Lĩnh vực chuyên môn
Vai trò kinh tế tư nhân trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở Lâm Đồng

   Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều loại hình kinh tế đã được Đảng ta nêu ra từ Đại hội VI (1986). Đây là chủ trương, chính sách nhất quán và lâu dài của Đảng ta, cho đến nay đã trải qua gần 30 năm đổi mới, thực tiễn đã chứng minh rằng, đây là một luận điểm, một chính sách hoàn toàn phù hợp với yêu cầu khách quan, là quyết sách chiến lược đúng đắn, sáng tạo góp phần vào “những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử”.

   Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nói chung và thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân và sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất đã được khuyến khích phát triển nên đã từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế quốc dân. Loại hình kinh tế tư nhân đã phát triển rộng khắp trong cả nước, địa phương, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng tích lũy, góp phần giữ vững ổn định chính trị-xã hội.  

        Trong nền kinh tế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế như hiện nay cũng đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với nước ta.  Để có thể thúc đẩy và phát triển kinh tế-xã hội nước ta, thực hiện chủ trương đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước thì đòi hỏi nỗ lực rất lớn của Đảng và Nhà nước, các thành phần kinh tế và toàn dân. Trong đó phải kể đến vai trò của khu vực kinh tế tư nhân, nó là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống nền kinh tế nước ta.  Những đóng góp của khu vực này cho nền kinh tế là không nhỏ trong những năm qua. Khu vực kinh tế tư nhân không chỉ đóng góp lớn vào GDP của cả nước mà nó còn giúp giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động.  Nhưng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì khu vực kinh tế tư nhân cũng gặp không ít khó khăn, thách thức và cơ hội. Nguyên nhân một phần là do xuất phát điểm của nước ta còn thấp, chính sách của Nhà nước còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó còn do thói quen dựa dẫm ỷ lại, tư duy cũ của thể chế kế hoạch hoá tập trung và những suy nghĩ không đúng đắn của một bộ phận công chức công quyền về khu vực này. Từ đó dẫn đến yêu cầu cấp thiết là phải có những giải pháp hợp lý để phát triển khu vực kinh tế tư nhân trước thềm hội nhập đang đến gần.

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, việc huy động các thành phần kinh tế, loại hình kinh tế trên các lĩnh vực, trong đó có loại hình kinh tế tư nhân rất quan trọng, việc thu hút được nhiều vốn đầu tư từ loại hình này góp phần để phát triển đất nước, đưa đất nước thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu là nhu cầu khách quan, cần thiết. 

Đối với tỉnh Lâm Đồng, nhận thức sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều loại hình kinh tế đối với phát triển kinh tế-xã hội  của địa phương, trong những năm qua Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề ra nhiều cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý nhằm thúc đẩy, phát triển loại hình kinh tế tư nhân vì vậy loại hình kinh tế này phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế bền vững, cải thiện đời sống các tầng lớp dân cư, ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, từng bước thay đổi diện mạo kinh tế-xã hội của tỉnh, rút ngắn khoảng cách chệch lệch so với các tỉnh, thành trong khu vực và cả nước góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Thực tại trong những năm qua, quy mô, số lượng loại hình kinh tế tư nhân trên địa bàn Lâm Đồng hàng năm ngày càng tăng; hình thức đầu tư ngày càng phong phú; hiệu quả  sản xuất kinh doanh ngày càng cao; đóng góp trong tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, đóng góp vào ngân sách nhà nước … Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển loại hình kinh tế tư nhân còn bộc lộ nhiều yếu kém, hạn chế.  Loại hình kinh tế tư nhân thiếu những nguồn lực cơ bản, cần thiết cho việc mở rộng và phát triển; môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn; chưa thực hiện tốt những quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước … Do vậy chú trọng và quan tâm tới phát triển loại hình kinh tế tư nhân đang là công việc của nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phương.

Trong khuôn khổ Hội thảo “ Kinh tế tư nhân – Động lực quan trọng của nền kinh tế”, Ngành Thống kê Lâm Đồng tham luận một số vấn đề sau:

A-  Một số kết quả bước đầu trong phát triển kinh tế tư nhân ở Lâm Đồng trong thời gian qua.

B-   Vai trò, động lực của kinh tế tư nhân trong sự phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Lâm Đồng.

         C-  Đề xuất giải pháp, kiến nghị để phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới.

       A-  MỘT SỐ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN  Ở LÂM ĐỒNG  TRONG THỜI GIAN QUA.

     Sau khi các luật về đăng ký kinh doanh được ban hành và sửa đổi như: Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Đầu tư trực tiếp của nước ngoài, Luật Hợp tác xã và đặc biệt là Luật Doanh nghiệp đã đi vào đời sống kinh tế xã hội thì hoạt động trong khu vực doanh nghiệp nói chung, kinh tế tư nhân nói riêng có nhiều thay đổi, thị trường được mở rộng, sản xuất kinh doanh sôi động hơn, vai trò của loại hình này được ghi nhận và có nhiều tiến bộ, nhất là trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, vận tải.  Thực trạng và sự phát triển đã thể hiện như sau:

          I.  Kết quả phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian qua.

           1.  Phát triển về số lượng

         Với sự khuyến khích mạnh mẽ và tạo nhiều điều kiện thuân lợi của Nhà nước cùng với nhiều chính sách khuyến khích, phát triển của địa phương, kinh tế tư nhân trên địa bàn Lâm Đồng đã có bước phát triển đáng kể về số lượng.

           Số lượng cơ sở kinh tế tư nhân tăng nhanh, đến năm 2014, toàn tỉnh Lâm Đồng có 3.194 đơn vị cơ sở, gấp 1,8 lần so năm 2010; trung bình hàng năm giai đoạn 2011-2014, tăng gần 356 đơn vị, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 16,1%.

So với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh, thì loại hình kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn (chiếm bình quân 92,6%) và xu hướng tăng dần từ 90,8% năm 2010 lên 91,9% năm 2012 và tăng lên 94,3% năm 2014. So với cả nước, số lượng kinh tế tư nhân Lâm Đồng chiếm 0,9%, xu hướng tăng lên từ 0,7% năm 2010 lên 0,9% năm 2014; so với vùng Tây Nguyên, số lượng kinh tế tư nhân Lâm Đồng  chiếm 27,8% tổng số kinh tế tư nhân toàn vùng.

            2. Quy mô vốn sản xuất kinh doanh

Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp đã tạo điều kiện rất nhiều trong việc đăng ký thành lập mới doanh nghiệp, do đã giảm rất nhiều về thủ tục hành chính giấy tờ cũng như thời gian. Do đó số lượng kinh tế tư nhân không những đã tăng lên về số lượng mà lượng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh cũng tăng lên. Đến năm 2014, tổng vốn sản xuất kinh doanh kinh tế tư nhân đạt 30.743 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so năm 2010, bình quân hàng năm giai đoạn 2010-2014 tăng 20,1%; tốc độ tăng vốn sản xuất cao hơn 4 điểm phần trăm so tốc độ tăng về số lượng (tăng 16,1%).

So với tổng vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thì vốn sản xuất kinh doanh kinh tế tư nhân chiếm bình quân 50,9%, xu hướng tăng lên, từ 41,3% năm 2010 lên 50,8% năm 2012 và lên 54,9% năm 2014.  So với cả nước, tổng vốn sản xuất kinh doanh bình quân Lâm Đồng chỉ chiếm 0,4% và chiếm 18,8% so tổng vốn SXKD vùng Tây Nguyên. Điều này cho thấy số lượng tăng, tốc độ vốn tăng cao hơn tốc độ số lượng nhưng so với cả nước thì quy mô vốn của Lâm Đồng thấp hơn quy mô, số lượng. Điều này khẳng định kinh tế tư nhân của Lâm Đồng chủ yếu vừa và nhỏ. 

              Biểu 1: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm giai đoạn 2010-2014

                                                                                                         Đơn vị tính: Triệu đồng

 

 

 

2010

2011

2012

2013

2014

BQ 2011-2014

Tổng số kinh tế tư nhân

14.757.632

18.312.660

23.322.749

22.365.207

31.444.834

120,8

- Doanh nghiệp tư nhân

2.371.346

2.060.672

3.549.237

2.994.074

4.722.410

118,8

- Công ty hợp danh

 

1.333

6.727

6.469

3.174

 

- Công ty TNHH tư nhân

7.663.517

7.920.984

10.872.554

10.745.570

16.926.825

121,9

- Công ty CP có vốn NN <50%

1.340.761

1.261.440

1.402.790

1.365.840

1.484.252

102,6

- Công ty CP không có vốn NN

3.382.008

7.068.231

7.491.441

7.253.254

8.307.973

125,2

 

 

 

 

 

 

 

Giai đoạn 2010-2014, vốn sản xuất kinh doanh tăng cao hơn mức tăng số lượng kinh tế tư nhân trên 4 điểm phần trăm nên vốn sản xuất bình quân/1 doanh nghiệp xu hướng tăng lên; từ 8.895 triệu đồng năm 2010 lên 9.845 triệu đồng năm 2014.  Loại hình có vốn sản xuất bình quân thấp nhất là công ty hợp danh (442 triệu đồng) và nhiều nhất là công ty cổ phần có vốn nhà nước dưới 50% (84.476 triệu đồng). Nêu so với cả nước thì vốn sản xuất kinh doanh bình quân trên một doanh nghiệp của Lâm Đồng năm 2014 rất thấp, chỉ bằng 20,7% ( cả nước bình quân 2014 đạt 47.599 triệu đồng).

3. Quy mô lao động.

Quy mô lao động bình quân 1 đơn vị cơ sở kinh tế tư nhân có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2010-2014, từ 18,4 lao động năm 2010 xuống 16 lao động năm 2012 và 13,3 lao động trên một đơn vị cơ sở năm 2014.

Giai đoạn 2010-2014, do đổi mới máy móc, công nghệ sản xuất cùng với những khó khăn chung trong phát triển sản xuất kinh doanh cùng với việc DN phải đóng bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp … cho người lao động và tỷ lệ này ngày một tăng nên quy mô lao động bình quân một đơn vị cơ sở hầu hết các loại hình kinh tế tư nhân đều giảm xuống  (Quy mô lao động trên 1 DN cả nước cũng giảm từ 37 lao động năm 2010 xuống còn 30 lao động năm 2014).

Loại hình công ty cổ phần có vốn nhà nước dưới 50% lao động từ 148 lao động năm 2010 xuống 122,5 lao động năm 2014; công ty cổ phần không có vốn nhà nước giảm từ 49,6 lao động năm 2010 còn 38,8 lao động năm 2014; công ty TNHH giảm từ 17,8 lao động năm 2010 còn 13 lao động năm 2014; doanh nghiệp tư nhân từ 10,3 lao động năm 2010 giảm còn 6,6 lao động năm 2014.

Biểu 2: Quy mô lao động bình quân một đơn vị cơ sở giai đoạn 2010-2014

                                                                                                           Đơn vị tính: Lao động

 

 

 

2010

2011

2012

2013

2014

BQHN 2011-2014

Tổng số kinh tế tư nhân

18,4

18,1

16,0

15,6

13,3

92,2

- Doanh nghiệp tư nhân

10,3

10,0

8,8

7,9

6,9

90,3

- Công ty hợp danh

 

6,8

5,8

4,8

5,7

91,2

- Công ty TNHH tư nhân

17,8

17,2

14,6

14,8

12,9

92,3

- Công ty cổ phần có vốn NN <50%

148,0

133,7

108,3

126,4

126,9

96,2

- Công ty cổ phần không có vốn NN

49,6

47,9

47,7

45,7

38,9

94,7

 

 

 

 

 

 

 

            4. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh

Cùng với sự phát triển nhanh về số lượng, kết quả sản xuất kinh doanh của loại hình kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cũng có những bước phát triển quan trọng. Chính sách đổi mới cơ chế, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là bước đột phá quan trọng tạo sự phát triển công bằng giữa các thành phần kinh tế phát triển, các nguồn lực trong xã hội được huy động cho công cuộc xây dựng đất nước; với sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, chất lượng hàng hoá và dịch vụ ngày càng được nâng cao, nhiều sản phẩm hàng hoá và dịch vụ chiếm lĩnh được thị trường trong nước như: các loại chè xanh, trà Atisô, đặc biệt là sản phẩm rượu vang đoạt giải Sao vàng đất Việt qua các năm được khách hàng trong và ngoài nước tin dùng; sự cạnh tranh của doanh nghiệp cũng làm cho người dân ngày càng hưởng lợi từ các sản phẩm và dịch vụ do các doanh nghiệp cung cấp. Mặt khác, thị trường xuất khẩu cũng được mở rộng, vai trò của các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng được khẳng định trong cơ chế mới.

Giai đoạn 2010-2014, kết quả sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng liên tục phát triển, thể hiện doanh thu thuần năm sau cao hơn năm trước.  Doanh thu thuần năm 2014 đạt 48.969.494 triệu đồng, tăng 138,1% so với năm 2010 (gấp gần 1,4 lần) và tăng 81,4% so với năm 2012.  Bình quân doanh thu thuần hàng năm giai đoạn 2011-2014 tăng 26,2% mỗi năm.

So với tổng doanh thu thuần doanh nghiệp, kinh tế tư nhân chiếm bình quân hàng năm 70,8% và tăng đều hàng năm từ 69,3% năm 2010 lên 68,4% năm 2012 và tăng lên 73,4% năm 2014.  Nếu so với cả nước, tổng doanh thu thuần loại hình kinh tế tư nhân Lâm Đồng chiếm 0,8% và chiếm 19% so tổng doanh thu thuần vùng Tây Nguyên.

 Như vậy, tổng doanh thu thuần kinh tế tư nhân qua các năm đều tăng chủ yếu do tăng loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH, riêng loại hình công ty cổ phần không ổn định và xu hướng giảm.

            Biểu 3: Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh giai đoạn 2010-2014

                                                                                                             Đơn vị tính: Triệu đồng

 

 

 

2010

2011

2012

2013

2014

BQ 2011-2014

Tổng số kinh tế tư nhân

20.564.037

27.641.912

27.002.637

25.633.207

48.969.494

126,2

- Doanh nghiệp tư nhân

4.481.615

5.137.910

5.698.889

4.897.582

11.992.432

127,9

- Công ty hợp danh

 

1.840

1.832

9751

5.437

 

 

 

- Công ty TNHH tư nhân

10.225.839

15.837.985

15.029.059

15.748.774

31.389.633

132,4

- Công ty CP có vốn NN <50%

1.070.636

956.368

1.140.128

1.100.710

1.107.091

100,8

- Công ty CP không có vốn NN

4.785.947

5.707.809

5.132.729

3.876.390

4.471.961

98,3

 

 

 

 

 

 

 

Hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện qua lợi nhuận thu được từ sản xuất kinh doanh của các đơn vị thuộc loại hình kinh tế tư nhân, đó là tổng lãi, lỗ của các đơn vị trong quá trình kinh doanh.  Theo kết quả sản xuất kinh doanh của loại hình kinh tế tư nhân từ năm 2010-2014 thì lợi nhuận trước thuế của đơn vị cơ sở loại hình kinh tế tư nhân không ổn định, mặc dù tổng số lãi năm 2014 tăng lên so năm 2010 và năm 2012; song xét trong từng năm thì năm 2011 và 2012 kết quả sản xuất lỗ ( năm 2011 lỗ 145.021 triệu đồng; năm 2012 lỗ 171.823 triệu đồng) và nếu so năm 2014 với năm trước (2013) thì mức lãi giảm mạnh chỉ bằng 44,3%.

Nếu so với cả nước, tổng lợi nhuận loại hình kinh tế tư nhân ở Lâm Đồng chỉ chiếm 0,2% và chiếm 20,5% so tổng lợi nhuận loại hình kinh tế tư nhân toàn vùng Tây Nguyên.

            II.  Hạn chế, tồn tại của loại hình kinh tế tư nhân.

Tuy đã phát triển rất nhanh và phát triển ở mọi nơi và mọi ngành nghề nhưng do xuất phát điểm thấp, từ các những khó khăn do lịch sử để lại, do điều kiện hoàn cảnh chung của cả nền kinh tế, loại hình kinh tế tư nhân cũng còn có nhiều hạn chế.

- Việc phát triển doanh nghiệp trong loại hình kinh tế tư nhân những năm qua, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH còn mang nặng tính hình thức, phát triển bề rộng, chưa quan tâm đến chất lượng và bề sâu. Vì vậy, hàng loạt doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ được hình thành mỗi năm thực chất là từ các hộ gia đình  (các khách sạn nhà hàng, kinh doanh vàng, thực phẩm công nghệ. ...) dẫn đến kết quả số lượng đơn vị thành lập thì nhiều, nhưng thực tế hoạt động SXKD thiếu ổn định, tính bền vững, hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao.

- Việc mở rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện ý tưởng kinh doanh tốt của loại hình kinh tế tư nhân thường khó khăn và bất cập trong việc tiếp cận vốn tín dụng do quy mô nhỏ nên họ chỉ tham gia vào các ngành không cần nhiều vốn như hoạt động thương mại, khách sạn, nhà hàng. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình các đơn vị phải đi thuê tài sản từ các tổ chức, cơ quan … do đó cơ sở vật chất của họ không ổn định, do thiếu vốn nên họ thường không có được sự tin tưởng của các đối tác của mình, và làm ăn theo kiểu manh mún chộp giật, không có những chiến lược dài hơi vì thiếu vốn;

- Năng lực cạnh tranh của đơn vị thuộc loại hình kinh tế tư nhân trên địa bàn Lâm Đồng thấp, khả năng phát triển lại chậm, sản phẩm hàng hóa dịch vụ chưa đạt được sức cạnh tranh cao ngay cả ở thị trường trong nước. Đây cũng là nguyên nhân của việc phát triển tràn lan, thiếu quy hoạch và không chú ý đến yếu tố kĩ thuật công nghệ và lợi thế kinh doanh, nên làm giảm năng lực cạnh tranh của các đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh;

- Về chất lượng lao động, loại hình kinh tế tư nhân với chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp này là rất nhỏ, bình quân mỗi một đơn vị cơ sở có khoảng 16 lao động, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ không phát triển nhanh là do trình độ lao động của các doanh nghiệp này thấp, các doanh nghiệp này thiếu nhân lực giỏi, thường thì lao động không được đào tạo bài bản, có chăng chỉ là các khóa ngắn hạn, do đó họ khó tiếp thu được những tiến bộ khoa học, cũng như kỹ năng của họ không cao, do đó năng suất lao động không cao, còn đối với những nhân lực giỏi thì học lại không mặn mà với những loại hình này do không đáp ứng được những tham vọng của họ. Lao động thiếu ổn định, tỷ lệ lao động học việc chiếm tỷ lệ cao, vi phạm chế độ lao động trong việc trả lương, đóng bảo hiểm xã hội, ngày giờ làm việc…

- Trình độ khoa học công nghệ: Trong thời đại hiện nay khoa học công nghệ vô cùng quan trọng đối vối mọi mặt đời sống xã hội, các nước phát triển trên thế giới đã áp dụng thành công những công nghệ hiện đại vào các hoạt động của mình và đã đạt được những thành quả rất lớn, xét về mặt bằng chung thì trình độ công nghệ của nước ta so với trên thế giới thì trình độ công nghệ của nước ta có trình độ trung bình thấp, và khu vực kinh tế tư nhân cũng không là ngoại lệ. Trình độ khoa học lạc hậu một phần do mặt bằng chung một phần do sự thiếu vốn của các doanh nghiệp thuộc khu vực này, họ không có đủ vốn để mua những công nghệ tiến tiến, mà công nghệ không cao dẫn đến năng suất lao động không cao dẫn đế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường thấp, kể cả thị trường trong và ngoài nước, mà cạnh tranh là yếu tố cơ bản để đảm bảo tồn tại và phát triển và là yếu tố sống còn của doanh nghiệp;

- Trình độ quản lý:  Trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp còn thấp. Đa số các chủ doanh nghiệp, trưởng thành từ thực tiễn và học hỏi qua bạn hàng, ước tính khoảng trên 80% trưởng thành từ kinh nghiệm thực tiễn chỉ có một số được đào tạo qua trường lớp chính quy về quản trị doanh nghiệp hay quản lý về kinh tế chung. Khoảng 85% các doanh nghiệp tư nhân được phát triển trên cơ sở hộ cá thể, (285 chủ doanh nghiệp là cán bộ nhà nước đã nghỉ theo chế độ). Chính vì quản lý và điều hành dựa vào kinh nghiệm được tích luỹ, chưa qua đào tạo và không có bằng cấp chuyên môn nên khó khăn trong việc cạnh tranh, hơn nữa trong điều kiện hội nhập như hiện nay.kiểu kinh doanh trên sẽ không còn phù hợp do hiện nay nó là rào cản sự phát triển của doanh nghiệp, chẳng hạn là làm ăn theo lối chộp giật, khó có khả năng tiếp thu những cái mới. Với suy nghĩ có tư cách pháp nhân để dể vay vốn, dể ký kết hợp đồng kinh tế nên rất thiếu am hiểu về pháp luật, quan hệ kinh tế nhất là với đối tác nước ngoài. Vẫn còn tình trạng doanh nghiệp “ma” tiến hành đăng ký, nhận giấy đăng ký, mã số thuế nhận hóa đơn, không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, biến mất khỏi địa bàn.

B-   VAI TRÒ, ĐỘNG LỰC KINH TẾ TƯ NHÂN  TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG.

Loại hình kinh tế tư nhân là một bộ phận quan trọng cấu thành nên các cơ sở kinh tế trong quá trình sản xuất xã hội, phát triển loại hình này là động lực quan trọng nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, bao gồm cơ cấu theo thành phần kinh tế, cơ cấu theo ngành sản xuất và cơ cấu theo vùng kinh tế, nhằm phát huy năng lực toàn xã hội đảm bảo cho việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo thế mạnh trong cạnh tranh, tăng cường khả năng hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.

Chính nhờ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước, trong thời gian qua các loai hình kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ngày càng phát triển, nhất là số lượng doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH đã phát triển đáng kể, góp phần giải phóng sức sản xuất đầy tiềm năng của khu vực kinh tế dân doanh, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tạo đà tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách cho Nhà nước đồng thời góp phần tạo sự ổn định về chính trị - xã hội.

          Trong nền kinh tế, loại hình doanh nghiệp nói chung, loại hình kinh tế tư nhân nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng là bộ phận chủ yếu tạo ra và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). Vì vậy, vai trò của loại hình này ngày càng được khẳng định trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước nói chung và địa phương nói riêng trong giai đọan hiện nay.

           1. Tác động tới tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sự  phát triển ngày càng nhiều của loại hình kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng từ khi thực hiện luật doanh nghiệp, loại hình kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, vốn đầu tư, quy mô hoạt động, các ngành nghề, góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

* Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:

Giai đoạn 2011-2015, kinh tế Lâm Đồng tiếp tục ổn định và tăng trưởng qua các năm với tốc độ tăng khá ( tăng 7,6%/năm); đến năm 2015, tổng sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh (GRDP) đạt 39.403.959 triệu đồng, gấp 1,4 lần so năm 2010.

Trong tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 ( tăng 7,6%) thì kinh tế tư nhân đóng góp bình quân với 1 điểm phần trăm, cao hơn mức đóng góp bình quân 0,4% của loại hình kinh tế tư nhân trong tăng trưởng GDP cả nước. Mức độ đóng góp trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lâm Đồng cũng như cả nước có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011-2014 ( Lâm Đồng giảm từ 1,3 điểm % năm 2011 xuống 0,7 điểm % năm 2014; cả nước giảm từ 0,6 điểm % năm 2011 còn 0,48 điểm % năm 2014).  

Trong giá trị khối lượng tổng sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh năm 2015 ( giá trị GRDP giá SS 2010) 39.403.959 triệu đồng thì kinh tế tư nhân đóng góp 4.861.299 triệu đồng, chiếm gần 13%.  Tốc độ tăng bình quân loại hình kinh tế tư nhân giai đoạn 2011-2015 ổn định đạt bình quân 5,7%. Tỷ trọng kinh tế tư nhân chiếm trong GRDP (giá thực tế) xu hướng tăng lên, từ 13,5% năm 2010 lên 14%  năm 2015, bình quân hàng năm 2011-2015 tỷ trọng chiếm 14,6% trong tổng sản phẩm trên địa bàn.

             Biểu 5:  Mức đóng góp trong tăng trưởng GRDP  giai đoạn 2011-2015

                                                                                                             Đơn vị tính: Triệu đồng

 

 

 

2010

2011

2012

2013

2014

2015

BQ 2011-2014

Tổng số

27.329.468

29.525.407

32.137.278

34.488.840

36.847.581

39.403.959

107,6

- Kinh tế nhà nước

5.928.374

6.329.986

6.656.028

7.172.834

7.415.282

8.104.588

106,5

- Kinh tế tập thể

114.285

185.220

348.222

406.797

427.845

455.292

131,8

- Kinh tế tư nhân

3.679.019

4.008.162

4.190.162

4.453.967

4.616.600

4.861.299

105,7

- Kinh tế cá thể

15.496.120

17.073.396

18.788.355

20.385.596

22.150.200

23.699.811

108,9

- K/t có vốn ĐT NN

678.840

787.488

911.771

922.967

939.944

970.283

107,4

- Thuế nhập khẩu, trợ cấp

1.432.830

1.160.379

1.242.740

1.144.679

1.297.679

1.312.686

98,3

Đóng góp -%

 

8,0

8,8

7,3

6,8

6,9

7,6

- Kinh tế nhà nước

 

1,5

1,1

1,6

0,7

1,9

1,6

- Kinh tế tập thể

 

0,3

0,6

0,2

0,1

0,1

0,1

- Kinh tế tư nhân

 

1,2

0,6

0,8

0,5

0,7

1,0

- Kinh tế cá thể

 

5,8

5,8

5,0

5,1

4,2

4,4

- K/t có vốn ĐT NN

0,3

0,5

0,0

0,0

0,1

0.2

- Thuế nhập khẩu, trợ cấp

 

-1,0

0,3

-0,3

0,4

0,0

0,3

* Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2015 đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng các ngành khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (khu vực I) và tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp-xây dựng (khu vực II) và khu vực dịch vụ ( khu vực III).  Trong tổng sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh theo gia thực tế, tỷ trọng khu vực I giảm từ 50,77% năm 2011 xuống còn 47,81% năm 2015; tỷ trọng khu vực II tăng lên từ 14,62% năm 2011 đến 16,86% năm 2015 và tỷ trọng khu vực III từ 30,73% năm 2011 tăng lên 31,72% năm 2015.

Do tốc độ tăng kinh tế tư nhân ổn định, mặt khác loại hình kinh tế tư nhân chủ yếu đầu tư, sản xuất kinh doanh trong các ngành công nghiệp, dịch vụ còn trong nông nghiệp tập trung đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao và chế biến, bảo quản sau thu hoạch chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Tỷ trọng giá trị tăng thêm loại hình kinh tế tư nhân trong tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá thực tế tăng từ 13,5% năm 2010 lên 14% năm 2015, do vậy sự phát triển của loại hình kinh tế tư nhân đóng góp trong tăng trưởng GRDP đã góp phần tham gia vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tích cực.

           2. Thu hút nguồn vốn đầu tư xã hội.

Với sự ra đời và đi vào hoạt động của Luật Doanh nghiệp thì số lượng các doanh nghiệp đăng ký mới và đang ký mở rộng quy mô sản xuất, từ đó đã huy động được lượng lớn tiềm lực của loại hình kinh tế tư nhân vào phát triển kinh tế của địa phương. Tổng vốn đầu tư loại hình kinh tế cho nền kinh tế tăng dần qua các năm với tốc độ tăng đạt 25,2% mỗi năm, từ 2.386.695 triệu đồng năm 2010 lên 4.371.625 triệu đồng năm 2012 và tăng lên 5.866.357 triệu đồng năm 2014.

Từ tốc độ tăng số vốn hoạt động thì tỷ trọng đầu tư của loại hình kinh tế tư nhân so tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Lâm Đồng cũng tăng dần, từ 16,7% năm 2010 tăng lên 32,6%  năm 2014. So với đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì số vốn đầu tư, tốc độ tăng vốn hàng năm cũng như tỷ trọng chiếm lớn nhất.  Giai đoạn 2010-2014, tổng vốn đầu tư loại hình kinh tế tư nhân đạt 20.832.548 triệu đồng, gấp 8,6 lần so tổng vốn DN có vốn đầu tư nước ngoài (tổng vốn 2.408.550 triệu đồng) và gấp 17,2 lần so tổng vốn đầu tư DN nhà nước (tổng vốn 1.208.394 triệu đồng).

           3.  Đóng góp vào ngân sách địa phương.

Loại hình kinh tế tư nhân là loại hình kinh tế chủ yếu tạo ra nguồn thu cho ngân sách của Nhà nước. Trong đó, thuế và các khoản thu khác là nguồn thu ngân sách chính của Nhà nước nhằm đảm bảo các chi tiêu cho chính phủ và các dịch vụ công, đồng thời thuế là công cụ của Nhà nước điều tiết sản xuất và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và công bằng giữa các loại hình kinh tế, ngược lại trách nhiệm của các đơn vị kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh phải có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, nguồn thu này tăng nhanh qua các năm đã tạo điều kiện cho địa phương đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao an sinh xã hội.

Đóng góp của các đơn vị thuộc loại hình kinh tế tư nhân vào ngân sách đang có xu  hướng  tăng lên qua các năm trong giai đoạn 2011-2014, từ 498.079 triệu đồng năm 2010 lên 794.575,4  triệu đồng năm 2012 và 601.899 triệu đồng năm 2014; tốc độ tăng thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước bình quân giai đoạn 2011-2014 đạt 4,8%/năm; trong đó công ty hợp danh có mức tăng cao nhất đạt 33,8%/năm song tỷ trọng nhỏ so tổng số; tiếp đến công ty cổ phần không có vốn nhà nước có tốc độ tăng cao thứ hai  (tăng 10,1%); tiếp đến công ty TNHH tăng 8,4%; riêng doanh nghiệp tư nhân và công ty cố phần có vốn nhà nước giảm xuống. Tổng số thuế và các khoản nộp ngân sách loại hình kinh tế tư nhân tăng dần qua các năm, nhưng mức nộp ngân sách bình quân 1 doanh nghiệp lại giảm xuống từ 283,3 triệu đồng/1 DN năm 2010 còn 189,2 triệu đồng/1 DN năm 2014.

          So với tổng thu ngân sách trên địa bàn của Lâm Đồng thì tỷ trọng các khoản đóng góp váo ngân sách nhà nước của loại hình kinh tế tư nhân ngày càng tăng, cho thấy mức đóng góp cũng như vai trò tạo nguồn thu cho ngân sách ngày càng tăng. Tỷ trọng tăng từ 3,6% năm 2010, lên 9,9% năm 2012 và 12,3% năm 2014.

            4. Tạo công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo.

Sự đóng góp lớn nhất của loại hình kinh tế tư nhân cho xã hội đó là giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là sử dụng lao động tại chỗ đã giảm bớt khâu giải quyết nơi ăn ở, các điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông, trường học, trạm xá … Loại hình kinh tế này hàng năm thu hút lao động mới và từ các doanh nghiệp nhà nước và kinh tế tập thể chuyển sang. Số người làm việc trong các đơn vị loại hình kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tăng đều qua các năm; đến 31/12/2014 lao động đang làm việc là 42.426 người, tăng 10.067 người so năm 2010, tăng  5.628 người so với năm 2012; trong giai đoạn 2010-2014 số lượng lao động làm việc trong doanh nghiệp đều tăng năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ tăng bình quân hàng năm đạt 7% mỗi năm, cao hơn mức tăng lao động của các doanh nghiệp (bình quân 2010-2014 lao động doanh nghiệp tăng 2,5%). So với tổng số lao động toàn doanh nghiệp thì lao động kinh tế tư nhân chiếm bình quân 73,9%, xu hướng tăng từ 62,6% năm 2010 lên 73,2% năm 2012 và năm 2014 tăng lên 74,4%.

Sự phát triển của kinh tế tư nhân làm tăng sự lựa chọn cho người lao động và người sử dụng lao động do đó làm tăng sự canh tranh cho thị trường lao động, vì có sự cạnh tranh nên mỗi một lao động muốn tham gia vào thị trường mà được nhiều người thuê và có thể thực hiện được mục đích của mình qua việc làm thì họ phải nâng cao trình độ, còn đối với người sử dụng lao động muốn chọn được những lao động như mong muốn của họ thì họ cũng phải đáp ứng được những yêu cầu của ngườì lao động, đặc biệt là những người lao động có tay nghề cao. Tuy nhiên do kinh tế tư nhân Lâm Đồng chủ yếu vừa và nhỏ thậm chí siêu nhỏ nên cơ hội tìm việc làm của người lao động cũng như tuyển chọn lao động giỏi có tay nghề cao của DN rất khó khăn. Do đó việc thu hút nguồn nhân lực về tỉnh không đạt được như mong muốn.  Đây cũng là một trong những nguyên nhân xuất cư của Lâm Đồng trong những năm gần đây. 

            5. Tạo môi trường kinh doanh.

Sự phát triển ngày càng lớn và mạnh mẽ của loại hình kinh tế tư nhân, tham gia vào hầu như tất cả các ngành nghề và mọi lực vực, thì loại hình kinh tế này đã và đang đóng góp rất lớn trong việc tao ra môi trường kinh kinh doanh, thúc đẩy phát triển cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cả nước nói chung, địa phương Lâm Đồng nói riêng.

Sự tham gia ngày càng nhiều vào tất cả các ngành nghề đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, phá bỏ dần tính độc quyền của một số doanh nghiệp nhà nước, làm cho các doanh nghiệp phải cải thiện môi trường làm việc, công nghệ… để nâng cao năng suất lao động, cải tiến sản phẩm …, sự phát triển của loại hình kinh tế tư nhân thì các thị trường bắt đầu hình thành và phát triển mạnh, như là thị trường dịch vụ, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường hàng khoa học và công nghệ, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế của nước ta.

C. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN  LOẠI HÌNH KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG THỜI GIAN TỚI

Ngày nay, loại hình kinh tế tư nhân không chỉ có tiếng nói quyết định đến sức mạnh kinh tế của hầu hết các quốc gia mà còn trở thành một lực lượng kinh tế có ý nghĩa chính trị toàn cầu. Sự giàu có và thịnh vượng của mỗi quốc gia, địa phương tuỳ thuộc rất nhiều vào thái độ của lãnh đạo các cấp, các ngành, của toàn xã hội đối với loại hình kinh tế trọng yếu này. Đường lối phát triển của một quốc gia, chiến lược, kế hoạch phát triển Kinh tế-xã hội của mỗi địa phương thể hiện tư duy chiến lược và có vai trò quan trọng đối với thành công hay thất bại của nền kinh tế.  Loại hình kinh tế tư nhân đang hình thành những loại hình đa dạng và phong phú đặc trưng cho mỗi giai đoạn phát triển của đời sống xã hội. Phát triển loại hình kinh tế tư nhân cũng có nghĩa là bảo tồn tính đa dạng phong phú của đời sống kinh tế, xem nó như là nguồn gốc của mọi sự phát triển.

Từ những phân tích thực trạng và vai trò của loại hình kinh tế trong sự phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Lâm Đồng ở trên có thể khẳng định loại hình kinh tế tư nhân có vai trò tích cực trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ lần thứ IX tỉnh Lâm Đồng, nhiệm kỳ 2011-2015.  Song bên cạnh đó, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh kinh tế tư nhân còn thấp; nhất là loại hình Công ty TNHH vốn lớn, số lượng đơn vị cơ sở đông nhưng lao động bình quân/DN thấp, liên tục lỗ qua các năm 2011-2013, mức đóng góp ngân sách bình quân thấp, xu hướng giảm từ năm 2012 đến nay.

Để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội tỉnh đảng bộ Lâm Đồng lần thứ X trong đó loại hình kinh tế tư nhân là loại hình kinh tế chủ lực nhằm thực hiện thành công các chỉ tiêu kinh tế trong 5 năm tới giai đoạn 2016-2020; tỉnh cần chú trọng về mặt thể chế, cần có chủ trương, chính sách phù hợp, linh hoạt từng thời kỳ để phát triển loại hình kinh tế này, tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển bền vững, nhằm phát huy, nâng cao vai trò loại hình kinh tế tư nhân trong sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Triển khai thực hiện một số giải phát để phát triển loại hình kinh tế tư nhân trong thời gian tới:

          I. Một số giải pháp chủ yếu.

          1. Định hướng phát triển số lượng loại hình kinh tế tư nhân 

Để phát huy hơn nữa vai trò của loại hình kinh tế tư nhân, cần tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân. Đổi mới phương thức quản lý kinh tế của Nhà nước theo hướng tạo điều kiện và bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế.

Việc phát triển loại hình kinh tế tư nhân cần tập trung và ưu tiên vào các ngành nghề có lợi thế của địa phương, có quy mô lớn. làm động lực phát triển công nghiệp; tạo điều kiện phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; phát triển những ngành, nghề tỉnh cần và ngành thu hút nhiều lao động, sử dụng lao động tại chỗ, lao động của địa phương. Tiếp tục đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.

2. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo đầy đủ hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho loại hình kinh tế tư nhân phát triển, nâng cao và tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước kết hợp với việc phát huy tt hơn nữa vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội khác.

Nghiên cứu đề ra các chính sách hỗ trợ, trong đó tập trung giải quyết các khó khăn của loại hình KTTN về đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh, vốn, năng lực khoa học – công nghệ và thị trường... hỗ trợ về nhà ở cho người lao động đang làm việc trong các loại hình kinh tế tư nhân. Doanh nghiệp phát triển sẽ thu hút lao động có chất lượng, kỷ năng nghề cao.

          3. Tạo điều kiện ưu đãi về vốn, đất đai, thuế … đối với các đơn vị thuộc loại hình nay đầu tư mới về công nghệ, máy móc thiết bị  trong các lĩnh vực có lợi thế của địa phương về công nghiệp chế biến trà, cà phê, rau hoa; nông nghiệp công nghệ cao; đào tạo nghề, du lịch nghĩ dưỡng…. tiếp cận vốn đầu tư sản xuất đổi mới công nghệ nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, đăng ký thương hiệu sản phẩm, chủ động thời kỳ gia nhập TPP.  Tạo điều kiện hơn nữa về nguồn nhân lực đã được đào tạo, bình đẳng trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đất đai… Ngoài những cơ chế, chính sách của Chính phủ, thì cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các hội nghề nghiệp, của các ngân hàng và hơn nữa bản thân các đơn vị phải tìm cách cứu mình trước khi cầu cứu tới ngân hàng bằng cách huy động vốn từ các kênh khác nhau, tính toán lại phương án sản xuất kinh doanh của mình để tránh rủi ro thị trường lẫn rủi ro về lãi suất...

           4. Đẩy mạnh liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Các doanh nghiệp cần nhận thức đúng đắn hơn về liên kết kinh tế. Tăng cường vai trò của hiệp hội trong việc đa dạng hóa các hình thức liên kết ngang và dọc. Thiết lập các quỹ hỗ trợ tài chính, quỹ nghiên cứu khoa học nhằm thực hiện các dự án nghiên cứu chung của các doanh nghiệp, tăng cường hợp tác mở rộng thị trường  thay vì cạnh tranh chia sẻ thị trường.

         5. Nhất quán, minh bạch trong chính sách thu hút đầu tư; làm rõ  quyền, nghĩa vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước trong hoạt động quản lý hoạt các doanh nghiệp. thực hiện chế tài thích đáng đối với các hoạt động vi phạm Pháp luật chính sách của Đảng và Nhà nước.  Đồng thời, Nhà nước cũng cần có những chương trình giáo dục đào tạo khoa học và công nghệ, cũng như có chế độ khen thưởng thích đáng kịp thời để động viên khuyến khích, tôn vinh và nhân rộng các điển hình của hoạt động loại hình kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường. 

         6. Thực hiện nghiêm chỉnh và chặt chẽ chế độ kiểm toán, kế toán, thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật và các thông lệ quốc tế. Đảm bảo cho loại hình kinh tế tư nhân làm ăn, kinh doanh minh bạch, đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội. Thực hiện công tác hậu kiểm tra sau thành lập các doanh nghiệp nói chung, loại hình kinh tế tư nhân nói riêng, có biện pháp kịp thời xử lý đối với những doanh nghiệp “ma”, doanh nghiệp vi phạm … làm ảnh hưởng sự cạnh tranh phat 1trie63n trong cộng đồng doanh nghiệp.

          II. Kiến nghị:

          Một là, giải quyết tình trạng thiếu vốn cho các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp loại hình kinh tế tư nhân nói riêng. Trong khi doanh nghiệp thiếu vốn thì các ngân hàng kinh doanh và ngay cả Quỹ hỗ trợ phát triển không giải ngân được do những thủ tục quy định giá chặt chẽ của Nhà nước, làm cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp dân doanh gặp nhiều khó khăn khi vay vốn hoặc khi doanh nghiệp có nhu cầu được bảo lãnh vay vốn. Vì vậy cần có những quy định thông thoáng hơn để có sự bình đẳng cho các DN trong việc tiếp cận nguồn vốn.

 

Hai là, cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mặt bằng sản xuất phù hợp, quy hoạch dành quỹ đất và thực hiện các chính sách khuyến khích để thu hút những ngành nghề có lợi thế so sánh của địa phương vào các Khu công nghiệp theo hướng sản xuất tập trung, tạo sự thuận lợi cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng về sau phải di dời đối với những doanh nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi thành phố, gây tốn kém và mất ổn định. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tạo ra một khung pháp lý hợp lý hơn đối với các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là: doanh nghiệp nhỏ và vừa, chẳng hạn như: Cho phép dùng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn liên doanh với các tổ chức và cá nhân nước ngoài, giảm phí tiền sử dụng và chuyển mục đích sử dụng đất, giảm phiền hà trong thủ tục thuê đất đai…

Ba là,  không nên phân biệt thuế giữa các thành phần kinh tế, chỉ nên phân biệt giữa các vùng và lĩnh vực hoạt động. Ngoài ra, Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ đào tạo nghề cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cung cấp và tạo điều kiện cho họ tiếp cận được các nguồn thông tin, mở rộng hệ thống dịch vụ tư vấn… khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào những lĩnh vực có đóng góp tích cực cho xã hội, các doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cao.

Bốn là, nên có các chính sách hỗ trợ riêng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư vào những vùng khó khăn và nông thôn, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hình thành những cụm, khu công nghiệp nhỏ để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giảm tình trạng lao động từ nông thôn ra thành thị, từng bước rút ngắn sự chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn.

Năm là, tăng cường sự  phối hợp trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp nói chung, loại hình kinh tế tư nhân nói riêng theo hướng tạo điều kiện thông thoáng và minh bạch nhưng doanh nghiệp để tạo điều kiện phát triển ổn định. Bên cạnh đó cần xử lý nghiêm đội với những doanh nghiệp gian lận, làm trái quy định của Nhà nước làm ảnh hưởng môi trường kinh doanh. Phát triển kinh tế tư nhân cũng chính là tạo cơ hội việc làm cho người lao động, khắc phục hiện tượng xuất cư lao động của tỉnh.  

Tóm lại: Thực tiễn phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy vai trò rất quan trọng của kinh tế tư nhân trong giải quyết việc làm, động viên nguồn vốn, khai thác tài nguyên làm ra nhiều của cải phục vụ nâng cao đời sống và đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Phát triển kinh tế tư nhân, vì thế là một trong những điều kiện phát triển bền vững.

Đảng và Nhà nước ta đã xác định được vai trò của loại hình kinh tế tư nhân thể hiện trong đường lối, chủ trương và những chính sách lớn, bước đầu đã tạo ra những điều kiện, môi trường cho sự phát triển của loại hình này và đã đạt những thành tựu nhất định. Kinh tế tư nhân của cả nước cũng như địa phương Lâm Đồng thời gian qua đã đóng góp vai trò tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội.

Song song với những thành tựu đạt được, loại hình kinh tế tư nhân thời gian qua vẫn phát triển chưa đúng mức và còn nhiều hạn chế: tốc độ tăng chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, quy mô sản xuất còn nhỏ bé, manh mún, do thiếu nhiều điều kiện nên chưa ứng dụng được những thành tựu của khoa học công nghệ, sản phẩm làm ra có chất lượng thấp, mẫu mã nghèo nàn, sức cạnh tranh kém.

          Để phát huy vai trò vị trí của loại hình kinh tế tư nhân trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội tỉnh đảng bộ Lâm Đồng lần thứ X, nhiệm kỳ 2016-2020, cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, nhất là cụ thể hóa Luật doanh nghiệp sửa đổi 2014, thực sự tạo thuận lợi cho loại hình kinh tế tư nhân phát triển bền vững./-


Các tin khác
© Copyright 2012 CỤC THỐNG KÊ TỈNH LÂM ĐỒNG
10 Đường 3 Tháng 4, Phường 3, TP. Đà Lạt