Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội ước năm 2017

        Tình hình kinh tế - xã hội năm 2017 diễn ra trong bối cảnh thị trường trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi theo hướng giảm bớt khó khăn, kinh tế vĩ mô dần ổn định đồng nghĩa với những thuận lợi ngày càng tăng giúp các doanh nghiệp lạc quan và đầu tư nhiều hơn. Các ngành, các cấp đã đẩy mạnh các hoạt động cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, rà soát và kêu gọi các dự án đầu tư; tiếp tục tăng cường ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; chủ động hội nhập trên thị trường trong và ngoài nước, đẩy mạnh việc quảng bá và xúc tiến các sản phẩm chủ lực của địa phương để từng bước nâng cao chất lượng và đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo tiền đề cho phát triển trong thời gian tới.

Ngay từ đầu năm, các cấp, các ngành, các địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể tập trung chỉ đạo quyết liệt, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển KT - XH năm 2017 và giai đoạn 2016-2020. Tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Thực hiện có hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn 2017-2020 và tập trung ưu tiên các nguồn lực để triển khai thực hiện 4 chương trình trọng tâm, 12 công trình trọng điểm của tỉnh; đặc biệt là việc huy động các nguồn lực sớm khởi công cao tốc Dầu Giây - Liên Khương Đà Lạt. Tập trung tái cơ cấu nông nghiệp gắn với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; chú trọng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm sản mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Chuẩn bị chu đáo các điều kiện để tổ chức thành công Festival Hoa Đà Lạt năm 2017. Tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch mới và cải thiện môi trường kinh doanh du lịch, xúc tiến mở các đường bay quốc tế đến Đà Lạt để thu hút du khách đến với Đà Lạt - Lâm Đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, kinh tế - xã hội Lâm Đồng vẫn còn đứng trước nhiều khó khăn và thách thức; hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp; khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chưa cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nhất là trong việc phát triển sản xuất công nghiệp còn bị ảnh hưởng nhiều của ngành sản xuất điện, Alumin; cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực chưa chuyển dịch kịp thời theo sự biến động nhanh của nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Công tác quản lý bảo vệ rừng hiệu quả chưa cao, tình hình vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng vẫn còn diễn ra phức tạp. Tình hình dịch bệnh xảy ra trên cây trồng (trong đó cây điều sản lượng giảm 82,57% so với năm trước), giá nông sản, thực phẩm, nhất là giá thịt lợn giảm mạnh tác động tới chăn nuôi ở nhiều địa phương đã tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp. Đời sống của nhân dân vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn; các tệ nạn xã hội ngăn chặn chưa hiệu quả, tâm lý xã hội còn diễn biến phức tạp.

     I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1. Tăng trưởng GRDP năm 2017

Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn năm 2017 theo giá so sánh 2010 đạt 46.160 tỷ đồng, tăng 8,16%([1]) so với cùng kỳ.

Tốc độ tăng Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)

các năm 2015, 2016, 2017


 

 

 

 

Tốc độ tăng so với năm trước (%)

 

 

 

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Tổng số

107,51

107,93

108,16

 - Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

105,42

105,19

      104,32

 - Khu vực công nghiệp-xây dựng

107,83

108,45

      110,23

      + Trong đó: Công nghiệp

106,99

106,06

      110,67

 - Khu vực dịch vụ

108,63

111,63

      111,66

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

121,48

101,86

106,84

 

- Khu vực I đạt 18.646 tỷ đồng, tăng 4,32%, đóng góp 1,81 điểm phần trăm trong mức tăng chung của GRDP; Nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đang được xem là hướng đi tất yếu ở nhiều quốc gia. Thời gian qua, bằng những kết quả đạt được, tỉnh Lâm Đồng đã khẳng định được ưu thế của một nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cả về khía cạnh phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và xã hội hóa sâu rộng, được đánh giá là tỉnh dẫn đầu trong cả nước về lĩnh vực này; hiện nay Lâm Đồng có 48,7 ngàn ha sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có hơn 17 ngàn ha trồng rau, trên 2,7 ngàn ha trồng hoa. Nhiều mô hình trồng rau, hoa thành công trên địa bàn và được cấp chứng nhận đạt chất lượng sản phẩm an toàn theo các tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP, Organic… như: Trang trại rau Kim Bằng, trang trại rau Bạch Cúc, Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm nông nghiệp Đà Lạt (Tập đoàn Lộc Trời); Công ty Fresh Studio, Đà Lạt GAP, HTX Tân Tiến, Anh Đào, cơ sở Vương Đình Phi, Nguyễn Thành Trung… ; ngoài ra, các địa phương cũng đã thu hút được hàng loạt các doanh nghiệp, nhà đầu tư FDI, nguồn vốn tài trợ ODA cũng như nhiều doanh nghiệp trong nước quan tâm đầu tư. Toàn tỉnh có hơn 930 trang trại, 2 liên hiệp Hợp tác xã và 110 Hợp tác xã nông nghiệp; thương hiệu nông sản Đà Lạt và Lâm Đồng đang được hình thành và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường như: Rau, hoa Đà Lạt; cà phê Cầu Đất; cà phê Di Linh; chè B’Lao - Bảo Lộc; lúa - gạo Cát Tiên; chuối Laba… Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục tiến hành xây dựng 5 khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao có quy mô từ 100 - 500 ha, chủ yếu để nâng cấp khả năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất của nông dân và doanh nghiệp trong các lĩnh vực: Trồng rau, hoa, chè, cà phê và chăn nuôi bò sữa. Hiện nay giá trị sản phẩm thu hoạch trên 01 ha đất trồng trọt đạt 163,8 triệu đồng/ha; riêng lĩnh vực trồng hoa công nghệ cao có diện tích lên đến 2,6 tỷ đồng/ha/năm; tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp chiếm 80% giá trị xuất khẩu của cả tỉnh.  

- Khu vực II đạt 8.360 tỷ đồng, tăng 10,23%, đóng góp 1,82 điểm phần trăm trong mức tăng chung của GRDP; trong đó ngành công nghiệp đạt 5.498 tỷ đồng, chiếm 65,76% trong KVII, tăng 10,67%, với mức đóng góp 1,24%. Sản xuất thủy điện trong những năm gần đây các nhà máy thủy điện tiếp tục đi vào hoạt động đã góp phần tăng trưởng ngành công nghiệp của địa phương, giá trị tăng thêm của sản xuất thủy điện chiếm 46,5% và cao nhất trong tổng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp của tỉnh, cho nên tăng trưởng của hoạt động thủy điện có tác động lớn đến tăng trưởng của địa phương. Sản xuất Alumin là sản phẩm có giá trị lớn thứ hai nhưng sau 5 năm đi vào hoạt động đến nay đã ổn định nên mức tăng trưởng không cao, mặt khác là sản phẩm sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo, chi phí rất lớn tuy giá trị sản xuất chiếm khoảng 8,5% trong GTSX của ngành công nghiệp nhưng giá trị tăng thêm chỉ chiếm khoảng 4%. Công nghiệp chế biến tp trung vào các sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nông sn của địa phương như: chè, cà phê, điu, rau qu, atiso, cây dược liu, tơ tm và các sn phm vt nuôi khác… Định hướng trong thời gian tới, tiếp tục phát triển công nghip theo hướng bn vng và hi nhp quc tế, gn quy hoch phát trin công nghip ca tnh vi khu vc Tây Nguyên và các vùng lân cn; xác định li thế ca địa phương, tiếp tc quy hoch và phát trin công nghip chế biến nông sn cht lượng cao, quy hoch để kêu gi đầu tư vào khu công nghip công ngh cao, to điu kin cho nhà đầu tư xây dng nhà máy luyn nhôm, công nghip sau nhôm và nhà máy Bia Sài Gòn.

- Khu vực III đạt 17.529 tỷ đồng, tăng 11,66% so với cùng kỳ, đóng góp 4,29 điểm phần trăm trong mức tăng chung của GRDP, là khu vực có mức đóng góp cao nhất. Điểm sáng của Lâm Đồng so với các địa phương khác đó là hoạt động dịch vụ du lịch; sau ngày 05/6/2016 khi Thủ tướng Chính phủ công bố Quyết định 1528/QĐ-TTg ngày 03/9/2015 ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng trở thành thành phố thông minh, trung tâm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp, trung tâm hội nghị, nông nghiệp công nghệ cao sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển trong thời gian tới, các hoạt động dịch vụ, du lịch, thị trường bất động sản và xây dựng sôi động và tăng rất cao; các chương trình ký kết du lịch giữa Lâm Đồng và các địa phương được đẩy mạnh; trong năm 2017 mở thêm 3 đường bay quốc tế đi Trung Quốc, Thái Lan và Hàn Quốc. Đặc biệt, từ ngày 23 - 27/12/2017 tỉnh Lâm Đồng tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII; là Lễ hội văn hóa - du lịch mang tầm quốc gia và quốc tế, cũng là thương hiệu lễ hội riêng của thành phố Đà Lạt. Tiếp nối thành công của các kỳ festival trước, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 7 năm 2017 với chủ đề “Hoa Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” sẽ được tổ chức tại Tp Đà Lạt, Tp Bảo Lộc và một số địa phương trong tỉnh với sự tham gia của các doanh nghiệp ngành hoa, trà, tơ lụa và du lịch trên địa bàn, Festival Hoa lần này còn có sự góp mặt của các doanh nghiệp nước ngoài (Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc…) cùng Đoàn Quốc nhạc tỉnh Cheon La Nam (Hàn Quốc); với 15 chương trình chính và hơn 30 chương trình hưởng ứng và chương trình phụ khác do các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia thực hiện phục vụ cho du khách hứa hẹn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong mục tiêu phát triển ngành hoa, chè, cà phê, tơ tằm và du lịch Đà Lạt.

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 1.624,8 tỷ đồng, tăng 6,84% so với cùng kỳ, với mức đóng góp 0,24% trong mức tăng GRDP. Để đạt được kết quả thu trên, ngay từ đầu năm các ngành, các cấp, các địa phương đã bám sát và triển khai thực hiện kịp thời các giải pháp theo Nghị quyết, Chỉ thị và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu NSNN năm 2017; Cục Thuế thường xuyên chỉ đạo kịp thời các đơn vị trong ngành chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai đồng bộ tất cả các giải pháp về quản lý, điều hành thu NSNN với phương châm vượt thu 5% so với dự toán.

Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn năm 2017 theo giá hiện hành đạt 70.417 tỷ đồng, tăng 10,85% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực I đạt 32.261,4 tỷ đồng, tăng 8,94% so với cùng kỳ; khu vực II đạt 11.770,5 tỷ đồng, tăng 9,83%; khu vực III đạt 23.909,1 tỷ đồng, tăng 14,19%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 2.475 tỷ đồng, tăng 9,64% so với cùng kỳ. GRDP bình quân đầu người đạt 54,12 triệu đồng/người/năm, tăng 9,74% so với năm trước.

Cơ cấu kinh tế khu vực I là 47,49%, khu vực II là 17,32% và khu vực III là 35,19%. Là địa phương ứng dụng nông nghiệp theo hướng công nghệ cao tạo ra chuỗi giá trị lớn mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế và ổn định thu nhập của nông dân, tuy nhiên năng suất lao động so với các khu vực khác còn thấp cho nên vấn đề đặt ra của địa phương trong chuyển dịch cơ cấu tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững và chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với từng địa  phương, song song với phát triển ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông sản địa phương để tạo nhiều sản phẩm mang thương hiệu quảng bá đến khách du lịch và thị trường trong ngoài nước; qua đó tạo nên nét đặc thù trong phát triển du lịch của tỉnh đó là sự kết hợp giữa các loại hình du lịch sinh thái, trải nghiệm trong nông nghiệp với sử dụng sản phẩm tại chỗ và các đặc sản sản xuất từ vùng nguyên liệu của tỉnh.

          2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

2.1. Sản xuất nông nghiệp

a. Hoạt động trồng trọt

Tiến độ sản xuất vụ đông xuân 2017 – 2018

Tính đến 10/12/2017 tổng diện tích gieo trồng các loại cây trồng hàng năm đạt 13.307,4 ha, tăng 14,74% so với cùng kỳ. Trong đó, lúa gieo trồng 3.393,5 ha, tăng 31,94%; ngô 625,3 ha, tăng 8,52%; rau các loại 5.197,4 ha, tăng 12,66%; hoa các loại 1.289,9 ha, tăng 13,99% so với cùng kỳ.

Sản xuất nông nghiệp năm 2017

Tổng diện tích gieo trồng năm 2017 ước đạt 373.840,9 ha, tăng 2,25% so với cùng kỳ. Trong đó, cây hàng năm đạt 129.247,2 ha, tăng 2,57% so với cùng kỳ, đạt 101,78% kế hoạch.

Diện tích gieo trồng cây hàng năm

Chỉ tiêu

Năm 2016

(Ha)

Năm 2017 (Ha)

So với

cùng kỳ

(%)

Tổng diện tích gieo trồng

126.010,0

129.247,2

102,57

1. DT gieo trồng lúa

29.842,7

30.342,5

101,53

2. DTGT một số cây khác

     

 - Ngô

12.766,1

 11.995,1

93,96

 - Khoai lang

1.788,8

     2.199,3

122,95

 - Đỗ tương (đậu nành)

171,0

        182,7

106,84

 - Rau các loại

59.047,0

  61.414,0

104,01

 - Hoa các loại

7.908,3

     8.152,3

103,09

Cây lương thực có hạt: lúa gieo trồng 30.342,5 ha, đạt 109,74% kế hoạch, tăng 1,53%; năng suất bình quân đạt 49,88 tạ/ha; sản lượng ước đạt 151.342 tấn, tăng 4,1% so với cùng kỳ. Ngô gieo trồng 11.995,1 ha, giảm 6,04%; năng suất bình quân đạt 54,46 tạ/ha, tăng 0,67%; sản lượng đạt 65.553 tấn, giảm 5,42% so với cùng kỳ.

Cây lấy củ có chất bột: gieo trồng 3.588,8 ha, giảm 15,12% so với cùng kỳ. Trong đó, khoai lang gieo trồng 2.199,3 ha, tăng 22,95%, năng suất đạt 145,16 tạ/ha, sản lượng ước đạt 31.924 tấn, tăng 28,79% so với  cùng kỳ.

  Cây có hạt chứa dầu: gieo trồng 703,8 ha, tăng 28,48% so với cùng kỳ. Trong đó, cây đỗ tương (đậu nành) gieo trồng 182,7 ha, năng suất đạt 12,82 tạ/ha, sản lượng đạt 234 tấn, tăng 6,07%; cây lạc (đậu phộng) gieo trồng 514,4 ha, năng suất đạt 12,37 tạ/ha, sản lượng đạt 637 tấn, tăng 43,79% so với cùng kỳ.

Cây rau, đậu, hoa, cây cảnh các loại: diện tích gieo trồng đạt 71.423 ha, tăng 3,15% so với cùng kỳ. Trong đó, cây rau các loại diện tích đạt 61.414 ha, tăng 4,01%; năng suất bình quân đạt 322,5 tạ/ha, tăng 1,34%, sản lượng rau đạt 1.980,6 ngàn tấn, tăng 5,72% so với cùng kỳ. Hoa gieo trồng 8.152,3 ha, tăng 3,09%, sản lượng hoa đạt 2.726 triệu bông, tăng 5,17% so với cùng kỳ.

Sản xuất vụ đông xuân 2016 - 2017

Tổng diện tích gieo trồng ước đạt 37.683,5 ha, tăng 4,36% so với cùng kỳ. Trong đó:

Lúa gieo cấy 9.857 ha, đạt 104,54% kế hoạch, tăng 2,12% so với cùng kỳ, do thời tiết thuận lợi mưa sớm, đủ nước cho gieo trồng. Tập trung ở Cát Tiên 4.039 ha, chiếm 40,98%; Đạ Tẻh 1.320,4 ha, chiếm 10,4%. Năng suất đạt 51,49 tạ/ha, tăng 5,44%. Sản lượng đạt 50.757 tấn, tăng 7,68% so với cùng kỳ.

Ngô gieo trồng 2.095,4 ha, giảm 11,25% so với cùng kỳ. Tập trung ở Đạ Tẻh 1.007 ha, chiếm 48,06%; Cát Tiên 525,4 ha, chiếm 25,06%; Lạc Dương 102 ha, chiếm 4,87%. Năng suất đạt 68,33 tạ/ha, tăng 3,23%. Sản lượng đạt 14.318,7 tấn, giảm 8,37% so với cùng kỳ.

 Cây lấy củ có chất bột gieo trồng 570,7 ha, tăng 12,41%. Trong đó, khoai lang gieo trồng 565,7 ha, chiếm 99,35%, tăng 12,13% so với cùng kỳ; năng suất đạt 153,07 tạ/ha; sản lượng ước đạt 8.659,5 tấn, tăng 20,17% so với cùng kỳ.

 Cây có hạt chứa dầu gieo trồng 67,2 ha, tăng 75,22% so với cùng kỳ. Trong đó, cây đỗ tương (đậu nành) gieo trồng 13,3 ha, năng suất đạt 13,36 tạ/ha, sản lượng đạt 17,7 tấn; cây lạc (đậu phộng) gieo trồng 48,3 ha, năng suất đạt 12,39 tạ/ha, sản lượng đạt 60 tấn.

Cây rau, đậu, hoa, cây cảnh gieo trồng 21.719,7 ha, tăng 4,61% so với cùng kỳ. Trong đó, rau các loại gieo trồng 18.309,9 ha, tăng 5,41%; năng suất đạt 323,18 tạ/ha, giảm 2,86%; sản lượng đạt 591.730,6 tấn, tăng 2,4%. Hoa gieo trồng 2.830,2 ha, tăng 4,09%; sản lượng đạt 941,5 triệu bông, tăng 7,03% so với cùng kỳ.

Sản xuất vụ hè thu năm 2017

Tổng diện tích gieo trồng thực hiện 42.235 ha, tăng 3,44% so với cùng kỳ.

Lúa gieo trồng 6.135,6 ha, tăng 10,19 %, năng suất bình quân đạt 52,45 tạ/ha, tăng 0,83%, sản lượng 32.180,6 tấn, tăng 10,67% so với cùng kỳ.

Ngô gieo trồng 6.387,8 ha, giảm 6,73% so với cùng kỳ, năng suất bình quân đạt 52,01 tạ/ha, tăng 0,26%, sản lượng 33.223,2 tấn, giảm 6,26% so với cùng kỳ, do diện tích trồng xen trong cây cà phê thu hẹp.

Rau đạt 21.254,6 ha, tăng 2,04%, năng suất bình quân đạt 322,29 tạ/ha, giảm 3,13%, sản lượng đạt 685.017,5 tấn, giảm 1,15% so với cùng kỳ.

Hoa gieo trồng đạt 2.680,1 ha, tăng 3,43%, sản lượng đạt 891,7 triệu bông, tăng 5,27% so với cùng kỳ.

Sản xuất vụ mùa năm 2017

Tổng diện tích gieo trồng thực hiện 49.328,7 ha, tăng 0,53% so với cùng kỳ.

Lúa gieo trồng 14.349,9 ha, giảm 2,15%, năng suất bình quân đạt 47,67 tạ/ha, tăng 1,06%, sản lượng 68.404,4 tấn, giảm 1,11% so với cùng kỳ.

Ngô gieo trồng 3.511,8 ha, giảm 2,5% so với cùng kỳ, năng suất bình quân đạt 51,29 tạ/ha, tăng 1,26%, sản lượng 18.011,1 tấn, giảm 1,28% so với cùng kỳ.

Rau đạt 21.849,5 ha, tăng 4,8%, năng suất bình quân đạt 322,15 tạ/ha, tăng 11,45%, sản lượng đạt 703.871,9 tấn, tăng 16,8% so với cùng kỳ.

Hoa gieo trồng đạt 2.642 ha, tăng 1,69%, sản lượng đạt 829,8 triệu bông, tăng 3,18% so với cùng kỳ.

Cây lâu năm

Tổng diện tích cây lâu năm ước đạt 244.593,7 ha, chiếm 65,5% diện tích gieo trồng, tăng 2,09% so với cùng kỳ.

Cây lâu năm ở Lâm Đồng đa dạng về chủng loại như cà phê với diện tích hiện có 162.277,2 ha, chiếm gần 66,35%; tiếp đến là chè 18.881 ha, chiếm 7,72%; điều 26.380,5 ha, chiếm 10,79%; cây ăn quả 17.295,5 ha, chiếm 7,07%; cao su 9.173,1 ha, chiếm 3,75%; dâu tằm 5.663,1 ha, chiếm 2,32%; hồ tiêu 2.581,9 ha, chiếm 1,06%; ca cao 307,1 ha, chiếm 0,13%; còn lại các loại cây lâu năm khác chiếm tỷ trọng thấp như cà ri, mác ca, dược liệu 2.034,4 ha, chiếm 0,83%.

Diện tích cây lâu năm tập trung ở Bảo Lâm 51.248,2 ha, chiếm 20,95%; Di Linh 46.541,2 ha, chiếm 19,03%; Lâm Hà 44.508,7 ha, chiếm 18,2%; Đức Trọng 21.487,5 ha, chiếm 8,78%; Bảo Lộc 18.038,2 ha, chiếm 7,37%; Đạ Tẻh 15.884,8 ha, chiếm 6,49%; Đạ Huoai 14.315,1 ha, chiếm 5,85%; Đam Rông 10.847,5 ha, chiếm 4,43%; Cát Tiên 8.600,2 ha, chiếm 3,52%; các huyện còn lại Lạc Dương, Đơn Dương và TP. Đà Lạt chiếm tỷ trọng thấp 6,43%.

 Sản lượng thu hoạch cây lâu năm:

Cây cà phê: diện tích cho sản phẩm 150.775,7 ha, chiếm 92,91% tổng diện tích cà phê hiện có; năng suất bình quân đạt 29,16 tạ/ha, tăng 1,96%; sản lượng đạt 439.612,8 tấn, tăng 3,14% so niên vụ trước, do bà con tích cực đầu tư phân bón, tưới nước trong mùa khô, áp dụng thâm canh, chuyển đổi giống, ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất.

        Cây chè: diện tích cho sản phẩm 18.242,2 ha, chiếm 96,62% tổng diện tích chè hiện có, giảm 6,57% so với cùng kỳ; năng suất bình quân đạt 118,16 tạ/ha, tăng 0,52%; sản lượng đạt 215.548,1 tấn, giảm 6,09% so với cùng kỳ, giảm do cung vượt cầu ở hai thị trường tiêu thụ chè olong là Đài Loan và Trung Quốc thu hẹp đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tiêu thụ, xuất khẩu chè của Lâm Đồng.

        Cây điều: diện tích cho sản phẩm 23.884 ha, chiếm 90,54% diện tích hiện có; năng suất đạt 1,71 tạ/ha, bằng 17,91%; sản lượng đạt 4.090 tấn, bằng 17,43% so với cùng kỳ, do thời điểm đầu năm điều ra hoa bị dịch bọ xít muỗi gây hại, hàng ngàn hecta điều bị chết lá, có nơi mất trắng.

Cây tiêu: diện tích cho sản phẩm đạt 1.132,4 ha; năng suất đạt 25,97 tạ/ha; sản lượng thu hoạch đạt 2.940,6 tấn, tăng 35,08% so với cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay giá tiêu ở mức cao và ổn định, nhiều hộ trồng tiêu tích cực đầu tư cải tạo mở rộng diện tích. Tuy nhiên, hiện nay giá hạt tiêu đen ở khu vực Tây Nguyên giảm mạnh so với cùng kỳ, giá dao động từ 76 ngàn đến 80 ngàn đồng/kg.

Cây dâu tằm: hiện giá kén tằm trên thị trường đang tăng cao dao động ở mức 160 -180 nghìn đồng/kg nên người dân trồng dâu, nuôi tằm tích cực đầu tư phát triển. Diện tích cho sản phẩm 5.204,8 ha; năng suất đạt 193,56 tạ/ha, tăng 4,88%; sản lượng đạt 100.747 tấn, tăng 16,01% so với cùng kỳ.

Cây ăn quả: Sầu riêng diện tích hiện có 6.885,6 ha, sản lượng thu hoạch đạt 41.796,2 tấn, giảm 9,53%; cây hồng (hồng đỏ, hồng ngâm) diện tích hiện có 1.764,5 ha, sản lượng thu hoạch đạt 18.005,7 tấn, tăng 11,09%; cây bơ với diện tích 3.343,4 ha, sản lượng thu đạt 16.344,1 tấn, tăng 28,07% so với cùng kỳ; do thuận lợi về địa hình, khí hậu diện tích các loại cây khác như chuối, mít, cam, chanh dây đều tăng về diện tích và sản lượng.

Một số chương trình trọng tâm trong nông nghiệp năm 2017

Tổng diện tích ứng dụng công nghệ cao 48.756 ha, chiếm 15,94% diện tích đất canh tác. Trong đó, rau 17.072 ha, cây hoa 2.782 ha, chè 5.842 ha; cà phê 19.250 ha; lúa 3.705 ha.

 Thực hiện tái canh, ghép cải tạo, trồng mới cây lâu năm: cây cà phê 7.521,7 ha (trồng mới 1.667 ha, trồng tái canh 2.380,1 ha, ghép cải tạo 3.474,6 ha); chè 248,2 ha; cây ăn quả 3.060 ha; dâu tằm 621,4 ha.

        Tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng tháng 12/2017:

Theo Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Lâm Đồng tình hình sâu bệnh hại trên cây trồng trong tháng 12 (từ 10/11 - 10/12/2017) như sau:

- Cây lúa: Bệnh đạo ôn lá nhiễm 538,6 ha; bệnh khô vằn 1.600 ha; rầy nâu gây hại 197 ha sâu cuốn là gây hại 97 ha.

- Cây cà chua: Bệnh mốc sương gây hại 715,4 ha; bệnh xoăn lá nhiễm 931 ha.

- Rau họ thập tự: Bệnh sưng rễ nhiễm 355,4 ha.

- Hoa cúc: Bệnh héo vàng virus nhiễm 80 ha.

- Cây cà phê: Sâu đục thân gây hại 220 ha; bọ xít muỗi gây hại 2.862,2 ha.

- Cây chè: Bọ xít muỗi gây hại 1.395 ha; bọ cánh tơ gây hại 1.584 ha; bệnh khô cành nhiễm 8.426,4 ha.

- Cây điều: Bệnh thán thư gây hại 7.657,1 ha; bọ xít muỗi gây hại 7.132,8 ha.

Tình hình thiệt hại do thiên tai trong nông nghiệp

  Trong năm 2017 do ảnh hưởng mưa lớn, mưa đá kèm theo giông gió quét qua thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng (chiều ngày 11/4/2017 và 22/4/2017) gây hư hại nhiều diện tích rau màu trồng ngoài trời, thiệt hại nặng cho nhiều khu vực sản xuất nông nghiệp với tổng thiệt hại khoảng 16 tỷ đồng. Ảnh hưởng bão số 12 mưa lớn kèm lốc xoáy đã làm thiệt hại khoảng 156,05 ha rau, hoa nhà kính, lúa, bắp tại Đà Lạt, Lạc Dương, Lâm Hà, Đam Rông, ngoài ra nhiều công trình giao thông bị ngập úng làm một số khu vực sản xuất và dân cư bị chia cắt.

b. Hoạt động chăn nuôi

Tình hình chăn nuôi ổn định và phát triển, chuyển dịch theo hướng tăng dần các giống, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Theo kết quả điều tra 01/10/2017 tổng đàn trâu 14.709 con, giảm 1,67% (-250 con). Đàn bò 105.345 con, tăng 9,7% (+9.318 con) so với cùng kỳ. Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 4.896,6 tấn, tăng 17,73% (+737,4 tấn) so với cùng kỳ; trọng lượng bình quân 1 con xuất bán đạt 217,7 kg/con. Số lượng bò sữa 19.985 con, tăng 3,64% (+701 con) so với cùng kỳ. Trong đó, bò cái cho sữa 14.553 con, chiếm 72,82% tổng đàn bò sữa, tăng 5,17%. Sản lượng sữa tươi đạt 75.485 tấn, tăng 8,02% (+5.601,2 tấn) so với cùng kỳ, sản lượng sữa tươi bình quân 1 bò cái sữa đạt 5.186,9 kg sữa/năm.

Tổng đàn lợn 420.709 con, giảm 3,56% (-15.552 con) so với thời điểm 01/10/2016, so với thời điểm 01/4/2017 giảm 5,25% (-23.289 con), so với thời điểm 01/7/2017 tăng 0,34% (+1.437 con), do giá lợn hơi liên tục giảm và ở mức thấp, do cung vượt cầu. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tính trong năm đạt 80.411,8 tấn; tăng 9% so với cùng kỳ; số con lợn thịt xuất chuồng 844.262 con, trọng lượng bình quân xuất chuồng đạt 95,2 kg/con.

Tổng đàn gia cầm 5.777,9 nghìn con, tăng 1,49% (+84,9 nghìn con) so với cùng kỳ. Trong đó, tổng đàn gà hiện có 3.097,9 nghìn con, chiếm 53,62% tổng đàn gia cầm, giảm 9,81% (-374,1 nghìn con) so với cùng kỳ; so với thời điểm 01/4/2017 giảm 5,86% (-192,8 nghìn con); so với thời điểm 01/7/2017 giảm 4,16% (-134,3 nghìn con). Số gà xuất chuồng 5.505,9 nghìn con, tăng 11,3% so với cùng kỳ; sản lượng thịt gà hơi xuất chuồng 10.754,9 tấn, tăng 11,1% (+1.074,4 tấn) so với cùng kỳ; bình quân 1 con xuất chuồng đạt 2,1 kg/con, trong đó gà công nghiệp đạt 2,5 kg/con. Sản lượng trứng gà đạt 261.609 nghìn quả, tăng 15,33% (+34.765,2 nghìn quả) so với cùng kỳ, bình quân đạt 201,7 quả/con, trong đó: mái đẻ công nghiệp đạt 247,6 quả/con.

2.2. Hoạt động lâm nghiệp

Công tác phòng cháy chữa cháy rừng: mùa khô 2016 – 2017 đã xảy ra 08 vụ, giảm 26 vụ; diện tích rừng bị cháy là 25,4 ha, giảm 92,72 ha so với cùng kỳ. Các vụ cháy đã được phát hiện và tổ chức lực lượng chữa cháy kịp thời nên hạn chế mức độ thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Ước năm 2017 trồng mới rừng tập trung toàn tỉnh thực hiện được 972,7 ha, bằng 78,22% (-270,9 ha) do vốn đầu tư cho công tác trồng rừng ở các đơn vị đạt thấp so với cùng kỳ (vốn bố trí cho công tác trồng rừng thay thế 497,64 ha; trồng rừng sau giải tỏa 139,1 ha; trồng rừng sau khai thác trắng 336 ha). Trong đó, trồng mới rừng sản xuất thực hiện 786,7 ha; giảm 23,09% (-236,2 ha); rừng phòng hộ186 ha chủ yếu là kinh tế nhà nước, giảm 15,7% (-34,7 ha) so với cùng kỳ. Công tác trồng cây lâm nghiệp phân tán thực hiện được 306 nghìn cây, giảm 56,2% so với cùng kỳ. Ươm cây giống lâm thực hiện 2.574,3 nghìn cây bằng 78,2% so với cùng kỳ.

  Giao khoán, quản lý bảo vệ rừng toàn tỉnh thực hiện 426.222,1 ha, tăng 7,7% so với cùng kỳ. Trong đó, giao khoán QLBVR từ vụ môi trường rừng 370.069,9 ha, ngân sách tỉnh 56.152,2 ha cho trên 16.674 hộ gia đình và 34 đơn vị tập thể.

          Khai thác lâm sản: Ước tháng 12 năm 2017 khai thác gỗ các loại đạt 2.449,3 m3, giảm 77,39% so với cùng kỳ; năm 2017 đạt 44.140,9 m3, giảm 53,5% so với cùng kỳ,  giảm chủ yếu ở rừng tự nhiên do chủ trương của Chính phủ đóng cửa rừng cấm khai thác, nhằm bảo tồn và phát triển nguồn gien động - thực vật rừng. Củi tận dụng và khai thác đạt 119.970 ster, giảm 32,55%; lồ ô các loại 2.600 nghìn cây, giảm 2,33%; song mây 300 nghìn sợi; lá buông khô 20 tấn; mung cây 505 ster, giảm 2,88%; hạt giống lâm nghiệp các loại 202 kg, giảm 21,71% so với cùng kỳ.

Tình hình vi phạm lâm luật:

Vi phạm được phát hiện, xử lý theo từng hành vi: Năm 2017 (số liệu tính từ ngày 11/12/2016 đến ngày 10/12/2017), lực lượng Kiểm lâm và các đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh đã phát hiện lập biên bản 1.035 vụ, giảm 29,64% (-436 vụ) so với cùng kỳ, diện tích thiệt hại do phá rừng 89,6 ha, giảm 28,39% (-35,51 ha), lâm sản thiệt hại 3.777,4 m3, giảm 26,44% (-1.357,5 m3). Tổng số vụ đã xử lý 942 vụ (xử phạt hành chính 908 vụ, xử lý hình sự 34 vụ), tịch thu 1.475,9 m3 gỗ tròn, xẻ các loại, thu nộp ngân sách 8.961,4 triệu đồng.

Trọng điểm phá rừng: huyện Đức Trọng 10 vụ, thiệt hại 11,4 ha; huyện Lâm Hà 54 vụ, thiệt hại 16,97ha; huyện Đam Rông 32 vụ, thiệt hại 10,47 ha; huyện Đạ Tẻh 11 vụ, thiệt hại 32,08 ha. Trọng điểm khai thác rừng trái phép: huyện Đam Rông 24 vụ, thiệt hại 120,39 m3, huyện Di Linh 50 vụ, thiệt hại 153,4m3, huyện Bảo Lâm 81 vụ, thiệt hại 665,48 m3.

Công tác cho thuê rừng: Tính đến nay trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 394 dự án/327 doanh nghiệp đang đầu tư triển khai dự án với tổng diện tích là 57.084 ha (đã trừ diện tích thu hồi một phần dự án). Trong tháng thu hồi 01 doanh nghiệp (Công ty TNHH Vạn Gia Thành tại huyện Đơn Dương); đến nay tổng số dự án đã thu hồi 181 dự án/26.278 ha gồm 148 dự án thu hồi toàn bộ/23.699 ha và 33 dự án thu hồi một phần/2.579 ha do không triển khai thực hiện dự án hoặc triển khai chậm tiến độ đã được phê duyệt, không tổ chức, bố trí lực lượng quản lý bảo vệ rừng trên diện tích được thuê để rừng bị phá, bị lấn chiếm trái phép mà không có biện pháp ngăn chặn, công ty tự nguyện trả lại dự án.

          2.3. Hoạt động thủy sản

 Nuôi trồng thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 2.641,82 ha, tăng 0,42% (+10,93 ha) so với cùng kỳ, vật nuôi chủ yếu là cá, diện tích 2.641,64 ha, chiếm 99,99%; còn lại là thủy sản khác chiếm tỷ trọng thấp 0,01%. 

Nuôi trồng thủy sản lồng bè: Toàn tỉnh hiện có 14 cơ sở nuôi thủy sản lồng, bè trên sông, hồ. Trong đó, có 13 hộ gia đình cá thể và 1 doanh nghiệp, tăng 7 hộ so với cùng kỳ, số hộ tăng chủ yếu ở những hộ mới nuôi, tập trung ở huyện Cát Tiên 06 hộ, Lâm Hà 01 hộ; số lồng, bè nuôi 258 cái, tăng 35,79% (+68 cái), thể tích lồng nuôi trong kỳ 23.499 m3, giảm 21,7% (-6.521m3), thể tích giảm do một số hộ nuôi thiết kế lại, nhằm kiểm tra dịch bệnh và thuận lợi trong chăm sóc; trong tổng số lồng bè, thì số lồng bè nuôi cá tầm 216 cái, chiếm 83,7%, tăng 42,1% (64 lồng); thể tích lồng nuôi 21.760 m3; còn lại lồng nuôi cá diêu hồng chiếm 16,3%.

Nuôi trồng thủy sản bể, bồn: Tính đến thời điểm 20/12/2017 toàn tỉnh có 13 cơ sở nuôi thủy sản bể, bồn. Trong đó, có 9 doanh nghiệp và 4 hộ gia đình, tăng 2 hộ thuộc huyện Di Linh và thành phố Đà lạt. Thể tích nuôi 114,4 nghìn m3, chủ yếu là nuôi cá tầm, hồi.

Sản xuất giống thủy sản: Số cơ sở ươm giống thủy sản hiện có 11 cơ sở, không thay đổi so với cùng kỳ. Trong đó, có 2 doanh nghiệp và viện nghiên cứu thủy sản III ươm giống thủy sản chủ yếu cá hồi, tầm giống với thể tích 1.565 m3, cá thể hộ gia đình 8 cơ sở với diện tích là 0,85 ha, tăng 0,07 ha tập trung chủ yếu ở huyện Lâm Hà và Đức Trọng.

  3. Sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tháng 12 năm 2017 tăng 13,3% so với cùng kỳ. Trong đó, chỉ số sản xuất ngành khai thác quặng kim loại tăng 5,97% so với cùng kỳ (sản phẩm quặng bôxít và tinh quặng bôxit đạt 16.000 tấn, tăng  7,02%; cao lanh đạt 16.984 tấn, tăng 4,19%); ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,49% (trong đó, sản phẩm bê tông trộn sẵn đạt 15,6 ngàn m3, tăng 23,57%; tơ thô đạt 11 tấn, tăng 22,22%; sản phẩm sợi xe từ sợi tơ tằm đạt 82 tấn, tăng 14,89%; sản phẩm phân bón NPK đạt 6,8 ngàn tấn, tăng 6,22%; chè nguyên chất đạt 4.939 tấn, tăng 6,7%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 23,22% (sản lượng điện sản xuất đạt 272 triệu kwh, tăng 23,92%; sản lượng điện thương phẩm đạt 90 triệu kwh, tăng 8,83%); ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,63% so với cùng kỳ (trong đó, khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 8,03% và hoạt động thu gom rác thải tăng 6,09%).

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2017 toàn tỉnh tăng 10,43% so với cùng kỳ. Cụ thể:

Chỉ số sản xuất ngành khai khoáng  tăng 5,16%. Trong đó, sản phẩm cao lanh đạt 230 ngàn tấn, tăng 22,07%; quặng bôxít và tinh quặng bôxit đạt 92,5 ngàn tấn, tăng  1,07% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,8%. Trong đó, ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 22,86% (sản phẩm bê tông trộn sẵn đạt 212 ngàn m3, tăng 41,65%; gạch xây dựng đạt 324 triệu viên, tăng 3%). ngành sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 1,92% (sản phẩm thuốc dược phẩm khác chưa phân vào đâu của Công ty Cổ phần dược Lâm Đồng - Ladophar đạt 142 ngàn kg, tăng 47,43%); ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5,77% (sản phẩm rau ướp lạnh đạt 3.314 tấn, tăng 30,94%; chè nguyên chất đạt 46.150 tấn, tăng 8,81%; quả và hạt ướp lạnh đạt 5.281 tấn, giảm 1,29%); ngành sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 6,3% (sản phẩm phân bón NPK của công ty cổ phần Bình Điền Lâm Đồng đạt 95.787 tấn, tăng 12,45%); ngành sản xuất kim loại tăng 5,4% (sản phẩm Alumin đạt 567,4 ngàn tấn, tăng 5,4%). Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số sản xuất giảm so với cùng kỳ như: ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 8,25%; sản xuất giường tủ, bàn ghế giảm 3,36% (sản phẩm gỗ cưa hoặc xẻ đạt 48.051 m3, giảm 21,93%). Nguyên nhân do sức tiêu thụ sản phẩm còn thấp, khả năng cạnh tranh của sản phẩm chưa cao; ngành khai thác và chế biến gỗ thực hiện giảm do chủ trương chính sách quản lý và bảo vệ rừng, khai thác nguồn nguyên liệu gỗ từ rừng trồng.

Chỉ số ngành sản xuất và phân phối điện tăng 14,6%. Trong đó, sản lượng điện sản xuất đạt 3.531 triệu kwh, tăng 15,02%; sản lượng điện thương phẩm đạt 1.053 triệu kwh, tăng 5,5% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,6%. Trong đó, sản lượng nước ghi thu đạt 26.890 ngàn m3, tăng 7,17%; dịch vụ rác thải không độc hại có thể tái chế đạt 43.280 triệu đồng, tăng 11,72% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)

 

 

 

 

 

Năm 2015

so với cùng kỳ

(%)

Năm 2016

so với

cùng kỳ

(%)

Năm 2017

so với

cùng kỳ

(%)

Toàn ngành công nghiệp

105,82

105,82

110,43

1.     Khai khoáng

80,49

94,05

105,16

2.     Chế biến, chế tạo

112,36

107,22

105,80

3.     Sản xuất, phân phối điện

99,56

105,41

114,60

4.     Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

104,70

108,60

105,60

         

* Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12 tăng 6,36% so với tháng trước và giảm 28,19% so với cùng kỳ. Tính chung năm 2017, chỉ số tiêu thụ tăng 13,44% so với cùng kỳ (năm 2016 giảm 1,1%). Trong đó, sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 79,47%; sản xuất đồ uống tăng 40,2%; sản xuất kim loại tăng 13,02%; ngành dệt tăng 7,08%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 1,95%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 1,62%; sản xuất trang phục tăng 1,56% so với cùng kỳ.

* Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân 12 năm 2017 tăng 39,9% so với cùng kỳ. Trong đó, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 265,07%; ngành dệt tăng 249,19%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 48,54%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 47,79%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 13,19%; sản xuất chế biến thực phẩm giảm 14,75%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 29,4% so với cùng kỳ.

* Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp năm 2017 giảm 2,67% so với cùng kỳ. Chia theo ngành kinh tế: ngành khai khoáng tăng 2,42%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,51%; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt giảm 14,41%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 4,43%. Chia theo khu vực: doanh nghiệp nhà nước giảm 3,19%; doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 2,91%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 5,78% so với cùng kỳ.

4. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

4.1. Tình hình đăng ký kinh doanh doanh nghiệp

Dự kiến năm 2017, toàn tỉnh có 1.050 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký 6.700 tỷ đồng; tăng 14,5% về số lượng doanh nghiệp và giảm 20,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ. Vốn đăng ký mới bình quân/doanh nghiệp đạt 6,4 tỷ đồng/doanh nghiệp. Số đơn vị trực thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) thành lập mới 406 đơn vị, tăng 36,7% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp đăng ký giải thể tự nguyện là 239 doanh nghiệp và 93 đơn vị trực thuộc đăng ký tạm ngưng hoạt động, tăng 24,5% so với cùng kỳ; trên 85% số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động là doanh nghiệp nhỏ, hoạt động kém hiệu quả nên tạm ngưng để cơ cấu lại. Có 150 doanh nghiệp tạm ngưng trong thời gian trước đã hoạt động trở lại.

4.2. Tình hình sản xuất và xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp

* Xu hướng sản xuất kinh doanh của quý IV/2017 so với quý III/2017 của các doanh nghiệp công nghiệp thông qua chỉ số cân bằng:

          - Khối lượng sản xuất: có 39,06% doanh nghiệp trả lời tăng, 21,88% doanh nghiệp trả lời giảm (chỉ số cân bằng (CSCB): 17,19%);

           - Số lượng đơn đặt hàng mới: có 37,5% doanh nghiệp trả lời tăng, 20,31% doanh nghiệp trả lời giảm (CSCB: 17,19%);

           - Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới: có 45,45% doanh nghiệp trả lời tăng, 22,73% doanh nghiệp trả lời giảm (CSCB: 22,73%);

           - Số lượng lao động bình quân: có 21,88% doanh nghiệp trả lời tăng, 15,63% doanh nghiệp trả lời giảm (CSCB: 6,25%)

           * Xu hướng quý I/2018 so với quý IV/2017:

- Khối lượng sản xuất: có 56,25% doanh nghiệp trả lời tăng, 15,63% doanh nghiệp trả lời giảm (CSCB: 40,63%);

- Số lượng đơn đặt hàng mới: có 51,61% doanh nghiệp trả lời tăng, 19,35% doanh nghiệp trả lời giảm (CSCB: 32,26%);

- Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới: có 39,13% doanh nghiệp trả lời tăng, 21,74% doanh nghiệp trả lời giảm (CSCB: 17,39%);

- Số lượng lao động bình quân: có 23,44% doanh nghiệp trả lời tăng, 12,5% doanh nghiệp trả lời giảm (CSCB: 10,94%).

Nhìn chung các chỉ tiêu trên đều có CSCB>0 cho thấy xu hướng sản xuất kinh doanh trong quý I/2018 phát triển hơn so với quý IV/2017 (đặc biệt là các chỉ tiêu về khối lượng sản xuất có chỉ số cân bằng 40,63%); riêng chỉ tiêu thành phẩm tồn kho và khối lượng nguyên liệu tồn kho có CSCB<0. Điều này chứng tỏ môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi hơn, kinh tế vĩ mô dần ổn định, thị trường trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi theo hướng dần giảm bớt khó khăn, đồng nghĩa với thuận lợi ngày càng tăng giúp các doanh nghiệp lạc quan hơn, đầu tư hơn và kỳ vọng sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn trong quý tiếp theo.

5. Thương mại - dịch vụ

5.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp cuối năm 2017 và dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, các giải pháp bình ổn thị trường cuối năm được triển khai đồng bộ, quyết liệt; các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tiểu thương các chợ xây dựng kế hoạch dự trữ các mặt hàng thiết yếu và tham gia các chương trình bình ổn giá nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ mặt hàng cho người dân. Đồng thời chuẩn bị tốt nguồn hàng chính sách, hàng hỗ trợ và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng phục vụ tết để cung ứng sớm và đầy đủ cho nhân dân các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và đặc biệt là các vùng bị thiệt hại do bão, thiên tai. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các hoạt động thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020 nhằm hỗ trợ sản xuất trong nước và thúc đẩy lưu thông hàng hóa kết hợp cung ứng hàng hóa bình ổn thị trường dịp tết cho các địa bàn dân cư, nhất là vùng sâu, vùng xa; đặc biệt nhu cầu hàng hóa sẽ tăng cao dịp cuối năm và đây là thời điểm tỉnh Lâm Đồng tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII.

Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12/2017 đạt 3.910,9 tỷ đồng, tăng 13,02% so với cùng kỳ. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 302,5 tỷ đồng, tăng 12,46%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 3.562,6 tỷ đồng, tăng 13,26% (kinh tế tư nhân đạt 881,3 tỷ đồng, tăng 7,04%; kinh tế cá thể đạt 2.680,9 tỷ đồng, tăng 15,47%) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 45,8 tỷ đồng, giảm 0,3% so với cùng kỳ. Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2017 đạt 42.101,3 tỷ đồng, tăng 13,16% so với cùng kỳ và đạt 105,25% kế hoạch năm. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 3.292,1 tỷ đồng, tăng 17,37%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 38.246,9 tỷ đồng, tăng 12,82% (kinh tế tư nhân đạt 10.403 tỷ đồng, tăng 23,39%; kinh tế cá thể đạt 27.838,3 tỷ đồng, tăng 9,32%) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 562,3 tỷ đồng, tăng 12,32% so với cùng kỳ.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 12/2017 ước đạt 2.722,2 tỷ đồng, tăng 10,28% so với cùng kỳ. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 127,9 tỷ đồng, tăng 17,42%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 2.555,8 tỷ đồng, tăng 10,17%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 38,5 tỷ đồng, giảm 2,57% so với cùng kỳ. Một số nhóm hàng chủ yếu như nhóm phương tiện đi lại (kể cả phụ tùng) đạt 268,2 tỷ đồng, tăng 30,86%; nhóm lương thực, thực phẩm đạt 1.228,8 tỷ đồng, tăng 17,69%; nhóm xăng, dầu các loại đạt 200,7 tỷ đồng, tăng 14,34%; nhóm gỗ và vật liệu xây dựng đạt 243,9 tỷ đồng, tăng 37,21%. Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2017 đạt 29.156,6 tỷ đồng, tăng 11,29% so với cùng kỳ. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 1.418,2 tỷ đồng, tăng 26,05%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 27.265 tỷ đồng, tăng 10,65%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 473,4 tỷ đồng, tăng 9,87% so với cùng kỳ. Một số nhóm hàng chủ yếu như nhóm phương tiện đi lại kể cả phụ tùng đạt 2.134,7 tỷ đồng, tăng 9,68%; nhóm lương thực, thực phẩm đạt 13.062,5 tỷ đồng, tăng 14,91% so với cùng kỳ.

- Doanh thu dịch vụ (trừ ăn uống, lưu trú và lữ hành) tháng 12/2017 ước đạt 409,2 tỷ đồng, tăng 17,66%; trong đó, doanh thu dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 226,2 tỷ đồng, tăng 11,65%; doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản đạt 79,5 tỷ đồng, tăng 22,95% so với cùng kỳ. Dự ước doanh thu dịch vụ (trừ ăn uống, lưu trú và lữ hành) năm 2017 đạt 4.668,5 tỷ đồng, tăng 18,93%; trong đó, doanh thu dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 2.588,8 tỷ đồng, tăng 17,5%; doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản đạt 894 tỷ đồng, tăng 15,72% so với cùng kỳ.

          - Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 12/2017 ước đạt 775,2 tỷ đồng, tăng 21,09% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 112,6 tỷ đồng, tăng 30,76; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 662,6 tỷ đồng, tăng 19,59% so với cùng kỳ. Tổng lượt khách ngủ qua đêm tại các cơ sở lưu trú đạt 381,8 nghìn lượt khách, tăng 13,22% (khách trong nước đạt 346,6 nghìn lượt khách, tăng 13,64%; khách quốc tế đạt 35,2 nghìn lượt khách, tăng 9,27%). Dự ước doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống năm 2017 đạt 8.276,2 tỷ đồng, tăng 16,85% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 1.070,9 tỷ đồng, tăng 15,82%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 7.162,2 tỷ đồng, tăng 17,05% so với cùng kỳ. Tổng lượt khách ngủ qua đêm tại các cơ sở lưu trú đạt 3.928,2 nghìn lượt khách, tăng 11,07% (khách trong nước đạt 3.544,6 nghìn lượt khách, tăng 9,3%; khách quốc tế đạt 383,6 nghìn lượt khách, tăng 30,63%).

- Doanh thu du lịch lữ hành tháng 12/2017 ước đạt 4,3 tỷ đồng, tăng 8,37% so với cùng kỳ; tổng số khách do các cơ sở lữ hành phục vụ đạt 4.991 lượt khách, tăng 10,07%. Dự ước doanh thu du lịch lữ hành năm 2017 đạt 43,1 tỷ đồng, tăng 9,29%; tổng số khách do các cơ sở lữ hành phục vụ đạt 55.928 lượt khách, tăng 12,48% so với cùng kỳ.

         5.2. Vận tải, bưu chính viễn thông

- Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước tháng 12/2017 đạt 463,8 tỷ đồng, tăng 13,98% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu vận tải đường bộ đạt 291,8 tỷ đồng, tăng 16,81%; doanh thu vận tải hàng không đạt 153,9 tỷ đồng, tăng 14,37%; doanh thu kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải đạt 18,1 tỷ đồng, giảm 19,6% so với cùng kỳ. Dự ước doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải năm 2017 đạt 5.244,8 tỷ đồng, tăng 14,54% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu vận tải đường bộ đạt 3.327,1 tỷ đồng, tăng 16,04%; doanh thu vận tải hàng không đạt 1.694,6 tỷ đồng, tăng 13,58%; doanh thu kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải đạt 222,9 tỷ đồng, tăng 1,39% so với cùng kỳ.

 - Vận tải hành khách tháng 12/2017 ước đạt 3.500,3 nghìn hành khách, tăng 9,76% và luân chuyển đạt 357,6 triệu hành khách.km, tăng 15,86% so với cùng kỳ; trong đó: vận tải hành khách đường bộ ước đạt 3.431,7 nghìn hành khách, tăng 9,52% và luân chuyển đạt 314,4 triệu hành khách.km, tăng 12,04%; vận tải hành khách hàng không đạt 63,4 nghìn hành khách, tăng 26,9% và luân chuyển đạt 43,2 triệu hành khách.km, tăng 54,05%. Dự ước vận tải hành khách năm 2017 đạt 33,3 triệu hành khách, tăng 6,22% so với cùng kỳ và đạt 100,54% kế hoạch năm; luân chuyển đạt 4.049 triệu hành khách.km, tăng 23,92% so với cùng kỳ và đạt 139,62% kế hoạch năm; trong đó: vận tải hành khách đường bộ ước đạt 32,5 triệu hành khách, tăng 6,1% và luân chuyển đạt 3.581,3 triệu hành khách.km, tăng 24,45%; vận tải hành khách hàng không đạt 731,1 nghìn hành khách, tăng 13,29% và luân chuyển đạt 467,7 triệu hành khách.km, tăng 20,01%.

- Khối lượng hàng hoá vận chuyển đường bộ tháng 12/2017 ước đạt 986,8 nghìn tấn, tăng 11,01% và luân chuyển đạt 111,6 triệu tấn.km, tăng 13,55% so với cùng kỳ. Dự ước khối lượng hàng hoá vận chuyển đường bộ năm 2017 đạt 11.419,2 nghìn tấn, tăng 5,99% so với cùng kỳ và đạt 144,55% kế hoạch năm; luân chuyển đạt 1.598,4 triệu tấn.km, tăng 22,93% so với cùng kỳ và đạt 170,05% kế hoạch năm.

- Doanh thu hoạt động bưu chính viễn thông tháng 12/2017 ước đạt 224,5 tỷ đồng, tăng 33,28% so với cùng kỳ. Số thuê bao điện thoại phát triển mới ước đạt 24.715 thuê bao; trong đó, thuê bao di động đạt 24.570 thuê bao, thuê bao cố định đạt 145 thuê bao. Số thuê bao internet phát triển mới đạt 5.256 thuê bao. Dự ước doanh thu hoạt động bưu chính viễn thông năm 2017 đạt 2.335,9 tỷ đồng, tăng 28,49% so với cùng kỳ. Số thuê bao điện thoại phát triển mới ước đạt 292.116 thuê bao; trong đó, thuê bao di động đạt 290.149 thuê bao, thuê bao cố định đạt 1.967 thuê bao. Số thuê bao internet phát triển mới đạt 59.455 thuê bao, tăng 6,78% so với cùng kỳ.

         II. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

         1. Hoạt động ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lâm Đồng tiếp tục triển khai các chủ trương, chính sách, quy định của ngành; phối hợp với các chi nhánh ngân hàng và Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện các giải pháp để huy động vốn từ khách hàng, tích cực chủ động tìm kiếm nguồn khách hàng để đẩy mạnh huy động vốn, thực hiện nghiêm các quy định về lãi suất huy động của Ngân hàng Nhà nước; đối với hoạt động cho vay, bên cạnh việc mở rộng tín dụng phải đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng theo hướng tập trung nguồn vốn cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng nông thôn mới, các chương trình tín dụng chính sách.

          Ước năm 2017 vốn huy động đạt 45.000 tỷ đồng, tăng 16,6% so với cùng kỳ. Trong đó, tiền gửi dân cư đạt 36.000 tỷ đồng, chiếm 80% tổng vốn huy động, tăng 13,2% so với cùng kỳ; tiền gửi thanh toán, tiền gửi khác đạt 8.500 tỷ đồng, chiếm 18,89% tổng vốn huy động, tăng 28,8% so với cùng kỳ; phát hành giấy tờ có giá 500 tỷ, chiếm 1,11%, tăng 2 lần so với cùng kỳ.

Ước năm 2017 tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 67.500 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ. Trong đó, dư nợ trung dài hạn 25.000 tỷ đồng, chiếm 37% tổng dư nợ, tăng 28,2%; dư nợ ngắn hạn 42.500 tỷ đồng, chiếm 63% tổng dư nợ, tăng 23,2% so với cùng kỳ.

                   Ước năm 2017 tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng là 400 tỷ đồng, chiếm 0,59% tổng dư nợ, tăng 11,11% so với cùng kỳ.

          Các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; dư nợ cho vay năm 2017 khoảng 41.500 tỷ đồng, chiếm 61,5% tổng dư nợ; trong đó: thực hiện đầu tư tín dụng cho 117 xã xây dựng nông thôn mới 30.229 tỷ đồng, cho vay tái canh cây cà phê 500 tỷ đồng, cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch 500 tỷ, cho vay trong lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản 2.200 tỷ đồng.

2. Vốn đầu tư thực hiện

Tổng vốn đầu tư thực hiện năm 2017 ước đạt 23.500 tỷ đồng, tăng 6,65% so với cùng kỳ, tăng chủ yếu ở khu vực vốn ngoài nhà nước (Doanh nghiệp và hộ dân cư). Trong đó, vốn do trung ương quản lý đạt 976,8 tỷ đồng, tăng 5,62% so với  cùng kỳ.

Vốn đầu tư thực hiện thuộc khu vực nhà nước quản lý đạt 3.540,8 tỷ đồng, bằng 95,57% so với cùng kỳ, chủ yếu thực hiện các công trình đầu tư phát triển các ngành kinh tế có ưu thế của địa phương và xây dựng cơ sở hạ tầng về lĩnh vực thuỷ lợi, giao thông, giáo dục, y tế…và các công trình trọng điểm của tỉnh.

Vốn đầu tư thực hiện thuộc khu vực ngoài nhà nước đạt 19.434,7 tỷ đồng, tăng 9,15% so với cùng kỳ, chiếm 82,7% trong tổng vốn. Trong đó, vốn đầu tư của doanh nghiệp đạt 6.368,4 tỷ đồng và vốn đầu tư của hộ gia đình đạt 13.066,4 tỷ đồng, tăng 10,29% so với cùng kỳ.

 Nguồn vốn thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 524,4 tỷ đồng, tương đương 23,1 triệu USD, tăng 0,27% so với cùng kỳ, chiếm 2,23% trong tổng vốn.

Tổng vốn đầu tư thực hiện

 

Thực hiện

năm 2016

(triệu đồng)

Ước thực hiện

năm 2017

(triệu đồng)

Năm 2017 so với năm 2016 (%)

Tổng vốn đầu tư thực hiện

22.033.743

23.500.000

106,65

1. Vốn nhà nước

3.704.829

3.540.856

95,57

2. Vốn ngoài nhà nước

17.805.926

19.434.729

109,15

3. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

522.988

524.415

100,27

4. Tỷ lệ vốn đầu tư trong GRDP

39,00

37,29

-1,71

Tiến độ thực hiện một số công trình trọng điểm trên địa bàn:

Một số công trình đang triển khai trên địa bàn tỉnh: Dự án Quảng trường Trung tâm thành phố Đà Lạt, nâng cấp đường Sương Nguyệt Ánh, nâng cấp, mở đường Trần Quốc Toản (đoạn từ Sương Nguyệt Ánh đến đường Trần Nhân Tông và mở rộng cầu sắt), XD cơ sở hạ tầng khu dân cư tái định cư Phạm Hồng Thái, p11- Đà Lạt...(thành phố Đà Lạt); đường Phan Đình Phùng...(thành phố Bảo Lộc); đường Đạ Đờn - Phi Tô - Nam Ban, đường GTNT tỉnh lộ 725 vào ngã ba thôn Hang Hớt...(huyện Lâm Hà); đường liên xã Liên Đầm- Tân Châu- Tân Thượng... (huyện Di Linh); đường GT Lộc Thành đi Đại Lào, chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới...( huyện Bảo Lâm); đường từ QL 20 vào trung tâm xã Đạ Ploa...(huyện Đạ Huoai); trường PT dân tộc bán trú Đồng Nai Thượng, trung tâm giáo dục nghề nghiệp GDTX, trung tâm văn hóa thể thao huyện Cát Tiên...(huyện Cát Tiên).

     * Tình hình thu hút đầu tư

Dự kiến năm 2017 có 47 dự án được cấp mới với tổng vốn đăng ký 5.595 tỷ đồng, tăng 227,3%, quy mô diện tích 510,2 ha, bằng 93,8% so với cùng kỳ. Trong đó, 07 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.331 tỷ đồng, quy mô diện tích 40,2 ha (có 22 dự án được điều chỉnh nội dung dự án đầu tư); 40 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 4.264 tỷ đồng, quy mô diện tích 475 ha; dự kiến cấp mới dự án đầu tư nhà máy sản xuất bia với vốn đầu tư giai đoạn 1 khoảng 500 tỷ đồng.

Trong năm, có thêm 34 dự án đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án hoạt động và các dự án đang triển khai tăng thêm 7.377 tỷ đồng, nâng tổng số vốn đầu tư thực hiện lên 52.198 tỷ đồng, bằng 40,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Các dự án đầu tư ngoài ngân sách đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua, đóng góp vào thu ngân sách của địa phương, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh và nâng cao đời sống cho người dân trong khu vực dự án.

Đã thu hồi, chấm dứt hoạt động 28 dự án, với số vốn đăng ký 2.130,7 tỷ đồng, quy mô diện tích 1.732 ha. Nguyên nhân do dự án chậm tiến độ triển khai thực hiện theo quy định; không đủ năng lực tài chính thực hiện dự án; không thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan đến ký quỹ, bồi thường tài nguyên rừng; để rừng bị phá, bị xâm hại; xin chấm dứt hoạt động.

Đến nay, toàn tỉnh có 926 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 128.132 tỷ đồng, quy mô diện tích 74.421 ha. Trong đó, 180 dự án đang thực hiện thủ tục đầu tư; 337 dự án đang triển khai xây dựng; 400 dự án đã hoàn thành toàn bộ và đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư thực hiện 52.198 tỷ đồng; 09 dự án trong khu công nghiệp ngưng hoạt động.

         3. Thu, chi ngân sách Nhà nước

Ước tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2017 đạt 6.078 tỷ đồng, bằng 104,85% so dự toán, tăng 13,14% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa đạt 5.628 tỷ đồng, bằng 103,74% so dự toán, tăng 9,66% so với cùng kỳ. Trong thu nội địa, thu từ doanh nghiệp Trung ương đạt 879,1 tỷ đồng, bằng 112,05% so dự toán, tăng 21,87%; thu từ doanh nghiệp địa phương đạt 70,9 tỷ đồng, bằng 77,84% so dự toán, tăng 21,63%; thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 88,3 tỷ đồng, bằng 78,45% so dự toán, giảm 24,78%; thu thuế ngoài quốc doanh đạt 1.412,8 t đồng, bằng 93,47% so dự toán, tăng 9,67%; thuế thu nhập cá nhân đạt 544,3 tỷ đồng, bằng 122,06% so dự toán, tăng 36,56%; thuế trước bạ đạt 350,4 tỷ đồng, bằng 116,2% so dự toán, tăng 28,69%; thu phí, lệ phí đạt 227,4 tỷ đồng, bằng 86,65% so dự toán, tăng 7,8% so với cùng kỳ; thu từ đất, nhà đạt 815 tỷ đồng, bằng 117,27% so dự toán, tăng 38,14% so với cùng kỳ; thu xổ số kiến thiết đạt 600 tỷ đồng, bằng 102,82% so dự toán, tăng 12,42% so với cùng kỳ. Thu thuế qua hải quan đạt 450 tỷ đồng, bằng 120,97% so dự toán, tăng 32,5% so với cùng kỳ.

Ước tổng thu ngân sách địa phương năm 2017 đạt 10.168,5 tỷ đồng, bằng 101,36% so dự toán, tăng 30% so với cùng kỳ. Trong đó, thu điều tiết đạt 5.273 tỷ đồng, tăng 37%; thu bổ sung từ ngân sách Trung ương đạt 4.842,5 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ.

Ước tổng chi ngân sách địa phương năm 2017 đạt 11.562,2 tỷ đồng, bằng 116,64% so dự toán, tăng 13,02% so với cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 1.612,5 tỷ đồng, bằng 99,5% so dự toán, tăng 10%; chi thường xuyên đạt 7.705,1 tỷ đồng, bằng 105,8% so dự toán, tăng 24,85%. Trong tổng chi thường xuyên; chi giáo dục đào tạo đạt 3.350 tỷ đồng, bằng 100,91% so dự toán; chi y tế đạt 773,3 tỷ đồng, bằng 96,99% so dự toán; chi sự nghiệp kinh tế đạt 940 tỷ đồng, bằng 104,67% so dự toán; quản lý hành chính đạt 1.518 tỷ đồng, bằng 110,88% so dự toán, tăng 10,41% so với cùng kỳ.

         4. Giá cả thị trường

         4.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

          Chỉ số giá tiêu dùng(CPI) tháng 12 năm 2017 giảm nhẹ so với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có nhóm thực phẩm, đồ uống và thuốc lá làm giảm chỉ số CPI tháng 12/2017 các nhóm còn lại ở mức tăng nhẹ và ổn định so với tháng trước.

          Trong tháng các mặt hàng rau, củ, quả trong nhóm thực phẩm như cải xanh, bắp cải, su hào, cà chua…giảm mạnh do nhiều vùng rau gieo trồng trước đó và những loại rau ngắn ngày tăng sản lượng dẫn đến hiện tượng được mùa giảm giá so với tháng trước. Bên cạnh đó, giá xăng, dầu tăng trong tháng trước và đợt tăng giá dầu vào ngày 05/12/2017 cũng tác động đến tốc độ tăng chỉ số CPI tháng này.

          Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2017 giảm 0,14% so với tháng trước; Cụ thể: nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,17% so với tháng trước; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,66%, nhóm thực phẩm giảm 1,27%; nhóm giao thông tăng 0,98%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,3%; nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng 0,21%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,12%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,05%; nhóm văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,02%; Bên cạnh đó, các nhóm thuốc và dịch vụ y tế, bưu chính viễn thông và nhóm giáo dục không tăng so với tháng trước. Bình quân 12 tháng năm 2017, CPI tăng 3,36% so với bình quân cùng kỳ. 

4.2. Chỉ số giá vàng và Đô la Mỹ

Giá vàng 99,99 trên địa bàn tỉnh ngày 23/12/2017 được bán ra bình quân 3,53 triệu đồng/chỉ, giảm 0,08% so với tháng trước và tăng 6,32% so với cùng kỳ; bình quân 12 tháng năm 2017 chỉ số giá vàng tăng 4,52% so với bình quân cùng kỳ. Giá USD bán ra bình quân tháng 12/2017 dao động ở mức 22.675 đồng/USD; chỉ số giá USD tháng 12/2017 tăng 0,08% so với tháng trước và tăng 0,12% so với cùng kỳ; bình quân 12 tháng năm 2017 chỉ số giá USD tăng 1,04% so với bình quân cùng kỳ.

         4.3. Chỉ số giá sản xuất

Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản quý IV năm 2017 tăng 1,06% so với cùng kỳ và tăng 1,36% so với quý trước. Trong đó: Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất nông nghiệp tăng 1,03% so với cùng kỳ và tăng 1,4% so với quý trước; cụ thể: cây hàng năm tăng 8,5% so với cùng kỳ và tăng 11,02% so với quý trước, một số mặt hàng chủ yếu là thóc giảm 1,77%; ngô và cây lương thực có hạt khác tăng 4,44%; củ có chất bột giảm 7,25%; rau, đậu, hoa, cây cảnh tăng 9,78% so với cùng kỳ. Cây lâu năm tăng 3,75% so với cùng kỳ và giảm 5,34% so với quý trước, một số mặt hàng chủ yếu như hồ tiêu giảm 42,73%; cà phê tăng 4,48%; chè giảm 4,68%; sản phẩm chăn nuôi giảm 23,84% so với cùng kỳ và giảm 1,51% so với quý trước, trong đó trâu, bò tăng 5,59%; heo giảm 38,73%; gia cầm giảm 8,05% so với cùng kỳ. Sản phẩm lâm nghiệp tăng 4,63% so với cùng kỳ và tăng 0,26% so với quý trước; trong đó, sản phẩm lâm sản khai thác tăng 5,21%; sản phẩm lâm sản thu nhặt tăng 18,96% so với cùng kỳ. Sản phẩm thủy sản giảm 1,45% so với cùng kỳ và giảm 1,41% so với quý trước.

Chỉ số giá sản xuất hàng công nghiệp quý IV năm 2017 tăng 2,61% so với cùng kỳ và tăng 2,74% so với quý trước; trong đó chỉ số giá sản xuất sản phẩm khai khoáng tăng 0,91% so với cùng kỳ và giảm 0,54% so với quý trước; sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,47% so với cùng kỳ và tăng 6,83% so với quý trước; điện và phân phối điện giảm 2,45% so với cùng kỳ và giảm 8,31% so với quý trước.

Chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất quý IV năm 2017 tăng 5,41% so với cùng kỳ và tăng 2,11% so với quý trước; trong đó chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,03% so với cùng kỳ và giảm 0,51% so với quý trước; sử dụng cho sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,4% so với cùng kỳ và tăng 3,56% so với quý trước; sử dụng cho xây dựng tăng 2,03% so với cùng kỳ và tăng 0,56% so với quý trước. 

Chỉ số giá cước vận tải kho bãi quý IV năm 2017 tăng 0,16% so với quý trước và tăng 4,43% so với cùng kỳ. Trong đó: Giá cước dịch vụ vận tải hành khách tăng 0,66% so với quý trước và tăng 4,77% so với cùng kỳ; dịch vụ kho bãi và hỗ trợ vận tải giảm 0,8% so với quý trước và giảm 2,1% so với cùng kỳ. Chia theo ngành vận tải thì dịch vụ vận tải đường bộ tăng 0,21% so với quý trước và tăng 4,31% so với cùng kỳ; trong đó, dịch vụ vận tải bằng xe buýt ổn định so với quý trước; dịch vụ vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành tăng 1,26% so với quý trước và tăng 3,41% so với cùng kỳ; dịch vụ vận tải hành khách đường bộ khác giảm 0,2% so với quý trước và tăng 2,1% so với cùng kỳ.

          Chỉ số giá dịch vụ quý IV năm 2017 tăng 7,39% so với cùng kỳ và tăng 1,21% so với quý trước; trong đó dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 6,2% so với cùng kỳ và ổn định so với quý trước; hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,69% so với cùng kỳ và tăng 0,04% so với quý trước; hoạt động hành chính và hỗ trợ tăng 1,26% so với cùng kỳ và tăng 0,09% so với quý trước; hoạt động giáo dục và đào tạo tăng 13,32% so với cùng kỳ và tăng 7,48% so với quý trước; hoạt động y tế và trợ giúp xã hội tăng 32,34% so với cùng kỳ và ổn định so với quý trước; hoạt động nghệ thuật vui chơi giải trí tăng 1,23% so với cùng kỳ và tăng 0,33% so với quý trước; hoạt động thông tin truyền thông; hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ; hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình ổn định so với quý trước.

         III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI    

         1. Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư

Dân số trung bình sơ bộ năm 2017 là 1.298.900 người, dân số trong độ tuổi lao động là 803.096 người, trong đó 774.166 người đang làm việc trong các ngành kinh tế. Trong năm, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho khoảng 29.116 người lao động; trong đó, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đã giải quyết được 14.615 người; ngành công nghiệp – xây dựng 2.339 người; còn lại là ngành dịch vụ giải quyết cho 12.162 người.

 Ước tỷ lệ lao động thất nghiệp thời điểm 31/12/2017 là 0,78% (khu vực thành thị là 1,32%); tỷ lệ thiếu việc làm thời điểm 31/12/2017 là 2,16% (khu vực thành thị là 1,45%), qua số lượng người thiếu việc làm cho thấy mặc dù tỷ lệ thiếu việc làm chung toàn tỉnh có giảm nhưng nhu cầu muốn làm thêm việc vẫn rất cao, điều này nói lên tiềm ẩn về đời sống của người dân mong muốn làm thêm việc để tăng thu nhập ổn định cuộc sống, đặc biệt là đối với khu vực nông thôn.

 Đời sống dân cư nông thôn: Được Bộ Nông nghiệp & PTNT đánh giá là tỉnh dẫn đầu trong cả nước về lĩnh vực phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hiện có hơn 48,7 ngàn ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại. Trong đó, khoảng 19.000 ha trồng rau, hoa, cây đặc sản ứng dụng công nghệ tưới phun tự động; 50 ha trồng hoa, dâu tây áp dụng công nghệ cảm biến, tự động đồng bộ; 6,5 ha rau thủy canh và 41 ha canh tác trên giá thể; hơn 5.842 ha chè ứng dụng đồng bộ hệ thống tưới, bón phân tự động; 19.250 ha cà phê ứng dụng công nghệ cao. Số lượng hộ nông dân sản xuất theo chiều hướng công nghệ cao ngày một gia tăng và mạnh dạn đầu tư, áp dụng công nghệ cao cũng đã thu được hiệu quả kinh tế rất lớn, đồng thời mang lại hiệu ứng tích cực cho xã hội và nâng cao thu nhập cho đời sống nông dân.

Tình hình xây dựng nông thôn mới: Toàn tỉnh hiện có 60/117 xã được UBND tỉnh công nhận và công bố đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 51,3%), có 106 nhà văn hóa xã (đạt tỷ lệ 90,59%), trong đó có 82 nhà văn hóa xã cơ bản đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; 867/986 nhà văn hóa thôn; 883/986 thôn được công nhận danh hiệu văn hóa. Tỷ lệ xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới là 61,5%. Tỷ lệ tổ dân phố đạt chuẩn văn minh đô thị đạt 94,5%. Tỷ lệ phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị là 80%.

Đời sống cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương vẫn duy trì ổn định, trong dịp lễ, tết được hưởng thu nhập tăng thêm trung bình mỗi người từ 1 triệu đến 12 triệu đồng. Từ ngày 01/7/2017 mức lương, phụ cấp (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu nếu có) và hoạt động phí của các đối tượng tại Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BNV, ngày 12/05/2017 được tính theo mức lương mới là 1,3 triệu đồng/tháng. Với mức lương mới đời sống cán bộ, viên chức khu vực nhà nước có cải thiện. Năm 2017, thu nhập bình quân đầu người khu vực nhà nước Trung ương đóng trên địa bàn đạt 7,2 triệu đồng/người/tháng, cao hơn khu vực địa phương quản lý 1,4 lần (thu nhập bình quân khu vực địa phương 5,1 triệu đồng/người/tháng). Đối với các đơn vị địa phương quản lý có ngành xây dựng thu nhập bình quân một người 1 tháng cao nhất đạt 7,5 triệu đồng, bằng 1,6 lần so với các đơn vị quản lý nhà nước (4,68 triệu đồng).

2. Công tác an sinh xã hội

Năm nay không xảy ra tình trạng thiếu đói giáp hạt. Trong dịp Xuân Đinh Dậu 2017, các đối tượng gồm người có công, đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội, các hộ nghèo, cận nghèo được tặng quà và trợ cấp tết bằng tiền mặt và hiện vật, trị giá tổng số tiền là 32,8 tỷ đồng, tương ứng với 115.397 suất quà được nhận (kể cả tiền và hiện vật quy tiền). Chi hỗ trợ, được lấy từ các nguồn cụ thể như sau: Nguồn ngân sách Trung ương (quà của Chủ tịch nước) là 1,9 tỷ đồng; Nguồn ngân sách tỉnh: 30,1 tỷ đồng. Các khoản hỗ trợ thăm hỏi và tặng quà cho tất cả các đối tượng hoàn thành vào ngày 24/01/2017.

3. Hoạt động văn hóa - tuyên truyền

Để tuyên truyền những ngày lễ lớn trên địa bàn toàn tỉnh đã treo dựng 1.677 phướn - băng rôn, 229 pano; thiết kế, dàn dựng và trang trí 15 sân khấu lớn với tổng diện tích 3.966,78 m2. Thực hiện 03 đợt Carnaval xe tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị trong ngày hội văn hoá, thể thao các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng lần thứ I năm 2017 và chào mừng liên hoan tuyên truyền lưu động năm 2017. Thực hiện 15 buổi văn nghệ tuyên truyền, 50 buổi xe tuyên truyền cổ động, mỗi buổi ước lượng có khoảng 400 - 600 người dân địa phương dự khán, đạt 100% kế hoạch năm.

Công tác bảo tồn, bảo tàng và phát huy di sản văn hóa dân tộc: Từ đầu năm đến nay, Bảo tàng đón được 44.916 lượt khách đến tham quan nghiên cứu, học tập, trong đó 1.743 khách quốc tế, đạt 124,7% kế hoạch năm. Năm nay Bảo tàng sưu tầm, bổ sung mới 221 hiện vật và tư liệu, đạt 122,8% kế hoạch năm. Duy trì hoạt động của trạm vệ tinh ngân hàng dữ liệu văn hóa phi vật thể. Ban Quản lý di tích Cát Tiên thường xuyên bảo vệ, chăm sóc khuôn viên di tích, thực hiện các nghiệp vụ khảo cổ và quản lý di tích đảm bảo theo kế hoạch. Năm 2017, khu di tích Cát Tiên đón bằng công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt và đón khoảng 2.300 lượt khách đến tham quan, nghiên cứu; sưu tầm 80 hiện vật, đạt 100% kế hoạch năm.

Công tác văn hóa và nghệ thuật: Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị mẫu logo và các chương trình triển khai các hoạt động hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII năm 2017. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn và phục vụ các nhiệm vụ chính trị của tỉnh trong năm 2017, đặc biệt là các chương trình nghệ thuật Mừng Đảng - Mừng Xuân; kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam; 42 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước; 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với kỷ niệm 106 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước; 72 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9; biểu diễn văn nghệ phục vụ nhân dân và du khách trong dịp hè 2017; biểu diễn nghệ thuật phục vụ các Hội nghị do Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức, phục vụ các đoàn khách ngoại giao quốc tế đến thăm và làm việc tại Lâm Đồng; tham gia các hoạt động, hội thi, hội diễn do Trung ương, các địa phương tổ chức... Tổ chức thành công Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương - Đền thờ Âu Lạc; Liên hoan tuyên truyền lưu động tỉnh năm 2017 chủ đề “Màu Hoa Đỏ” kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh liệt sĩ. Phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên và gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tổ chức thành công Đêm nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Thư tình gửi một người”. Phối hợp với UBND huyện Bảo Lâm tổ chức thành công Ngày hội Văn hóa, Thể thao các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng lần thứ I năm 2017.

Công tác Điện ảnh: Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh đã tập trung triển khai kế hoạch tổ chức chiếu bóng phục vụ nhân dân kết hợp công tác tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương và các hoạt động của ngành. Thực hiện nhân bản và phát hành 24 phim truyện, 39 phim tài liệu, 13 phim hoạt hình, 119 video clip, 32 pano cổ động, 61 tài liệu tuyên truyền xe loa, 38 phóng sự cho các chương trình và biên tập 40 tiểu phẩm tuyên truyền Luật giao thông đường bộ. Đội chiếu bóng lưu động thực hiện 546 buổi chiếu, đạt 101,1% kế hoạch năm, phục vụ 106.910 người xem, trong đó vùng đồng bào dân tộc ít người chiếm 70%. Rạp 3 tháng 4 ước thực hiện 225 buổi chiếu, phục vụ 1.600 người xem.

Công tác Thư viện: Thư viện tỉnh đã cấp phát 3.007 thẻ bạn đọc (trong đó có 2.384 thẻ miễn phí nhân Ngày Sách Việt Nam); phục vụ 609.050 lượt bạn đọc, luân chuyển 186.374 lượt tài liệu. Bổ sung 13.925 bản sách và 200 loại báo, tạp chí, nâng tổng số tài liệu Thư viện tỉnh hiện có 213.493 bản. Trưng bày, triển lãm 3.036 tài liệu, 122 ảnh tư liệu và 44 bức tranh đạt giải trong hội thi “Vẽ tranh theo sách” nhân các ngày kỷ niệm trong năm 2017. Ngoài ra, Thư viện tỉnh còn phối hợp tổ chức nhiều hoạt động như: Hội báo xuân; “Liên hoan thiếu nhi kể chuyện theo sách thành phố Đà Lạt lần thứ 4 - 2017”; ngày Sách Việt Nam lần thứ 4 và hưởng ứng ngày Sách - Bản quyền thế giới 23/4.

4. Hoạt động thể dục - thể thao

Trong năm 2017, ngành thể dục- thể thao Lâm Đồng đã tổ chức các hoạt động thể thao thu hút nhiều đối tượng thuộc các lứa tuổi tham gia vào việc rèn luyện sức khoẻ, vui chơi lành mạnh góp phần xây dựng đời sống văn hoá mới ở địa phương, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Thể thao thành tích cao: Phối hợp với Tổng cục Thể dục thể thao, các liên đoàn thể thao Việt Nam đăng cai tổ chức 08 giải khu vực, quốc gia, quốc tế mở rộng và giải bóng đá hạng Nhì quốc gia năm 2017 các trận đấu trên sân nhà. Nhìn chung các giải được tổ chức chuyên nghiệp, chu đáo, thu hút đông đảo vận động viên trong và ngoài nước tham gia, góp phần quảng bá hình ảnh Lâm Đồng - Đà Lạt đến với bạn bè quốc tế. Cử huấn luyện viên, hướng dẫn viên tham gia công tác giám sát, trọng tài tại các giải quốc gia và tham dự các lớp tập huấn do Tổng cục Thể dục thể thao và các liên đoàn thể thao quốc gia tổ chức. Tham dự 57 giải thể thao khu vực, quốc gia và quốc tế, với 510 VĐV tham gia. Kết quả đạt 172 huy chương (trong đó 35 HCV, 52 HCB và 85 HCĐ), đạt 111% kế hoạch năm. Hiện nay, tỉnh đang quản lý 12 lớp đội tuyển năng khiếu, tuyển trẻ, đội tuyển các môn và đội tuyển bóng đá Nam với 155 vận động viên.

Thể thao quần chúng: Phong trào Thể dục thể thao quần chúng tiếp tục được duy trì và phát triển. Số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 28%, số gia đình thể thao đạt 19% và có 825 câu lạc bộ thể dục thể thao. Tổ chức 02 giải Mừng Đảng - Mừng Xuân Đinh Dậu năm 2017 và 22 giải phong trào thu hút 3.579 VĐV tham gia thi đấu. Ngoài ra còn hỗ trợ, phối hợp tổ chức nhiều giải thể thao cho các ngành, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

5. Hoạt động giáo dục – đào tạo

          Trong năm 2017 ngành giáo dục đào tạo Lâm Đồng đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục đại trà, chất lượng mũi nhọn, chất lượng giáo dục vùng khó khăn, vùng dân tộc ổn định. Tiếp tục triển khai mạnh mẽ đổi mới phương pháp dạy và học. Từ đó, chất lượng và hiệu quả giáo dục ở các ngành học, cấp học ổn định, có chuyển biến tích cực: việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non khá tốt; tỷ lệ học sinh lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp khá cao; công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được duy trì đẩy mạnh, học sinh giỏi quốc gia lớp 12 khá ổn định về số lượng và chất lượng giải; tổ chức kỳ thi chung - kỳ thi THPT quốc gia vừa để xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa để xét tuyển sinh đại học - cao đẳng đã được ngành chuẩn bị chu đáo và tổ chức đạt kết quả tốt theo đúng tinh thần đảm bảo gọn nhẹ, hiệu quả.

- Về trường học:

Số trường do Sở GDĐT quản lý: 715 trường (tăng 02 trường). Trong đó:

+ Trường mầm non: có 228 trường hệ mầm non bao gồm cả trường công lập, dân lập và tư thục.

+ Trường học phổ thông: có 474 trường; 02 TT GDTX cấp tỉnh; 10 TT GDNN-GDTX cấp huyện và 01 Trường Cao đẳng Sư phạm.

- Về đội ngũ giáo viên:

+ Giáo viên mầm non: Toàn tỉnh có 4.563  giáo viên.

+ Giáo viên phổ thông: Số giáo viên trực tiếp giảng dạy toàn tỉnh hiện có 14.268 người, tăng 1,57% so với năm học 2016-2017. Giáo viên cấp Tiểu học là 6.519 người, tăng 3,05%; giáo viên cấp Trung học cơ sở là 4.979 người, tăng 0,85%; giáo viên cấp Trung học phổ thông là 2.770 người, bằng 99,50%. Nhìn chung số lượng giáo viên được phân công đảm bảo đủ số lượng theo nhu cầu phát triển và đủ về cơ cấu bộ môn, các loại hình ở từng bậc học, ngành học kể cả vùng sâu, vùng dân tộc và các trường mới thành lập.

- Về tình hình học sinh:

+ Học sinh mầm non: Toàn tỉnh có 69.215 cháu, tăng 3.803 cháu so năm học 2016-2017.

+ Học sinh phổ thông: Toàn tỉnh có 247.419 học sinh; trong đó phần lớn số học sinh đang học trong hệ công lập là 245.204 em, chiếm 99,1% và hệ dân lập có 1.465 em, chiếm 0,6%, còn học sinh ở trường tư thục không đáng kể chỉ 750 học sinh, chiếm 0,3%.

           6. Hoạt động y tế

Trong năm 2017, tiếp tục triển khai các biện pháp giám sát, phòng chống cúm A (H1N1), (H5N1), (H5N6), (H5N8), (H7N9) và bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm, sốt rét không có dịch xảy ra.

Công tác phòng chống sốt xuất huyết: Tổng số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết là 310 trường hợp, giảm 1.489 trường hợp so với cùng kỳ, không có trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.

Công tác phòng chống sốt rét: Tổng số bệnh nhân mắc sốt rét là 101 trường hợp, giảm 6 trường hợp so với cùng kỳ, không có trường hợp mắc sốt rét ác tính và không có trường hợp tử vong do sốt rét.

Công tác bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng: Toàn tỉnh quản lý và điều trị cho 1.407 bệnh nhân tâm thần phân liệt và 1.583 bệnh nhân động kinh; tiếp tục duy trì thực hiện công tác khám bệnh tại phòng khám theo quy định. Thực hiện tốt các hoạt động của 126 xã, phường điểm triển khai dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em tại 12 huyện, thành phố trong tỉnh.

Công tác phòng chống bệnh phong: Trong năm không phát hiện thêm bệnh nhân phong mới. Toàn tỉnh quản lý 176 bệnh nhân phong, theo dõi đa hóa trị liệu cho 03 bệnh nhân, giám sát 18 bệnh nhân chăm sóc tàn phế cho 167 bệnh nhân. Duy trì công tác loại trừ bệnh phong theo 4 tiêu chuẩn của Bộ Y tế quy định.

Công tác phòng chống bệnh lao: Khám phát hiện 401 bệnh nhân lao mới. Toàn tỉnh quản lý điều trị 351 bệnh nhân lao.Tiếp tục thực hiện các hoạt động phòng chống lao theo quy định.

 Công tác phòng chống bệnh HIV/AIDS: Phát hiện 90 trường hợp nhiễm HIV mới (tích luỹ: 1.132 trường hợp); có 05 trường hợp mắc AIDS mới (tích lũy: 271) và có 09 trường hợp tử vong AIDS (tích lũy: 527). Điều trị bằng thuốc ARV cho 505 bệnh nhân nhiễm HIV, trong đó có 11 bệnh nhân mới bắt đầu điều trị và 04 trẻ em; có 421 bệnh nhân được theo dõi, quản lý, chăm sóc tại nhà và cộng đồng. Tính đến thời điểm hiện nay có 525 bệnh nhân được điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone.

Công tác tiêm chủng mở rộng: Tiêm chủng đầy đủ cho hơn 20 nghìn trẻ; tiêm viêm gan B trước 24 giờ cho trên 17 nghìn trẻ sơ sinh; uống đủ 3 liều vắc xin ngừa bại liệt cho 20 nghìn trẻ dưới 1 tuổi. Tiêm phòng uốn ván 2+ cho 19.500 phụ nữ có thai và tiêm phòng uốn ván 2+ cho 9 nghìn phụ nữ tuổi sinh đẻ.            

 Tổ chức tiêm vắc xin sởi mũi 2 cho hơn 21 nghìn trẻ em 18 tháng tuổi; tiêm bạch hầu - ho gà - uốn ván (DTC) mũi 4 cho trên 20 nghìn trẻ 18 tháng tuổi.

 Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 12 - 60 tháng; mũi 1 trên 21 nghìn; mũi 2 trên 20 nghìn trẻ và mũi 3 trên 19 nghìn trẻ.

Tổ chức tiêm 29.399 liều vắc xin dịch vụ cho đối tượng trên độ tuổi tiêm chủng mở rộng và 4.984 liều vắc xin dịch vụ cho đối tượng trong độ tuổi tiêm chủng mở rộng.

Công tác khám chữa bệnh: Các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn tỉnh đảm bảo thường trực cấp cứu, khám chữa bệnh phục vụ kịp thời nhu cầu của người dân. Tổ chức khám bệnh cho khoảng 2,4 triệu lượt bệnh nhân và tổng số ngày điều trị nội trú là 901.226. Công suất sử dụng giường bệnh chung toàn tỉnh đạt 130%.  

Bệnh viện Nhi Lâm Đồng đi vào hoạt động từ ngày 15/5/2017, bước đầu cơ bản  đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh Nhi trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ bệnh nhân nghèo, mắc bệnh hiểm nghèo: Đã thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, người mắc bệnh hiểm nghèo, đã thẩm định, tổng hợp chi hỗ trợ cho 1.215 lượt bệnh nhân nghèo, bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí 3.521 triệu đồng.

Khám, chữa bệnh nhân đạo: Đã tiếp nhận và cho phép 14 đoàn khám chữa bệnh từ thiện trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Thông tư 30/2014/TT-BYT. Tổng số người được khám chữa bệnh miễn phí khoảng hơn 5.000  người dân vùng khó khăn. 

 Công tác dược: Ngành Y tế đã đảm bảo cung ứng thuốc thiết yếu đến các vùng sâu, vùng xa và trong các tình huống thiên tai, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý phục vụ cho nhân dân trên địa bàn tỉnh; duy trì thường xuyên các biện pháp bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng như tăng cường công tác kiểm nghiệm dược phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong tỉnh, đảm bảo nguồn gốc và chất lượng thuốc, không có thuốc giả lưu thông trên thị trường; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra kinh doanh thuốc góp phần bình ổn giá thuốc trên thị trường.

Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm, Mỹ phẩm đã kiểm nghiệm trên 700 mẫu thuốc trên địa bàn toàn tỉnh; có 526 mẫu đạt tiêu chuẩn theo quy định đạt tỉ lệ 99,2% và 03 mẫu không đạt chiếm tỉ lệ 0,8%;  mẫu thuốc không đạt đã được xử lý theo quy định.

Công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm: trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 02 vụ ngộ độc thực phẩm với 58 người ngộ độc, không có trường hợp tử vong. Cụ thể: 01 vụ xảy ra vào ngày 02- 03/6/2017 tại thành phố Đà Lạt với 41 người mắc, không xảy ra trường hợp tử vong, căn nguyên ngộ độc nghi do Salmonella; 01 vụ xảy ra ngày 01/7/2017 ghi nhận 17 du khách bị rối loạn tiêu hóa nghi do ngộ độc thực phẩm, các du khách đến và ăn tại 3 nhà hàng khác nhau của Đà Lạt, không xảy ra trường hợp tử vong. Sở Y tế Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành điều tra, lấy thực phẩm, lấy mẫu bệnh phẩm và thực hiện đầy đủ kịp thời các quy định, kết luận: Không xác định được bữa ăn nguyên nhân và thức ăn nguyên nhân; căn nguyên: nghi ngờ do Salmonella.

Công tác thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm: Tổ chức thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm định kỳ, trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu và trong tháng hành động về an toàn thực phẩm kiểm tra chuyên ngành về An toàn thực phẩm năm 2017. Tổng số đoàn thanh, kiểm tra 246 đoàn. Kiểm tra 11.670 cơ sở, trong đó có 6.021 cở sở đảm bảo đầy đủ các điều kiện an toàn thực phẩm (chiếm tỷ lệ: 77,3 %); có 9.031 cơ sở vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm; nhắc nhở, chấn chỉnh 1.565 cở sở, cảnh cáo 82 cơ sở, tiêu hủy sản phẩm 97 cơ sở, chuyển hồ sơ sang cơ quan khác xử lý 35 cơ sở, xử lý vi phạm hành chính 95 cơ sở với tổng số tiền phạt 234,2 triệu đồng.

7. Tình hình cháy, nổ và bảo vệ môi trường

Từ đầu năm đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 04 vụ cháy, làm chết 01 người, bị thương 03 người, thiệt hại ước tính 990 triệu đồng. Vi phạm môi trường 01 vụ, xỷ lý 01 vụ, số tiền xử phạt là 12 triệu đồng.

   8. Tai nạn giao thông

Ban An toàn giao thông tỉnh ban hành Kế hoạch văn bản số 325/BATGT ngày 07/12/2017 về phối hợp, kiểm tra xe chở hàng quá tải trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Kiểm tra công tác an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Đà Lạt trước Festival Hoa 2017; số 326/KH-BATGT ngày 07/12/2017 về kiểm tra việc lắp đặt pano, bảng quảng cáo, biển hiệu trong hành lang an toàn đường bộ; phối hợp với Công an tỉnh, đơn vị quản lý đường bộ kiểm tra công tác an toàn giao thông và xử lý xe quá tải lưu thông trên các tuyến Quốc lộ 20, Quốc lộ 27. In và cấp phát tài liệu tuyên truyền cho Ban An toàn giao thông 12 địa phương thuộc tỉnh, đồng thời hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác tuyên truyền. Bao gồm: 15.000 cẩm nang tuyên truyền “Phòng chống tác hại của rượu, bia đối với người điều khiển phương tiện giao thông”, 20 DVD gồm các TVC tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2017, phòng chống tai nạn giao thông do ngủ gật, thắt dây an toàn, an toàn giao thông Việt Nam 20 năm; 50.000 tờ rơi đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn chất lượng.

Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh tính từ ngày 16/11 đến ngày 15/12/2017 xảy ra 8 vụ, giảm 4 vụ so với cùng kỳ; số người chết là 3 người, giảm 3 người so với cùng kỳ; số người bị thương là 10 người, giảm 1 người so với cùng kỳ.

Số vụ tai nạn giao thông 12 tháng năm 2017 là 195 vụ, giảm 4,87% (giảm 10 vụ) so với cùng kỳ; số người chết là 134 người, giảm 1 người; số người bị thương là 127 người, giảm 35 người so với cùng kỳ.

Đăng ký mới cho 414 ôtô và 5.042 môtô. Tổng số phương tiện đang quản lý: 49.616 xe ôtô; 912.939 xe môtô; 103 phương tiện đường thủy. Lực lượng Công an toàn tỉnh phát hiện, xử lý 5.767 trường hợp; tổng số tiền xử phạt là 3.617,3 triệu đồng; tước 521 giấy phép lái xe; tạm giữ 32 ô tô, 688 mô tô.

         Nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong năm 2017 mặc dù gặp khó khăn nhưng tiếp tục có chuyển biến tích cực; kinh tế ổn định, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện; thu hút khách du lịch quốc tế đạt khá. Các lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh xã hội được quan tâm thực hiện và đạt kết quả nhất định, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Tốc độ tăng trưởng chưa cao, chỉ số tồn kho còn cao.

Nhằm triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ năm 2018 mà Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra, các ngành, các cấp cần tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng khóa X, nhiệm kỳ 2016 - 2020; trong đó: tập trung các nguồn lực để triển khai thực hiện 4 chương trình trọng tâm, 12 các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh và các công trình trọng điểm của các huyện, thành phố theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ đã đề ra. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (Khóa XII) và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa XII).

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng và trật tự đô thị; nâng cao chất lượng trong công tác tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch.

- Lĩnh vực nông - lâm nghiệp: Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 05-NQ/TU về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2016 – 2020. Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản; phát triển sản xuất hàng hóa đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiếp tục thực hiện dịch vụ chi trả môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

- Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: Tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, ngành công nghiệp hỗ trợ, ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, phục vụ phát triển du lịch, dịch vụ.

- Lĩnh vực thương mại, dịch vụ: Triển khai thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nâng cao chất lượng hoạt động du lịch. Đầu tư mở rộng và tạo sản phẩm mới phục vụ khách du lịch theo hướng du lịch chất lượng cao.

- Về phát triển doanh nghiệp: Tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP và Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ với mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư kinh doanh, giảm chi phí khởi nghiệp, giảm chi phí đầu vào, khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Các lĩnh vực văn hóa, xã hội: Tăng cường tuyên truyền và tổ chức các hoạt động văn hóa nhân các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và sự kiện quan trọng của tỉnh. Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; “Toàn dân xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh”. Tăng cường công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Thực hiện tốt các chính sách đối với người có công. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách lao động, an toàn lao động và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. 

          - Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững: Ưu tiên nguồn lực phát triển các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng khó khăn; khuyến khích người nghèo tự chủ vươn lên thoát nghèo. Tiếp tục tuyên truyền vận động các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và người dân ủng hộ đóng góp nguồn lực cho công cuộc giảm nghèo. 

- Về điều hành ngân sách: Tập trung chỉ đạo công tác quản lý thu thuế, phí; chống thất thu ngay từ những tháng đầu năm; đặc biệt là đối với các địa phương có nguồn thu lớn và các lĩnh vực có số thu lớn; phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách của từng tháng, từng quí và cả năm 2018. Trong điều hành chi ngân sách triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; ưu tiên chi lương, chi an sinh xã hội, chi đầu tư xây dựng cơ bản, ...

          - Về cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực và trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ. Đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước; phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi tham ô, lãng phí; chú trọng thanh tra trách nhiệm nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế trong quản lý, điều hành.

- Về quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội: Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; kiên quyết đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; thực hiện quyết liệt đồng bộ nhiều giải pháp để bảo đảm an toàn giao thông, phấn đấu giảm tối thiểu 5% tai nạn giao thông trên cả 3 mặt. Thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại - tố cáo; tập trung giải quyết các phát sinh vướng mắc, tăng cường công tác tiếp xúc, đối thoại ngay tại cơ sở.

- Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; kịp thời phát hiện, nhân rộng các nhân tố điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực,... góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh đã đề ra năm 2018./-   


([1]) Theo Công văn số 937/TCTK-TKQG ngày 30/11/2017 của Tổng cục Thống kê công bố số liệu dự báo GRDP năm 2017 tăng 7,37%, KVI tăng 3,88%, KVII tăng 9,64%, KVIII tăng 9,75% và Thuế SP trừ trợ cấp SP tăng 5,19%.

 


Các tin khác
© Copyright 2012 CỤC THỐNG KÊ TỈNH LÂM ĐỒNG
10 Đường 3 Tháng 4, Phường 3, TP. Đà Lạt