Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội ước năm 2015
Ước năm 2015, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh 2010 đạt 39.454,3 tỷ đồng, tăng 7,27% so với cùng kỳ (tăng cao hơn tốc độ tăng năm 2014 chỉ 6,7%).


I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ

            1. Thông tin về tình hình kinh tế thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh:

Trong năm 2015 tình hình kinh tế thế giới trên đà phục hồi nhưng chưa bền vững do khủng hoảng di cư ở các nước châu Âu, đặc biệt là việc phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc; trong nước kinh tế xã hội do ảnh hưởng giá dầu, giá ngoại tệ nên đã tác động đến sức sản xuất, tiêu dùng và xuất, nhập khẩu. Kinh tế trong nước tuy phục hồi nhưng còn chậm, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, thời tiết diễn biến phức tạp, nhiều hồ đập thuỷ lợi, thuỷ điện thiếu hụt nước so với các năm trước; giá một số nông sản chủ yếu không ổn định; sản xuất kinh doanh tiếp tục khó khăn, thu hút đầu tư chững lại, tiến độ đầu tư các dự án còn chậm; nhu cầu an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, cải thiện môi trường sống và đầu tư phát triển ngày càng cao trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp. Trên địa bàn doanh nghiệp vẫn còn khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để tái đầu tư; tồn kho sản phẩm tuy giảm nhưng vẫn còn ở mức cao; doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn còn nhiều nhưng doanh nghiệp mới đi vào sản xuất kinh doanh còn ít; đời sống một bộ phận dân cư vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa vẫn còn những khó khăn nhất định. Nhưng được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương; sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát và sự điều hành quyết liệt, chủ động của cấp uỷ, chính quyền các cấp, cùng với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân toàn tỉnh, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều khởi sắc; tăng trưởng kinh tế ổn định; hàng hóa nguyên liệu và tiêu dùng đa dạng phong phú đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân; lạm phát được kiềm chế, sức mua tăng và tập trung chủ yếu vào các mặt hàng phục vụ đời sống hàng ngày như lương thực, thực phẩm, đồ dùng dụng cụ trang thiết bị gia đình.

2. Tăng trưởng kinh tế

Ước năm 2015, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh 2010 đạt 39.454,3 tỷ đồng, tăng 7,27% so với cùng kỳ (tăng cao hơn tốc độ tăng năm 2014 chỉ 6,7%).

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (KVI) đạt 17.048,6 tỷ đồng, tăng 5,76%, với mức đóng góp 2,53% trong mức tăng chung của GRDP; với lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng kết hợp với kinh nghiệm và khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, công tác tái canh cây cà phê và chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi đang được đẩy mạnh đã góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, do tình hình giá cả sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh phụ thuộc vào thị trường trong nước và thế giới, đặc biệt là điệp khúc được mùa mất giá nên ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

- Khu vực công nghiệp và xây dựng (KVII) đạt 6.980,5 tỷ đồng, tăng 7,64%, với mức đóng góp 1,35%, trong đó ngành công nghiệp đạt 4.622,5 tỷ đồng, chiếm 66,22% trong KVII, tăng 5,58%, với mức đóng góp 0,66% do tác động của công nghiệp chế biến tăng 13,34%, ngành khai khoáng chỉ tăng 8,92%, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 0,46% đã kéo tăng trưởng chung của ngành công nghiệp xuống còn 5,58%; là mức tăng tương đối thấp so với các năm trước do một số công trình, nhà máy thuỷ điện, nhà máy sản xuất alumin đi vào hoạt động ổn định từ các năm trước; những công trình đầu tư mới trong công nghiệp chưa triển khai dẫn đến tăng trưởng khu vực công nghiệp thấp nên cần có hướng kêu gọi đầu tư các ngành chế biến nguyên liệu địa phương chất lượng cao giảm dần việc xuất khẩu nguyên liệu thô hoặc gia công sản phẩm giá trị thấp.

- Khu vực dịch vụ (KVIII) đạt 14.062,2 tỷ đồng, tăng 8,63%, với mức đóng góp cao nhất 3,03% trong mức tăng GRDP, một số ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực III có mức tăng khá so với cùng kỳ là hoạt động bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ tăng 10,49%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 10,53%; hoạt động vận tải do mở thêm các đường bay mới tăng 17,39%; hoạt động y tế và cứu trợ xã hội tăng 12,74%, nghệ thuật, vui chơi giải trí tăng 12,65%. Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 1.363 tỷ đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ, với mức đóng góp 0,36% trong mức tăng GRDP. Tình hình giá cả năm 2015 cơ bản ổn định nên sức mua trên thị trường cũng có nhiều khởi sắc, nhưng giá xăng dầu tăng giảm thất thường đã ảnh hưởng chung đến các ngành sản xuất và lưu thông, lộ trình tăng lương vẫn chưa thực hiện theo kế hoạch đề ra nên cũng tác động đến mức tăng trưởng của khu vực này.

Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn năm 2015 theo giá hiện hành đạt 58.006,6 tỷ đồng, tăng 10,33% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực I đạt 27.704,4 tỷ đồng, tăng 9,92%; khu vực II đạt 9.648,6 tỷ đồng, tăng 10,55%; khu vực III đạt 18.561,8 tỷ đồng, tăng 10,34%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 2.091,8 tỷ đồng, tăng 14,62% so với cùng kỳ.

Bảng 1: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)

                                                                       

Ước thực hiện

năm 2015

(Tỷ đồng)

% So sánh với

cùng kỳ

1) Tổng sản phẩm (GRDP) giá hiện hành

58.006,6

110,33

 - Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

27.704,4

109,92

 - Khu vực công nghiệp-xây dựng

9.648,6

110,55

      + Trong đó: Công nghiệp

6.448,7

109,76

 - Khu vực dịch vụ

18.561,8

110,34

- Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

2.091,8

114,62

2) Tổng sản phẩm (GRDP) giá SS 2010

39.454,3

107,27

 - Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

17.048,6

105,76

 - Khu vực công nghiệp-xây dựng

6.980,5

107,64

      + Trong đó: Công nghiệp

4.622,5

105,58

 - Khu vực dịch vụ

14.062,2

108,63

- Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

1.363,0

110,90

 *Đóng góp trong tăng trưởng (%)

7,27

 

 - Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

2,53

 

 - Khu vực công nghiệp-xây dựng

1,35

 

      + Trong đó: Công nghiệp

0,66

 

 - Khu vực dịch vụ

3,03

 

- Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

0,36

 

 *Cơ cấu kinh tế (%)

100,00

 

 - Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

49,55

 

 - Khu vực công nghiệp-xây dựng

17,26

 

      + Trong đó: Công nghiệp

11,53

 

 - Khu vực dịch vụ

33,19

 

(*) Ghi chú: Số liệu ước năm 2015 so sánh với báo cáo rà soát GRDP năm 2014 của TCTK thẩm định.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Lâm Đồng vẫn còn chậm, tỷ trọng nông nghiệp công nghệ cao chiếm nhiều so với cả nước nhưng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ lại thấp. Cơ cấu các ngành kinh tế khu vực I là 49,55%, khu vực II là 17,26% và khu vực III từ 33,19%. Qua kết quả khảo sát Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung vẫn còn khoảng cách khá xa so với yêu cầu của nền kinh tế công nghiệp. Tỷ trọng khu vực I trong GRDP vẫn còn khá cao trên 49%; trong khi đó, các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ mang tính chất “động lực” hay “huyết mạch” của nền kinh tế như tài chính, tín dụng còn chiếm tỷ trọng thấp. Nhiều loại hình kinh tế khuyến khích phát triển như doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể nhưng quy mô còn nhỏ; số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa ngày càng nhiều nhưng hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nhà nước sang ngoài nhà nước vẫn chưa cao; cần nhiều giải pháp thiết thực như đầu tư về vốn, dây chuyền sản xuất, xúc tiến thương mại để tăng giá trị sản phẩm góp phần tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

3. Sản xuất nông nghiệp

3.1. Trồng trọt:

Tổng diện tích gieo trồng năm 2015 ước đạt 354.117 ha, tăng 1,55% so với cùng kỳ. Trong đó, cây hàng năm đạt 126.530 ha, tăng 1,03% so với cùng kỳ, đạt 106,92% kế hoạch.

Cây lương thực có hạt: lúa gieo trồng 31.986,5 ha, đạt 99,33% kế hoạch, tăng 0,04%; năng suất bình quân đạt 49,42 tạ/ha; sản lượng ước đạt 158.079,6 tấn, tăng 0,05% so với cùng kỳ. Ngô gieo trồng 13.884 ha, giảm 9,6%; năng suất bình quân đạt 53,39 tạ/ha, tăng 3,59%; sản lượng đạt 73.856 tấn, giảm 6,69% so với cùng kỳ.

Cây lấy củ có chất bột gieo trồng 4.444,1 ha, giảm 6,2% so với cùng kỳ. Trong đó, khoai lang gieo trồng 1.424 ha, giảm 7,41%, năng suất đạt 128,95 tạ/ha, sản lượng ước đạt 18.365 tấn, giảm 7,78% so với  cùng kỳ.

 Cây có hạt chứa dầu gieo trồng 437,2 ha, tăng 11,18% so với cùng kỳ. Trong đó, cây đỗ tương (đậu nành) gieo trồng 152 ha, năng suất đạt 12,29 tạ/ha, sản lượng đạt 186,7 tấn; cây lạc (đậu phộng) gieo trồng 283,5 ha, sản lượng đạt 342 tấn,  năng suất đạt 12,06 tạ/ha.

Cây rau, đậu, hoa, cây cảnh các loại: diện tích gieo trồng đạt 67.334 ha, tăng 2,92% so với cùng kỳ. Trong đó, cây rau các loại diện tích đạt 57.268 ha, tăng 1,82%; năng suất bình quân đạt 333,58 tạ/ha, tăng 3,06%, sản lượng rau đạt 1.910,4 ngàn tấn, tăng 4,93% so với cùng kỳ. Hoa gieo trồng 7.763 ha, tăng 5,98%, sản lượng hoa đạt 2.428,2 triệu bông, tăng 8,94% so với cùng kỳ.

3.1.1. Sản xuất vụ đông xuân 2015

Tổng diện tích gieo trồng thực hiện 36.214,6 ha, tăng 3,4% so với cùng kỳ. Trong đó:

Cây lúa gieo trồng 10.500,9 ha, đạt 99,17% kế hoạch, giảm 0,57% so với  cùng kỳ, do một số địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn như ngô, rau, hoa màu, mặt khác một số diện tích chân ruộng bị thiếu nước gây khô hạn cục bộ không thể gieo trồng. Sản lượng đạt 53.612,8 tấn, giảm 0,36%; năng suất bình quân đạt 51,06 tạ/ha, tăng 0,22% so với cùng kỳ.

Ngô gieo trồng 2.538,7 ha, tăng 10,58% so với cùng kỳ. Sản lượng ngô ước đạt 16.628,6 tấn, tăng 15,9%; năng suất đạt 65,5 tạ/ha, tăng 4,72% so với cùng kỳ.

 Cây lấy củ có chất bột gieo trồng 373,7 ha, giảm 26,89% (-137,45 ha). Trong đó, khoai lang gieo trồng 370,5 ha, chiếm 99,14%, tăng 2,36% (+8,55 ha) so với cùng kỳ, năng suất đạt 141,49 tạ/ha, sản lượng ước đạt 5.242,5 tấn.

 Cây có hạt chứa dầu gieo trồng 45,6 ha, tăng 45,36% so với cùng kỳ. Trong đó, cây đỗ tương (đậu nành) gieo trồng 11,8 ha, năng suất đạt 13,05 tạ/ha, sản lượng đạt 15,4 tấn; cây lạc (đậu phộng) gieo trồng 33,6 ha, sản lượng đạt 40,9 tấn,  năng suất đạt 12,18 tạ/ha.

Cây rau các loại gieo trồng 16.936,2 ha, tăng 1,42%, năng suất đạt 331,23 tạ/ha, tăng 11,36%, sản lượng đạt 560.982,9 tấn, tăng 12,94%; hoa gieo trồng 2.706,8 ha, tăng 4,13%, sản lượng đạt 827,5 triệu bông, tăng 8,85% so với cùng kỳ.

3.1.2. Sản xuất vụ hè thu 2015

Tổng diện tích gieo trồng thực hiện 41.460,5 ha, tăng 0,45% so với cùng kỳ.

Lúa gieo trồng 6.441,9 ha, tăng 4,14%, năng suất bình quân đạt 49,67 tạ/ha, tăng 0,06%, sản lượng 31.995,4 tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ.

Ngô gieo trồng 7.371,5 ha, giảm 16,37% so với cùng kỳ, năng suất bình quân đạt 50,59 tạ/ha, tăng 1,71%, sản lượng 37.740 tấn, giảm 13,92 % so với cùng kỳ, do diện tích trồng xen trong cây cà phê thu hẹp.

Rau đạt 20.159 ha, tăng 2,67%, năng suất bình quân đạt 332,37 tạ/ha, tăng 1,49%, sản lượng đạt 670.019 tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ.

Hoa gieo trồng đạt 2.591,8 ha, tăng 11,86%, sản lượng đạt 825,8 triệu bông, tăng 13,17% so với cùng kỳ.

3.1.3. Sản xuất vụ mùa 2015

Tổng diện tích gieo trồng thực hiện 48.854,9 ha, giảm 0,11% so với cùng kỳ.

Lúa gieo trồng 15.043,7 ha, giảm 1,19%, năng suất bình quân đạt 48,17 tạ/ha, giảm 0,21%, sản lượng 72.471,4 tấn, giảm 1,38% so với cùng kỳ.

Ngô gieo trồng 3.973,8 ha, giảm 6,46% so với cùng kỳ, năng suất bình quân đạt 49,04 tạ/ha, giảm 0,63%, sản lượng 19.487,4 tấn, giảm 7,05% so với cùng kỳ.

Rau đạt 20.173 ha, tăng 1,32%, năng suất bình quân đạt 336,83 tạ/ha, giảm 1,5%, sản lượng đạt 679.347 tấn, giảm 0,22% so với cùng kỳ.

Hoa gieo trồng đạt 2.464,4 ha, tăng 2,32%, sản lượng đạt 774,9 triệu bông, tăng 4,86% so với cùng kỳ.

3.1.4. Sản xuất vụ đông xuân 2015 - 2016: tính đến 10/12/2015 tổng diện tích gieo trồng các loại cây trồng hàng năm đạt 9.746 ha, tăng 7,03% so với cùng kỳ. Trong đó, lúa gieo trồng 2.550 ha, giảm 9,81%; ngô 560 ha, tăng 7,94%; rau các loại 5.240 ha, tăng 15,55%; hoa các loại 1.150 ha, tăng 11,46% so với cùng kỳ.

3.1.5. Cây lâu năm

Tổng diện tích cây lâu năm ước đạt 227.587 ha, chiếm 64,75% diện tích gieo trồng, tăng 1,64% (+4.130 ha) so với cùng kỳ.

Cây lâu năm ở Lâm Đồng đa dạng về chủng loại như cà phê với diện tích hiện có 158.891,6 ha, chiếm gần 69,82%; tiếp đến là chè búp 21.674,1 ha, chiếm 9,52%; Điều 15.872,4 ha, chiếm 6,97%; cây ăn quả 13.239,6 ha, chiếm 5,82%; cao su 10.398,5 ha, chiếm 4,57%; dâu tằm 4.676,9 ha, chiếm 2,05%; ca cao 606,7 ha, chiếm 0,27%; hồ tiêu 949,4 ha, chiếm 0,42%; còn lại các loại cây lâu năm khác chiếm tỷ trọng thấp như: cà ri, mác ca, dược liệu, ... 801 ha, chiếm 0,35%.

Diện tích cây lâu năm tập trung ở Bảo Lâm 49.631 ha, chiếm 21,84%; Di Linh 43.879,7 ha, chiếm 19,32%; Lâm Hà 43.486 ha, chiếm 19,15%; Đức Trọng 20.784,9 ha, chiếm 9,15%; Bảo Lộc 17.840,8 ha, chiếm 7,86%; Đạ Huoai 11.689 ha, chiếm 5,15%; Đạ Tẻh 10.754 ha, chiếm 4,74%; Đam Rông 9.992 ha, chiếm 4,4%; Cát Tiên 7.083 ha, chiếm 3,12%; các huyện còn lại Lạc Dương, Đơn Dương và TP. Đà Lạt chiếm tỷ trọng thấp 5,27%.

 Sản lượng thu hoạch cây lâu năm:

Cây cà phê: diện tích cho sản phẩm 147.094,6 ha, chiếm 92,57% tổng diện tích cà phê hiện có. Năng suất bình quân đạt 27,5 tạ/ha, tăng 1,29%, sản lượng đạt 404.225,6 tấn, tăng 2,22% so niên vụ trước, do bà con tích cực đầu tư phân bón, tưới nước trong mùa khô, áp dụng thâm canh, chuyển đổi giống.

          Cây chè: diện tích cho sản phẩm 20.015 ha, chiếm 92,35% tổng diện tích chè hiện có, tăng 0,76% so với cùng kỳ. Năng suất bình quân đạt đạt 114,6 tạ/ha, tăng 3,22%, sản lượng đạt 229.339,2 tấn, tăng 4% so với cùng kỳ, do thời tiết thuận lợi, giá chè búp tươi trong năm ổn định, người dân tích cực đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, thời gian qua do cung vượt cầu, hai thị trường tiêu thụ chè ô long lớn là  Đài Loan, Trung Quốc thu hẹp đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tiêu thụ, xuất khẩu chè của Lâm Đồng.

Cây điều: diện tích cho sản phẩm 15.494 ha, chiếm 97,62% diện tích hiện có; năng suất đạt 8,8 tạ/ha, tăng 23,25%, sản lượng đạt 13.592,7 tấn, tăng 24,29% so với cùng kỳ do tại thời điểm ra hoa kết trái, thời tiết thuận lợi, một số huyện như Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên có chủ trương hỗ trợ tái canh, ghép cành chuyển đổi giống nâng cao năng suất đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Cây tiêu: diện tích cho sản phẩm đạt 491 ha, năng suất đạt 23 tạ/ha, sản lượng thu hoạch đạt 1.130,5 tấn, tăng 19,13% so với cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay giá tiêu ở mức cao và ổn định, nhiều hộ trồng tiêu tích cực đầu tư cải tạo mở rộng diện tích.

Cây dâu tằm: hiện giá kén tằm trên thị trường đang tăng cao dao động ở mức 140 nghìn đồng/kg nên người dân trồng dâu, nuôi tằm tích cực đầu tư phát triển. Diện tích cho sản phẩm 3.998 ha, năng suất đạt 153,6 tạ/ha, tăng 1,54%, sản lượng đạt 61.412,9 tấn, tăng 8,85% so với cùng kỳ.

Cây ăn qủa: diện tích hiện có 13.239,5 ha. Trong đó, cây sầu riêng diện tích hiện có 4.632,6 ha, chiếm 34,99%, sản lượng thu hoạch đạt 30.029 tấn, tăng 4,46%; cây hồng diện tích hiện có 1.642,1 ha, sản lượng thu hoạch đạt 15.082 tấn, tăng 1,59%; cây bơ với diện tích 1.488,6 ha, sản lượng thu đạt 8.950,8 tấn, tăng 14,27% so với cùng kỳ; do thuận lợi về địa hình, khí hậu diện tích các loại cây khác như chuối, mít, cam, chanh dây đều tăng về diện tích và sản lượng.

3.1.6. Một số chương trình trọng tâm trong nông nghiệp năm 2015

Tổng diện tích ứng dụng công nghệ cao 43.084 ha, chiếm 16,4% diện tích đất canh tác. Trong đó, rau 12.655,2 ha, cây hoa 2.424 ha, chè 5.854 ha; cà phê 18.341 ha; lúa 3.705 ha.

 Thực hiện tái canh, ghép cải tạo, trồng mới cây cà phê 8.462,6 ha (trồng tái canh 3.350 ha, ghép cải tạo 3.527,6 ha, trồng mới 1.585 ha) đạt 72,2% so kế hoạch.

          3.1.7. Tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng tháng 12/2015:

Theo Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Lâm Đồng tình hình sâu bệnh hại trên cây trồng trong tháng 12 (từ 10/11 - 10/12/2015) như sau:

Trên cây lúa: Bệnh đạo ôn lá nhiễm 835,2 ha tại Đạ Tẻh, Đạ Huoai (325,4 ha nặng tại Đạ Tẻh), tăng 167,3 ha, tỷ lệ hại 3,7 – 47,8%.

Trên cây cà chua: Sâu xanh gây hại 604,6 ha tại Đơn Dương, Đức Trọng (78,2 ha nặng tại Đức Trọng), tăng 145 ha, tỷ lệ hại 2,7 – 20 %. Bệnh mốc sương nhiễm 379,6 ha tại Đơn Dương, Đức Trọng (tăng 160 ha), tỷ lệ hại 8,6 – 40%.

- Rau họ thập tự: Bệnh sưng rễ nhiễm 93,1 ha tại Lạc Dương, Đơn Dương, Đà Lạt, Đức Trọng (11 ha nhiễm nặng tại Đà Lạt), giảm 228,1ha,  tỷ lệ hại 5,2– 30 %.

- Trên cây cà phê: Sâu đục thân gây hại 700 ha cà phê tại Đà Lạt (nặng 210 ha), tỷ lệ hại 20,6 – 50%; Bọ xít muỗi gây hại 350 ha cà phê tại Đà Lạt, Lạc Dương (giảm 523,9 ha), tỷ lệ hại 6,5 – 38%.

Trên cây chè: Bọ xít muỗi gây hại 2.937 ha tại Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc, tăng 959,5 ha, tỷ lệ hại 1,8 – 17,3%.

- Trên cây điều: Bọ xít muỗi gây hại 364,3 ha tại Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đạ Huoai (giảm 534,1 ha), tỷ lệ hại 5,5 – 32,5%.

- Trên cây cao su: Bệnh héo đen đầu lá nhiễm 379,2 ha tại Đạ Tẻh (giảm 57,2 ha), tỷ lệ hại 5,7 – 37,3 %; Bệnh rụng lá nhiễm 366,7 ha tại Đạ Tẻh, Đạ Huoai (giảm 508 ha), tỷ lệ hại 6,4– 36,3%.

3.1.8. Tình hình thiệt hại do thiên tai

*Tình hình thiệt hại do thiên tai trong nông nghiệp

Do ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài, hạn hán cục bộ ở một số địa phương, lượng nước tưới chưa đáp ứng đủ, làm  ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương như huyện Đức Trọng 93 ha lúa bị thiếu nước, trong đó có 56,6 ha bị mất trắng; Di Linh 60 ha bị thiếu nước ảnh hưởng tới năng suất.

Trong năm những ngày mưa lớn, mưa đá, kèm theo lốc xoáy gây ngập úng cục bộ, cuốn trôi làm hư hại 239,11 ha rau, hoa; 7 ha lúa; giá trị thiệt hại khoảng 35.089,4 triệu đồng; trong đó, lúa thiệt hại 30 triệu đồng; diện tích rau, hoa thiệt hại 17.375,4 triệu đồng; nhà kính rau, hoa thiệt hại 6.003 triệu đồng; diện tích cà phê, điều thiệt hại 2.019 triệu đồng; diện tích nuôi trồng thủy sản thiệt hại 106,5 triệu đồng.

Những tháng đầu năm 2015, sương muối đã làm thiệt hại hơn 1.660 ha cà phê tại một số vùng trồng cà phê trọng điểm của tỉnh. Hiện tượng này đã làm lá, chồi cà phê non bị cháy, hoa thối khô, rụng. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo hỗ trợ, khắc phục hậu quả do sương muối gây ra trên cây cà phê tại huyện Lạc Dương, Lâm Hà và thành phố Đà Lạt với tổng số tiền khoảng 3,4 tỷ đồng trích từ nguồn dự phòng ngân sách năm 2015 (hỗ trợ huyện Lạc Dương hơn 2,5 tỷ đồng, Lâm Hà 833 triệu đồng và thành phố Đà Lạt 60 triệu đồng).

3.2. Chăn nuôi

Theo kết quả điều tra chăn nuôi 01/10/2015 tổng đàn trâu hiện có 15.849 con, so với thời điểm 01/10/2014 tăng 0,64% (+101 con), tăng chủ yếu ở huyện Đức Trọng, ngoài nguyên nhân do sinh sản tự nhiên, còn có nguyên nhân mua bán của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Bình Thuận và huyện Đức Trọng không thông qua kiểm dịch nhập tỉnh. Đàn bò hiện có 85.497 con, tăng 11,49% (+8.813 con); sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 3.843,5 tấn, tăng 2,38% (+89,3 tấn) so với cùng kỳ. Đàn bò sữa có 17.093 con, tăng 28,25% (+3.765 con); sản lượng sữa tươi đạt 59.991,1 tấn, tăng 48,21% so với cùng kỳ. Đàn lợn có 381.518 con, tăng 4,74% (+17.261 con) so với thời điểm 01/10/2014; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 65.876,5 tấn, giảm 0,81% (-535 tấn) so với cùng kỳ. Gia cầm hiện có 4.449,7 nghìn con, tăng 0,71% (+31,3 nghìn con) so với thời điểm 01/10/2014; trong đó, tổng đàn gà 2.939 nghìn con, tăng 0,74% (+21,7 nghìn con), chiếm 66,01% tổng đàn gia cầm; các loại gia cầm khác chiếm 33,99%. Sản lượng trứng gà đạt 212.939 nghìn quả, tăng 12,55% so với thời điểm 01/10/2014.

Tình hình dịch bệnh: bệnh lở mồm long móng xuất hiện trên đàn trâu, bò và lợn vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6/2015 tại một số địa phương (Bảo Lộc, Bảo Lâm, Đạ Huoai) làm cho 31 con trâu, bò mắc bệnh /10 hộ/5 xã và 7 con lợn mắc bệnh. Trong tháng 7/2015, bệnh truyền nhiễm xảy ra trên đàn lợn tại 1 hộ thuộc huyện Lâm Hà làm 47 con mắc bệnh (người chăn nuôi đã tiêu hủy 30 con). Trước tình hình trên, ngành chức năng đã chỉ đạo Chi cục Thú y phối hợp với các địa phương tăng cường biện pháp phòng, tiêu độc khử trùng tại các hộ có gia súc, gia cầm mắc bệnh và khu vực xung quanh không để lây lan, đồng thời chỉ đạo tăng cường phòng chống, kiểm soát nghiêm ngặt đàn gia súc, gia cầm di chuyển vùng.

3.3. Lâm nghiệp

   Trồng mới rừng tập trung, cây công nghiệp phân tán, chăm sóc rừng trồng, công tác quản lý bảo vệ rừng luôn được lực lượng Kiểm lâm phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thường xuyên. Khai thác gỗ tại các đơn vị được thiết kế, khoanh vùng thực hiện theo kế hoạch.

Trồng mới rừng tập trung: thực hiện được 2.327,1 ha, giảm 18,4 so với cùng kỳ, trong đó: trồng mới rừng sản xuất 2.122,1 ha, giảm 20,85%, rừng phòng hộ 205 ha, tăng 20,08% so với cùng kỳ.

          Trồng cây lâm nghiệp phân tán: thực hiện được 686 nghìn cây các loại, tăng 0,8% so với cùng kỳ.

Công tác giao khoán, quản lý bảo vệ rừng: với diện tích 395.329 ha, tăng 5,1% so với cùng kỳ. Trong đó, hình thức khoán bảo vệ rừng được chi trả bằng tiền là 357.650 ha; giao khoán hưởng lợi từ trồng rừng cho 17.538 hộ nhận khoán.

Khai thác lâm sản: ước năm 2015 sản lượng gỗ khai thác ở các loại hình kinh tế đạt 121.905,6 m3, giảm 20,1% so với cùng kỳ. Trong đó, khai thác từ rừng tự nhiên 61.513,5 m3, giảm 20%, khai thác từ rừng trồng 60.392,1 m3, giảm 17,98%; sản lượng củi khai thác và tận dụng thực hiện 250.077 ster, giảm 7,89%; các loại lâm sản khác khai thác và thu nhặt như tre các loại ước đạt 4,2 triệu cây, tăng 0,72%; nứa hàng 1,85 triệu cây, tăng 0,38%; nguyên liệu giấy ngoài gỗ 6.780 tấn, tăng 0,07%; lồ ô các loại 2,45 triệu cây, tăng 3,8%; măng tươi 5.260 tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ.

Công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng

Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng được UBND tỉnh, ngành chức năng quan tâm chỉ đạo ngay từ đầu năm, Ban chỉ đạo các cấp đã chủ động xây dựng phương án và triển khai đến các địa bàn, thôn buôn nhằm nâng cao ý thức của người dân, đơn vị trong việc bảo vệ và phòng chống chữa cháy rừng. Số vụ cháy và diện tích rừng bị cháy giảm so với cùng kỳ. Tính từ đầu mùa khô đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 33 vụ cháy với diện tích bị cháy 80,64 ha. Trong đó, cháy rừng trồng 18 vụ, ảnh hưởng 12,5 ha; rừng tự nhiên 08 vụ ảnh hưởng 9,52 ha; cháy thảm cỏ 15 vụ với 43,92 ha. Tổng giá trị thiệt hại 266,2 triệu đồng.

Tình hình cho thuê rừng và đất lâm nghiệp

          Hiện có 337 doanh nghiệp/405 dự án thuê đất, thuê rừng đang triển khai thực hiện dự án với tổng số diện tích là 57.567,6 ha (đã trừ phần diện tích thu hồi một phần của các dự án). Thu hồi 171 dự án/25.374,56 ha (gồm 136 dự án thu hồi toàn bộ/22.679,72 ha và 35 dự án thu hồi một phần/2.694,84 ha) do không triển khai thực hiện dự án hoặc chậm tiến độ, không tổ chức, bố trí lực lượng quản lý bảo vệ rừng trên diện tích được thuê để rừng bị phá, bị lấn chiếm trái phép mà không có biện pháp ngăn chặn.

Tình hình vi phạm lâm luật

Từ đầu năm đến 20/12/2015 lực lượng chức năng đã phát hiện 1.878 vụ vi phạm lâm luật, tăng 2,01% so với cùng kỳ, các vụ vi phạm xảy ra chủ yếu là hành vi phá rừng trái phép 513 vụ, tăng 43,7%, diện tích rừng bị phá 171 ha, tăng 79,15% so cùng kỳ.

Tổng số vụ vi phạm đã xử lý 1.710 vụ, trong đó xử lý hành chính 1.654 vụ, chuyển xử lý hình sự 56 vụ. Lâm sản, phương tiện tịch thu qua xử lý vi phạm 707 chiếc phương tiện, dụng cụ các loại; 2.623,3 m3 gỗ. Thu nộp ngân sách 16,07 tỷ đồng.

3.4. Thủy sản

Tính đến thời điểm 01/11/2015 toàn tỉnh có 14.444 cơ sở hoạt động nuôi trồng thủy sản. Trong đó: hộ gia đình 14.440 cơ sở, doanh nghiệp 4 cơ sở, giảm 4,38% so với cùng kỳ (14.421 cơ sở nuôi thủy sản bằng diện tích mặt nước, chiếm 99,84% giảm 4,36%; 18 cơ sở sản xuất cá giống, chiếm 0,12%, còn lại 5 cơ sở nuôi thủy sản lồng, bè).

Diện tích nuôi trồng 2.546,84 ha, giảm 12,17%, phổ biến nuôi cá trắm, cá chép 1.520,27 ha, chiếm 59,75%, giảm 19,22%; cá rô phi 655,35 ha, chiếm 25,76%, tăng 7,81%; cá mè 252,35 ha, chiếm 9,9%, tăng 8,68%. Diện tích ươm nuôi giồng thủy sản 2,79 ha ở 16 hộ và 2 doanh nghiệp, tăng 11,6% so với cùng kỳ.

Hiện có 5 cơ sở nuôi thủy sản lồng, bè trên sông, hồ; trong đó, 01 doanh nghiệp nuôi cá tầm, cá hồi và 03 hộ nuôi cá diêu hồng và cá lăng, giảm 28,57% (-2 cơ sở) so với cùng kỳ; số lồng, bè nuôi 176 cái, giảm 4,8% (-9 cái); số lồng bè nuôi cá tầm, hồi 140 cái, chiếm 79,5% tổng số lồng, bè; thể tích lồng nuôi 24.006 m3, tăng 13,21% (2.802 m3). Trong đó, số lồng, bè cho thu hoạch trong năm là 150 lồng, chiếm 85,22% số lồng, bè nuôi; thể tích thu hoạch 22.182 m3, tăng 4,61% (978 m3) so với cùng kỳ.

Sản phẩm nuôi trồng chủ yếu là cá nước ngọt, các loại thủy sản khác được nuôi với diện tích rất ít; đặc biệt có 2 cơ sở ở Đạ Tẻh và Đà Lạt nuôi cá sấu với số lượng 220 con, tăng 124 con so với cùng kỳ.

Số cơ sở ươm giống thủy sản là 18 cơ sở, giảm 10% (- 2 cơ sở), trong đó: có 2 doanh nghiệp ươm giống thủy sản chủ yếu cá hồi, tầm giống với thể tích 1.400 m3 (trong đó có 1.000 m3 đang trong thời gian nuôi thử nghiệm), sản lượng cá giống bán ra là 0,3 triệu con; hộ gia đình 16 cơ sở với diện tích là 2,79 ha, tăng 11,6% (0,29 ha), sản lượng cá giống bán ra trong năm 26,43 triệu con. Số tiền bán cá giống thu về của các cơ sở 11,8 tỷ đồng.

Số tàu, thuyền dùng để khai thác thủy sản 278 chiếc, giảm 7,9% (-24 chiếc) so với cùng kỳ, trong đó có 31 chiếc có động cơ, còn lại 247 chiếc không động cơ, tập trung chủ yếu ở huyện Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Số tàu thuyền giảm chủ yếu ở huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên do trước đây là vùng thường xuyên xảy ra lũ lụt nên bà con trang bị vừa để phòng chống lũ lụt, vừa để tận dụng khai thác thủy sản nhưng hiện nay lũ lụt ít xảy ra, tình trạng khai thác ngày càng hạn hẹp nên số tàu thuyền người dân không còn sử dụng nhiều.

  4. Sản xuất công nghiệp

Tăng trưởng công nghiệp năm 2015 của tỉnh vẫn chưa đồng đều ở các ngành, chủ yếu tăng cao ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có chiến lược kinh doanh tốt đã tạo được thương hiệu sản phẩm tiêu thụ nhiều trong nước và xuất khẩu, chủ động tìm kiếm thị trường, tranh thủ tiếp cận các chính sách ưu đãi của Chính phủ cũng như của địa phương để cơ cấu lại sản xuất, sản phẩm, tăng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, chú trọng đến đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng, tiết kiệm tối đa chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm tăng cạnh tranh, tiêu thụ nhanh lượng hàng tồn kho để giảm áp lực vay vốn.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tháng 12 năm 2015 tăng 11,71% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 4,68%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 17,49%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,14%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,16% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2015 toàn tỉnh tăng 6,3% so với cùng kỳ. Cụ thể:

Chỉ số sản xuất ngành khai khoáng giảm 2,18%. Trong đó, sản phẩm đá xây dựng 1.703 ngàn m3, giảm 0,38%; cát tự nhiên các loại đạt 401,5 ngàn m3, giảm 16,15% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,34%. Một số sản phẩm chủ yếu đã tác động đến tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là: thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng lỏng 52,7 ngàn lít, tăng 132,22%; alumin 505,8 ngàn tấn, tăng 5,61%; bên cạnh đó một số sản phẩm giảm như: quần áo bảo hộ lao động 192,4 ngàn cái, giảm 42,17%; vải dệt thoi từ sợi tơ tằm đạt 1.949,8 ngàn m2, giảm 14,6%; rau ướp lạnh 7,7 ngàn tấn, giảm 11,28%; quần áo lót cho người lớn 3.150,9 ngàn cái, giảm 6,04%; quả và hạt ướp lạnh đạt 4,3 ngàn tấn, giảm 3,69%; chè nguyên chất 42 ngàn tấn, giảm 1,59% so với cùng kỳ.

Ngành sản xuất và phân phối điện giảm 4,54%. Trong đó, điện sản xuất ước đạt 5.125,1 triệu kwh, giảm 6,59%; điện thương phẩm đạt 914,6 triệu kwh, tăng 9,39% so với cùng kỳ.

Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,52%. Trong đó, sản lượng nước ghi thu đạt 16.781 ngàn m3, tăng 3,95%; rác thải không độc hại đã thu gom không thể tái chế 79.146 tấn, tăng 4,97% so với cùng kỳ.

* Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 11 tháng năm 2015 giảm 5,71% so với cùng kỳ. Trong đó, sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 37,68%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 4,71%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 7,99%; sản xuất trang phục giảm 34,12%; ngành dệt giảm 16,4%; sản xuất chế biến thực phẩm giảm 4,82% so với cùng kỳ.

* Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đến tháng 12/2015 giảm 7,14% so với cùng kỳ. Trong đó, sản xuất chế biến thực phẩm giảm 7,57%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 46,64%; sản xuất trang phục tăng 167,85%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 60,74%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 43,35%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 31,81%; ngành dệt tăng 11,01% so với cùng kỳ.

* Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp năm 2015 giảm 2,27% so với cùng kỳ. Chia theo ngành kinh tế: ngành khai khoáng giảm 1,84%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 3,33%; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt tăng 1,6%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,36%. Chia theo khu vực: doanh nghiệp nhà nước giảm 0,5%; doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 5,38%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,37% so với cùng kỳ.

* Xu hướng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp: quý IV so với quý III năm 2015 về tình hình sản xuất kinh doanh có 17,78% doanh nghiệp đánh giá khả quan hơn; 33,33% doanh nghiệp đánh giá khó khăn. Về khối lượng sản xuất, có 17,78% doanh nghiệp đánh giá khối lượng tăng; 31,11% doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất giảm. Về đơn đặt hàng mới, có 16,28% doanh nghiệp có số đơn đặt hàng cao hơn; 30,23% doanh nghiệp có số đơn đặt hàng giảm. Về đơn đặt hàng xuất khẩu mới, có 10% doanh nghiệp có số đơn đặt hàng cao hơn; 40% doanh nghiệp có số đơn đặt hàng giảm. Về chi phí sản xuất, có 44,44% số doanh nghiệp khẳng định chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tăng so với quý trước; 6,67% số doanh nghiệp khẳng định chi phí giảm. Về giá bán sản phẩm, có 28,89% doanh nghiệp cho biết có giá bán sản phẩm tăng; 15,56% doanh nghiệp có giá bán thấp hơn. Về tình hình tồn kho sản phẩm, có 22,22% doanh nghiệp có lượng tồn kho tăng; 31,11% doanh nghiệp có lượng tồn kho giảm. Về tồn kho nguyên vật liệu có 13,33% doanh nghiệp cho biết lượng tồn kho nguyên vật liệu tăng; 31,11% doanh nghiệp cho là giảm. Dự kiến trong quý I /2016 so với quý IV năm 2015 khối lượng thành phẩm tồn kho có 40% doanh nghiệp báo giảm; khối lượng sản xuất có 31,11% doanh nghiệp trả lời tăng, số lượng đơn đặt hàng mới có 25,58% doanh nghiệp trả lời tăng. 

5. Tình hình đăng ký kinh doanh doanh nghiệp

Từ đầu năm đến ngày 20/12/2015, đã cấp đăng ký kinh doanh cho 823 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 4.607 tỷ đồng, gồm 76 doanh nghiệp tư nhân với tổng số vốn đăng ký 99,9 tỷ đồng, 608 công ty trách nhiệm hữu hạn với tổng số vốn đăng ký 3.435,2 tỷ đồng, 139 công ty cổ phần với tổng số vốn đăng ký 1.071,9 tỷ đồng.

6. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Thực hiện Chỉ thị số 18/CT-BCT ngày 24/11/2015 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2015 và dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016. Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự vào cuộc của các doanh nghiệp tình hình kinh doanh hàng hóa trên địa bàn sẽ ổn định, không có hiện tượng thiếu hàng, găm hàng, gây đột biến về giá; đảm bảo cung ứng hàng hoá kịp thời, đáp ứng nhu cầu thị trường, không để xảy ra mất cân đối cung cầu, gây đột biến giá, chuẩn bị nguồn cung ứng thực phẩm phục vụ cho dịp Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VI, dịp Noel, Tết dương lịch 2015; dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Bính Thân 2016. Các ngành, các cấp chỉ đạo triển khai, vận động, khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện phân phối hàng hóa thiết yếu ưu tiên hàng sản xuất trong nước, đưa các chuyến bán hàng Việt về nông thôn, khu vực đông dân cư, khu công nghiệp, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc nhằm cung ứng hàng hóa kịp thời, đầy đủ cho người dân mua sắm, vui xuân đón Tết cổ truyền, thực hiện tốt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VI - năm 2015 với chủ đề “Đà Lạt - muôn màu sắc hoa” sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 29/12/2015 đến hết ngày 02/01/2016 tại TP. Đà Lạt và một số địa phương trong tỉnh; là một trong những lễ hội lớn nhất của địa phương với 9 chương trình chính như Không gian hoa; Trưng bày, triển lãm hoa, cây cảnh Đà Lạt 2015; Lễ khai mạc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VI, năm 2015; Carnaval Hoa Đà Lạt; Phiên chợ rau, hoa Đà Lạt; Phố Trà, cà phê, rượu vang Đà Lạt;  Không gian Thư pháp, Hội họa, Nhiếp ảnh về các loài hoa Đà Lạt … là dịp để thu hút khách du lịch đến tham quan, khám phá, vui chơi, giải trí.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12/2015 ước đạt 3.261,7 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 14,8%). Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 235,9 tỷ đồng, giảm 8,7%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 2.986,9 tỷ đồng, tăng 18,2% (kinh tế tư nhân đạt 1.093,5 tỷ đồng, tăng 43,1%; kinh tế cá thể đạt 1.893,2 tỷ đồng, tăng 7,5%) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 38,9 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ. Ước Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2015 đạt 35.701,7 tỷ đồng, tăng 10,6% so với cùng kỳ (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,8%) và đạt 76,8% kế hoạch năm 2015. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 2.899,2 tỷ đồng, giảm 9,9%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 32.289,8 tỷ đồng, tăng 13,3% (kinh tế tư nhân đạt 10.662,6 tỷ đồng, tăng 52,8%; kinh tế cá thể đạt 21.623,9 tỷ đồng, tăng 0,5%) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 512,7 tỷ đồng, giảm 5,8% so với cùng kỳ.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 12/2015 ước đạt 2.528,5 tỷ đồng, tăng 16,1% so với cùng kỳ (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 15,7%). Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 101,1 tỷ đồng, giảm 30,8%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 2.397,4 tỷ đồng, tăng 20,2%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 30 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ. Một số nhóm hàng chủ yếu như nhóm lương thực, thực phẩm đạt 913,3 tỷ đồng, tăng 18,7%; nhóm hàng may mặc đạt 163,8 tỷ đồng, tăng 13,5%; nhóm phương tiện đi lại (kể cả phụ tùng) đạt 505,8 tỷ đồng, tăng 87,6%; nhóm xăng dầu các loại đạt 212,9 tỷ đồng, giảm 27,7%.

Ước tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2015 đạt 27.051,1 tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,9%). Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 1.345,6 tỷ đồng, giảm 25,1%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 25.289,3 tỷ đồng, tăng 12,9%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 416,2 tỷ đồng, giảm 7,6% so với cùng kỳ. Một số nhóm hàng chủ yếu như nhóm lương thực, thực phẩm đạt 10.735,6 tỷ đồng, tăng 9,6%; nhóm phương tiện đi lại (kể cả phụ tùng) đạt 4.779,9 tỷ đồng, tăng 150,1%; nhóm hàng may mặc đạt 1.625,7 tỷ đồng, tăng 2%; nhóm xăng dầu các loại đạt 2.477,5 tỷ đồng, giảm 27,8% so với cùng kỳ.

- Doanh thu dịch vụ khác (trừ ăn uống, lưu trú và lữ hành) tháng 12/2015 ước đạt 275,8 tỷ đồng, tăng 11,2%; trong đó, doanh thu dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt 6,5 tỷ đồng, tăng 28,6%; doanh thu dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí đạt 182,9 tỷ đồng, tăng 18,2%; doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản đạt 23 tỷ đồng, giảm 31,1% so với cùng kỳ.

Ước doanh thu dịch vụ khác (trừ ăn uống, lưu trú và lữ hành) năm 2015 đạt 3.212,1 tỷ đồng, tăng 10,3%; trong đó, doanh thu dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí đạt 2.206,6 tỷ đồng, tăng 16%; doanh thu dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt 65,3 tỷ đồng, tăng 11%; doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản đạt 299,2 tỷ đồng, tăng 4,4% so với cùng kỳ.

            - Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 12/2015 ước đạt 454,7 tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 77,5 tỷ đồng, tăng 5,3%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 377,2 tỷ đồng, tăng 14,5%. Tổng lượt khách phục vụ đạt 268,1 nghìn lượt khách, tăng 37,4% so với cùng kỳ; trong đó, khách ngủ qua đêm tại các cơ sở lưu trú đạt 265,9 nghìn lượt khách, tăng 39,4% (khách trong nước đạt 246,3 nghìn lượt khách, tăng 40,3%; khách quốc tế đạt 19,6 nghìn lượt khách, tăng 28,4%); khách trong ngày đạt 2,2 nghìn lượt khách.

Ước năm 2015 doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 5.411 tỷ đồng, tăng 15,9%; trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 668 tỷ đồng, tăng 17,9%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 4.743 tỷ đồng, tăng 15,6%. Tổng lượt khách phục vụ đạt 3.001,8 nghìn lượt khách, tăng 11,6%; trong đó, khách ngủ qua đêm tại các cơ sở lưu trú đạt 2.979,1 nghìn lượt khách, tăng 14,9% (khách trong nước đạt 2.792,5 nghìn lượt khách, tăng 15,4%; khách quốc tế đạt 186,6 nghìn lượt khách, tăng 7,1%); khách trong ngày đạt 22,7 nghìn lượt khách.

- Doanh thu du lịch lữ hành tháng 12/2015 ước đạt 2,7 tỷ đồng; tổng số khách do các cơ sở lữ hành phục vụ đạt 1.981 lượt khách, tăng 241,2% so với cùng kỳ. Ước năm 2015 doanh thu du lịch lữ hành đạt 27,5 tỷ đồng, giảm 16,2%; tổng số khách do các cơ sở lữ hành phục vụ đạt 13,7 nghìn lượt khách, bằng 95,9% so với cùng kỳ.

            7. Vận tải, bưu chính viễn thông

Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước tháng 12/2015 đạt 360,4 tỷ đồng, tăng 30,6% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu vận tải đường bộ đạt 257,6 tỷ đồng, tăng 11,9%; doanh thu vận tải hàng không đạt 102,8 tỷ đồng, tăng 125,5% so với cùng kỳ. Ước doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải năm 2015 đạt 3.853,9 tỷ đồng, tăng 19,8%; trong đó, doanh thu vận tải đường bộ đạt 2.823,9 tỷ đồng, tăng 6,8%; doanh thu vận tải hàng không đạt 1.029,8 tỷ đồng, tăng 79,6% so với cùng kỳ.

Vận tải hành khách tháng 12/2015 ước đạt 2.194,4 nghìn hành khách, tăng 13% và luân chuyển đạt 271.527,6 nghìn hành khách.km, tăng 13,3% so với cùng kỳ; trong đó: vận tải hành khách đường bộ ước đạt 2.147,5 nghìn hành khách, tăng 12,7% và luân chuyển đạt 244.285,4 nghìn hành khách.km, tăng 11%; vận tải hành khách hàng không đạt 41,5 nghìn hành khách, tăng 34,2% và luân chuyển đạt 27.240,6 nghìn hành khách.km, tăng 38,9%. Ước vận tải hành khách năm 2015 đạt 28,9 triệu hành khách, tăng 9,9% và đạt 89,9% kế hoạch năm 2015; luân chuyển đạt 3.264,7 triệu hành khách.km, tăng 21,6% và đạt 119,7% kế hoạch năm 2015; trong đó: vận tải hành khách đường bộ ước đạt 28,3 triệu hành khách, tăng 9,7% và luân chuyển đạt 2.916,7 triệu hành khách.km, tăng 20,5%; vận tải hành khách hàng không đạt 446,8 nghìn hành khách, tăng 28,8% và luân chuyển đạt 302,9 triệu hành khách.km, tăng 33,7% so với cùng kỳ.

Khối lượng hàng hoá vận chuyển đường bộ tháng 12/2015 ước đạt 1.104,1 nghìn tấn, tăng 24,6% và luân chuyển đạt 143,6 triệu tấn.km, tăng 26,5% so với cùng kỳ. Ước khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2015 đạt 9.001,5 nghìn tấn, tăng 10% và đạt 120,4% kế hoạch năm 2015; luân chuyển đạt 1.277,7 triệu tấn.km, tăng 22,8% so với cùng kỳ và đạt 141,2% kế hoạch năm 2015.

Doanh thu hoạt động bưu chính viễn thông tháng 12/2015 ước đạt 106,8 tỷ đồng, giảm 11,8% so với cùng kỳ. Số thuê bao điện thoại phát triển mới ước đạt 9.586 thuê bao, trong đó; thuê bao di động đạt 9.370 thuê bao, thuê bao cố định đạt 216 thuê bao. Số thuê bao internet phát triển mới đạt 3.360 thuê bao, tăng 42,7% so với cùng kỳ. Ước doanh thu hoạt động bưu chính viễn thông năm 2015 đạt 1.249,1 tỷ đồng, bằng 91,8% so với cùng kỳ; số thuê bao điện thoại phát triển mới đạt 183.860 thuê bao, trong đó; thuê bao di động đạt 181.304 thuê bao, thuê bao cố định đạt 2.556 thuê bao. Số thuê bao internet phát triển mới đạt 31.361 thuê bao, tăng 7,6% so với cùng kỳ.

            II. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ

            1. Chỉ số giá

                        1.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Năm 2015 giá bán lẻ điện bình quân đã được điều chỉnh tăng 7,5% và sự điều chỉnh giá xăng dầu đã tác động đến chi phí sản xuất, giá thành, giá bán một số hàng hóa, dịch vụ. Trong tháng cuối năm nhu cầu nguyên vật liệu tăng do các doanh nghiệp tăng cường sản xuất, dự trữ hàng hóa, chuẩn bị nguồn cung hàng hóa phục vụ nhân dân dịp lễ Tết. Tuy nhiên, có một số yếu tố quan trọng góp phần bình ổn mặt bằng giá như giá nhiều nguyên nhiên vật liệu thị trường thế giới ổn định; trong nước giá xăng dầu giảm, nguồn cung hàng hoá trong nước vẫn dồi dào; các bộ, ngành, địa phương đang tích cực thực hiện công tác bình ổn thị trường những tháng cuối năm và dịp Lễ Festival Hoa sắp tới, các chương trình khuyến mãi, giảm giá cũng được nhiều doanh nghiệp, địa phương thực hiện cũng đã kiềm chế bớt tốc độ tăng của CPI. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2015 tăng 0,02% so với tháng trước, tăng 0,34% so với  cùng kỳ. Cụ thể: nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,4%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,24%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,21%, trong đó nhóm lương thực tăng 0,06%, thực phẩm tăng 0,32%, ăn uống ngoài gia đình ổn định; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,15%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,1%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,09%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,07% so với tháng trước. Bên cạnh đó, nhóm giao thông giảm 1,43%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế; nhóm bưu chính viễn thông; nhóm giáo dục ổn định so với tháng trước. Bình quân 12 tháng năm 2015, CPI tăng 0,8% so với bình quân 12 tháng năm 2014.

1.2. Chỉ số giá vàng và Đô la Mỹ

Giá vàng 99,99 trên địa bàn tỉnh ngày 20/12/2015 bán ra bình quân gần 3 triệu đồng/chỉ, giảm 3,43% so với tháng trước, nguyên nhân giá vàng thế giới giảm mạnh do chịu sức ép từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất 0,25% từ ngày 17/12/2015 và giảm 4,69% so với cùng kỳ, bình quân 12 tháng giảm 4,71% so với bình quân cùng kỳ. Giá USD bán ra bình quân tháng 12/2015 dao động ở mức 22.352 đồng/USD. Chỉ số giá USD tháng 12/2015 tăng 0,76% so với tháng trước và giảm 0,03% so với cùng kỳ; bình quân 12 tháng tăng 2,33% so với bình quân cùng kỳ.

1.3. Chỉ số giá sản xuất

Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản quý 4 năm 2015 giảm 2,68% so với quý trước và giảm 3,97% so với cùng kỳ. Chỉ số giá bán sản phẩm nông nghiệp giảm 2,75% so với quý trước và giảm 4,07% so với cùng kỳ. Cụ thể: Cây hàng năm tăng 4,41% so với quý trước và tăng 10,85% so với cùng kỳ; một số mặt hàng chủ yếu là thóc giảm 11,61%; ngô và cây lương thực có hạt khác giảm 5,18%; củ có chất bột tăng 5,68%; rau đậu hoa cây cảnh tăng 19,97% so với cùng kỳ. Cây lâu năm giảm 6,4% so với quý trước và giảm 11,58% so với cùng kỳ; trong đó, hạt điều tăng 57,14%; hồ tiêu tăng 22,29%; cà phê giảm 13,39%; chè giảm 9,27% so với cùng kỳ. Sản phẩm chăn nuôi giảm 0,9% so với quý trước và tăng 1,68% so với cùng kỳ, trong đó gia súc tăng 3,27%; gia cầm giảm 4,23% so với cùng kỳ. Sản phẩm lâm nghiệp tăng 0,2% so với quý trước và giảm 0,58% so với cùng kỳ; trong đó, hàng lâm sản khai thác tăng 0,21% so với quý trước và giảm 0,81% so với cùng kỳ; sản phẩm lâm sản thu nhặt tăng 2,85% so với quý trước và tăng 3,3% so với cùng kỳ. Sản phẩm thủy sản giảm 1,77% so với quý trước và giảm 0,93% so với cùng kỳ.

Chỉ số giá cước vận tải kho bãi quý 4 năm 2015 giảm 1,3% so với quý trước và giảm 5,6% so với cùng kỳ. Trong đó: Giá cước vận tải hành khách giảm 0,67% so với quý trước và giảm 6,51% so với cùng kỳ; vận tải hàng hóa giảm 2,02% so với quý trước và giảm 4,85% so với cùng kỳ; dịch vụ kho bãi và hỗ trợ vận tải ổn định. Chia theo ngành đường thì dịch vụ vận tải đường bộ giảm 1,47% so với quý trước và giảm 5,43% so với cùng kỳ; trong đó, dịch vụ vận tải hành khách đường bộ trong nội, ngoại thành tăng 0,52% so với quý trước và giảm 13,38% so với cùng kỳ; dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường bộ giảm 2,02% so với quý trước và giảm 4,85% so với cùng kỳ.

2. Đầu tư, xây dựng

2.1. Đầu tư

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2015 ước đạt 21.200 tỷ đồng, tăng 17,65% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn do trung ương quản lý đạt 766,1 tỷ đồng, bằng 89,8% so với  cùng kỳ.

Vốn đầu tư phát triển thuộc khu vực nhà nước quản lý đạt 3.855,4 tỷ đồng, tăng 5,69%, chủ yếu thực hiện các công trình đầu tư phát triển các ngành kinh tế có ưu thế của địa phương và xây dựng cơ sở hạ tầng về lĩnh vực thuỷ lợi, giao thông, giáo dục, y tế…và các công trình trọng điểm của tỉnh.

Vốn đầu tư phát triển thuộc khu vực ngoài nhà nước đạt 16.772,2 tỷ đồng, tăng 22,47% so với cùng kỳ, chiếm 79,11% trong tổng vốn. Trong đó, vốn đầu tư của doanh nghiệp đạt 7.056,4 tỷ đồng và vốn đầu tư của hộ gia đình đạt 9.715,7 tỷ đồng.

 Nguồn vốn thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 572,5 đồng, tương đương 26 triệu USD, bằng 84,48% so với cùng kỳ, chiếm 2,70% trong tổng vốn.

Bảng 2:  Tổng vốn đầu tư phát triển

 

Thực hiện

năm 2014

(triệu đồng)

Ước thực hiện

năm 2015

(triệu đồng)

% so sánh

năm 2015

với năm 2014

Tổng vốn đầu tư phát triển

18.020.000

21.200.000

117,65

1. Vốn nhà nước

3.647.952

3.855.373

105,69

2. Vốn ngoài nhà nước

13.694.391

16.772.152

122,47

3. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

677.657

572.475

84,48

         

Tiến độ thực hiện một số công trình trọng điểm trên địa bàn:

          Dự án Quảng trường Trung tâm thành phố Đà Lạt: tổng mức đầu tư 681,5 tỷ đồng, đã thi công xong gói thầu 20,22,25,26,27,29...; đang thực hiện các gói thầu 19,28 giá trị thực hiện đạt 348,9/406,3 tỷ đồng, đạt 85,86% kế hoạch. Một số gói thầu khác cơ bản hoàn thành đang tiến hành lập hồ sơ quyết toán  như gói thầu 20,25,26,27,29; xây dựng, lắp đặt hệ thống khung nhôm, dán gương giàn khối hoa, chống thấm giàn mái, lắp đặt hệ thống điện nước, PCCC, trồng hoa cây xanh, lắp đặt hệ thống chiếu sáng...công trình dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2015 đưa vào sử dụng trong dịp Festival Hoa..

         Một số công trình khác trên địa bàn tỉnh: đang chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng một số công trình như: Công viên Trần Hưng Đạo; đường Trần Nhân Tông; đường Thông Thiên Học; mở rộng đường Hải Thượng; đường Phan Đình Phùng; trường THCS Trần Quốc Toản; đường vào bãi rác; khu ứng dụng sinh học (Bảo Lộc); đường giao thông nội thị Bằng Lăng; đường từ QL 27 vào khu dân cư Đạ M’pô; nhà văn hóa thiếu nhi huyện; đài tưởng niệm liệt sĩ; hồ chứa nước Đạ Chao (Đam Rông); đường Tân Hà – Đan Phượng; đường Tân Hà – Phúc Thọ; trường tiểu học Đinh Văn 4, Tân Văn 3 (Lâm Hà); dự án định canh định cư  tập trung tại tiểu khu 264 (Lâm Hà); nhà văn hóa huyện Đơn Dương; các công trình thuộc chương trình nông thôn mới (Đơn Dương); đường vào trường TH Hòa Bắc 2; trường mầm non Gia Bắc; trạm y tế xã Ninh Hòa; hồ chứa nước Đạ Bro (Di Linh); đường nội thị thị trấn Lộc Thắng; đường giao thông từ QL 20 vào TT xã Lộc Thành; đường GTNT 1 Phú Lộc; trường mầm non Hoa Mai (Bảo Lâm); Trụ sở làm việc HĐND&UBND huyện Đạ Huoai; xã Đạ Tồn; xã Madagui; trường THCS xã Madagui; chuyển đổi cây trồng các xã Đoàn Kết; Đạ Ploa; Phước Lộc (Đạ Huoai); đường 721; trường THCS& THPT liên huyện phía Nam, trụ sở UBND xã Hà Đông, Quốc Oai, Đạ Pal; kè chống sạt lở qua tổ dân phố 3A, TT Đạ Tẻh; đường lô 2, đường 271; ĐH91; các trường mầm non Phước Cát 2, Phù Mỹ, trường THCS Nam Ninh, Quảng Ngãi, Gia Viễn (Cát Tiên).

* Riêng nguồn vốn trái phiếu chính phủ năm 2015 ước đạt 612,5 tỷ đồng, tăng 35,51% so với cùng kỳ, chủ yếu thực hiện công trình thủy lợi, giáo dục và chương trình nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

2.2. Tình hình thu hút đầu tư

Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài: trong năm 2015 có cấp phép mới 05 dự án, với tổng vốn đăng ký là 7,6 triệu USD; 33 lượt điều chỉnh chứng nhận đầu tư. Thu hồi 08 dự án đầu tư với tổng số vốn 7,5 triệu USD. Đến cuối năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 103 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 480,2 triệu USD.

Tình hình thu hút vốn đầu tư trong nước: trong năm 2015 có 35 dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn đăng ký đầu tư 2.174,6 tỷ đồng, quy mô diện tích 563,4 ha; điều chỉnh 23 giấy chứng nhận đầu tư; thu hồi toàn bộ 10 giấy chứng nhận đầu tư.

3. Tài chính, tín dụng

            3.1. Hoạt động tài chính

Tăng trưởng kinh tế so với cùng kỳ đạt khá nhưng nhìn chung thu ngân sách nhà nước tỉnh Lâm Đồng thực hiện được trong năm 2015 vẫn còn đạt thấp so với dự toán. Nguyên nhân do quy mô nền kinh tế vẫn còn nhỏ, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm còn hạn chế, mức độ phục hồi và vượt qua khó khăn của các doanh nghiệp còn chậm, thị trường bất động sản tiếp tục ngưng trệ, các doanh nghiệp tiếp tục được hưởng chính sách miễn giảm thuế.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ đầu năm đến 15/12/2015 đạt 4.686,2 tỷ đồng, bằng 66,95% so dự toán, tăng 5,79% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa đạt gần 3.966 tỷ đồng, bằng 77,76% so dự toán, giảm 1,02% so với cùng kỳ. Trong thu nội địa, thu từ doanh nghiệp Trung ương đạt 622,5 tỷ đồng, bằng 56,57% so dự toán, giảm 3,26%; thu từ doanh nghiệp địa phương đạt 101,3 tỷ đồng, bằng 122,87% so dự toán, giảm 3,26%; thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 71,3 tỷ đồng, bằng 46,52% so dự toán, giảm 22,96%; thu thuế ngoài quốc doanh đạt 1.005,4 t đồng, bằng 62,52% so dự toán, giảm 5,6%; thuế trước bạ đạt 204,3 tỷ đồng, bằng 97,71% so dự toán, tăng 22,63%; thuế thu nhập cá nhân đạt 293,9 tỷ đồng, bằng 95,12% so dự toán, tăng 43,32%; thu phí, lệ phí đạt 220,3 tỷ đồng, bằng 101,39% so dự toán, giảm 53,73% so với cùng kỳ. Thu thuế từ đất, nhà đạt 698,3 tỷ đồng, bằng 87,29% so dự toán, tăng 33,08% so với cùng kỳ. Thu khác ngân sách đạt 157,6 tỷ đồng, bằng 39,4% so dự toán, giảm 50,97% so với cùng kỳ. Thu thuế qua hải quan đạt 81,6 tỷ đồng, bằng 81,57% so dự toán, giảm 4,65% so với cùng kỳ. Thu xổ số kiến thiết đạt 425,2 tỷ đồng, bằng 111,88% dự toán, tăng 29,68% so với cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách địa phương từ đầu năm đến ngày 15/12/2015 đạt 9.910 tỷ đồng, bằng 93,84% so dự toán, tăng 0,81% so với cùng kỳ. Trong đó, thu điều tiết đạt 4.231,3 tỷ đồng, bằng 85,75% so dự toán, tăng 10,42%; thu bổ sung từ ngân sách Trung ương đạt 3.911,5 tỷ đồng, bằng 104,98% so dự toán, tăng 3,74% so với cùng kỳ.

Tổng chi ngân sách địa phương từ đầu năm đến 15/12/2015 đạt gần 13.445 tỷ đồng, bằng 127,32% so dự toán, tăng 2,72% so với cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 2.227 tỷ đồng, bằng 199,06% so dự toán, tăng 2,15%; chi thường xuyên đạt 5.961 tỷ đồng, bằng 98,62% dự toán, tăng 1,68%. Trong tổng chi thường xuyên, chi sự nghiệp kinh tế đạt 808,1 tỷ đồng, bằng 117,3% so dự toán, tăng 28,3%; chi giáo dục, đào tạo đạt 2.617,9 tỷ đồng, bằng 94,13% so dự toán, tăng 3,26%; chi y tế đạt 571,7 tỷ đồng, bằng 77,41% so dự toán, giảm 40,36%; chi quản lý hành chính đạt 1.262,6 tỷ đồng, bằng 106,21% so dự toán, tăng 12,39% so với cùng kỳ.

3.2. Hoạt động tín dụng

Năm 2015 Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng tiếp tục triển khai các chủ trương, chính sách, quy định của ngành, của nhà nước đến các tổ chức tín dụng trên địa bàn; thực hiện công tác quản lý ngoại hối, quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn; triển khai thực hiện chính sách tín dụng và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường; tiếp tục mở rộng tín dụng, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tiếp cận vay vốn ngân hàng và bảo đảm tuyệt đối an toàn kho quỹ đáp ứng kịp thời nhu cầu tiền mặt cho các chi nhánh ngân hàng và Kho bạc Nhà nước trên địa bàn.

Ước đến 31/12/2015 vốn huy động đạt 29.500 tỷ đồng, tăng 12,17% so với cùng kỳ. Trong đó, tiền gửi dân cư đạt 24.400 tỷ đồng, chiếm 82,71% tổng vốn huy động, tăng 16,19%; tiền gửi thanh toán, tiền gởi khác đạt 5.100 tỷ đồng, chiếm 17,29% tổng vốn huy động, giảm 3,77% so với cùng kỳ.

Ước đến 31/12/2015 tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 42.000 tỷ đồng, tăng 37,7% so với cùng kỳ. Trong đó, dư nợ trung dài hạn 15.400 tỷ đồng, chiếm 36,67% tổng dư nợ, tăng 28,33% so với cùng kỳ; dư nợ ngắn hạn 26.600 tỷ đồng, chiếm 63,33% tổng dư nợ, tăng 37,9% so với cùng kỳ.

Ước đến 31/12/2015 tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng 320 tỷ đồng, chiếm 0,76% tổng dư nợ, giảm 29,52% so với cùng kỳ.           

            4. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

            4.1. Xuất khẩu

            Kim ngạch xuất khẩu tháng 12 năm 2015 đạt 30,2 triệu USD, giảm 40,66% so với cùng kỳ. Trong đó: kinh tế nhà nước đạt 9,6 triệu USD, chiếm 31,86% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và giảm 59,4%; kinh tế tư nhân đạt 7,5 triệu USD, chiếm 24,87% và giảm 43%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 13,1 triệu USD, chiếm 43,27% và giảm 6,8% so với cùng kỳ. Các mặt hàng như: Alumin đạt 30 nghìn tấn, trị giá 8,1 triệu USD, giảm 50,84% về lượng và giảm 63,03% về giá trị, thị trường xuất khẩu là Trung Quốc đạt 6,2 triệu USD, Nhật Bản đạt 1,9 triệu USD; hàng rau quả 558,7 tấn, trị giá 1,6 triệu USD, giảm 14,4% về lượng và giảm 0,1% về giá trị; hạt điều đạt 123 tấn, trị giá 947 nghìn USD, tăng 100,98% về lượng và tăng 129,8% về giá trị; cà phê đạt 5.245,4 tấn, trị giá 8,6 triệu USD, giảm 10,74% về lượng và giảm 31,35% về giá trị, trong đó: cà phê xuất sang thị trường Italia đạt 3,8 triệu USD, Hàn Quốc đạt 622 nghìn USD, Tây Ban Nha đạt 546 nghìn USD; chè chế biến đạt 1.415,7 tấn, trị giá 3,1 triệu USD, giảm 5,39% về lượng và giảm 3,55% về giá trị, chủ yếu là mặt hàng chè xanh, chè đen và chè chế biến xuất sang Đài Loan đạt 1,4 triệu USD, Pa-ki-xtan đạt 947 nghìn USD; sản phẩm bằng plastic đạt 247,9 nghìn USD, giảm 52,5%; hàng dệt may 1.159 nghìn USD, tăng 0,39%; hàng hóa khác đạt 5,4 triệu USD, giảm 36,69% so với cùng kỳ.

            Kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 403,6 triệu USD, đạt 84,08% so kế hoạch và giảm 20,35% so với cùng kỳ. Trong đó: kinh tế nhà nước đạt 156,3 triệu USD, chiếm 38,72% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và giảm 12,85%; kinh tế tư nhân đạt 92,6 triệu USD, chiếm 22,95% và giảm 21,85%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 154,7 triệu USD, chiếm 38,33% và giảm 25,94% so với cùng kỳ. Các mặt hàng như: Alumin đạt 459,6 nghìn tấn, trị giá 142,6 triệu USD, giảm 2,95% về lượng và giảm 7,76% về giá trị; hàng rau quả đạt 8,9 nghìn tấn, trị giá 19,5 triệu USD, tăng 16,87% về lượng và tăng 7,98% về giá trị; hạt điều đạt 1,5 nghìn tấn, trị giá 11,4 triệu USD, tăng 19,71% về lượng và tăng 32,77% về giá trị; cà phê đạt 56,8 nghìn tấn, trị giá 109,2 triệu USD, giảm 34,11% về lượng và giảm 39,5% về giá trị; chè chế biến đạt 12,9 nghìn tấn, trị giá 29,3 triệu USD, giảm 21,18% về lượng và giảm 20,33% về giá trị; sản phẩm bằng plastic đạt 3,4 triệu USD, giảm 9,99%; hàng dệt may đạt 11,9 triệu USD, giảm 4,45%; hàng hóa khác đạt 59,8 triệu USD, giảm 12,29% so với cùng kỳ.

            4.2. Nhập khẩu hàng hóa         

            Kim ngạch nhập khẩu tháng 12 năm 2015 đạt 4,4 triệu USD, giảm 36,54% so với cùng kỳ. Trong đó: kinh tế tư nhân đạt 2,3 triệu USD, chiếm 53,14% và giảm 44,28%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2 triệu USD, chiếm 46,86% và giảm 24,66% so với cùng kỳ. Các sản phẩm nhập khẩu như: phân bón đạt 9,4 tấn, trị giá 46,2  nghìn USD, giảm 93,94% về lượng và giảm 28,37% về giá trị; tơ, xơ, sợi dệt đạt 34,2 tấn, trị giá đạt 566,5 nghìn USD, giảm 29,48% về lượng và giảm 10,34% về giá trị; vải may mặc đạt 255,4 nghìn USD, giảm 6,55%; phụ liệu hàng may mặc đạt 73,1 nghìn USD, giảm 68,89%; hàng hóa khác đạt 2,5 triệu USD, giảm 36,82% so với cùng kỳ.

            Kim ngạch nhập khẩu năm 2015 đạt 65,1 triệu USD, đạt 130,27% so kế hoạch và giảm 12,62% so với cùng kỳ. Trong đó: kinh tế Nhà nước đạt 7,8 nghìn USD, chiếm 0,01% trong tổng kim ngạch nhập khẩu; kinh tế tư nhân đạt 31,5 triệu USD, chiếm 48,35%, giảm 26,16%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 33,6 triệu USD, chiếm 51,64% và tăng 5,46%. Các sản phẩm nhập khẩu như: phân bón đạt 1.638,3 tấn, trị giá 901,8 nghìn USD, giảm 30,34% về lượng và giảm 16,1% về giá trị; tơ, xơ, sợi dệt đạt 382,8 tấn, trị giá đạt 6.679,7 nghìn USD, giảm 29,12% về lượng và giảm 12,29% về giá trị; vải may mặc đạt 3,2 triệu USD, tăng 5,02%; phụ liệu hàng may mặc đạt 2.914 nghìn USD, tăng 89,61%; máy móc thiết bị phụ tùng đạt 7,5 triệu USD, giảm 34,48%; hàng hóa khác đạt gần 33 triệu USD, giảm 13,51% so với cùng kỳ.

            III. BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI, PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN HÓA VÀ CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI KHÁC

          1. Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư

            Dân số trung bình sơ bộ năm 2015 là 1.273.317 người, dân số trong độ tuổi lao động là 789.972 người, trong đó 713.977 người đang làm việc trong các ngành kinh tế. Trong năm, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho khoảng 29,2 ngàn lao động; trong đó, xuất khẩu lao động khoảng 600 người ở các thị trường Nhật Bản, Malaysia, Trung Đông và Đài Loan. Tính đến thời điểm 15/12/2015, toàn tỉnh có 3.311 người nộp đơn và hưởng bảo hiểm thất nghiệp, qua đó kịp thời hỗ trợ người lao động khắc phục khó khăn trong thời gian mất việc làm.

 Tỷ lệ lao động thất nghiệp năm 2015 là 1,12% (khu vực thành thị là 1,65%), tỷ lệ thiếu việc làm vẫn còn khá cao do nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn phải ngừng hoạt động hoặc giải thể, lao động khó tìm việc làm mới, thị trường xuất khẩu lao động gặp nhiều khó khăn.

 Đời sống dân cư nông thôn: năm 2015, phần lớn các hộ dân cư ở nông thôn có điều kiện sản xuất, kinh doanh và thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi và một số ngành nghề khác có những chuyển biến tốt. Các chương trình chính sách, hỗ trợ và khuyến khích sản xuất được triển khai đến các địa phương, chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã góp phần tăng hộ nông dân làm giàu và giá trị đem lại cao hơn nhiều so với canh tác truyền thống, cụ thể: sản xuất rau cao cấp đạt bình quân trên 400 triệu đồng/ha/năm cao gấp 2 lần so với bình quân chung, trên cây hoa cao cấp đạt bình quân 800 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm, cao gấp 1,6 lần so với bình quân chung; chè chất lượng cao đạt từ 200-250 triệu đồng/ha.

Tình hình xây dựng nông thôn mới: toàn tỉnh đã có 25 xã được UBND tỉnh quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; có 25 xã được Ban chỉ đạo và UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thẩm tra và đề nghị thẩm định trình UBND tỉnh xem xét công nhận đạt chuẩn NTM; có 17 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 35 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; 15 xã đạt từ 7- 9 tiêu chí; bình quân toàn tỉnh đạt 15 tiêu chí/xã; huyện Đơn Dương được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện đạt chuẩn XD NTM. Phấn đấu đến cuối năm 2015: có ít nhất 43 xã đạt chuẩn NTM; thành phố Đà Lạt và thành phố Bảo Lộc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; phấn đấu số tiêu chí bình quân mỗi xã đạt 15 tiêu chí.

Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng NTM: Tổng nguồn vốn huy động cho giai đoạn 2010 – 201533.581 tỷ đồng. Bao gồm: vốn ngân sách nhà nước là 3.581 tỷ đồng, chiếm 10,66%; vốn tín dụng: dư nợ cho vay XD NTM tại 117/117 xã16.242 tỷ đồng, chiếm 48,37%; vốn dân đóng góp là 9.143 tỷ đồng, chiếm 27,23% (dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng 753 tỷ đồng, chưa tính phần hiến đất, hoa màu, vật kiến trúc...), đầu tư phát triển sản xuất 8.390 tỷ đồng (chỉ tính phần xây dựng nhà kính, nhà lưới, hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước); vốn huy động từ các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã  4.615 tỷ đồng, chiếm 13,74%.

Đời sống cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương vẫn duy trì ổn định. Từ ngày 01/01/2015 tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống sẽ được điều chỉnh hỗ trợ tăng thêm đã được áp dụng. Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người khu vực nhà nước Trung ương đóng trên địa bàn đạt 6,5 triệu đồng/người/tháng, cao hơn khu vực địa phương quản lý 1,4 lần (thu nhập bình quân khu vực địa phương 4,65 triệu đồng/người/tháng). Đối với các đơn vị địa phương quản lý có ngành xây dựng thu nhập bình quân một người 1 tháng cao nhất đạt 6,3 triệu đồng, bằng 1,6 lần so với các đơn vị quản lý nhà nước (3,94 triệu đồng).

2. Công tác an sinh xã hội

Tình trạng thiếu đói giáp hạt: Tổng số hộ thiếu đói là 1.730 hộ, tương ứng với 6.132 khẩu; tổng số gạo hỗ trợ thiếu đó giáp hạt là 95,5 tấn gạo. Để khắc phục tình trạng thiếu đói UBND các cấp đã cấp kinh phí để hỗ trợ gạo chỉ trong tháng 02/2015 cho mỗi nhân khẩu 15 kg gạo.

Toàn tỉnh đang quản lý 39.457 đối tượng chính sách, trong đó: thương binh 3.939, bệnh binh 1.976, Liệt sĩ 4.976, Mẹ Việt Nam Anh hùng 275 (45 Mẹ còn sống), Anh hùng 04, có công cách mạng 1.101, tiền khởi nghĩa 120, lão thành cách mạng 94, tù đày 839, hoạt động kháng chiến 23.500, chất độc hóa học 2.461, đối tượng thuộc các Quyết định 142,53, 62/QĐ-TTg là 170 người, số đối tượng chi trả trợ cấp hàng tháng là 9.989 người; kinh phí chi trả cả năm 2015 khoảng 195 tỷ đồng.

Nhân dịp đón xuân Ất Mùi 2015 đối với những người có công, đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội, các hộ nghèo, cận nghèo được tặng quà và trợ cấp tết bằng tiền mặt và hiện vật, trị giá tổng số tiền là 27,4 tỷ đồng, trong đó chi hỗ trợ cho 95.199 đối tượng, tương ứng với 113.545 suất quà được nhận; đã hỗ trợ, thăm hỏi, động viên cho 673 lượt bệnh nhân nằm điều trị trong dịp Tết với tổng kinh phí hỗ trợ là 35,6 triệu đồng.

Nhân kỷ niệm 68 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2015), các đối tượng chính sách được các cấp, các ngành, các đơn vị trong tỉnh quan tâm thăm hỏi tặng quà với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng.

            Vận động đóng góp Quỹ đền ơn đáp nghĩa: 3,29 tỷ đồng; xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa 104 căn (xây mới 50, sửa chữa 54) với tổng kinh phí 2,969 tỷ đồng; tặng 10 sổ tiết kiệm, kinh phí 9,5 triệu đồng; chi hỗ trợ kinh phí cho quỹ đền ơn đáp nghĩa cấp huyện và trợ cấp khó khăn đột xuất: 830,5 triệu đồng; tồn quỹ của tỉnh 474,4 triệu đồng.

3. Hoạt động văn hóa - tuyên truyền

Các hoạt động văn hóa thông tin chuẩn bị cho tổ chức lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VI-2015, với chủ đề Đà Lạt - Muôn màu sắc hoa đang được khẩn trương thực hiện. Lễ hội gồm 9 chương trình hoạt động chính và 21 chương trình hưởng ứng lễ hội. Đến nay, Hiệp hội Hoa Đà Lạt - đơn vị đảm nhận không gian hoa quanh hồ Xuân Hương đã lên ma-ket 30 tiểu cảnh hoa tại 5 vị trí quanh hồ, đã vận động được 28 đơn vị tham gia dưới hình thức cuộc thi, trong đó có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia; đã trồng hơn 300 ngàn chậu với hơn 30 loài hoa và thường xuyên kiểm tra sự sinh trưởng của cây. Để tuyên truyền những ngày lễ lớn trên toàn tỉnh đã treo dựng 2.721 phướn, 15 băng rôn, 79 Pano; thiết kế, dàn dựng và trang trí 11 sân khấu lớn; may mới, treo 180 cờ đuôi nheo, 20 pano vải… với tổng diện tích 6.791,7 m2 . Tổ chức liên hoan tuyên truyền lưu động chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X nhiệm kỳ 2015-2020. Tổ chức 02 đợt xe tuyên truyền cổ động, diễu hành chào mừng các sự kiện quan trọng của địa phương, gồm 12 xe chuyên dùng của các đội tuyên truyền lưu động. Đội thông tin lưu động của Trung tâm Văn hóa tỉnh triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền lưu động chào mừng Đại hội Đảng các cấp và tuyên truyền Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn với trên 100 buổi và tổ chức 80 buổi triển lãm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới, triển lãm ảnh tuyên truyền chào mừng kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 Công tác bảo tồn, bảo tàng và phát huy di sản văn hóa dân tộc: Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 33 di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, trong đó có 13 di tích thắng cảnh cấp tỉnh, 18 di tích thắng cảnh cấp quốc gia và 02 di tích quốc gia đặc biệt. Bảo tàng Lâm Đồng đón 39.980 lượt khách đến tham quan nghiên cứu (trong đó có 1.562 khách quốc tế), đạt 124,93% kế hoạch năm 2015. Công tác văn hóa và nghệ thuật: Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh Lâm Đồng đã dàn dựng được 02 chương trình với chủ đề: “Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân đổi mới” và chương trình nghệ thuật “Chào mừng thành công Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng”. Tổ chức 110 buổi biểu diễn, trong đó: 70 buổi biểu diên vùng sâu, vùng xa, 10 buổi giao lưu các tỉnh bạn; 05 buổi phục vụ các đoàn khách quốc tế, 05 buổi biểu diễn có thu và 20 buổi phục vụ hội nghị, lễ, tết, khách du lịch… thu hút khoảng 300.000 lượt người xem.

 Công tác điện ảnh: đã tổ chức thành công 09 đợt phim chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm và đợt phim hè năm 2015 “Vui hè nhớ về cội nguồn”. Khai thác bộ phim tài liệu Đổi mới, Từ Đại hội đến đại hội tuyên truyền Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020. Tổ chức 49 buổi chiếu tuyên truyền về biển đảo (10 buổi chiếu tại Rạp 3/4, 39 buổi chiếu lưu động). Nhân bản và phát hành 25 phim truyện, 10 phim tài liệu thời sự. Thực hiện 300m2 pano cổ động, 25 tài liệu cổ động xe loa, 65 video clip phục vụ công tác tuyên truyền kết hợp chiếu phim. Hoạt động chiếu bóng lưu động thực hiện 540 buổi chiếu, đạt 100% kế hoạch năm, phục vụ 108.000 lượt người xem, đặc biệt là tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Rạp 3 tháng 4 thực hiện 383 buổi chiếu, đạt 127,67% kế hoạch năm, phục vụ 10.000 lượt người xem.

Công tác thư viện:  Thư viện tỉnh đã cấp phát 3.755 thẻ bạn đọc, trong đó có 478 thẻ người lớn, 3.277 thẻ thiếu nhi (3.000 thẻ thiếu nhi cấp miễn phí), phục vụ 117.782 lượt bạn đọc, luân chuyển 166.499 lượt tài liệu, 24.272 lượt bạn đọc truy cập internet. Trong năm 2015, bổ sung 10.000 bản sách và 200 loại báo, tạp chí nâng tổng số tài liệu thư viện tỉnh hiện có 233.955 bản, đạt 100% kế hoạch năm. Đối với thư viện huyện đáp ứng ngày càng nhiều cho nhu cầu của bạn đọc, thực hiện tốt công tác tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị; công tác luân chuyển, bổ sung sách, báo được quan tâm thực hiện thường xuyên.

Phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở: Các chỉ tiêu thực hiện phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong năm 2015 như sau: Có 249.000/287.823 hộ được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, đạt 86,51%; có 1.355/1.551 khu dân cư đã được công nhận danh hiệu văn hóa, đạt tỷ lệ 87,36%; có 45/147 xã, phường, thị trấn đã được công nhận danh hiệu văn hóa, đạt 30,6%. 

           4. Hoạt động thể dục - thể thao

Trong năm 2015, ngành thể dục- thể thao Lâm Đồng đã tổ chức các hoạt động thể thao thu hút nhiều đối tượng thuộc các lứa tuổi tham gia vào việc rèn luyện sức khoẻ, vui chơi lành mạnh góp phần xây dựng đời sống văn hoá mới ở địa phương, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

 Thể thao thành tích cao: tham gia thi đấu 46 giải thể thao khu vực, quốc gia và quốc tế với 501 VĐV. Kết quả đạt 194 huy chương (45 HCV, 60 HCB, 89 HCĐ ), đạt 150% kế hoạch năm. Trong đó: 06 Huy chương quốc tế (03 HCV, 02 HCB, 01 HCĐ); 23 VĐV đạt đẳng cấp (06 VĐV kiện tướng, 02 dự bị kiện tướng và 15 VĐV cấp I quốc gia). Quản lý 12 lớp năng khiếu và các đội tuyển với gần 185 vận động viên. Đội tuyển bóng đá nam tỉnh Lâm Đồng vẫn duy trì thi đấu hạng nhì quốc gia mùa giải năm 2016. Cử 07 trọng tài tham gia công tác trọng tài tại các giải quốc gia; cử 10 huấn luyện viên, hướng dẫn viên tham dự các lớp tập huấn do Tổng cục TDTT và các Liên đoàn thể thao tổ chức. Phối hợp với Tổng cục TDTT, các Liên đoàn thể thao Việt Nam đăng cai tổ chức 01 giải quốc tế, 07 giải toàn quốc và khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

 Thể thao quần chúng: phong trào TDTT quần chúng tiếp tục được duy trì và phát triển, năm 2015 có khoảng 289.000 người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên. Số gia đình thể thao là 33.500 hộ. Tính đến nay có 987 CLB thể dục thể thao cơ sở hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh. Tổ chức và phối hợp tổ chức thành công 20 giải thể thao truyền thống hàng năm của tỉnh với 12 môn, thu hút trên 2.300 lượt VĐV tham dự. Phối hợp, giúp các sở, ban, ngành, đoàn thể và các đơn vị tổ chức trên 50 giải thể thao và hội thao.

          5. Hoạt động y tế

Trong năm 2015, không phát hiện trường hợp nhiễm cúm A (H5N1), (H5N6), (H7N9), (H5N8), Mers CoV, bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm. Phát hiện chùm ca bệnh do cúm A (H1N1) với 40 ca mắc (trong đó huyện Đạ Tẻh: 37 ca, huyện Đức Trọng: 01 ca, huyện Di Linh: 01 ca và huyện Bảo Lâm: 01 ca); tổ chức lấy mẫu xét nghiệm gửi viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, kết quả xét nghiệm có 17 mẫu dương tính với cúm A(H1N1)/22 mẫu xét nghiệm. Ngành Y tế đã tập trung chỉ đạo và thực hiện cách ly, theo dõi và điều trị kịp thời; điều tra dịch tễ, giám sát phát hiện ca bệnh, khử khuẩn tại khu vực có ca bệnh; đến nay không xuất hiện ca bệnh mới; không có trường hợp tử vong do cúm A (H1N1).

Công tác phòng chống sốt xuất huyết: phát hiện 173 trường hợp sốt xuất huyết, tăng 71 ca so với cùng kỳ, không có trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.

 Công tác phòng chống sốt rét: Tổng số bệnh nhân sốt rét là 287 trường hợp, giảm 95 trường hợp so với cùng kỳ, không có trường hợp tử vong do sốt rét.       

 Công tác bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng: toàn tỉnh quản lý và điều trị cho 1.418 bệnh nhân tâm thần phân liệt và 1.468 bệnh nhân động kinh.

 Công tác phòng chống bệnh phong: phát hiện 02 bệnh nhân phong mới tại xã Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm và 01 bệnh nhân phong tái phát tại Phường 8, thành phố Đà Lạt. Toàn tỉnh quản lý 198 bệnh nhân. Phối hợp đoàn phẫu thuật của Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh phẫu thuật phục hồi và chỉnh hình cho 21 bệnh nhân phong ở các huyện: Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Đạ Huoai và khu điều trị Phong Di Linh. Có 04 đơn vị được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện, thành phố xếp loại xuất sắc gồm: Lạc Dương, Đơn Dương, Đam Rông và thành phố Đà Lạt.

Công tác phòng chống bệnh lao: phát hiện 586 bệnh nhân lao mới, trong đó có 303 bệnh nhân lao phổi AFB(+). Năm 2015 điều trị khỏi lao cho 514 bệnh nhân đạt 99% kế hoạch năm. Tổ chức các hoạt động truyền thông nhân Ngày Thế giới phòng chống lao 24/3 trên địa bàn tỉnh.

 Công tác tiêm chủng mở rộng: trong năm 2015, tiêm chủng đầy đủ cho 23.977 trẻ, ước đạt 96,58% (KH: 96%); tiêm viêm gan B trước 24 giờ cho 16.784 trẻ sơ sinh, ước đạt 67,62%; uống đủ 3 liều vắc xin ngừa bại liệt cho 23.824 trẻ dưới 1 tuổi, ước đạt 95,96% (KH: 95%).

Tiêm phòng uốn ván 2+ cho 24.161 phụ nữ có thai, ước đạt 98,26 % (KH: 95%) và tiêm phòng uốn ván 2+ cho 9.998 phụ nữ tuổi sinh đẻ, ước đạt 96,86% (KH: 90%).

Tổ chức tiêm vắc xin sởi mũi 2 cho 22.147  trẻ em 18 tháng tuổi đạt 94,52%; tiêm bạch hầu - ho gà - uốn ván (DTC) mũi 4 cho 22.496 trẻ 18 tháng tuổi đạt 96,05%.

Tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ từ 1-14 tuổi cho 84.806/86.847 trẻ, đạt tỷ lệ 97,6%. Tổ chức tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 12-30 tháng tuổi- mũi 1: 44.916 trẻ, đạt 98,37%; mũi 2: 43.961 trẻ, đạt 95,80%  và 17.712 trẻ mũi 3, đạt 77,98%.

 Công tác phòng chống bệnh HIV/AIDS: bắt đầu từ tháng 12/2015 ngành Y tế Lâm Đồng thực hiện công tác quản lý các đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS theo quy định của Bộ Y tế chỉ quản lý các đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS trong tỉnh, nên số liệu về HIV/AIDS đã được điều chỉnh. Trong năm thực hiện 43.617 mẫu xét nghiệm, đạt 174,5% kế hoạch giao, phát hiện 39 trường hợp nhiễm HIV mới (tích lũy: 1.074), có 05 trường hợp mắc AIDS mới (tích lũy: 253) và có 10 trường hợp tử vong AIDS (tích lũy: 487); trong đó tư vấn xét nghiệm miễn phí cho 13.046 khách hàng phát hiện 90 trường hợp dương tính với HIV, trong đó đã đưa 33 trường hợp vào quản lý. Có 725/1.209 người nghiện chích ma túy được tiếp cận chương trình hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch với 17.191 bơm kim tiêm sạch và 17.191 ống nước cất được cấp phát. Mạng lưới cộng tác viên và tuyên truyền viên đồng đẳng đã tiếp cận được 595 phụ nữ bán dâm và phân phát 9.179 bao cao su. Tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện cho 1.175 trường hợp phát hiện 40 trường hợp HIV dương tính.

Dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản: tổng số phụ nữ đẻ là 23.757; trong đó đẻ tại cơ sở y tế là 23.645, đạt 99,5%, số phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ là 23.713, đạt 99,8%; số bà mẹ đẻ được khám thai 3 lần trở lên trong thai kỳ là 22.118, đạt 93,1%; số bà mẹ được thăm khám 2 lần trở lên tại nhà sau đẻ là 19.220, đạt 80,9%. Số mắc tai biến sản khoa là 28 trường hợp (băng huyết: 21, sản giật: 05, vỡ tử cung: 02), giảm 49,1% so với cùng kỳ (55 trường hợp); có 02 trường hợp tử vong mẹ (01 trường hợp sau sinh 13 ngày do tai biến mạch máu não tại Đức Trọng và 01 trường hợp thuyên tắc ối tại Lâm Hà). Tổng số lượt khám phụ khoa là 156.741, số lượt mắc bệnh phụ khoa và được điều trị là 68.202 người.

Dự án chăm sóc sức khỏe trẻ em: số trẻ sinh là 23.860; số trẻ đẻ sống là 23.748; số trẻ đẻ sống được cân là 23.748; số trẻ đẻ cân nặng dưới 2.500 gram là 1.140, chiếm tỷ lệ 4,8% (KH: <5%). Tổng số trẻ dưới 5 tuổi được cân, đo: 119.064/121.064 = 97,8%; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 14% (KH: 14,1%); tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi là 22,4% (KH: 23%). Tỷ suất chết trẻ dưới 1 tuổi toàn tỉnh là 11,9%o (KH: 12,4%o); tỷ suất chết trẻ dưới 5 tuổi ước đạt 20,2‰ (KH: 21,0%o).

Công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm: trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 02 vụ ngộ độc thực phẩm bánh mì tại thành phố Đà Lạt và huyện Bảo Lâm với 41 người mắc, không có trường hợp tử vong do ngộ độc thực phẩm. Chi cục ATVSTP tỉnh đã phối hợp với TTYT Dự Phòng tỉnh, TTYT thành phố Đà Lạt, TTYT Bảo Lâm tổ chức giám sát, điều tra ca bệnh và thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời. Tổ chức thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm định kỳ; trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi và Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2015 đã thành lập 163 đoàn kiểm tra (01 đoàn tuyến tỉnh; 16 đoàn tuyến huyện; 146 đoàn tuyến xã, phường, thị trấn); đã tiến hành kiểm tra 15.573 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; có 12.144 sơ sở đạt điều kiện ATTP, phát hiện 3.358 cơ sở có vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhắc nhở chấn chỉnh 1.421 cơ sở; xử lý vi phạm hành chính theo quy định 112 cơ sở với tổng số tiền phạt là 242,8 triệu đồng, số cơ sở bị đóng cửa 11 cơ sở; số cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm 103 cơ sở; số cơ sở phải khắc phục về nhãn 03 cơ sở. Thực hiện xét nghiệm nhanh: 346 mẫu, trong đó có 22 mẫu xét nghiệm không đạt về chỉ tiêu hàn the, foocmol.

 Công tác khám chữa bệnh: tổ chức khám bệnh cho 2.841.389 lượt bệnh nhân, đạt 96,5% kế hoạch năm. Số ngày điều trị nội trú là 925.282 ngày, đạt 106,2% so với kế hoạch năm. Công suất sử dụng giường bệnh chung toàn tỉnh đạt 105,6%. Tổng số bệnh nhân ngoại trú là 66.393 lượt, đạt 109,6% kế hoạch.Tổng số phẫu thuật 19.296 bệnh nhân, đạt 102,6% kế hoạch. Tổng số xét nghiệm 1.946.123 lần, đạt 107,5% kế hoạch. Tổng số lần chẩn đoán hình ảnh 442.202, đạt 102,7% kế hoạch giao.

Kết quả hỗ trợ bệnh hiểm nghèo: Năm 2015 đã hỗ trợ 8 đợt cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh hiểm nghèo và chi phí tiền ăn, tiền đi lại cho 2.221 lượt bệnh nhân với kinh phí hỗ trợ là 5.571 triệu đồng, góp phần thực hiện tốt chính sách đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Khám, chữa bệnh nhân đạo: Tổ chức lễ ra quân chiến dịch khám, chữa bệnh nhân đạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng của tỉnh tại huyện Đơn Dương. Số người được khám, chữa bệnh, tư vấn chăm sóc sức khỏe trong chiến dịch là 8.154 người, đạt 97,7% so với kế hoạch. Kinh phí hỗ trợ là 1.457,1 triệu đồng. Khám, chữa bệnh nhân đạo, phát quà cho 200 bệnh nhân nhiễm chất độc Dioxin tại huyện Đạ Tẻh và tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho 180 phụ nữ của xã Đạ Tông, Đạ Long huyện Đam Rông.

Công tác dược: Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm Mỹ phẩm đã kiểm nghiệm 786 mẫu thuốc trên địa bàn toàn tỉnh, đạt 98,33% so với kế hoạch; có 782 mẫu đạt tiêu chuẩn (99,4%) và 3 mẫu không đạt tiêu chuẩn (0,5%). Các mẫu thuốc không đạt đã được xử lý theo quy định.

6. Tai nạn giao thông

Ban An toàn giao thông tỉnh đã ban hành văn bản số 205/BATGT ngày 16/11/2015 về tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, chấn chỉnh tình trạng vi phạm quy định pháp luật về kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô; Kế hoạch số 225/KH-BATGT ngày 16/12/2015 về bảo đảm an toàn giao thông dịp Festival Hoa, Tết Dương lịch, Tết Bính Thân 2016 và phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thi “Học sinh với An toàn giao thông” cấp tỉnh năm học 2015 - 2016 vào ngày 29/11/2015. Trong tháng 12/2015 (tính từ ngày 16/11/2015 đến ngày 15/12/2015) trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 21 vụ tai nạn giao thông, giảm 6 vụ; làm chết 10 người; bị thương 22 người. Trong tháng lực lượng chức năng phát hiện, xử lý 7.485 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, xử phạt 3,7 tỷ đồng, tước 346 giấy phép lái xe, tạm giữ 15 ô tô, 662 mô tô và 9 phương tiện khác. Phương tiện cơ giới đường bộ đăng ký mới: 380 ô tô và 4.193 mô tô. Tổng phương tiện đang quản lý là 36.307 ô tô và 778.748 mô tô. Tính chung 12 tháng năm 2015, toàn tỉnh xảy ra 227 vụ tai nạn giao thông, giảm 19 vụ; làm chết 136 người, giảm 11 người và bị thương 183 người, giảm 36 người so với cùng kỳ.

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2016:

Nhằm triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ năm 2016 mà Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra, các ngành, các cấp cần tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụ chủ yếu sau:

            1. Xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng khóa X, nhiệm kỳ 2015 - 2020.   

            2. Sơ kết, tổng kết việc thực hiện 5 khâu đột phá chiến lược:  Phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế- xã hội, trọng tâm là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng đô thị; phát triển nông nghiệp công nghệ cao; phát triển dịch vụ du lịch chất lượng cao, sớm hình thành một số khu du lịch lớn, đa dạng hoá đi đôi với nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ; đẩy mạnh phát triển công nghiệp, trọng tâm là công nghiệp chế biến nông lâm sản và công nghiệp khai thác khoáng sản; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ doanh nhân và lao động lành nghề, đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập kinh tế của địa phương.

            3. Tập trung các nguồn lực để triển khai thực hiện 4 chương trình trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa X đã đề ra. Phối hợp tốt với tổ chức JICA, VASS và các đơn vị khác để việc thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đầu tư trong nông nghiệp. Chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh; phát triển dịch vụ du lịch chất lượng cao.

            4. Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai có hiệu quả Quyết định 1528/QĐ-TTg  ngày 3/9/2015 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Lạt gắn với thực hiện Quyết định 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

            5. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2011 - 2015 và kế hoạch, giải pháp thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 -2020 có hiệu quả, theo đúng quy định tại Luật Đầu tư công và các quy định khác của pháp luật.

6. Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng và trật tự đô thị. 

7. Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh. Triển khai các chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã ban hành. Xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển bền vững.

8. Phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, ngành công nghiệp hỗ trợ, ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ, giá trị gia tăng và tỷ trọng giá trị nội địa cao, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm sản có lợi thế về nguồn nguyên liệu của địa phương.

9. Phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ vận tải, tài chính ngân hàng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác; đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin, ứng dụng các dịch vụ công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và trong đời sống kinh tế - xã hội.

10. Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền về các ngày lễ lớn, các sự kiện lớn của cả nước và của tỉnh; cung cấp thông tin kịp thời cho các cơ quan thông tin đại chúng, trước hết là các thông tin về chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư và các thông tin liên quan đến tình hình trong nước và quốc tế, bảo vệ chủ quyền biển, đảo,... để nhân dân hiểu rõ về tình hình và chính sách của Đảng, Nhà nước; từ đó tạo sự đồng thuận trong nhân dân, chung sức chung lòng thực hiện tốt các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.


Các tin khác
© Copyright 2012 CỤC THỐNG KÊ TỈNH LÂM ĐỒNG
10 Đường 3 Tháng 4, Phường 3, TP. Đà Lạt