31% (kinh tế tư nhân đạt 3.030,8 tỷ đồng, tăng 16,97%; kinh tế cá thể đạt 7.756,2 tỷ đồng, tăng 11,94%) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 169,6 tỷ đồng, tăng 29,65% so với cùng kỳ.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 03/2018 ước đạt 2.716,6 tỷ đồng, tăng 10,57% so với cùng kỳ. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 151,7 tỷ đồng, tăng 19,86%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 2.517,4 tỷ đồng, tăng 9,57%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 47,5 tỷ đồng, tăng 44,43% so với cùng kỳ. Một số nhóm hàng chủ yếu như nhóm lương thực, thực phẩm đạt 1.177,1 tỷ đồng, tăng 6,47%; nhóm xăng, dầu các loại đạt 317,6 tỷ đồng, tăng 6%; nhóm gỗ và vật liệu xây dựng đạt 161,3 tỷ đồng, tăng 57,03%. Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa quý I/2018 đạt 8.463,1 tỷ đồng, tăng 13,4% so với cùng kỳ. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 445,7 tỷ đồng, tăng 24,93%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 7.859,1 tỷ đồng, tăng 12,5%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 158,3 tỷ đồng, tăng 31,49% so với cùng kỳ. Một số nhóm hàng chủ yếu như nhóm lương thực, thực phẩm đạt 3.700,4 tỷ đồng, tăng 6,44%; nhóm xăng, dầu các loại đạt 883,8 tỷ đồng, tăng 12,68%; nhóm gỗ và vật liệu xây dựng đạt 548,3 tỷ đồng, tăng 42,61%.

- Doanh thu dịch vụ khác (trừ ăn uống, lưu trú và lữ hành) tháng 3/2018 ước đạt 401,3 tỷ đồng, tăng 15,49%; trong đó, doanh thu dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 241,3 tỷ đồng, tăng 16,89%; doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản đạt 60,6 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Dự ước doanh thu dịch vụ khác (trừ ăn uống, lưu trú và lữ hành) quý I/2018 đạt 1.238,3 tỷ đồng, tăng 11,56%; trong đó, doanh thu dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 754,9 tỷ đồng, tăng 11,29%; doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản đạt 191,8 tỷ đồng, tăng 11,85% so với cùng kỳ. 

          - Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 3/2018 ước đạt 731,7 tỷ đồng, tăng 16,04% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 95,7 tỷ đồng, tăng 16,41%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 636 tỷ đồng, tăng 15,99% so với cùng kỳ. Tổng lượt khách ngủ qua đêm tại các cơ sở lưu trú đạt 263,1 nghìn lượt khách, tăng 7,82% (khách trong nước đạt 226,1 nghìn lượt khách, tăng 8,62%; khách quốc tế đạt 37 nghìn lượt khách, tăng 3,17%). Dự ước doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống quý I/2018 đạt 2.199,5 tỷ đồng, tăng 16,44% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 300,3 tỷ đồng, tăng 16,29%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 1.899,2 tỷ đồng, tăng 16,46% so với cùng kỳ. Tổng lượt khách ngủ qua đêm tại các cơ sở lưu trú đạt 905,6 nghìn lượt khách, tăng 8,71% (khách trong nước đạt 795,3 nghìn lượt khách, tăng 10,23%; khách quốc tế đạt 110,3 nghìn lượt khách, giảm 1,13%).

- Doanh thu du lịch lữ hành tháng 3/2018 ước đạt 2,8 tỷ đồng, tăng 12,22% so với cùng kỳ; tổng số khách do các cơ sở lữ hành phục vụ đạt 4.029 lượt khách, tăng 8,98%. Dự ước doanh thu du lịch lữ hành quý I/2018 đạt 8,4 tỷ đồng, tăng 8,95% so với cùng kỳ; tổng số khách do các cơ sở lữ hành phục vụ đạt 13.113 lượt khách, tăng 8,77%.

         6.2. Vận tải, bưu chính viễn thông

- Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước tháng 3/2018 đạt 449,5 tỷ đồng, tăng 8,67% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu vận tải đường bộ đạt 306,5 tỷ đồng, tăng 18,44%; doanh thu vận tải hàng không đạt 121,6 tỷ đồng, bằng 92,18%; doanh thu kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải đạt 21,4 tỷ đồng, bằng 93,19% so với cùng kỳ. Dự ước doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải quý I năm 2018 đạt 1.393 tỷ đồng, tăng 8,11% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu vận tải đường bộ đạt 917,4 tỷ đồng, tăng 13,23%; doanh thu vận tải hàng không đạt 406,8 tỷ đồng, bằng 99,17%; doanh thu kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải đạt 68,7 tỷ đồng, tăng 0,98% so với cùng kỳ.

- Vận tải hành khách tháng 3/2018 ước đạt 2.389,6 nghìn hành khách, tăng 2,32% và luân chuyển đạt 366,4 triệu hành khách.km, tăng 16,67% so với cùng kỳ; trong đó: vận tải hành khách đường bộ ước đạt 2.328 nghìn hành khách, tăng 2,44% và luân chuyển đạt 334,5 triệu hành khách.km, tăng 19,43%; vận tải hành khách hàng không đạt 55,8 nghìn hành khách, bằng 97,33% và luân chuyển đạt 31,9 triệu hành khách.km, bằng 93,90%. Dự ước vận tải hành khách quý I năm 2018 đạt 10.043,9 nghìn hành khách, tăng 8,12% và luân chuyển đạt 1.270,7 triệu hành khách.km, tăng 8,94% so với cùng kỳ; trong đó: vận tải hành khách đường bộ ước đạt 9.840,4 nghìn hành khách, tăng 8,24% và luân chuyển đạt 1.163,8 triệu hành khách.km, tăng 10,13%; vận tải hành khách hàng không đạt 186,6 nghìn hành khách, tăng 2,24% và luân chuyển đạt 106,8 triệu hành khách.km, bằng 97,39%.

- Khối lượng hàng hoá vận chuyển đường bộ tháng 3/2018 ước đạt 830 nghìn tấn, tăng 7,52% và luân chuyển đạt 124,7 triệu tấn.km, tăng 9,21% so với cùng kỳ. Dự ước khối lượng hàng hoá vận chuyển đường bộ quý I năm 2018 đạt 2.674,7 nghìn tấn, tăng 8,7% và luân chuyển đạt 412,4 triệu tấn.km, tăng 9,27% so với cùng kỳ.

         - Doanh thu hoạt động bưu chính viễn thông tháng 3/2018 ước đạt 199,2 tỷ đồng, tăng 18,95% so với cùng kỳ. Số thuê bao điện thoại phát triển mới ước đạt 20.600 thuê bao; trong đó, thuê bao di động đạt 20.460 thuê bao, thuê bao cố định đạt 140 thuê bao. Số thuê bao internet phát triển mới đạt 4.000 thuê bao. Dự ước doanh thu hoạt động bưu chính viễn thông quý I năm 2018 đạt 613 tỷ đồng, tăng 19,06% so với cùng kỳ. Số thuê bao điện thoại phát triển mới ước đạt 65.276 thuê bao; trong đó, thuê bao di động đạt 64.895 thuê bao, thuê bao cố định đạt 381 thuê bao. Số thuê bao internet phát triển mới đạt 13.990 thuê bao.

                   7. Các vấn đề xã hội

7.1. Thực trạng đời sống dân cư

Tình hình sản xuất, thu hoạch và thu nhập của hộ dân cư nông thôn từ trồng trọt, chăn nuôi và các ngành nghề khác có chuyển biến khá tốt, thời tiết khí hậu tương đối thuận lợi, thiệt hại thiên tai không xảy ra, giá sản phẩm hàng hóa bán ra ổn định, khuyến khích các hộ dân cư tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất cả về quy mô và đầu tư thâm canh trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt việc tiếp tục phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, góp phần tăng hộ nông dân làm giàu xu hướng tăng lên: Việc tổ chức sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao đã đem lại giá trị sản xuất cao hơn nhiều so với canh tác truyền thống, cụ thể: sản xuất rau cao cấp đạt bình quân trên 400 triệu đồng/ha/năm cao gấp 2 lần so với bình quân chung, trên cây hoa cao cấp đạt bình quân 800 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm, cao gấp 1,6 lần so với bình quân chung; chè chất lượng cao đạt từ 200-250 triệu đồng/ha.

Trên địa bàn tỉnh hiện có trên 48 nghìn ha sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, chiếm khoảng 15% diện tích đất canh tác. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (CNC) đạt 32% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp; năng suất giá trị sản phẩm cây trồng, vật nuôi khi áp dụng CNC tăng 25 - 30%, giúp tăng lợi nhuận cho người sản xuất đạt trên 30% so với doanh thu.

7.2. Thực trạng đời sống cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động

Trong quý I/2018, đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương có cuộc sống ổn định, trong dịp lễ tết vừa qua cũng được hưởng tăng thêm bình quân mỗi người từ 01 đến 13 triệu đồng. Đời sống cán bộ công chức, viên chức khu vưc nhà nước vẫn ổn định. Riêng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp được điều chỉnh nâng mức lương tối thiểu bắt đầu từ ngày 01/01/2018 theo Nghị định số 141/2017/NĐ-CP ngày 7/12/2017. Ước thu nhập bình quân đầu người khu vực nhà nước Trung ương đóng trên địa bàn đạt 6,8 triệu đồng/người/tháng, cao hơn khu vực địa phương quản lý 1,36 lần (thu nhập bình quân khu vực địa phương là 5 triệu đồng/người/tháng). Đối với các đơn vị Trung ương quản lý thu nhập bình quân đầu người 1 tháng cao nhất đạt 10 triệu đồng, đối với các đơn vị địa phương quản lý có ngành xây dựng thu nhập bình quân đầu người 1 tháng cao nhất đạt 7 triệu đồng.

7.3. Công tác xóa đói, giảm nghèo và tình hình thăm hỏi, hỗ trợ, tặng quà Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018

Trong dịp tết Mậu Tuất 2018, các đối tượng gồm người có công, đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội, các hộ nghèo, cận nghèo được tặng quà và trợ cấp tết bằng tiền mặt và hiện vật, trị giá tổng số tiền là 39,1 tỷ đồng, tăng 19% so với năm trước, trong đó chi hỗ trợ cho 121.784 đối tượng, tương ứng với 121.784 suất quà được nhận (kể cả tiền và hiện vật quy tiền).Trong tổng số tiền (39,1 tỷ đồng) chi hỗ trợ được lấy từ các nguồn cụ thể như sau: (1) Nguồn ngân sách Trung ương (quà của Chủ tịch nước) là 1,96 tỷ đồng; (2) Nguồn ngân sách tỉnh: 34,82 tỷ đồng; (3) Nguồn xã hội hóa 2,32 tỷ đồng. Các khoản hỗ trợ thăm hỏi và tặng quà cho các đối tượng trong dịp tết Mậu Tuất 2018 hoàn thành trước ngày 08/02/2018.

7.4. Tình hình thất nghiệp, giải quyết việc làm

Tỷ lệ lao động thất nghiệp quý I/2018 là 0,65%, giảm 0,11 điểm phần trăm so với cùng kỳ (khu vực thành thị là 1,04%, khu vực nông thôn là 0,43%); tỷ lệ thiếu việc làm là 2,17%, giảm 0,06 điểm phần trăm so với cùng kỳ (khu vực thành thị là 1,42%, khu vực nông thôn là 2,63%), điều này đã nói lên sự nỗ lực trong công tác giải quyết việc làm tại chỗ của tỉnh, nhưng xét về tình trạng thiếu việc làm thì cả 2 khu vực còn có những bất cập cần được quan tâm. Nguyên nhân chủ yếu do nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn phải ngừng hoạt động hoặc giải thể, lao động khó tìm việc làm mới, thị trường xuất khẩu lao động gặp nhiều khó khăn.

7.5. Hoạt động văn hóa - tuyên truyền    

Trong quý I/2018, hoạt động văn hóa, tuyên truyền trên địa bàn tỉnh tập trung công tác thông tin tuyên truyền mừng sinh nhật lần thứ 88 Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua hình thức treo dựng trên 3.000 băng rôn, pa nô, cờ phướn với chủ đề “Mừng Đất nước đổi mới, Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Mậu Tuất 2018’’. Các đội chiếu phim lưu động tăng cường số buổi chiếu phim Việt Nam, phim tuyên truyền về Bác Hồ, về Đảng, phim điện ảnh đề tài quê hương, đất nước, sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, sự nghiệp xây dựng Tổ quốc; phim truyện, phim tài liệu, phim thiếu nhi. Tổ chức các buổi chiếu phim, tăng cường phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng trước, trong và sau tết.

Bảo tàng tỉnh mở cửa thường xuyên phục vụ khách đến tham quan, nghiên cứu, từ 01/01/2018 đến ngày 10/3/2018 đã đón được 10.166 lượt khách, trong đó: Nhà trưng bày chính đón 8.634 lượt khách (447 khách quốc tế) và Di tích Nhà lao thiếu nhi đón 1.532 lượt khách.

7.6. Hoạt động thể dục - thể thao

Trong quý I/2018, ngành thể dục- thể thao Lâm Đồng tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, với phương châm đưa thể dục thể thao về cơ sở nhằm phát triển phong trào TDTT quần chúng rộng khắp. Sở văn hóa, thể thao và du lịch tiếp tục chỉ đạo các phòng VHTT-TT và trung tâm VH-TT các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động, thu hút nhiều đối tượng thuộc các lứa tuổi tham gia vào việc rèn luyện sức khoẻ.

 Thể dục thể thao quần chúng: Tổ chức giải Cờ Tướng; giải Võ thuật cổ truyền Mừng Đảng, Mừng Xuân Mậu Tuất 2018; giải Bóng đá 11 người các câu lạc bộ tỉnh; giải Cầu lông các câu lạc bộ tỉnh Lâm Đồng mở rộng; phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức giải Việt dã truyền thống 26/3 tại thành phố Đà Lạt.

Thể thao thành tích cao: Tham gia giải Việt dã chào mừng năm mới BTV - Number 1 lần XIX năm 2018 tại tỉnh Bình Dương; giải Vô địch Cờ vua Bà Rịa - Vũng Tàu mở rộng tranh Cúp Hồ Mây Park; Liên hoan “Tinh hoa Võ Việt quốc tế” tại tỉnh Khánh Hòa; giải Cờ vua quốc tế Việt Nam mở rộng cúp HDBank lần thứ VIII năm 2018 tại thành phố Hà Nội và giải Billiards & Snooker Vô địch các Câu lạc bộ toàn quốc (vòng 1) năm 2018. Tính đến hết ngày 15/3/2018 kết quả đạt 06 huy chương (01 HCV, 04 HCB và 01 HCĐ).

Ngoài ra, phối hợp với Liên đoàn Mô tô - Xe đạp Việt Nam và Công ty Cổ phần Việt Nam MTB Series tổ chức giải Xe đạp địa hình toàn quốc mở rộng DaLat Victory Challenge 2018 và giải chạy bộ DaLat Ultra Trail 2018 (tổ chức tại TP.Đà Lạt và huyện Lạc Dương); Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương tổ chức giải Xe đạp nữ quốc tế Bình Dương mở rộng lần thứ 8 năm 2018 các chặng trên địa phận tỉnh Lâm Đồng.

7.7. Giáo dục - đào tạo

Ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh Lâm Đồng đã triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục vùng khó khăn, vùng dân tộc. Tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non mới, đánh giá thực chất giáo dục phổ thông, đổi mới trong giảng dạy, hướng dẫn dạy học dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng; chú trọng phát hiện, tuyển chọn bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp, làm tốt công tác phụ đạo học sinh yếu, kém. Kết quả xếp loại học tập của học kỳ I như sau:

- Giáo dục mầm non: Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp và duy trì sĩ số ở khối Nhà trẻ: 9.945 trẻ, đạt tỷ lệ: 22,47%, (tỷ lệ vùng 4: 15,3%; toàn quốc 27,7%), tăng 1,97% so với cùng kỳ năm trước. Mẫu giáo: 62.639 trẻ, đạt tỷ lệ: 83,41% (tỷ lệ vùng 4: 83,6%; toàn quốc: 90,9%). Mẫu giáo 5 tuổi: 28.395 trẻ, đạt tỷ lệ: 100% (tỉ lệ vùng 4: 99,5%; toàn quốc: 99,7%). Số lượng, tỷ lệ trường MN đạt chuẩn quốc gia được nâng lên; công tác phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) được giữ vững: Tổng số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là 94 trường, tăng 16 trường so với cùng kỳ, đạt tỷ lệ 41,05% (tỷ lệ vùng 4: 29,3%; toàn quốc: 38,1%). Có 147/147 xã đạt chuẩn PCGDMN 5 tuổi.

- Giáo dục tiểu học: Tổng số học sinh đến hết học kỳ I: 121.629 em (có 288 em khuyết tật học hòa nhập không đánh giá), giảm 246 em so với đầu năm học, số học sinh bỏ học là 04 em, duy trì sĩ số 99,9%; tổng số trẻ 6 tuổi trên địa bàn 24.653, số trẻ ra lớp 1 là 24.651, đạt tỷ lệ 99,9%. Toàn tỉnh có 174 trường triển khai nhân rộng mô hình trường học mới VNEN. Số trường thực hiện dạy học theo tài liệu tiếng Việt 1- CGD là 201 trường, đạt tỷ lệ 78%. Kết quả đánh giá các môn học cao hơn so với năm trước, tỷ lệ học sinh đánh giá hoàn thành và hoàn thành tốt tăng lên, tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành giảm 0,35%; tỷ lệ học sinh được đánh giá hoàn thành các môn học và hoạt động giáo dục bình quân đạt từ 96,2% trở lên; tổng số trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học 21.278/21.408, đạt tỷ lệ 99,4%.

- Giáo dục Trung học: Triển khai thí điểm dạy và học theo Mô hình trường học mới lớp 6, lớp 7, lớp 8 cấp THCS cho 23 trường THCS và THCS&THPT với 134 lớp và 3.811 học sinh. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học - kĩ thuật ứng dụng; Cuộc thi KH-KT năm 2018 có 46/59 đơn vị trường THPT (tăng 08 trường) và 11/12 phòng GDĐT (với 32 trường THCS) tham gia Cuộc thi cấp tỉnh với 154 dự án dự thi (tăng 40 dự án). Trong đó có 81 dự án đạt giải (04 giải nhất, 11 giải nhì, 23 giải ba và 43 giải khuyến khích); Hội đồng khoa học đã chọn 27 dự án tham gia Cuộc thi KH-KT cấp quốc gia năm 2018 do Lâm Đồng đăng cai tổ chức. Triển khai đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”, đến nay tỉnh đã tiến hành khảo sát, bồi dưỡng 1.027/1.261 giáo viên tiếng Anh, đạt tỷ lệ 81,44%, tăng 69 giáo viên. Có 51 trường THCS (tăng 6) với 548 lớp và 19.622 học sinh; 7 trường THPT/24 lớp/875 học sinh học theo chương trình tiếng Anh 10 năm.

- Giáo dục Thường xuyên, nghề nghiệp: Toàn tỉnh có 45 lớp với 1.278 học viên; tỷ lệ duy trì sĩ số là 93% (tương đương với thời điểm cùng kỳ là 92,6%). Kết quả đánh giá học viên GDTX: Chất lượng giáo dục tương đối ổn định, GDTX khối THCS có 80% được xếp loại học lực từ trung bình trở lên và 100% xếp loại hạnh kiểm từ khá trở lên (tăng so với năm học trước, học lực 2%, hạnh kiểm 6,7%). GDTX khối THPT có 72% xếp loại học lực từ trung bình trở lên và có 81% xếp loại hạnh kiểm từ khá trở lên (tăng so với năm học trước, học lực là 0,9%, hạnh kiểm 1,3%).

- Giáo dục dân tộc: Toàn tỉnh có 9 trường phổ thông DTNT, trong đó có 01 trường cấp tỉnh, 08 trường cấp huyện; 02 trường phổ thông bán trú; mạng lưới trường phổ thông DTNT, bán trú phù hợp, quy mô đáp ứng chỉ tiêu của Nhà nước quy định về tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số trên tổng số học sinh trên toàn tỉnh. Việc thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên và học sinh dân tộc thiểu số đáp ứng kịp thời và đúng quy định. Tỷ lệ học sinh người DTTS học trường PTDTNT so với tổng số học sinh DTTS của cấp trung học là 10,2% (2.756/26.963), vượt chỉ tiêu đề ra 1,2%; tổ chức tuyển sinh chặt chẽ, nghiêm túc theo đúng quy định của quy chế trường phổ thông DTNT. Thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục, quy chế đánh giá xếp loại học sinh về dạy học 2 buổi/ngày; dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; dạy học tự chọn theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý dạy học, kiểm tra, đánh giá phù hợp đối tượng học sinh DTTS; đồng thời tăng cường các hoạt động giáo dục đặc thù trong trường DTNT, dân tộc bán trú gắn với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh.

- Đội ngũ giáo viên: Đầu năm học 2017- 2018, tổng số giáo viên là 18.655 giáo viên: trong đó số giáo viên Mẫu giáo 4.563 người; giáo viên Tiểu học 6.333 người; giáo viên trung học cơ sở 4.968 người; giáo viên trung học phổ thông 2.791 người.

7.8. Hoạt động y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm        

Ngay từ đầu năm ngành y tế Lâm Đồng đã tập trung, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh, tiếp tục triển khai các biện pháp giám sát, phòng chống cúm A (H1N1), (H5N1), (H5N6), (H5N8), (H7N9) và bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm, sốt rét, sốt xuất huyết không có dịch xảy ra.

Từ đầu năm đến nay, không có dịch sốt rét xảy ra, có 32 trường hợp mắc bệnh, giảm 19 trường hợp so với cùng kỳ, không có tử vong. Sốt xuất huyết có 36 trường hợp mắc bệnh mới, giảm 09 trường hợp, không có tử vong. Không phát hiện thêm bệnh phong mới, hiện toàn tỉnh quản lý 161 bệnh nhân, chăm sóc tàn phế cho 154 bệnh nhân, tổ chức giám sát 17 bệnh nhân. Khám phát hiện 50 bệnh nhân lao mới, không có tử vong.

Công tác phòng chống bệnh HIV/AIDS: phát hiện 23 trường hợp nhiễm HIV mới (tích luỹ: 1.355 trường hợp), không trường hợp chuyển AIDS mới (tích lũy: 271 trường hợp), có 03 trường hợp tử vong do AIDS mới (tích luỹ: 530 trường hợp).

Hoạt động bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng: Toàn tỉnh quản lý và điều trị cho 1.447 bệnh nhân tâm thần phân liệt và 1.592 bệnh nhân động kinh.

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: từ đầu năm đến nay không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào trên địa bàn toàn tỉnh. Ngành y tế đã phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác thanh, kiểm tra vệ sinh ăn toàn thực phẩm các điểm kinh doanh trước dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

7.9. Tình hình cháy, nổ và bảo vệ môi trường

Tình hình cháy, nổ: Trong quý I/2018, trên địa bàn tỉnh có xảy ra 04 vụ cháy, nổ. Tại thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương có hai vụ cháy xảy ra vào khoảng 12h30 ngày 01/01/2018 thiêu rụi hoàn toàn 4 căn nhà và cháy hoàn toàn 01 xưởng mộc vào khoảng 3h sáng 26/2/2018; hai vụ xảy ra tại TP.Đà Lạt, một vụ cháy khoảng 10 giờ ngày 12/02/2018 (ngày 27 tháng Chạp năm Đinh Dậu) tại hẻm Cao Thắng, Phường 7, thiêu rụi 2 căn nhà;. một vụ cháy vào lúc 19h30’, ngày 12/3/2018 tại dãy nhà số 13 Trần Hưng Đạo, làm chết 5 người, ước giá trị thiệt hại do cháy nổ là 250 triệu đồng, Lãnh đạo tỉnh đã thăm hỏi, chia buồn và hỗ trợ 40 triệu đồng cho gia đình nạn nhân.

Bảo vệ môi trường: Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường kiểm tra hành chính Nhà máy xử lý chất thải rắn Đà Lạt tại tiểu khu 163B, xã Xuân Trường, TP Đà Lạt do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Môi trường năng lượng xanh làm chủ đầu tư. Lực lượng chức năng đã bắt quả tang một xe chở chất thải rắn đang đổ rác xuống hố sâu khoảng 4m và tiếp tục kiểm tra quanh hiện trường, lực lượng cảnh sát Môi trường đã cho máy xúc đào một số vị trí và phát hiện Nhà máy xử lý chất thải rắn Đà Lạt đã chôn lấp trái phép khoảng 30.000 m3 chất thải rắn, tương đương 40.000 tấn. Số tiền xử phạt là 150 triệu đồng.

7.10. Tình hình an toàn giao thông

Ban An toàn giao thông tỉnh ban hành Kế hoạch số 48/KH-BATGT ngày 05/3/2018 về tuyên truyền vận động xử lý nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ. Cảnh sát giao thông huy động lực lượng bảo đảm trật tự an toàn giao thông sau Tết Mậu Tuất 2018, không để xảy ra ùn tắc giao thông tại các khu vực có nguy cơ ùn tắc cao.

Tính từ ngày 16/02/2018 đến ngày 15/3/2018, toàn tỉnh xảy ra 18 vụ tai nạn, tăng 8 vụ; làm 13 người chết, tăng 8 người, bị thương 11 người, tăng 1 người so với cùng kỳ. Tính chung 03 tháng năm 2018, toàn tỉnh xảy ra 50 vụ tai nạn giao thông, giảm 6 vụ; làm 33 người chết, giảm 13 người và bị thương 33 người.

Đăng ký mới: 206 ô tô; 4.113 mô tô. Tổng số phương tiện đang quản lý: 50.912 ô tô; 932.120 mô tô; 103 phương tiện đường thủy. Lực lượng Công an toàn tỉnh, phát hiện, xử lý 3.566 trường hợp; tổng số tiền phạt là 2.207 triệu đồng; tước 192 giấy phép lái xe; tạm giữ 15 ô tô; 372 mô tô./.


Các tin khác
© Copyright 2012 CỤC THỐNG KÊ TỈNH LÂM ĐỒNG
10 Đường 3 Tháng 4, Phường 3, TP. Đà Lạt