Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2015
Ước 9 tháng năm 2015, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh 2010 đạt 25.495,7 tỷ đồng, tăng 8,15% so với cùng kỳ (tăng cao hơn tốc độ tăng 9 tháng đầu năm 2014 chỉ 7,77%)

       Trong 9 tháng năm 2015 tình hình kinh tế thế giới trên đà phục hồi nhưng chưa bền vững do khủng hoảng di cư ở các nước châu Âu, đặc biệt là việc phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong tháng 8/2015; trong nước kinh tế xã hội do ảnh hưởng giá dầu, giá ngoại tệ nên đã tác động đến sức sản xuất, tiêu dùng và xuất, nhập khẩu. Trên địa bàn doanh nghiệp vẫn còn khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để tái đầu tư; tồn kho sản phẩm tuy giảm nhưng vẫn còn ở mức cao; doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn còn nhiều nhưng doanh nghiệp mới đi vào sản xuất kinh doanh còn ít; đời sống một bộ phận dân cư vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa vẫn còn những khó khăn nhất định. Nhưng được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương; sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát và sự điều hành quyết liệt, chủ động của cấp uỷ, chính quyền các cấp, cùng với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân toàn tỉnh, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều khởi sắc; tăng trưởng kinh tế ổn định; hàng hóa nguyên liệu và tiêu dùng đa dạng phong phú đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân; lạm phát được kiềm chế, sức mua tăng và tập trung chủ yếu vào các mặt hàng phục vụ đời sống hàng ngày như lương thực, thực phẩm, đồ dùng dụng cụ trang thiết bị gia đình.

  1. Tăng trưởng kinh tế

  1.1. Tăng trưởng GRDP 9 tháng năm 2015

Ước 9 tháng năm 2015, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh 2010 đạt 25.495,7 tỷ đồng, tăng 8,15% so với cùng kỳ (tăng cao hơn tốc độ tăng 9 tháng đầu năm 2014 chỉ 7,77%). Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (KVI) đạt 8.342,6 tỷ đồng, tăng 7,32%, với mức đóng góp 2,41% trong mức tăng chung của GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng (KVII) đạt 5.094,8 tỷ đồng, tăng 7%, với mức đóng góp 1,41%, trong đó ngành công nghiệp đạt 3.397,4 tỷ đồng, chiếm 66,68% trong KVII, với mức đóng góp 0,89% do tác động của công nghiệp chế biến tăng 13,13%, riêng ngành khai khoáng chỉ tăng 1,94%, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 0,94% đã kéo tăng trưởng chung của ngành công nghiệp xuống còn 6,6%; khu vực dịch vụ (KVIII) đạt 11.066,3 tỷ đồng, tăng 9,33%, với mức đóng góp cao nhất 4,01% trong mức tăng GRDP, một số ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực III có mức tăng khá so với cùng kỳ là dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 13,72%, hoạt động vận tải do mở thêm các đường bay mới tăng 23,09%, hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 16,53% do chính sách của Nhà nước về hỗ trợ ngành bất động sản đang dần phát huy tác dụng và các điều kiện cho vay mua nhà cũng được nới lỏng, hoạt động y tế và cứu trợ xã hội tăng 13,42%, nghệ thuật, vui chơi giải trí tăng 14,15%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 992,1 tỷ đồng, tăng 8,15% so với cùng kỳ, với mức đóng góp 0,32% trong mức tăng GRDP.

Bảng 1: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)

 

                                                                       

Ước thực hiện

9 tháng năm 2015

(Tỷ đồng)

% So sánh với

cùng kỳ

1) Tổng sản phẩm (GRDP) giá hiện hành

34.766,8

110,76

 - Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

11.540,3

109,89

 - Khu vực công nghiệp-xây dựng

6.961,9

109,42

      + Trong đó: Công nghiệp

4.657,8

110,03

 - Khu vực dịch vụ

14.803,0

111,98

- Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

1.461,6

112,04

2) Tổng sản phẩm (GRDP) giá SS 2010

25.495,7

108,15

 - Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

8.342,6

107,32

 - Khu vực công nghiệp-xây dựng

5.094,8

107,00

      + Trong đó: Công nghiệp

3.397,4

106,60

 - Khu vực dịch vụ

11.066,3

109,33

- Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

992,1

108,15

 *Đóng góp trong tăng trưởng (%)

8,15

 

 - Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

2,41

 

 - Khu vực công nghiệp-xây dựng

1,41

 

      + Trong đó: Công nghiệp

0,89

 

 - Khu vực dịch vụ

4,01

 

- Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

0,32

 

 *Cơ cấu kinh tế (%)

100,00

 

 - Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

34,65

 

 - Khu vực công nghiệp-xây dựng

20,90

 

      + Trong đó: Công nghiệp

13,99

 

 - Khu vực dịch vụ

44,45

 

 

Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn 9 tháng đầu năm 2015 theo giá hiện hành đạt 34.766,8 tỷ đồng, tăng 10,76% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực I đạt 11.540,3 tỷ đồng, tăng 9,89%; khu vực II đạt 6.961,9 tỷ đồng, tăng 9,42%; khu vực III đạt 14.803 tỷ đồng, tăng 11,98%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 1.461,6 tỷ đồng, tăng 12,04% so với cùng kỳ. Do trong 9 tháng đầu năm đối với ngành nông nghiệp chủ yếu là cây hàng năm như rau, hoa . . . không tính sản phẩm chủ lực của địa phương là cà phê nên cơ cấu kinh tế có khác với cơ cấu cả năm là khu vực III chiếm cao nhất 44,45%, tiếp đến khu vực I chiếm 34,65% và khu vực II chiếm 20,9% (Thông thường cơ cấu cả năm là khu vực I, khu vực III, khu vực II).

   1.2. Tăng trưởng GRDP cả năm 2015

Nền kinh tế Lâm Đồng tuy gặp nhiều khó khăn song vẫn tiếp tục phát triển và tăng trưởng ổn định, Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn năm 2015 theo giá so sánh 2010 đạt 41.044,4 tỷ đồng, tăng 7,27% so với cùng kỳ, cụ thể:

 - Khu vực I đạt 17.473 tỷ đồng, tăng 5,88%, đóng góp 2,54 điểm phần trăm trong mức tăng chung của GRDP; với lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng kết hợp với kinh nghiệm và khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, công tác tái canh cây cà phê và chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi đang được đẩy mạnh đã góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, do tình hình giá cả sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh phụ thuộc vào thị trường trong nước và thế giới, đặc biệt là được mùa mất giá nên ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

- Khu vực II đạt 6.885,6 tỷ đồng, tăng 8,11%, đóng góp 1,35 điểm phần trăm trong mức tăng chung của GRDP; là mức tăng tương đối thấp so với các năm trước do một số công trình, nhà máy thuỷ điện, nhà máy sản xuất alumin đi vào hoạt động ổn định từ các năm trước; những công trình đầu tư mới trong công nghiệp chưa triển khai dẫn đến tăng trưởng khu vực công nghiệp thấp nên cần có hướng kêu gọi đầu tư các ngành chế biến nguyên liệu địa phương chất lượng cao giảm dần việc xuất khẩu nguyên liệu thô hoặc gia công sản phẩm giá trị thấp.

- Khu vực III đạt 15.267,2 tỷ đồng, tăng 8,23% so với cùng kỳ, đóng góp 3,03 điểm phần trăm trong mức tăng chung của GRDP; tình hình giá cả năm 2015 cơ bản ổn định nên sức mua trên thị trường cũng có nhiều khởi sắc, nhưng giá xăng dầu tăng giảm thất thường đã ảnh hưởng chung đến các ngành sản xuất và lưu thông, lộ trình tăng lương vẫn chưa thực hiện theo kế hoạch đề ra nên cũng tác động đến mức tăng trưởng của khu vực này.

Bảng 2: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)

                                                                       

Ước thực hiện năm 2015

(Tỷ đồng)

% So sánh với

cùng kỳ

1) Tổng sản phẩm (GRDP) giá hiện hành

57.939,9

111,78

 - Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

25.493,4

111,07

 - Khu vực công nghiệp-xây dựng

9.828,0

114,76

      + Trong đó: Công nghiệp

6.662,5

116,64

 - Khu vực dịch vụ

20.498,2

110,86

- Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

2.120,3

116,18

2) Tổng sản phẩm (GRDP) giá SS 2010

41.044,4

107,27

 - Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

17.473,0

105,88

 - Khu vực công nghiệp-xây dựng

6.885,6

108,11

      + Trong đó: Công nghiệp

4.595,9

107,83

 - Khu vực dịch vụ

15.267,2

108,23

- Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

1.418,7

110,55

 *Đóng góp trong tăng trưởng (%)

7,27

 

 - Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

2,54

 

 - Khu vực công nghiệp-xây dựng

1,35

 

      + Trong đó: Công nghiệp

0,87

 

 - Khu vực dịch vụ

3,03

 

- Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

0,35

 

 *Cơ cấu kinh tế (%)

100,00

 

 - Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

45,67

 

 - Khu vực công nghiệp-xây dựng

17,61

 

      + Trong đó: Công nghiệp

11,94

 

 - Khu vực dịch vụ

36,72

 

(*)Ghi chú: Số liệu ước năm 2015 so sánh với báo cáo chính thức GRDP năm 2014 của địa phương thực hiện đang gửi TCTK thẩm định.

Khu vực III tăng trưởng cao nhất do một số ngành chiếm tỷ trọng lớn có mức tăng khá so với cùng kỳ là vận tải kho bãi tăng 13,37%; hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị, xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng tăng 11,39%; hoạt động giáo dục và đào tạo tăng 10,6%; nghệ thuật, vui chơi giải trí tăng 9,22%; bán buôn và bán lẻ tăng 8,75%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 8,67%; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 8,54%.

Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn năm 2015 theo giá hiện hành đạt 57.939,9 tỷ đồng, tăng 11,78% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực I đạt 25.493,4 tỷ đồng, tăng 11,07% so với cùng kỳ; khu vực II đạt 9.828 tỷ đồng, tăng 14,76%; khu vực III đạt 20.498,2 tỷ đồng, tăng 10,18%%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 2.120,3 tỷ đồng, tăng 16,18% so với cùng kỳ.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Lâm Đồng vẫn còn chậm, tỷ trọng nông nghiệp công nghệ cao chiếm nhiều so với cả nước nhưng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ lại thấp. Cơ cấu các ngành kinh tế khu vực I là 45,67%, khu vực II là 17,61% và khu vực III từ 36,72%. Qua kết quả khảo sát Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung vẫn còn khoảng cách khá xa so với yêu cầu của một nước công nghiệp. Tỷ trọng khu vực I trong GRDP vẫn còn khá cao trên 45%; trong khi đó, các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ mang tính chất “động lực” hay “huyết mạch” của nền kinh tế như tài chính, tín dụng còn chiếm tỷ trọng thấp. Nhiều loại hình kinh tế khuyến khích phát triển như doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể nhưng quy mô còn nhỏ; số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa ngày càng nhiều nhưng hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nhà nước sang ngoài nhà nước vẫn chưa cao; cần nhiều giải pháp thiết thực như đầu tư về vốn, dây chuyền sản xuất, xúc tiến thương mại để tăng giá trị sản phẩm góp phần tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

2 . Hoạt động tài chính, tín dụng

2.1. Hoạt động tài chính

Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để phấn đấu tăng thu ngân sách, thu đúng, thu đủ, chống gian lận, trốn thuế, thất thoát và nợ đọng; quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả, cần hạn chế tối đa việc bổ sung ngoài dự toán; phấn đấu thu ngân sách Nhà nước cả năm đạt hoặc vượt dự toán giao. Đồng thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị để xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật ngân sách Nhà nước; đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm 2015 và xây dựng dự toán năm 2016.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ đầu năm đến 15/9/2015 đạt 3.185 tỷ đồng, bằng 45,5% so dự toán, tăng 3,35% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa đạt 2.819 tỷ đồng, bằng 55,27% so dự toán, giảm 1,61% so với cùng kỳ. Trong thu nội địa, thu từ doanh nghiệp Trung ương đạt 498,1 tỷ đồng, bằng 45,26% so dự toán, tăng 8,98%; thu từ doanh nghiệp địa phương đạt 81,1 tỷ đồng, bằng 98,3% so dự toán, giảm 6,89%; thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 54,6 tỷ đồng, bằng 35,59% so dự toán, giảm 27,25%; thu thuế ngoài quốc doanh đạt 704,7 t đồng, bằng 43,82% so dự toán, giảm 10,89%; thuế trước bạ đạt 143,3 tỷ đồng, bằng 68,54% so dự toán, tăng 24,25%; thuế thu nhập cá nhân đạt 217,8 tỷ đồng, bằng 70,5% so dự toán, tăng 43,94%; thu phí, lệ phí đạt 158,1 tỷ đồng, bằng 72,78% so dự toán, giảm 49,08% so với cùng kỳ. Thu thuế từ đất, nhà đạt 410,3 tỷ đồng, bằng 51,29% so dự toán, tăng 33,32% so với cùng kỳ. Thu khác ngân sách đạt 113,3 tỷ đồng, bằng 28,31% so dự toán, giảm 58,38% so với cùng kỳ. Thu thuế qua hải quan đạt 51,8 tỷ đồng, bằng 51,78% so dự toán, giảm 5,66% so với cùng kỳ. Thu xổ số kiến thiết đạt 336,4 tỷ đồng, bằng 88,52% dự toán, tăng 39,93% so với cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách địa phương từ đầu năm đến ngày 15/9/2015 đạt 7.498,1 tỷ đồng, bằng 71% so dự toán, giảm 5,98% so với cùng kỳ. Trong đó, thu điều tiết đạt 2.905,4 tỷ đồng, bằng 58,88% so dự toán, tăng 8,37%; thu bổ sung từ ngân sách Trung ương đạt 2.984,7 tỷ đồng, bằng 80,1% so dự toán, giảm 8,62% so với cùng kỳ.

Tổng chi ngân sách địa phương từ đầu năm đến 15/9/2015 đạt 10.069,5 tỷ đồng, bằng 95,35% so dự toán, tăng 0,14% so với cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt gần 1.572 tỷ đồng, bằng 140,51% so dự toán, giảm 12,15%; chi thường xuyên đạt 4.349,9 tỷ đồng, bằng 71,96% dự toán, tăng 3,66%. Trong tổng chi thường xuyên, chi sự nghiệp kinh tế đạt gần 533 tỷ đồng, bằng 77,35% so dự toán, tăng 45,51%; chi giáo dục, đào tạo đạt 1.962,7 tỷ đồng, bằng 70,57% so dự toán, tăng 4,65%; chi y tế đạt 427,4 tỷ đồng, bằng 57,88% so dự toán, giảm 36,18%; chi quản lý hành chính đạt 901,1 tỷ đồng, bằng 75,8% so dự toán, tăng 10,55% so với cùng kỳ.

2.2. Hoạt động tín dụng

Với sự điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ +/- 1% lên +/- 2% của ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì hệ thống Ngân hàng trên địa bàn đã thực hiện đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách để tiếp tục ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong biên độ quy định, theo dõi sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, các dự báo kinh tế vĩ mô, tiền tệ tình hình thanh khoản của thị trường. Nhìn chung, các nhu cầu mua ngoại tệ hợp pháp đều được đáp ứng đầy đủ, một cách kịp thời, các giao dịch mua bán ngoại tệ được thực hiện thông suốt; diễn biến thị trường vàng, ngoại hối trên địa bàn tiếp tục phát triển theo hướng ổn định.

Ước đến 31/8/2015 vốn huy động đạt 28.433 tỷ đồng, tăng 8,88% so với cùng kỳ. Trong đó, tiền gửi dân cư đạt 23.727 tỷ đồng, chiếm 83,45% tổng vốn huy động, tăng 12,18%; tiền gửi thanh toán, tiền gởi khác đạt 4.706 tỷ đồng, chiếm 16,55% tổng vốn huy động, giảm 5,2% so với cùng kỳ.

Ước đến 31/8/2015 tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 37.897 tỷ đồng, tăng 32,04% so với cùng kỳ. Trong đó, dư nợ trung dài hạn 14.370 tỷ đồng, chiếm 37,92% tổng dư nợ, tăng 23,76% so với cùng kỳ; dư nợ ngắn hạn 23.527 tỷ đồng, chiếm 62,08% tổng dư nợ, tăng 37,66% so với cùng kỳ.

Ước đến 31/8/2015 tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng 354 tỷ đồng, chiếm 0,93% tổng dư nợ, giảm 63,2% cùng kỳ.

         3. Đầu tư xây dựng

3.1. Đầu tư

Dự ước 9 tháng năm 2015 vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 12.558,1 tỷ đồng, tăng 9,96% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn do Trung ương quản lý đạt 358,5 tỷ đồng, bằng 97,18% so với cùng kỳ.

* Phân theo nguồn vốn:

Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước đạt 2.237,1 tỷ đồng, tăng 3,72% so với cùng kỳ, chiếm 17,81% tổng vốn, chủ yếu thực hiện các chương trình mục tiêu, các ngành kinh tế có ưu thế của địa phương và xây dựng cơ sở hạ tầng về lĩnh vực thủy lợi, giao thông, giáo dục, y tế và các công trình trọng điểm tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Vốn đầu tư phát triển thuộc khu vực ngoài nhà nước đạt 9.980,1 tỷ đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ, chiếm 79,48% trong tổng vốn. Trong đó, vốn đầu tư của doanh nghiệp đạt 3.272,6 tỷ đồng, tăng 1,89% và vốn đầu tư của hộ dân cư đạt 6.707,5 tỷ đồng, tăng 17,86% so với cùng kỳ.

 Nguồn vốn thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 340,9 đồng, tương đương 15,5 triệu USD, bằng 94,52% so với cùng kỳ, chiếm 2,71% trong tổng vốn.

Bảng 3:  Tổng vốn đầu tư phát triển

 

Ước thực hiện

9 tháng

năm 2015

(Tỷ đồng)

9 tháng

năm 2015

so với

cùng kỳ

(%)

Cơ cấu

9 tháng

năm 2015

(%)

Tổng vốn đầu tư phát triển

12.558,1

109,96

100,00

1. Vốn nhà nước

2.237,1

103,72

17,81

Vốn Trung ương quản lý

358,5

97,18

2,85

Vốn địa phương quản lý

1.878,6

105,07

14,96

2. Vốn ngoài quốc doanh

9.980,1

112,10

79,48

3. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

340,9

9,52

2,71

* Phân theo khoản mục đầu tư:

Vốn xây dựng cơ bản đạt 10.183,7 tỷ đồng, tăng 6,63%; đầu tư mua sắm tài sản cố định dùng cho sản xuất không qua xây dựng cơ bản 1.661 tỷ đồng, tăng 49,07%; đầu tư bổ sung vốn lưu động 352,2 tỷ đồng, giảm 8,68% so với cùng kỳ.

* Tiến độ thực hiện một số công trình trọng điểm trên địa bàn:

         Dự án Quảng trường Trung tâm thành phố Đà Lạt: tổng mức đầu tư 681,51 tỷ đồng, đã thi công xong gói thầu 20,22,25,26,27,29 và đang thực hiện các gói thầu 19,28. Giá trị thực hiện đạt 306,7 tỷ đồng.

Một số công trình khác trên địa bàn tỉnh: đang chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng một số công trình như đường Phan Đình Phùng, Trần Quốc Toản; trường THCS Trần Quốc Toản, đường khu phố phường 2 (Bảo Lộc); đường Tân Hà – Đan Phượng; trường mầm non Đan Phượng; trường tiểu học Tân Văn 3 (Lâm Hà); đường giao thông từ QL 20 vào xã Lộc Thành, đường nội thị thị trấn Lộc Thắng; đường giao thông Lộc Thắng-Lộc Đức-Lộc An; trường mầm non Lộc Bảo, Tân Lạc (Bảo Lâm); hồ chứa nước Đạ Nòng I; trường THCS Liêng Trang, Rô men; trường THPT Phi Liêng (Đam Rông); trường THCS Nguyễn Văn Trỗi; nhà làm việc Công an huyện (Đạ Huoai).

Dự ước năm 2015 vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 20.200 tỷ đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước đạt 3.728,4 tỷ đồng, chiếm 18,46% tổng vốn, giảm 0,97%; vốn đầu tư phát triển thuộc khu vực ngoài nhà nước đạt 15.984,6 tỷ đồng, tăng 14,67%, chiếm 79,13%  tổng vốn; vốn thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 487 tỷ đồng, tương đương 22,4 triệu USD, tăng 54,6% so với cùng kỳ, chiếm 2,41% trong tổng vốn.

Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài:

Đến ngày 20/9/2015 02 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký 4,33 triệu USD; điều chỉnh 30 giấy chứng nhận đầu tư; thu hồi 08 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký 7,55 triệu USD.

Tính đến 20/9/2015, trên địa bàn tỉnh có 104 dự án còn hiệu lực hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng ký là 481,6 triệu USD. Trong đó, 91 dự án 100% vốn nước ngoài, vốn đăng ký 437,3 triệu USD; 11 dự án liên doanh, vốn đăng ký 41,3 triệu USD; 02 dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh, vốn đăng ký 3 triệu USD.

     3.2. Xây dựng

Hoạt động xây dựng còn gặp nhiều khó khăn, mức tăng trưởng thấp và không đều giữa các thành phần kinh tế, hộ dân cư tăng cao, doanh nghiệp ngoài nhà nước ổn định. Giá trị sản xuất ngành xây dựng 9 tháng năm 2015 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 6.315 tỷ đồng, tăng 7,81% so với cùng kỳ; trong đó: doanh nghiệp nhà nước đạt 117,7 tỷ đồng, giảm 8,61%; doanh nghiệp ngoài nhà nước 1.924,1 tỷ đồng, tăng 1,27% và loại hình khác (xã, phường, hộ dân cư) 4.273,2 tỷ đồng, tăng 12,09% so với cùng kỳ. Chia theo loại công trình, trong đó công trình nhà ở đạt 3.470,6 tỷ đồng, chiếm 54,96% trong tổng số và tăng 9,71%; công trình kỹ thuật dân dụng 1.723,9 tỷ đồng, chiếm 27,3% và tăng 7,29% so với cùng kỳ.

4. Sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2015 của tỉnh vẫn chưa đồng đều, tăng chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có chiến lược kinh doanh tốt đã tạo được thương hiệu sản phẩm tiêu thụ nhiều trong nước và xuất khẩu, chủ động tìm kiếm thị trường, tranh thủ tiếp cận các chính sách ưu đãi của Chính phủ cũng như của địa phương để cơ cấu lại sản xuất, sản phẩm, tăng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, chú trọng đến đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng, tiết kiệm tối đa chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm tăng cạnh tranh, tiêu thụ nhanh lượng hàng tồn kho để giảm áp lực vay vốn.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tháng 9 năm 2015 tăng 29,83% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 36,8%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 37,59%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 16,95%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 10,81% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 9 tháng năm 2015 toàn tỉnh tăng 6,44% so với cùng kỳ. Cụ thể:

Chỉ số sản xuất ngành khai khoáng tăng 1,2%. Trong đó, sản phẩm đá xây dựng 1.223,7 ngàn m3, tăng 3,97%; cát tự nhiên các loại đạt 211,2 ngàn m3, giảm 16,9% so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,79%. Một số sản phẩm chủ yếu đã tác động đến tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là: thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng lỏng 19,5 ngàn lít, tăng 38,42%; rau ướp lạnh 7 ngàn tấn, tăng 19,2%; alumin 384,2 ngàn tấn, tăng 10,76%; quả và hạt ướp lạnh đạt 3,5 ngàn tấn, tăng 9,56%; bên cạnh đó một số sản phẩm giảm như: chè nguyên chất 9,6 ngàn tấn, giảm 25,96%; quần áo bảo hộ lao động 205 ngàn cái, giảm 23,96%; vải dệt thoi từ sợi tơ tằm đạt 1.467 ngàn m2, giảm 18,02%; quần áo lót cho người lớn 2.295 ngàn cái, giảm 11,28% so với cùng kỳ.

Ngành sản xuất và phân phối điện giảm 1,99%. Trong đó, điện sản xuất ước đạt 3.931 triệu kwh, giảm 3,76%; điện thương phẩm đạt 687 triệu kwh, tăng 10,23% so với cùng kỳ.

Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,46%. Trong đó, sản lượng nước ghi thu đạt 12.774 ngàn m3, tăng 4,41%; rác thải không độc hại đã thu gom không thể tái chế 59.788 tấn, tăng 4,51% so với cùng kỳ.

* Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 8 năm 2015 tăng 19,9% so với cùng kỳ. Trong đó, sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 378,3%; sản xuất trang phục tăng 81,38%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 31,05%; ngành dệt tăng 3,55%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 2,87%; sản xuất chế biến thực phẩm giảm 39,61% so với cùng kỳ.

* Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đến tháng cuối tháng 8/2015 tăng 81,4% so với cùng kỳ. Trong đó, sản xuất chế biến thực phẩm tăng 161,87%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 121,45%; sản xuất trang phục tăng 80,88%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 44,3%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 20,89%; ngành dệt tăng 7,42%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 14,23% so với cùng kỳ.

* Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp 9 tháng năm 2015 giảm 2,99% so với cùng kỳ. Chia theo ngành kinh tế: ngành khai khoáng giảm 3,47%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 4,18%; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt tăng 1,76%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,3% so với cùng kỳ. Chia theo khu vực: doanh nghiệp nhà nước giảm 0,26%; doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 7,81%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,62% so với cùng kỳ.

* Xu hướng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp: quý III so với quý II năm 2015 về tình hình sản xuất kinh doanh có 22,22% số doanh nghiệp đánh giá khả quan hơn; 40% số doanh nghiệp đánh giá khó khăn. Về khối lượng sản xuất, có 24,44% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng tăng; 35,56% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất giảm. Về đơn đặt hàng, có 23,08% số doanh nghiệp có số đơn đặt hàng cao hơn; 30,77% doanh nghiệp có số đơn đặt hàng giảm. Về chi phí sản xuất, có 42,22% số doanh nghiệp khẳng định chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tăng so với quý trước; 11,11% số doanh nghiệp khẳng định chi phí giảm. Về giá bán sản phẩm, có 37,78% số doanh nghiệp cho biết có giá bán sản phẩm tăng; 13,33% số doanh nghiệp có giá bán thấp hơn. Về tình hình tồn kho sản phẩm, có 22,22% số doanh nghiệp có lượng tồn kho tăng; 31,11% số doanh nghiệp có lượng tồn kho giảm. Về tồn kho nguyên vật liệu có 20% số doanh nghiệp cho biết lượng tồn kho nguyên vật liệu tăng; 31,11% số doanh nghiệp cho là giảm. Dự kiến trong quý IV so với quý III năm 2015 khối lượng thành phẩm tồn kho có 28,89% doanh nghiệp báo giảm; khối lượng sản xuất có 37,78% doanh nghiệp trả lời tăng, số lượng đơn đặt hàng mới có 28,21% doanh nghiệp trả lời tăng. 

5. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

     Đăng ký kinh doanh:  9 tháng năm 2015 có 560 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 6%, với số vốn đăng ký là 2.040 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ, bình quân đạt 3,6 tỷ đồng/doanh nghiệp. Số đơn vị trực thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) đăng ký hoạt động là 230 đơn vị, tăng 14% so với cùng kỳ. Có 70% số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tập trung tại Đà Lạt, Bảo Lộc, Đức Trọng. Ngành nghề đăng ký hoạt động thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiếm 70%, lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 30%.

Tình hình hoạt động: mặc dù nền kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng khả quan nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, trong 9 tháng năm 2015 số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 175 doanh nghiệp và 31 đơn vị trực thuộc, tăng 50% so với cùng kỳ, số doanh nghiệp giải thể là 67 doanh nghiệp và 54 đơn vị trực thuộc, tăng 15% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp bị “Khóa” mã số doanh nghiệp trên Hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia là 39 doanh nghiệp và 01 đơn vị trực thuộc. Thu hồi GCNĐKDN của 140 doanh nghiệp và 04 đơn vị trực thuộc.

Tình hình thu hút vốn đầu tư trong nước: Tđầu năm đến 20/9/2015 có 30 dự án được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư và cấp Quyết định chủ trương đầu tư với số vốn đăng ký đầu tư 2.067,96 tỷ đồng, quy mô diện tích 279,66 ha; điều chỉnh 22 giấy chứng nhận đầu tư (điều chỉnh chủ đầu tư, mục tiêu, quy mô, vốn, tiến độ, bổ sung ưu đãi thuế, mật độ tác động, mục tiêu…); thu hồi 10 giấy chứng nhận đầu tư.

6. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

6.1. Sản xuất nông nghiệp

*Tiến độ sản xuất nông nghiệp đến ngày 10/9/2015:

Chuẩn bị đất gieo trồng vụ mùa thực hiện được 30.722,4 ha, tăng 1,47% so với cùng kỳ. Tiến độ gieo trồng thực hiện được 28.296 ha, tăng 3,1% so với cùng kỳ.

Diện tích lúa gieo trồng 12.937,5 ha, đạt 85,3% kế hoạch, tăng 2,45% so với cùng kỳ, tập trung ở Đức Trọng 3.310 ha, Đơn Dương 2.560 ha, Di Linh 1.983 ha, Lâm Hà 1.430 ha, Đam Rông 1.300 ha, Cát Tiên 1.350 ha, Đạ Tẻh 850 ha. Ngô gieo trồng 1.598,4 ha, giảm 13,53%. Rau gieo trồng 8.993,7 ha, tăng 4,89%, phần lớn ở vùng Đà Lạt, Đức Trọng, Đơn Dương và Lạc Dương. Hoa các loại gieo trồng 1.181,5 ha, tập trung ở Đà Lạt, Lạc Dương và Đơn Dương. Cây hàng năm khác 1.369,5 ha, tăng 35,7%. Trong đó, 65,3 ha Atisô (Đà Lạt), 12 ha dâu tây (Lạc Dương).

*Tiến độ sản xuất nông nghiệp 9 tháng năm 2015:

Tổng diện tích gieo trồng: ước đạt 303.806 ha, tăng 1,48% so với cùng kỳ; trong đó, cây hàng năm 77.675,6 ha, tăng 1,8%; cây lâu năm 226.130,4 ha, tăng 1,2%. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 139.542 tấn, giảm 2,23%; trong đó, sản lượng thóc đạt 85.616,9 tấn, tăng 1,31%; ngô đạt 53.920 tấn, giảm 7,34%. Rau các loại 1.231,7 ngàn tấn, tăng 7,77%; hoa các loại 1.650,3 triệu bông, tăng 10,76% so với cùng kỳ.

Sản lượng thu hoạch cây lâu năm: diện tích cây chè cho sản phẩm 19.998,5 ha, chiếm 91% tổng diện tích chè hiện có, sản lượng chè búp tươi thu hoạch đạt 178.208,2 tấn, tăng 2,26% so với cùng kỳ, sản lượng chè tăng do thời tiết thuận lợi, người dân tích cực đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay giống mới năng suất, chất lượng cao nhằm nâng cao hiệu cây chè trên đơn vị diện tích. Cây dâu tằm, diện tích cho sản phẩm 3.983 ha, sản lượng đạt 45.665,1 tấn, tăng 11,81%. Cây điều, diện tích cho sản phẩm 15.493,8 ha, sản lượng thu hoạch đạt 13.592,5 tấn, tăng 33,52% tấn. Cây tiêu, diện tích cho sản phẩm đạt 491,9 ha, sản lượng thu hoạch đạt 1.150 tấn, tăng 85,93% so với cùng kỳ. Cây sầu riêng chiếm 34,81% diện tích cây ăn quả, diện tích cho sản phẩm 4.614,2 ha, sản lượng thu hoạch đạt 22.051,3 tấn, tăng 17,38%; cây bơ diện tích hiện có 1.446,6 ha, tăng 26,28%, chiếm 11% diện tích cây ăn quả, sản lượng thu đạt 7.684,7 tấn, tăng 1,22% so với cùng kỳ.

*Dự ước sản xuất nông nghiệp năm 2015:

Tổng diện tích gieo trồng năm 2015 ước đạt 353.662 ha, tăng 1,81%. Trong đó, cây hàng năm đạt 126.556,6 ha, tăng 1,05%; sản lượng lương thực ước đạt 232.222,3 tấn, giảm 2,09%, trong đó: thóc 158.975,6 tấn, tăng 0,62%. Rau các loại 1.933,1 ngàn tấn, tăng 5,9%; hoa các loại 2.434,7 triệu bông, tăng 9,23% so với cùng kỳ.

Cây lâu năm: sản lượng thu hoạch một số lâu năm và cây ăn quả đạt khá so với cùng kỳ: sản lượng chè búp tươi đạt 229.102,4 tấn, tăng 3,9%; cây dâu tằm đạt 61.200,2 tấn, tăng 8,48%; cây điều đạt 13.592,5 tấn, tăng 24,28%; cây tiêu đạt 1.150 tấn, tăng 21,18%; cây sầu riêng đạt 29.849,2 tấn, tăng 3,83%; cây bơ đạt 8.047,3 tấn, tăng 2,74% so với cùng kỳ.

* Kết quả thực hiện một số chương trình trọng tâm trong nông nghiệp

Tình hình thực hiện chương trình nông nghiệp công nghệ cao

Tổng vốn ngân sách nhà nước đầu tư thực hiện chương trình nông nghiệp công nghệ cao trong năm 2015 là 7,02 tỷ đồng để đầu tư hỗ trợ các dự án phát triển giống cây trồng và hỗ trợ các địa phương xây dựng các mô hình canh tác ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 43.084 ha sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, chiếm 15,9% diện tích đất canh tác. Trong đó, rau 12.655 ha, hoa 2.424 ha, cây đặc sản 105 ha, chè 5.854 ha; cà phê 18.341 ha; lúa chất lượng cao 3.705 ha.

Thực hiện kế hoạch tái canh cà phê

Kế hoạch tái canh, cải tạo giống cà phê trên địa bàn tỉnh năm 2015 với tổng kinh phí 12 tỷ đồng. Thông qua chương trình tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, người dân trong tỉnh đã vay vốn thực hiện tái canh được 2.570 ha (1.588 hộ) với tổng số tiền 268,4 tỷ đồng.

Từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã thực hiện tái canh được 7.213 ha, đạt 90% kế hoạch (trồng tái canh 3.493 ha, ghép cải tạo 3.393 ha, trồng mới 327 ha); tính từ khi thực hiện chương trình đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh đã tái canh được 29.960 ha/33.400 ha.

        * Tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng

Trên cây lúa: trong kỳ có 310 ha lúa nhiễm rầy, giảm 3.653 ha so với cùng kỳ (tỷ lệ 118-2100 con/m2); 417 ha bị bệnh đạo ôn lá, giảm 1.084 ha (tỷ lệ hại từ 2,9 - 30%). Trên cây cà phê toàn tỉnh có 1.815 ha bị bệnh vàng lá (tỷ lệ hại từ 2,3-30%), giảm 574 ha so với cùng kỳ.

Trong tháng 3/2015 xuất hiện sương muối ở Lạc Dương, Đà lạt và Lâm Hà làm hơn 760 ha cà phê bị chết hoặc có dấu hiệu ngừng sinh trưởng. Trong đó, khoảng 200 ha cà phê dưới 3 năm tuổi xác định phải nhổ bỏ do không có khả năng phục hồi.

Công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng luôn được ngành quan tâm chỉ đạo cơ quan chuyên môn  phối hợp cùng các địa phương chủ động phòng chống dịch bệnh kịp thời, tổ chức 5 lớp hướng dẫn kỹ thuật giúp nông dân khắc phục thiệt hại do sương muối hi cây cà phê; sử dụng và cấp 5.200 lít Supertac 500EC để chống dịch cho 2.734 ha cây trồng. Nhờ công tác chỉ đạo, hướng dẫn và cung cấp thuốc kịp thời cho các địa phương để phòng chống dịch bệnh trên cây trồng nên tình hình sâu bệnh hại cây trồng cơ bản được khống chế.

* Tình hình thiệt hại do thiên tai

Trong 9 tháng có những ngày mưa lớn, mưa đá, kèm theo lốc xoáy gây ngập úng cục bộ, cuốn trôi làm hư hại 239,11 ha rau, hoa; 7 ha lúa; giá trị thiệt hại khoảng 35.089,4 triệu đồng; trong đó, lúa thiệt hại 30 triệu đồng; diện tích rau, hoa thiệt hại 17.375,4 triệu đồng; nhà kính rau, hoa thiệt hại 6.003 triệu đồng; diện tích cà phê, điều thiệt hại 2.019 triệu đồng; diện tích nuôi trồng thủy sản thiệt hại 106,5 triệu đồng.

6.2. Tình hình chăn nuôi

Tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh 9 tháng năm 2015 tiếp tục duy trì phát triển.

Đàn trâu ước đến thời điểm 01/10/2015 đạt 16.518 con, tăng 4,89%; đàn bò ước đạt 77.061 con, tăng 0,49%, tăng chủ yếu là bò sữa 21% (16.130 con). Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 829 tấn, tăng 1,43%; thịt bò hơi xuất chuồng đạt 2.888 tấn, tăng 2,24%; sản lượng sữa đạt 55.037,5 tấn, tăng 35,9% so với cùng kỳ.

Đàn lợn ước đạt 399.050 con, tăng 9,55%; sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng đạt 52.943 tấn, tăng 6,41% so với cùng kỳ.

Tổng đàn gia cầm ước đạt 4.368 nghìn con, giảm 1,15% so với cùng kỳ; trong đó, đàn gà ước đạt 2.867 nghìn con, giảm 1,72% so với cùng kỳ, giảm chủ yếu ở hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Sản lượng thịt gà hơi xuất chuồng ước đạt 6.763 tấn, tăng 4,07%, tăng chủ yếu là gà công nghiệp, vì thời gian nuôi gà thịt công nghiệp ngắn chỉ từ khoảng 40 – 50 ngày là xuất bán.

Sản lượng trứng gia cầm các loại ước đạt 163.478 nghìn quả, tăng 11,28% so với cùng kỳ. Trứng gà 157.925 nghìn quả, chiếm 93,74%. Hiện nay, nuôi vịt siêu trứng đang phát triển tại một số địa phương trong tỉnh như Lâm Hà, Đức Trọng, thị trường tiêu thụ ổn định.

Ước năm 2015 sản lượng thịt hơi xuất chuồng: thịt trâu đạt 1.093 tấn, tăng 1,15%; thịt bò đạt 3.823 tấn, tăng 1,82%; thịt lợn đạt 69.938 tấn, tăng 5,45%; thịt gà đạt 8.989 tấn, tăng 3,94% so cùng kỳ.

Công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi: Bệnh lở mồm long móng xuất hiện trên đàn trâu bò và heo vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6/2015 tại một số địa phương (Bảo Lộc, Bảo Lâm, Đạ Huoai) làm 31 con trâu bò mắc bệnh/10 hộ/05 xã và 07 con heo mắc bệnh/01 hộ thuộc xã Đại Lào. Trong tháng 7/2015, bệnh truyền nhiễm xảy ra trên đàn heo tại 01 hộ chăn nuôi thuộc thuộc xã Tân Hà, huyện Lâm Hà làm 47 con mắc bệnh (người chăn nuôi đã tiêu hủy 30 con). Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục Thú y phối hợp cùng các địa phương tăng cường các biện pháp phòng chống, tiêu độc khử trùng tại các hộ có gia súc, gia cầm mắc bệnh và khu vực xung quanh, không để lây lan ra ngoài tầm kiểm soát. Đồng thời chỉ đạo tăng cường phòng chống, kiểm soát nghiêm ngặt đàn gia súc, gia cầm di chuyển vùng.

6.3. Sản xuất lâm nghiệp

Lực lượng Kiểm lâm phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thường xuyên công tác trồng mới rừng tập trung, cây công nghiệp phân tán, chăm sóc rừng trồng, công tác quản lý bảo vệ rừng, khai thác gỗ tại các đơn vị được thiết kế, khoanh vùng thực hiện theo kế hoạch. Trong 9 tháng năm 2015 đã thực hiện:

        Trồng mới rừng tập trung: trồng được 1.631 ha rừng các loại, bằng 97,32% so với cùng kỳ. Dự ước đến cuối năm trồng được 2.327,1 ha.

        Chăm sóc rừng trồng: ước đạt 3.986 ha, tăng 18,99% so với cùng kỳ. Dự ước đến cuối năm chăm sóc 12.022 ha rừng trồng.

        Trồng cây lâm nghiệp phân tán: trồng được 590 nghìn cây lâm nghiệp các loại tăng 6,08% so với cùng kỳ. Dự kiến đến cuối năm cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt trên 686 nghìn cây.

Công tác giao khoán, quản lý bảo vệ rừng: triển khai với diện tích 395.329 ha, tăng 5,1% so với cùng kỳ. Trong đó, nguồn ngân sách tỉnh 37.745 ha, nguồn dịch vụ môi trường rừng 351.650 ha, giao cho 17.538 hộ nhận khoán.

        Khai thác lâm sản: sản lượng gỗ khai thác tại các đơn vị 82.620 m3, giảm 32% so với cùng kỳ. Trong đó, gỗ khai thác từ rừng trồng 30.950 m3, chiếm 37,46%, giảm 27,3%; gỗ khai thác từ rừng tự nhiên 51.670 m3, chiếm 62,54%, giảm 34,6%. Nhằm bảo tồn và phát triển nguồn gien động-thực vật rừng, sản lượng khai thác ở rừng tự nhiên có phần hạn chế. Củi thước 172.500 ster, giảm 2,11%; tre các loại 3.750 nghìn cây, tăng 2,7%; nứa hàng 1.170 nghìn cây, tăng 0,69%; mây chỉ 453 tấn, tăng 0,2%; nguyên liệu giấy ngoài gỗ 2.560 tấn, tăng 0,39%; lồ ô các loại 2.350 nghìn cây, tăng 3,98%; le choái cắm đậu 270 nghìn cây; lá buông khô 20,5 tấn; măng tươi 3.900 tấn.

Công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng: tính từ đầu mùa khô đến nay xảy ra 33 vụ cháy/80,64 ha rừng và thảm cỏ bụi, số vụ cháy giảm 1,7%, diện tích bị cháy giảm 38,7% so với cùng kỳ (giảm chủ yếu là thảm cỏ bụi). Các vụ cháy đã được lực lượng Kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng tổ chức lực lượng dập tắt kịp thời nên không để thiệt hại nhiều về tài nguyên, chỉ gây thiệt hại một phần đối với diện tích rừng trồng, do cây mới trồng trong thời gian chăm sóc.

Tình hình vi phạm lâm luật: từ đầu năm đến ngày 20/9/2015 lực lượng chức năng đã phát hiện, lập biên bản 1.465 vụ vi phạm lâm luật, tăng 4,27%, chủ yếu phá rừng trái phép 388 vụ, tăng 49,23%, diện tích rừng bị phá 138,4 ha, tăng 82,56% so với cùng kỳ. Tổng số vụ vi phạm đã xử lý 1.311 vụ, trong đó xử lý hành chính 1.267 vụ, chuyển xử lý hình sự 44 vụ. Lâm sản, phương tiện tịch thu qua xử lý vi phạm 533 chiếc phương tiện, dụng cụ các loại; 1.599,7 m3 gỗ; 150 cá thể; 118,3 kg thịt động vật rừng các loại. Thu nộp ngân sách 13,2 tỷ đồng.

Các đơn vị chủ rừng phối hợp với lực lượng chức năng giải tỏa được 540,9 ha diện tích bị phá, lấn chiếm trái phép.

6.4. Nuôi trồng thủy sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản 9 tháng năm 2015 ước đạt 2.862,6 ha, giảm 1,3%. Đối với diện tích nuôi lồng bè có 04 hộ với 214 lồng, bè, tăng 15,68% so với cùng kỳ.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác ước đạt 6.232,1 tấn, tăng 5,02% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 5.766,9 tấn, chiếm 92,5%, tăng 5,29%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 465,2 tấn, chiếm 7,5% sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác, tăng 1,79%, tình trạng khai khác bằng xung điện ngày càng nhiều làm hạn chế sinh trưởng thủy sản nên khai thác không nhiều.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác năm 2015 ước đạt 8.406,5 tấn, tăng 4,85%. Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 7.769,2 tấn, chiếm 92,42%, tăng 5,16%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 637,3 tấn, chiếm 7,58%, tăng 1,26% so với cùng kỳ.

7. Thương mại, dịch vụ 

         7.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2015 ước đạt 2.999,9 tỷ đồng, tăng 17,1% so với cùng kỳ (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 16,5%). Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 201,7 tỷ đồng, giảm 15,1%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 2.753 tỷ đồng, tăng 20,3% (kinh tế tư nhân đạt 942,2 tỷ đồng, tăng 80,4%; kinh tế cá thể đạt 1.810,6 tỷ đồng, tăng 2,5%) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 45,3 tỷ đồng, tăng 24,4% so với cùng kỳ. Ước Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 9 tháng năm 2015 đạt 26.687,5 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,9%) và đạt 57,4% kế hoạch. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 2.230 tỷ đồng, giảm 9%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 24.048,7 tỷ đồng, tăng 13,6% (kinh tế tư nhân đạt 7.848,5 tỷ đồng, tăng 54%; kinh tế cá thể đạt 16.197,5 tỷ đồng, tăng 0,7%) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 408,9 tỷ đồng, giảm 2,7% so với cùng kỳ. Ước Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2015 đạt 35.806,4 tỷ đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ và đạt 77% kế hoạch. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 2.950,6 tỷ đồng, giảm 8,3%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 32.295,5 tỷ đồng, tăng 13,4% (kinh tế tư nhân đạt 10.522,2 tỷ đồng, tăng 51,4%; kinh tế cá thể đạt 21.769,7 tỷ đồng, tăng 1,1%) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 560,3 tỷ đồng, tăng 2,9% so với cùng kỳ.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 9/2015 ước đạt 2.292,2 tỷ đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 18%). Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 92 tỷ đồng, giảm 32%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 2.161,2 tỷ đồng, tăng 22,3%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 39 tỷ đồng, tăng 21,5% so với cùng kỳ. Một số nhóm hàng chủ yếu như nhóm lương thực, thực phẩm đạt 883,3 tỷ đồng, tăng 12,9%; nhóm hàng may mặc đạt 141,5 tỷ đồng, tăng 7,2%; nhóm phương tiện đi lại (kể cả phụ tùng) đạt 421,8 tỷ đồng, tăng 219,5%; nhóm xăng dầu các loại đạt 201,6 tỷ đồng, giảm 19,9%.

Ước tổng mức bán lẻ hàng hóa 9 tháng năm 2015 đạt 20.075,5 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,2%). Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 1.045,7 tỷ đồng, giảm 24%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 18.694,6 tỷ đồng, tăng 12,3%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 335,2 tỷ đồng, giảm 2,4% so với cùng kỳ. Một số nhóm hàng chủ yếu như nhóm lương thực, thực phẩm đạt 8.147,4 tỷ đồng, tăng 10,1%; nhóm phương tiện đi lại (kể cả phụ tùng) đạt 3.524,3 tỷ đồng, tăng 161,7%; nhóm hàng may mặc đạt 1.166,4 tỷ đồng, tăng 0,3%; nhóm xăng dầu các loại đạt 1.892,2 tỷ đồng, giảm 28,9% so với cùng kỳ.

Ước tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2015 đạt 26.801,3 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 1.338,5 tỷ đồng, giảm 25,5%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 25.016,6 tỷ đồng, tăng 11,7%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 446,2 tỷ đồng, giảm 1% so với cùng kỳ. Một số nhóm hàng chủ yếu như nhóm lương thực, thực phẩm đạt 10.781,9 tỷ đồng, tăng 10,1%; nhóm phương tiện đi lại (kể cả phụ tùng) đạt 4.677,2 tỷ đồng, tăng 144,7%; nhóm hàng may mặc đạt 1.586,3 tỷ đồng, giảm 0,5%; nhóm xăng dầu các loại đạt 2.510,3 tỷ đồng, giảm 26,9% so với cùng kỳ.

- Doanh thu dịch vụ khác (trừ ăn uống, lưu trú và lữ hành) tháng 9/2015 ước đạt 246,1 tỷ đồng, tăng 5,5%; trong đó, doanh thu dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt 6,4 tỷ đồng, tăng 25,5%; doanh thu dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí đạt 163,3 tỷ đồng, tăng 18,1%; doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản đạt 23,6 tỷ đồng, giảm 30,2% so với cùng kỳ.

Ước doanh thu dịch vụ khác (trừ ăn uống, lưu trú và lữ hành) 9 tháng năm 2015 đạt 2.473,3 tỷ đồng, tăng 14,1%; trong đó, doanh thu dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí đạt 1.714,2 tỷ đồng, tăng 19,9%; doanh thu dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt 49,2 tỷ đồng, tăng 16%; doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản đạt 226,4 tỷ đồng, tăng 17,4% so với cùng kỳ.

Ước doanh thu dịch vụ khác (trừ ăn uống, lưu trú và lữ hành) năm 2015 đạt 3.409,6 tỷ đồng, tăng 16,3%; trong đó, doanh thu dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí đạt 2.302,1 tỷ đồng, tăng 19,9%; doanh thu dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt 69,7 tỷ đồng, tăng 18,3%; doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản đạt 344,4 tỷ đồng, tăng 20,2% so với cùng kỳ.

          - Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 9/2015 ước đạt 459,9 tỷ đồng, tăng 15,5% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 55,6 tỷ đồng, tăng 24,7%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 404,3 tỷ đồng, tăng 14,4%. Tổng lượt khách phục vụ qua cơ sở lưu trú đạt 218,8 nghìn lượt khách, tăng 10,8%; trong đó, lượt khách ngủ qua đêm 217,1 nghìn lượt khách, tăng 17,3% (khách trong nước đạt 202 nghìn lượt khách, tăng 15,7%; khách quốc tế đạt 15,1 nghìn lượt khách, tăng 43,7% so với cùng kỳ).

Ước 9 tháng năm 2015 doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 4.110,8 tỷ đồng, tăng 17,5%; trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 515,8 tỷ đồng, tăng 24,9%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 3.595 tỷ đồng, tăng 16,5% so với cùng kỳ. Tổng lượt khách phục vụ qua cơ sở lưu trú đạt 2.280,3 nghìn lượt khách, tăng 8,5%; trong đó, lượt khách ngủ qua đêm ngủ qua đêm đạt 2.264,8 nghìn lượt khách, tăng 11,1% (khách trong nước đạt 2.130,9 nghìn lượt khách, tăng 11,5%; khách quốc tế đạt 133,9 nghìn lượt khách, tăng 5,3% so với cùng kỳ).

Ước năm 2015 doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 5.553,4 tỷ đồng, tăng 19,2%; trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 704,8 tỷ đồng, tăng 26,6%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 4.848,6 tỷ đồng, tăng 18,2% so với cùng kỳ. Tổng lượt khách phục vụ qua cơ sở lưu trú đạt 2971 nghìn lượt khách, tăng 10,5%; trong đó, lượt khách ngủ qua đêm đạt 2.950,3 nghìn lượt khách, tăng 13,8% (khách trong nước đạt 2.772,7 nghìn lượt khách, tăng 14,6%; khách quốc tế đạt 177,6 nghìn lượt khách, tăng 1,9% so với cùng kỳ).

- Doanh thu du lịch lữ hành tháng 9/2015 ước đạt 1,8 tỷ đồng, tăng 119%; tổng số khách do các cơ sở lữ hành phục vụ đạt 992 lượt khách, tăng 65,9% so với cùng kỳ. Ước 9 tháng năm 2015 doanh thu du lịch lữ hành đạt 27,9 tỷ đồng, giảm 2,4%; tổng số khách do các cơ sở lữ hành phục vụ đạt 9,4 nghìn lượt khách, bằng 73,9% so với cùng kỳ. Ước năm 2015 doanh thu du lịch lữ hành đạt 42 tỷ đồng, giảm 2%; tổng số khách do các cơ sở lữ hành phục vụ đạt 14,9 nghìn lượt khách, tăng 4,3% so với cùng kỳ.

                   7.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

                   7 .2.1.  Xuất khẩu hàng hóa          

         Kim ngạch xuất khẩu tháng 9/2015 đạt 32,2 triệu USD, giảm 23,3% so với cùng kỳ. Trong đó: kinh tế nhà nước đạt 13,5 triệu USD, giảm 4,9%; kinh tế tư nhân đạt 7,7 triệu USD, giảm 19,3%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 11 triệu USD, giảm 39,7% so với cùng kỳ. Các mặt hàng như: Alumin đạt 40 nghìn tấn, trị giá 13 triệu USD, tăng 0,7% về lượng và giảm 1,1% về giá trị, trong đó: Alumin xuất sang thị trường Trung Quốc đạt 7,5 triệu USD, Singapo đạt 5,5 triệu USD; hàng rau quả đạt 606,4 tấn và trị giá 1,2 triệu USD, tăng 21,3% về lượng và giảm 6,7% về giá trị; hạt điều đạt 153 tấn, trị giá 1,1 triệu USD, tăng 0,7% về lượng và tăng 11,2% về giá trị; cà phê đạt 3.143,5 tấn, trị giá 5,7 triệu USD, giảm 56,4% về lượng và giảm 60,8% về giá trị, trong đó: cà phê xuất sang thị trường Italia đạt 1,6 triệu USD, Mỹ đạt 222,7 nghìn USD, Anh đạt 444,5 nghìn USD, Hàn Quốc đạt 461,8 nghìn USD; chè chế biến đạt 1.236,9 tấn, trị giá 3 triệu USD, tăng 8,9% về lượng và tăng 6,5% về giá trị, chủ yếu là mặt hàng chè xanh, chè đen và chè chế biến xuất sang Pa-ki-xtan đạt 1,4 triệu USD, Đài Loan đạt 1,4 triệu USD, Áp-ga-ni-xtan đạt 482,3 nghìn USD, Trung Quốc đạt 177,6 nghìn USD; hàng dệt may đạt 0,9 triệu USD, giảm 17%; hàng hóa khác đạt 4,7 triệu USD, giảm 20,8% so với cùng kỳ.

         Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng năm 2015 đạt 325,2 triệu USD, giảm 14% so với cùng kỳ và đạt 67,8% kế hoạch. Trong đó: kinh tế nhà nước đạt 131,1 triệu USD, tăng 4,3%; kinh tế tư nhân đạt 70 triệu USD, giảm 17%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 124,1 triệu USD, giảm 26,2% so với cùng kỳ. Các mặt hàng như: Alumin đạt 377,4 nghìn tấn, trị giá 122 triệu USD, tăng 14,6% về lượng và tăng 18,3% về giá trị; hàng rau quả đạt 6,2 nghìn tấn, 14,2 triệu USD, tăng 13,2% về lượng và tăng 6,8% về giá trị; hạt điều đạt 1,1 nghìn tấn, trị giá 8,5 triệu USD, tăng 12,5% về lượng và tăng 26,3% về giá trị; cà phê đạt 45,9 nghìn tấn, trị giá 90,1 triệu USD, giảm 36,7% về lượng và giảm 40,4% về giá trị; chè chế biến đạt 8,7 nghìn tấn, trị giá 19,9 triệu USD, giảm 15% về lượng và giảm 16,9% về giá trị; sản phẩm bằng plastic đạt 2,6 triệu USD, tăng 2,1%; hàng dệt may đạt 8,4 triệu USD, giảm 4,6%; hàng hóa khác đạt 45,8 triệu USD, giảm 7,5% so với cùng kỳ.

         Kim ngạch xuất khẩu năm 2015 ước đạt 433,3 triệu USD, giảm 14,5% so với cùng kỳ và đạt 90,3% kế hoạch. Trong đó: kinh tế nhà nước đạt 176,5 triệu USD, giảm 1,6%; kinh tế tư nhân đạt 90 triệu USD, giảm 24%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 166,7 triệu USD, giảm 20,2% so với cùng kỳ. Các mặt hàng như: Alumin đạt 506 nghìn tấn, trị giá 163,5 triệu USD, tăng 6,9% về lượng và tăng 5,7% về giá trị, đạt 116,3% kế hoạch; hàng rau quả đạt 9 nghìn tấn, 19,4 triệu USD, tăng 19,3% về lượng và tăng 7,3% về giá trị, đạt 62,4% kế hoạch; hạt điều đạt 1,5 nghìn tấn, trị giá 11 triệu USD, tăng 16,7% về lượng và tăng 28,5% về giá trị, đạt 106% kế hoạch; cà phê đạt 64,1 nghìn tấn, trị giá 126,4 triệu USD, giảm 25,6% về lượng và giảm 30% về giá trị, đạt 72,8% kế hoạch; chè chế biến đạt 11,4 nghìn tấn, trị giá 24,9 triệu USD, giảm 29,9% về lượng và giảm 32,3% về giá trị, đạt 65,4% kế hoạch; sản phẩm bằng plastic đạt 3,3 triệu USD, giảm 13,6%; hàng dệt may đạt 10,2 triệu USD, giảm 18,2%; hàng hóa khác đạt 58,2 triệu USD, giảm 14,6% so với cùng kỳ.

         7.2.2. Nhập khẩu hàng hóa  

         Kim ngạch nhập khẩu tháng 9/2015 đạt 7,7 triệu USD, tăng 21,1% so với cùng kỳ; trong đó: kinh tế tư nhân đạt 4 triệu USD, tăng 14,3%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3,7 triệu USD, tăng 29,4% so với cùng kỳ. Các sản phẩm nhập khẩu như: phân bón đạt 307,3 tấn, trị giá 222 nghìn USD, tăng 207,3% về lượng và tăng 441,5% về giá trị; tơ, sợi dệt đạt 82,7 tấn, trị giá 1,2 triệu USD, tăng 149,1% về lượng và tăng 155% về giá trị; vải may mặc đạt 117 nghìn USD, giảm 54,9%; hàng hóa khác đạt 2,5 triệu USD, giảm 40,7% so với cùng kỳ.

         Kim ngạch nhập khẩu 9 tháng năm 2015 đạt 53 triệu USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ, đạt 106,1% kế hoạch; trong đó: kinh tế Nhà nước đạt 7,8 nghìn USD; kinh tế tư nhân đạt 23,9 triệu USD, giảm 12,2%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 29,1 triệu USD, tăng 29,7%. Các sản phẩm nhập khẩu như: phân bón đạt 1.471,2 tấn, trị giá 935,4 nghìn USD, giảm 10,2% về lượng và tăng 23,4% về giá trị; tơ, sợi dệt đạt 407,7 tấn, trị giá 5,8 triệu USD, tăng về lượng và giá trị đều 0,3%; vải may mặc đạt 2,3 triệu USD, tăng 2,5%; máy móc thiết bị phụ tùng đạt 7,5 triệu USD, giảm 9,8%; hàng hóa khác đạt 22 triệu USD, giảm 5,8% so với cùng kỳ.

         Kim ngạch nhập khẩu năm 2015 ước đạt 61,4 triệu USD, giảm 17,6% so với cùng kỳ, đạt 122,8% kế hoạch; trong đó: kinh tế tư nhân đạt 26,5 triệu USD, giảm 37,8%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 34,9 triệu USD, tăng 9,3%. Các sản phẩm nhập khẩu như: phân bón đạt 1,7 nghìn tấn, trị giá 1 triệu USD, giảm 27% về lượng và giảm 5,9% về giá trị; tơ, sợi dệt đạt 487,5 tấn, trị giá 6,8 triệu USD, giảm 9,7% về lượng và giảm 10,5% về giá trị; vải may mặc đạt 2,8 triệu USD, giảm 7,3%; máy móc thiết bị phụ tùng đạt 9,2 triệu USD, giảm 19,6%; hàng hóa khác đạt 25,7 triệu USD, giảm 32,7% so với cùng kỳ.

         7.3. Vận tải, bưu chính viễn thông

Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước tháng 9/2015 đạt 352,3 tỷ đồng, tăng 31,2% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu vận tải đường bộ đạt 248 tỷ đồng, tăng 10%; doanh thu vận tải hàng không đạt 104,2 tỷ đồng, tăng 141,9% so với cùng kỳ. Ước doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải 9 tháng năm 2015 đạt 2.830,1 tỷ đồng, tăng 18,1%; trong đó, doanh thu vận tải đường bộ đạt 2.073,1 tỷ đồng, tăng 5,9%; doanh thu vận tải hàng không đạt 756,8 tỷ đồng, tăng 72,9% so với cùng kỳ. Ước doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải năm 2015 đạt 3.797,1 tỷ đồng, tăng 18%; trong đó, doanh thu vận tải đường bộ đạt 2.888,6 tỷ đồng, tăng 9,3%; doanh thu vận tải hàng không đạt 908,2 tỷ đồng, tăng 58,4% so với cùng kỳ

Vận tải hành khách tháng 9/2015 ước đạt 2.168,6 nghìn hành khách, tăng 3,9% và luân chuyển đạt 281.304,7 nghìn hành khách.km, tăng 19,8% so với cùng kỳ; trong đó: vận tải hành khách đường bộ ước đạt 2.121,2 nghìn hành khách, tăng 3,3% và luân chuyển đạt 252.784,6 nghìn hành khách.km, tăng 16,2%; vận tải hành khách hàng không đạt 42,2 nghìn hành khách, tăng 58,6% và luân chuyển đạt 28.518,6 nghìn hành khách.km, tăng 64,8%. Ước vận tải hành khách 9 tháng năm 2015 đạt 22,5 triệu hành khách, tăng 10,3%, bằng 70% kế hoạch và luân chuyển đạt 2.493,7 triệu hành khách.km, tăng 24,2%, bằng 91,4% kế hoạch; trong đó: vận tải hành khách đường bộ ước đạt 22,1 triệu hành khách, tăng 10,2% và luân chuyển đạt 2.264,5 triệu hành khách.km, tăng 23,4%; vận tải hành khách hàng không đạt 334,7 nghìn hành khách, tăng 28,5% và luân chuyển đạt 229,3 triệu hành khách.km, tăng 33,6% so với cùng kỳ. Ước vận tải hành khách năm 2015 đạt 29,3 triệu hành khách, tăng 11,5%, bằng 91,2% kế hoạch và luân chuyển đạt 3.317,5 triệu hành khách.km, tăng 23,6%, bằng 121,6% kế hoạch; trong đó: vận tải hành khách đường bộ ước đạt 28,8 triệu hành khách, tăng 11,4% và luân chuyển đạt 3.017,6 triệu hành khách.km, tăng 22,8%; vận tải hành khách hàng không đạt 441,8 nghìn hành khách, tăng 27,4% và luân chuyển đạt 299,9 triệu hành khách.km, tăng 32,3% so với cùng kỳ.

Khối lượng hàng hoá vận chuyển đường bộ tháng 9/2015 ước đạt 830,9 nghìn tấn, tăng 26,8% và luân chuyển đạt 115,2 triệu tấn.km, tăng 26,5% so với cùng kỳ. Ước khối lượng hàng hoá vận chuyển 9 tháng năm 2015 đạt 6.024,8 nghìn tấn, tăng 3%, bằng 80,6% kế hoạch và luân chuyển đạt 837,2 triệu tấn.km, tăng 15,2% so với cùng kỳ, bằng 92,5% kế hoạch. Ước khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2015 đạt 8.637,5 nghìn tấn, tăng 5,5%, bằng 115,5% kế hoạch và luân chuyển đạt 1.208,5 triệu tấn.km, tăng 16,1% so với cùng kỳ, bằng 133,6% kế hoạch.

Doanh thu hoạt động bưu chính viễn thông tháng 9/2015 ước đạt 112,5 tỷ đồng, tăng 0,3% so với cùng kỳ. Số thuê bao điện thoại phát triển mới ước đạt 10.675 thuê bao; trong đó, thuê bao di động đạt 10.500 thuê bao; thuê bao cố định đạt 175 thuê bao. Số thuê bao internet phát triển mới đạt 2.270 thuê bao, bằng 91,5% so với cùng kỳ. Ước doanh thu hoạt động bưu chính viễn thông 9 tháng năm 2015 đạt 938,7 tỷ đồng, bằng 93,1% so với cùng kỳ; số thuê bao điện thoại phát triển mới đạt 155.236 thuê bao; trong đó, thuê bao di động đạt 153.382 thuê bao; thuê bao cố định đạt 1.854 thuê bao. Số thuê bao internet phát triển mới đạt 20.910 thuê bao, bằng 97,9% so với cùng kỳ. Ước doanh thu hoạt động bưu chính viễn thông năm 2015 đạt 1.352,1 tỷ đồng, bằng 99,4% so với cùng kỳ; số thuê bao điện thoại phát triển mới đạt 186.283 thuê bao; trong đó, thuê bao di động đạt 184.058 thuê bao; thuê bao cố định đạt 2.225 thuê bao. Số thuê bao internet phát triển mới đạt 25.092 thuê bao, bằng 86,1% so với cùng kỳ.

         8. Giá cả thị trường

         8.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Trong tháng 9/2015 do ảnh hưởng của việc điều chỉnh tăng tỷ giá, nhu cầu tiêu dùng một số hàng hoá, dịch vụ dịp Tết trung thu và tăng học phí năm học mới 2015 – 2016 cũng đã tác động một phần đến tăng giá tiêu dùng nhưng giá hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới giảm, trong nước cung cầu hàng hóa được giữ vững, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm đã kiềm chế bớt tốc độ tăng CPI. CPI tháng 9 năm 2015 giảm 0,31% so với tháng trước, tăng 0,48% so với cùng kỳ. Cụ thể: nhóm giáo dục tăng 4,26%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,29%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,1% so với tháng trước. Bên cạnh đó nhóm giao thông giảm 2,92%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,94%, trong đó nhóm lương thực tăng 0,43%; thực phẩm giảm 1,14%; ăn uống ngoài gia đình giảm 1,76%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD giảm 0,76%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,1%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình; nhóm thuốc và dịch vụ y tế; nhóm bưu chính viễn thông ổn định so với tháng trước. Bình quân 9 tháng năm 2015, CPI tăng 0,98% so với bình quân 9 tháng năm 2014.

8.2. Chỉ số giá vàng và Đô la Mỹ

Giá vàng 99,99 trên địa bàn tỉnh ngày 15/9/2015 bán ra bình quân 3,15 triệu đồng/chỉ, tăng 4,38% so với tháng trước, giảm 3,68% so với cùng kỳ, bình quân 9 tháng giảm 5,48% so với bình quân cùng kỳ. Giá USD bán ra bình quân tháng 9/2015 dao động ở mức 22.454 đồng/USD. Chỉ số giá USD tháng 9/2015 tăng 2,92% so với tháng trước và tăng 5,92% so với cùng kỳ; bình quân 9 tháng tăng 2,57% so với bình quân cùng kỳ.

8.3. Chỉ số giá sản xuất

Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản quý 3 năm 2015 tăng 0,32% so với quý trước và tăng 0,01% so với cùng kỳ. Trong đó: Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất nông nghiệp tăng 0,34% so với quý trước và giảm 0,04% so với cùng kỳ. Cụ thể: Cây hàng năm tăng 10,28% so với quý trước và tăng 5,95% so với cùng kỳ, một số mặt hàng chủ yếu là thóc giảm 3,14%; ngô và cây lương thực có hạt khác giảm 3,94%; củ có chất bột giảm 5,6%; rau đậu hoa cây cảnh tăng 17,68% so với cùng kỳ. Cây lâu năm giảm 3,29% so với quý trước và giảm 3,43% so với cùng kỳ, một số mặt hàng chủ yếu hạt điều giảm 6,41%; hồ tiêu tăng 4,99%; cà phê giảm 2,13%; chè giảm 13,43% so với cùng kỳ; sản phẩm chăn nuôi tăng 0,92% so với quý trước và tăng 3,1% so với cùng kỳ, trong đó gia súc tăng 1,44%; gia cầm tăng 1,81% so với cùng kỳ. Sản phẩm lâm nghiệp giảm 0,29% so với quý trước và tăng 3,4% so với cùng kỳ. Cụ thể: hàng lâm sản khai thác giảm 0,45% so với quý trước và tăng 4,38% so với cùng kỳ; sản phẩm lâm sản thu nhặt tăng 4,58% so với quý trước và giảm 6,1% so với cùng kỳ. Sản phẩm thủy sản giảm 0,05% so với quý trước và giảm 1,56% so với cùng kỳ.

Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất quý 3 năm 2015 của một số mặt hàng chủ yếu như: dịch vụ truyền tải và phân phối điện tăng 4,76%; sản phẩm từ plastic tăng 4,42%; rau các loại tăng 0,35%; đá, cát, sỏi, đất sét tăng 1,65%; điện tăng 1,37%; gạo tăng 0,1%; cung cấp nước tăng 0,09%; gia cầm giảm 9,14%; khí đốt, phân phối nhiên liệu bằng đường ống giảm 8,12%; chè xanh giảm 7,56%; sắt, thép, gang giảm 3,6%; xi măng các loại giảm 1,4%; xăng, dầu các loại giảm 1,24%; cà phê nhân xô giảm 0,94%; đường giảm 0,4%; phân bón và hợp chất nitơ giảm 0,3%; quả các loại; trâu, bò; lợn; gỗ tròn khai thác; rượu; bia; các sản phẩm may mặc, trang phục dệt kim; gỗ đã qua chế biến và các sản phẩm từ gỗ ổn định so với quý trước.

Chỉ số giá cước vận tải kho bãi quý 3 năm 2015 giảm 0,45% so với quý trước và giảm 5,52% so với cùng kỳ. Trong đó: Giá cước vận tải hành khách giảm 0,13% so với quý trước và giảm 7,23% so với cùng kỳ; vận tải hàng hóa giảm 0,79% so với quý trước và giảm 3,91% so với cùng kỳ; dịch vụ kho bãi và hỗ trợ vận tải ổn định. Chia theo ngành đường thì dịch vụ vận tải đường bộ giảm 0,48% so với quý trước và giảm 5,3% so với cùng kỳ; trong đó, dịch vụ vận tải hành khách đường bộ nội thành, ngoại thành giảm 0,41% so với quý trước và giảm 18,59% so với cùng kỳ; dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường bộ giảm 0,79% so với quý trước và giảm 3,91% so với cùng kỳ.

         9. Các vấn đề xã hội

9.1. Lao động và việc làm

Trong 9 tháng năm 2015 đã giải quyết việc làm cho khoảng 19,5 nghìn lao động, trong đó: sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 12,2 nghìn; công nghiệp-xây dựng 2,2 nghìn và dịch vụ 5,1 nghìn lao động. Qua kết quả sơ bộ điều tra lao động và việc làm 9 tháng năm 2015, tỷ lệ thất nghiệp chung là 0,85%, giảm 0,01 điểm phần trăm, trong đó: tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 1,15%, giảm 0,01 điểm phần trăm; tỷ lệ thất nghiệp nông thôn là 0,36%, giảm 0,02% so với cùng kỳ; tỷ lệ thiếu việc làm là 4,36%, giảm 0,02 điểm phần trăm, trong đó: tỷ lệ thiếu việc làm thành thị là 4,88%, giảm 0,04 điểm phần trăm; tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 3,34%, giảm 0,01 điểm phần trăm so với cùng kỳ.

9.2. Đời sống dân cư và đảm bảo an toàn xã hội

Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương có thu nhập ổn định. Trong  9 tháng năm 2015 thu nhập bình quân đầu người khu vực nhà nước Trung ương đóng trên địa bàn đạt 6,5 triệu đồng/người/tháng, khu vực nhà nước địa phương đạt 4,6 triệu đồng/người/tháng. Đối với các đơn vị địa phương quản lý có ngành xây dựng thu nhập bình quân một người 1 tháng cao nhất đạt 6,3 triệu đồng. 

Tình trạng thiếu đói giáp hạt: Tổng số hộ thiếu đói là 1.730 hộ, tương ứng với 6.132 khẩu; tổng số gạo hỗ trợ thiếu đó giáp hạt là 95,5 tấn gạo. Để khắc phục tình trạng thiếu đói  UBND các cấp đã cấp kinh phí để hỗ trợ gạo chỉ trong tháng 02/2015 cho mỗi nhân khẩu 15 kg gạo.

Nhân dịp đón xuân Ất Mùi 2015 đối với những người có công, đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội, các hộ nghèo, cận nghèo được tặng quà và trợ cấp tết bằng tiền mặt và hiện vật, trị giá tổng số tiền là 27,4 tỷ đồng, trong đó chi hỗ trợ cho 95.199 đối tượng, tương ứng với 113.545 suất quà được nhận; đã hỗ trợ, thăm hỏi, động viên cho 673 lượt bệnh nhân nằm điều trị trong dịp Tết với tổng kinh phí hỗ trợ là 35,6 triệu đồng. Nhân kỷ niệm 68 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2015), các đối tượng chính sách được các cấp, các ngành, các đơn vị trong tỉnh quan tâm thăm hỏi tặng quà với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng.

Tình hình xây dựng nông thôn mới: Trong 9 tháng năm 2015 huy động nguồn lực thực hiện chương trình nông thôn mới là 10.622 tỷ đồng, trong đó: vốn ngân sách nhà nước là 681/1.205 tỷ đồng, đạt 56,51% kế hoạch (gồm: vốn chương trình nông thôn mới là 125,55/205,2 tỷ đồng, vốn lồng ghép là 555,49/1.000 tỷ đồng); vốn huy động từ cộng đồng dân cư là 165,5 tỷ đồng (đạt 82,75% kế hoạch); vốn tín dụng 9.709/10.000 tỷ đồng, đạt 97,09% kế hoạch. Đến nay toàn tỉnh có 25 xã đã được UBND tỉnh quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 08 xã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí; 20 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 44 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; 19 xã đạt từ 07-09 tiêu chí và chỉ còn 01 xã đạt 06 tiêu chí; bình quân toàn tỉnh đạt 13,75 tiêu chí/xã; riêng huyện Đơn Dương là huyện đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới

9.3. Hoạt động y tế

Trong 9 tháng năm 2015, trên địa bàn toàn tỉnh không có trường hợp nhiễm cúm A (H5N1), (H5N6), (H7N9), (H5N8) và bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm; có 40 ca mắc cúm A (H1N1), trong đó: huyện Đạ Tẻh có 37 ca, huyện Đức Trọng có 01 ca, huyện Di linh có 01 ca và huyện Bảo Lâm 01 ca. Ngành Y tế đã tập trung chỉ đạo thực hiện cách ly, theo dõi, điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh, đồng thời chỉ đạo lấy 22 mẫu gửi viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh xét nghiệm, kết quả 17 mẫu dương tính; không có trường hợp tử vong do cúm A (H1N1); phát hiện 49 ca sốt phát ban nghi sởi, xét nghiệm kết quả có 05 ca dương tính, không có trường hợp tử vong; phát hiện 547 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, có 01 trường hợp tử vong; phát hiện 95 trường hợp sốt xuất huyết, tăng 02 ca so với cùng kỳ, không có trường hợp tử vong; phát hiện 220 trường hợp sốt rét, tăng 10 trường hợp so với cùng kỳ, không có trường hợp tử vong; phát hiện 433 trường hợp bị lao mới, trong đó có 263 bệnh nhân lao phổi, không có trường hợp bị tử vong, điều trị khỏi lao cho 352 bệnh nhân.

 Toàn tỉnh quản lý và điều trị cho 1.403 bệnh nhân tâm thần phân liệt và 1.442 bệnh nhân động kinh. Tổ chức khám 364.680 lượt người (đạt 79,5% kế hoạch), phát hiện 03 bệnh nhân phong mới. Toàn tỉnh quản lý 198 bệnh nhân, chăm sóc tàn phế cho 188 bệnh nhân và đa hóa trị liệu cho 06 bệnh nhân.

Công tác phòng chống bệnh HIV/AIDS: Trong 9 tháng đầu năm thực hiện 38.505 mẫu xét nghiệm, phát hiện 34 trường hợp nhiễm HIV mới (tích lũy: 2.257), có 02 trường hợp mắc AIDS mới (tích lũy: 432) và có 02 trường hợp tử vong AIDS (tích lũy: 292). Thực hiện xét nghiệm HIV cho 22.181 phụ nữ mang thai; điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho 17 trường hợp, cấp phát sữa thay thế cho 10 trường hợp trẻ đã sinh ra từ bà mẹ có nhiễm HIV, trong đó có 01 trẻ bị nhiễm HIV đưa vào theo dõi điều trị ARV.

Công tác tiêm chủng mở rộng: Đã tiêm chủng đầy đủ cho 16.566 trẻ, đạt 68,11% kế hoạch năm; tiêm viêm gan B trước 24 giờ cho 11.163 trẻ sơ sinh, đạt 45,94%; uống đủ 3 liều vắc xin ngừa bại liệt cho 17.125 trẻ dưới 1 tuổi, đạt 70,4 % kế hoạch. Tiêm phòng uốn ván 2+ cho 15.773 phụ nữ có thai, đạt 66,82% kế hoạch và tiêm phòng uốn ván 2+ cho 8.128 phụ nữ tuổi sinh đẻ, đạt 83,9% kế hoạch. Tổ chức tiêm vắc xin sởi mũi 2 cho 16.368 trẻ em 18 tháng tuổi, đạt 65,68% kế hoạch; tiêm bạch hầu, ho gà, uốn ván mũi 4 cho 15.728 trẻ 18 tháng tuổi, đạt 62,45% kế hoạch. Tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ từ 1-14 tuổi năm 2014 - 2015 đợt III cho 84.806/86.847 trẻ.

Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản: Tổng số phụ nữ đẻ là 18.558, trong đó đẻ tại cơ sở y tế là 18.489 chiếm tỷ lệ 99,6%, số phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ là 18.519, chiếm tỷ lệ 99,8%; số bà mẹ đẻ được khám thai 3 lần trở lên trong 3 thai kỳ là 17.391, đạt tỷ lệ 93,7%; số bà mẹ được thăm khám 2 lần trở lên tại nhà sau đẻ là 16.218 chiếm tỷ lệ 87,4%. Số mắc tai biến sản khoa là 17 trường hợp (Băng huyết: 13, sản giật: 02, vỡ tử cung: 02); có 02 trường hợp tử vong mẹ (01 trường hợp sau sinh 13 ngày do tai biến mạch máu tại huyện Đức Trọng và 01 trường hợp thuyên tắc ối tại huyện Lâm Hà). Số lượt khám phụ khoa là 98.523 người (đạt 65,68% kế hoạch), số lượt mắc bệnh phụ khoa 38.235 người và điều trị là 38.235 người.

Công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em: Số trẻ sinh là 18.606; số trẻ đẻ sống là 18.513; số trẻ sơ sinh sống được cân là 18.513; số trẻ đẻ cân nặng dưới 2.500 gram là 801 (tỷ lệ 4,3%). Số trẻ tử vong dưới 1 tuổi là 54; tỷ suất chết trẻ < 1 tuổi là 4,4‰. Số trẻ tử vong dưới 5 tuổi là 59; tỷ suất chết trẻ < 5 tuổi là 4,8‰.

Số trẻ từ 6-36 tháng được uống Vitamin A là 65.301/66.464, đạt 98,2%; số trẻ từ 37-60 tháng được uống Vitamin A là 48.314/49.109, đạt 98,3%; có 9.538 bà mẹ sau sinh được uống Vitamin A đạt 93,7% so với kế hoạch.

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra 6.659 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; có 5.215 sơ sở đạt điều kiện, phát hiện 1.444 cơ sở có vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đã nhắc nhở chấn chỉnh 1.211 cơ sở; xử lý vi phạm hành chính theo quy định 79 cơ sở với tổng số tiền phạt là 166,9 triệu  đồng, số cơ sở bị đóng cửa là 07 cơ sở; số cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm là 82 cơ sở; số cơ sở phải khắc phục về nhãn là 03 cơ sở. Thực hiện xét nghiệm nhanh: 227 mẫu, trong đó có 20 mẫu xét nghiệm không đạt về chỉ tiêu hàn the, foocmol.

Từ đầu năm đến nay có 27 trường hợp bị ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì tại thành phố Đà Lạt; biểu hiện lâm sàng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy nhiều lần, sốt, chóng mặt, đau đầu đã được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, trạm Y tế phường 7 và tự mua thuốc điều trị tại nhà, bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị, sau 3-5 ngày điều trị, bệnh ổn định xuất viện, không có trường hợp tử vong. Chi cục ATVSTP tỉnh đã phối hợp với TTYT dự phòng tỉnh, TTYT thành phố Đà Lạt tổ chức giám sát, điều tra ca bệnh và thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời, căn nguyên gây ra ngộ độc nghi do vi khuẩn Salmonella.

Kết quả khám chữa bệnh: Tổ chức khám bệnh cho 2.067.633 lượt bệnh nhân, đạt 70,2% kế hoạch năm; tổng số ngày điều trị nội trú là 648.945 ngày, đạt 74,55% so với kế hoạch. Công suất sử dụng giường bệnh chung toàn tỉnh đạt 103,05%; tổng số bệnh nhân ngoại trú là 48.105 lượt, đạt 77,5% kế hoạch, tổng số phẫu thuật 15.142 bệnh nhân, đạt 75,7% kế hoạch; tổng số xét nghiệm 1.515 nghìn lần, đạt 74,8% kế hoạch, tổng số chẩn đoán hình ảnh 340.839 lần, đạt 79,2% kế hoạch năm. Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt tổ chức khám nội soi tai, mũi, họng và khám phát thuốc miễn phí cho 91 học sinh Trường trung học phổ thông Herman Gmeiner với tổng kinh phí 50 triệu đồng. Tổ chức khám mắt cho 134.324 lượt người, phát hiện 271 bệnh nhân đục thủy tinh thể, phẫu thuật miễn phí thay thủy tinh thể cho 211 bệnh nhân và phẫu thuật mộng cho 25 bệnh nhân. Khám và điều trị răng miệng cho 3.444 học sinh tại 10 trường thuộc 02 huyện Đức Trọng và Đơn Dương. Phối hợp với Ban Quân dân Y tỉnh tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho 8.154 bệnh nhân, trong đó có 530 nạn nhân chất độc màu da cam; chỉ đạo Hội đồng giám định Y khoa khám và đã cấp xác nhận cho 173 trường hợp nhiễm chất độc màu da cam. Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lâm Đồng phối hợp với đoàn bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khám bệnh phát thuốc miễn phí tại huyện Đạ Tẻh; phối hợp với đoàn bác sĩ của Chi hội từ thiện Minh Tâm tổ chức khám và mổ mắt miễn phí cho bệnh nhân nghèo, người cao tuổi huyện Cát Tiên. Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Y tế tổ chức khám chữa bệnh, tư vấn, phát thuốc miễn phí và tặng quà cho 457 người dân nghèo của huyện Lạc Dương.

Công tác dược: Thông báo và chỉ đạo thu hồi 166 loại thuốc; 1.344 loại mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Xét và thẩm định cấp chứng chỉ hành nghề dược cho 656 hồ sơ. Trong 9 tháng đầu năm 2015, Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm Mỹ phẩm đã kiểm nghiệm 590 mẫu thuốc trên địa bàn toàn tỉnh, đạt 67,13% so với kế hoạch; có 587 mẫu đạt tiêu chuẩn (99,5%) và 3 mẫu không đạt tiêu chuẩn (0,5%). Các mẫu thuốc không đạt đã được xử lý theo quy định.

9.4. Hoạt động văn hóa – tuyên truyền  

Trong 9 tháng năm 2015 đã tổ chức thông tin- tuyên truyền các ngày lễ lớn của dân tộc. Các đội thông tin lưu động kết hợp với hoạt động văn hoá văn nghệ, chiếu bóng phục vụ, tổ chức tuyên truyền cổ động tại các địa bàn trong tỉnh. Để tuyên truyền những ngày lễ lớn trên toàn tỉnh đã treo dựng 2.272 phướn - băng rôn, 29 pano, thiết kế, dàn dựng và trang trí 08 sân khấu lớn với tổng diện tích 4.874,8 m2 . Đội thông tin lưu động của Trung tâm văn hóa tỉnh triển khai hoạt động tuyên truyền chào mừng Đại hội Đảng các cấp và tuyên truyền Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn với trên 35 buổi và tổ chức 70 buổi triển lãm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới; triển lãm ảnh tuyên truyền chào mừng kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh phục vụ bà con vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đạt 57% kế hoạch. Trong tháng 9 năm 2015 các cơ quan, đơn vị trên địa bàn cũng đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến về sửa đổi Bộ Luật hình sự, tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao nhận quân đợt 2 năm 2015.

Trong 9 tháng năm 2015, Bảo tàng tỉnh mở cửa thường xuyên phục vụ 37.704 lượt khách đến tham quan nghiên cứu, trong đó có 1.246 khách quốc tế, đạt 117,8% kế hoạch. Thư viện tỉnh đã cấp phát 3.607 thẻ bạn đọc, trong đó có 330 thẻ người lớn, 3.277 thẻ thiếu nhi, phục vụ 80.140 lượt bạn đọc, luân chuyển 119.379 lượt tài liệu, 20.317 lượt bạn đọc truy cập internet. Bổ sung 7.538 bản sách, báo, tạp chí nâng tổng số tài liệu thư viện tỉnh hiện có 231.880 bản, đạt 75,38% kế hoạch.

Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở: Trong 9 tháng năm 2015 có 247.651/287.823 hộ được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, đạt 86,03% kế hoạch; có 1.345/1.551 khu dân cư đã được công nhận danh hiệu văn hóa, đạt 86,7%; có 55/147 xã, phường, thị trấn đã được công nhận danh hiệu văn hóa, đạt 37,4%. 

9.5. Hoạt động thể dục – thể thao

Trong 9 tháng năm 2015, ngành thể dục - thể thao Lâm Đồng đã tổ chức các hoạt động, thu hút nhiều đối tượng thuộc các lứa tuổi tham gia vào việc rèn luyện sức khoẻ, vui chơi lành mạnh góp phần xây dựng đời sống văn hoá mới ở địa phương, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Thể thao thành tích cao: Trong 9 tháng năm 2015 đoàn thể thao Lâm Đồng đã tham dự 37 giải thể thao khu vực, quốc gia và quốc tế với 467 vận động viên; đạt được 175 huy chương (40 HCV, 54 HCB, 81 HCĐ ), đạt 135% kế hoạch.

Phối hợp với Tổng cục thể dục thể thao, các Liên đoàn thể thao Việt Nam đăng cai tổ chức giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương mở rộng năm 2015; giải Quần vợt vô địch nữ toàn quốc; giải xe đạp địa hình quốc tế mở rộng lần thứ I - 2015; giải Bóng rổ vô địch nam, nữ toàn quốc; cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh cúp truyền hình Tp.HCM lần thứ 27-2015, các chặng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; giải bóng đá hạng nhì quốc gia các trận đấu trên sân nhà; giải vô địch cờ vua trẻ các nhóm tuổi và giải cờ vua nhanh và chớp nhoáng toàn quốc tại thành phố Đà Lạt; giải bóng đá hạng nhì quốc gia mùa giải 2015, đội tuyển bóng đá nam tỉnh Lâm Đồng trụ hạng nhì mùa giải 2015-2016.

Thể dục thể thao quần chúng: Phong trào thể dục thể thao quần chúng tiếp tục được duy trì và phát triển. Tính đến nay số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là 287.790 người, số gia đình thể thao có 33.471 và 987 câu lạc bộ thể dục thể thao; tổ chức thành công 16 giải như: Cờ tướng, việt dã, võ cổ truyền, bóng đá, quần vợt, cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, kickboxing, karatedo, taekwondo, đua xe đạp nước… thu hút trên 2.085 vận động viên của các đơn vị, địa phương tham gia.

9.6. Giáo dục – đào tạo

Một số tình hình giáo dục thực hiện trong 9 tháng năm 2015

Tổ chức hội thi “nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trẻ” năm học 2014-2015. Kết quả có 5 giải nhất, 4 giải nhì, 4 giải ba và 11 giải khuyến khích; tổ chức đoàn học sinh tham gia cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia tại Đồng Tháp, trong đó tỉnh Lâm Đồng có 6 đề tài dự thi. Kết quả có 3 đề tài đạt giải (1 nhất, 1 nhì và 1 ba), trong đó có 1 đề tài được chọn tham dự cuộc thi quốc tế tại Hoa Kỳ; tổ chức Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh; hội thi “Hùng biện tiếng Anh cấp tỉnh dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông Lâm Đồng lần thứ V năm học 2014-2015”, có 75 học sinh đại diện cho 12 phòng Giáo dục Đào tạo và 39 trường trung học phổ thông trên toàn tỉnh dự thi. Kết quả đạt 8 giải đồng đội và 22 giải cá nhân; tổ chức thi tiếng dân tộc Mạ tại các huyện Bảo Lâm, Đạ Huoai; tổ chức kỳ thi tiếng Anh, Toán qua mạng internet; tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi quốc gia, học sinh đỗ thủ khoa các trường đại học trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2015; kiểm tra trường đạt chuẩn quốc gia cấp tiểu học và trung học cơ sở, kết hợp kiểm tra thiết bị, thư viện trường học.

Tình hình ngày tựu trường và khai giảng năm học mới 2015-2016

Các trường mầm non, phổ thông đều tổ chức tựu trường và giảng dạy từ ngày 24/8/2015 theo Quyết định số 1717/QĐ-UBND ngày 11/8/2015 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh về khung thời gian năm học 2015-2016. Các trường mầm non, phổ thông tổ chức khai giảng năm học 2015-2016 vào ngày 05/9/2015, giáo dục thường xuyên khai giảng vào ngày 14/9/2019. Lễ khai giảng diễn ra trang nghiêm, ngắn gọn, đầy đủ nội dụng và có tác dụng giáo dục học sinh.

Công tác tuyển sinh năm học 2015-2016

Tuyển sinh lớp 1: Huy động đạt 100% các cháu 6 tuổi vào lớp 1 ở vùng thuận lợi; 99,8% ở vùng khó khăn.

Tuyển sinh lớp 6: Tuyển 100% số học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học năm học 2014-2015 vào lớp 6 (21.371 học sinh); trong đó tuyển sinh vào các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú các huyện và dân tộc nội trú liên huyện phía Nam là 550 học sinh; công tác huy động học sinh đến trường đang còn tiếp tục duy trì đến hết tháng 9/2015.

Tuyển sinh lớp 10: Tuyển 18.148/20.527 học sinh tốt nghiệp lớp 9 đạt 88,4%; trong đó: công lập là 17.618/20.527, đạt 85,8%, ngoài công lập là 530/1.125 học sinh, đạt 47,1%, hiện nay các trường ngoài công lập đang tiếp tục công tác tuyển sinh năm học 2015-2016.

          Toàn tỉnh có 709 trường, trong đó: mầm non 222 trường, tăng 2 trường; tiểu học 252 trường, giảm 2 trường; trung học cơ sở 159 trường, tăng 1 trường so năm học trước; trung học phổ thông 59 trường; 2 trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh và 10 trung tâm giáo dục nghề cấp huyện; 2 trường cao đẳng; 1 trường trung cấp chuyên nghiệp; 2 trường giáo dục khuyết tật.

Tổng số học sinh năm học 2015-2016 từ mầm non đến phổ thông là 310.866 học sinh. Trong đó: mầm non: 65.756 học sinh (công lập 49.704, ngoài công lập 16.052); tiểu học: 117.899 học sinh (công lập: 117.368, ngoài công lập 531); trung hoc cơ sở: 83.133 học sinh (công lập: 83.133); trung học phổ thông: 44.078 học sinh (công lập: 42.755, ngoài công lập: 1.323 học sinh)

Ngày 04/9 trường Đại học Đà Lạt đã tổ chức ngày hội nhập học cho 2.800 tân sinh viên hệ chính quy ở 20 khoa thuộc 32 ngành học hệ đại học và 4 ngành hệ cao đẳng, nâng tổng số sinh viên toàn trường lên gần 12.000 sinh viên. Chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường năm 2015 là 3.300 chỉ tiêu, nhà trường đang tiếp tục nhận hồ sơ tuyển sinh nguyện vọng bổ sung. 

9.7. Tình hình an toàn giao thông và thiệt hại thiên tai

Tai nạn giao thông

Trong 9 tháng năm 2015 ngành Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng đã tăng cường phối hợp với ngành Công an trong công tác “siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện” với mục tiêu “tính mạng con người là trên hết”; tiến hành tổng kiểm tra, rà soát các tổ chức, cá nhân hoạt động vận tải; tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ như chấp hành đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi đến trường và không để ùn tắc trước các cổng trường học, đi đúng làn đường, không vượt đèn đỏ, không sử dụng rượu bia, không chạy quá tốc độ; huy động lực lượng tuần tra kiểm soát lưu động, tuần tra trên các tuyến huyện lộ, tỉnh lộ, xử lý nghiêm các hành vi phạm trật tự an toàn giao thông, nhất là các hành vi có nguy cơ gây tai nạn giao thông, kiểm soát xử lý vi phạm trong dịp nghỉ hè, nghỉ lễ. Do vậy mà tình hình an toàn giao thông trên địa bàn toàn tỉnh trong những tháng đầu năm có nhiều chuyển biến tích cực.

Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông tỉnh, trong tháng 9/2015 (tính từ ngày 16/8/2015 đến ngày 15/9/2015) trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 19 vụ tai nạn giao thông, giảm 6 vụ; làm chết 17 người, tăng 3 người; bị thương 13 người, giảm 9 người so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng đầu năm, toàn tỉnh xảy ra 155 vụ tai nạn giao thông, giảm 31 vụ; làm chết 103 người, giảm 8 người và bị thương 125 người, giảm 45 người so với cùng kỳ. Phương tiện cơ giới đường bộ đăng ký mới: 210 ô tô và 3.544 mô tô. Tổng phương tiện đang quản lý là 35.212 ô tô và 747.882 mô tô.Trong tháng lực lượng chức năng phát hiện, xử lý 5.832 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, xử phạt 3 tỷ đồng, tước 215 giấy phép lái xe, tạm giữ 11 ô tô, 628 mô tô.

Thiệt hại do thiên tai

Trong quý 3/2015 thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp. Cụ thể như trận lốc xoáy kéo dài gần 2 giờ đồng hồ vào tối 7/9 tại thị trấn Đạ Tẻh, xã Quốc Oai, xã Hà Đông, xã Quảng Trị làm 228 căn nhà bị hư hỏng, trong đó, có 7 căn bị sập hoàn toàn, 43 căn bị tốc mái hoàn toàn, 110 căn bị hư hỏng, làm gãy đổ 19 cột điện trung thế, làm tốc mái 5 phòng học và tàn phá hàng chục ha cây trồng, lốc xoáy đã làm 6 người bị thương, ước tính tổng thiệt khoảng 7,3 tỷ đồng; trận mưa lớn kéo dài xảy ra vào chiều 9/9, đã làm hàng chục ngôi nhà và nhiều tuyến đường tại các xã, thị trấn phía Nam huyện Đạ Huoai bị ngập sâu trong nước.

Vào tối ngày 19/9/2015 một lốc xoáy tại thôn Piơ, xã Bảo Thuận, huyện Di Linh làm 25 ngôi nhà bị tốc mái, hàng chục ha cây cà phê sắp thu hoạch bị bật gốc, rụng trái. UBND huyện đã huy động lực lượng dân quân và người dân địa phương khắc phục hậu quả, hỗ trợ từ 1-5 triệu đồng/hộ để người dân khắc phục thiệt hại.

9.8. Tình hình cháy nổ và bảo vệ môi trường

Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 26 vụ cháy, thiệt hại ước tính 3,14 tỷ đồng; 06 vụ vi phạm quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường, tổng số tiền xử phạt 16 triệu đồng. Đặc biệt, vào trưa ngày 10/9/2015 xảy ra 01 vụ hỏa hoạn tại cửa hàng Mẹ & Bé trên đường Trần Hưng Đạo, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng nhưng không gây thương vong về người.

10. Một số nhiệm vụ chủ yếu cần triển khai trong 3 tháng cuối năm 2015

Để phát huy kết quả đạt được trong 9 tháng và hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2015 đã được đề ra tại Nghị quyết số 118/2014/NQ-HĐND ngày 10/12/2014 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Lâm Đồng; Chương trình hành động số 464/UBND-TH ngày 28/01/2015 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2015 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, các cấp cần tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụ sau:

- Tiếp tục thực hiện chương trình hành động và sơ kết 4 năm triển khai thực hiện các Nghị quyết chuyên đề 03, 04, 05 của Tỉnh ủy và 04 Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội 4 địa bàn trọng điểm.

- Tổ chức triển khai thực hiện dự án phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đầu tư trong nông nghiệp được tổ chức JICA (Nhật Bản) và Viện hàn lâm KHXHNV hỗ trợ; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo chương trình, kế hoạch đề ra; mở rộng thị trường, phát triển mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng; quản lý tài nguyên, khoáng sản; thực hiện kế hoạch trồng rừng, trồng cây phân tán, khoán quản lý bảo vệ rừng năm 2015. Rà soát và có giải pháp đảm bảo an toàn các kênh, mương, hồ, đập, cầu, cống, ... thực hiện tốt công tác phòng, chống, khắc phục thiệt hại thiên tai trong mùa mưa bão.

- Tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp; tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước; theo dõi diễn biến thị trường để có biện pháp bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả, hàng kém chất lượng. Tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư sản phẩm mới về du lịch; khai thác và mở rộng các tour, tuyến du lịch lữ hành, liên kết kinh doanh để thu hút khách du lịch đến với Lâm Đồng - Đà Lạt, đặc biệt là khách quốc tế. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tổ chức thành công Festival Hoa lần thứ VI.

- Tiếp tục rà soát, đôn đốc thực hiện và giải ngân các dự án xây dựng cơ bản theo đúng tiến độ; đối với các dự án chậm triển khai thì kiên quyết điều chuyển vốn cho các dự án cần thiết khác. Đôn đốc chủ đầu tư khẩn trương trả lại nguyên trạng mặt bằng đường giao thông sau khi thi công các dự án cấp, thoát nước.

- Tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách nhà nước năm 2015 theo tinh thần của Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 21/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ, các giải pháp thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2015 theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 2277/UBND-TC ngày 06/5/2015 và văn bản số 2741/UBND-TH ngày 22/5/2015. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và văn bản số 1460/UBND-TC ngày 30/3/2015 của UBND tỉnh.

- Triển khai thực hiện tốt kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Rà soát, đánh giá việc thực hiện các dự án đầu tư nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước được giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày 01/7/2014 làm cơ sở quyết định gia hạn, thu hồi dự án đầu tư; tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư được gia hạn tiếp tục triển khai dự án.

- Đẩy mạnh việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội. Tiếp tục rà soát và có giải pháp về đất đai, giao khoán quản lý bảo vệ rừng, … cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất; tạo điều kiện để đồng bào có việc làm, có thu nhập và ổn định đời sống.

- Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội. Tăng cường các hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thực hiện việc sáp nhập, tổ chức lại các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề trên địa bàn cấp huyện theo đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt và hướng dẫn cụ thể của các Bộ, ngành chức năng.

- Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Kiên quyết đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, thực hiện quyết liệt đồng bộ nhiều giải pháp để giảm tai nạn giao thông trên cả 3 mặt theo kế hoạch đề ra.

- Tiếp tục hoàn chỉnh nội dung báo cáo kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020 và công tác phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X.


Các tin khác
© Copyright 2012 CỤC THỐNG KÊ TỈNH LÂM ĐỒNG
10 Đường 3 Tháng 4, Phường 3, TP. Đà Lạt