Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Lâm Đồng Ước tháng 3 và Quý I năm 2015
Quý I hàng năm là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội và các hoạt động vui chơi, giải trí trong những ngày tết; để đảm bảo cho hoạt động lễ hội diễn ra an toàn và nhân dân đón tết vui tươi, tiết kiệm và lành mạnh

Tình hình kinh tế thế giới trong các tháng đầu năm vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt các rủi ro địa-chính trị tại Trung Đông là những yếu tố khó lường trước và tiềm ẩn các nguy cơ lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu; Kinh tế Mỹ, Anh, khu vực Đông Á và một số nền kinh tế mới nổi là những điểm sáng, song triển vọng tăng trưởng yếu của các đầu tàu kinh tế khác như Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) và Nhật Bản, sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc, cộng thêm các nguy cơ bất ổn ở Ukraine và bệnh dịch Ebola ở Tây Phi, biến động của giá dầu thô sẽ ảnh hưởng đáng kể tới các nước xuất khẩu lẫn nhập khẩu dầu mỏ càng làm cho đà phục hồi kinh tế toàn cầu không đồng đều và yếu hơn dự báo.

Trong nước kinh tế vĩ mô diễn biến theo hướng tích cực, sau thời gian nghỉ tết, các hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định nhưng do ảnh hưởng chung của kinh tế thế giới và các nước trong khu vực nên tổng cầu của nền kinh tế và sức mua tăng chậm; sức hút vốn vẫn còn yếu; tình hình biển Đông vẫn còn tiềm ẩn những vấn đề phức tạp về biển đảo; khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng và lãi suất vẫn còn cao, khả năng đáp ứng được các điều kiện vay để tiếp tục đầu tư còn hạn chế; chỉ số tồn kho vẫn còn ở mức cao; số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn còn nhiều đã ảnh hưởng đến tăng trưởng chung của nền kinh tế trong nước.

Quý I hàng năm là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội và các hoạt động vui chơi, giải trí trong những ngày tết; để đảm bảo cho hoạt động lễ hội diễn ra an toàn và nhân dân đón tết vui tươi, tiết kiệm và lành mạnh. Ngay từ đầu năm các ngành, các cấp đã chủ động xây dựng các chương trình để triển khai các mục tiêu năm 2015, tăng cường giữ vững an ninh chính trị, kinh tế – xã hội ổn định, chất lượng tăng trưởng kinh tế đã có bước cải thiện đáng kể, nền kinh tế đang hòa nhập sâu rộng trên thị trường quốc tế và khu vực; kết cấu hạ tầng, năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng lên; công tác đô thị được nâng cấp, giá cả thị trường khá ổn định, chỉ số giá tăng không đáng kể; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống dân cư tiếp tục được cải thiện.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, kinh tế - xã hội Lâm Đồng vẫn còn đứng trước nhiều khó khăn và thách thức; hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp; khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chưa cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nhất là trong việc phát triển sản xuất công nghiệp; cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực chưa chuyển dịch kịp thời theo sự biến động nhanh của nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Công tác quản lý bảo vệ rừng hiệu quả chưa cao, tình hình vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng vẫn còn diễn ra phức tạp. Đời sống của nhân dân vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn; các tệ nạn xã hội ngăn chặn chưa hiệu quả, tâm lý xã hội còn diễn biến phức tạp.

Năm 2015 là năm cuối của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011-2015; các ngành, các cấp cần đẩy mạnh các hoạt động cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, rà soát và kêu gọi các dự án đầu tư; tiếp tục tăng cường ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; chủ động hội nhập trên thị trường trong và ngoài nước, đẩy mạnh việc quảng cáo và xúc tiến các sản phẩm chủ lực của địa phương để từng bước nâng cao chất lượng và đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011 -2015 và tạo tiền đề cho phát triển các năm sau.

      1. Tăng trưởng kinh tế

      Ước quý I năm 2015, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh 2010 đạt 7.835,5 tỷ đồng, tăng 7,78% so cùng kỳ. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (KVI) đạt 2.308,8 tỷ đồng, tăng 8%, với mức đóng góp 2,35% trong mức tăng chung của GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng (KVII) đạt 1.758,9 tỷ đồng, tăng 5,92%, với mức đóng góp 1,35%; trong đó, ngành công nghiệp đạt 1.339,9 tỷ đồng, chiếm 76,18% trong KVII, với mức đóng góp 0,97% do tác động của ngành khai khoáng tăng 28,98%, công nghiệp chế biến tăng 8,74%, riêng Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí chỉ tăng 2,91% đã kéo tăng trưởng chung của ngành công nghiệp xuống còn 5,57%; khu vực dịch vụ đạt 3.438,3 tỷ đồng, tăng 8,55%, với mức đóng góp cao nhất 3,73% trong mức tăng GRDP; một số ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực III có mức tăng khá so cùng kỳ là dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 19,45%; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ tăng 12,61%; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 13,36% do chính sách của Nhà nước về hỗ trợ ngành bất động sản đang dần phát huy tác dụng và các điều kiện cho vay mua nhà cũng được nới lỏng; hoạt động y tế và cứu trợ xã hội tăng 16,11%; nghệ thuật, vui chơi giải trí tăng 15,44%.

Bảng 1: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)   

 

Ước thực hiện

quý I năm 2015

(Tỷ đồng)

% So sánh với

cùng kỳ

1) Tổng sản phẩm (GRDP) giá hiện hành

10.389,5

108,49

 - Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

3.110,9

104,63

 - Khu vực công nghiệp-xây dựng

2.409,6

108,78

      + Trong đó: Công nghiệp

1.841,5

108,71

 - Khu vực dịch vụ

4.377,5

111,05

- Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

491,5

110,04

2) Tổng sản phẩm (GRDP) giá SS 2010

7.835,5

107,78

 - Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

2.308,8

108,00

 - Khu vực công nghiệp-xây dựng

1.758,9

105,92

      + Trong đó: Công nghiệp

1.339,9

105,57

 - Khu vực dịch vụ

3.438,3

108,55

- Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

329,5

108,49

 *Đóng góp trong tăng trưởng (%)

7,78

 

 - Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

2,35

 

 - Khu vực công nghiệp-xây dựng

1,35

 

      + Trong đó: Công nghiệp

0,97

 

 - Khu vực dịch vụ

3,73

 

- Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

0,35

 

Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn quý I năm 2015 theo giá hiện hành đạt 10.389,5 tỷ đồng, tăng 8,49% so cùng kỳ. Trong đó, khu vực I đạt 3.110,9 tỷ đồng, tăng 4,63% (tăng thấp hơn 3,37 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng theo giá so sánh 2010 (8%) nguyên nhân do trong quý I giá trị chủ yếu là nhóm cây hàng năm, trong đó rau, hoa chiếm tỷ trọng lớn, nhưng giá bán sản phẩm cây hàng năm quý I năm 2015 giảm 3,12% so với cùng kỳ; riêng nhóm rau hoa giảm 7,16%, trong đó rau giảm 10,35% làm cho giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp theo giá hiện hành giảm); khu vực II đạt 2.409,6 tỷ đồng, tăng 8,78%; khu vực III đạt 4.377,5 tỷ đồng, tăng 11,05%; Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 491,5 tỷ đồng, tăng 10,04% so cùng kỳ. Do trong quý I đối với ngành nông nghiệp chủ yếu là cây hàng năm như rau, hoa . . . không tính sản phẩm chủ lực của địa phương là cà phê nên cơ cấu kinh tế có khác với cơ cấu cả năm là khu vực III chiếm cao nhất 44,23%, tiếp đến khu vực I chiếm 31,43% và khu vực II chiếm 24,34% (Thông thường cơ cấu cả năm là khu vực I, khu vực III, khu vực II).

            2. Hoạt động tài chính, tín dụng

2.1. Hoạt động tài chính

Trong quý I năm 2015 ngành Thuế tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp về tăng cường quản lý thu, rà soát nắm chắc đối tượng, nguồn thu ngân sách trên địa bàn, kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời số phát sinh vào ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, quản lý chặt chẽ việc chi ngân sách trong phạm vi dự toán được giao, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí cũng như việc công khai, minh bạch tình hình sử dụng ngân sách Nhà nước.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến 15/3/2015 đạt 705,1 tỷ đồng, bằng 10,07% so dự toán, tăng 4,87% so cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa đạt 650,8 tỷ đồng, bằng 13,02% so dự toán, tăng 3,53% so cùng kỳ. Trong thu nội địa, thu từ doanh nghiệp Trung ương đạt 115,6 tỷ đồng, bằng 10,51% so dự toán, tăng 19,58%; thu từ doanh nghiệp địa phương đạt 20,4 tỷ đồng, bằng 24,74% so dự toán, tăng 41,23%; thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 11,3 tỷ đồng, bằng 7,41% so dự toán, giảm 48,43%; thu thuế ngoài quốc doanh đạt 202,3 tỷ đồng, bằng 12,58% so dự toán, giảm 16,93%; thuế trước bạ đạt 43,2 tỷ đồng, bằng 20,67% so dự toán, tăng 47,54%; thuế thu nhập cá nhân đạt 50,8 tỷ đồng, bằng 16,44% so dự toán, tăng 50,72%; thu phí, lệ phí đạt 31,6 tỷ đồng, bằng 14,55% so dự toán, tăng 24,15% so cùng kỳ. Thu thuế từ đất, nhà đạt 81,9 tỷ đồng, bằng 10,23% so dự toán, tăng 30,05% so cùng kỳ. Thu khác ngoài ngân sách đạt 28,6 tỷ đồng, bằng 7,14% so dự toán, giảm 10,79% so cùng kỳ. Thu thuế qua hải quan đạt 21,9 tỷ đồng, bằng 21,9% so dự toán, tăng 33,04% so cùng kỳ. Thu xổ số kiến thiết đạt 52,3 tỷ đồng, bằng 13,76% dự toán, giảm 2,33% so cùng kỳ.

Bảng 2:  Thu chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn

 

 

Thực hiện đến 15/3/2015

(Triệu đồng)

% So sánh với

cùng kỳ

I.Tổng thu ngân sách nhà nước

705.145

104,87

1.Thu nội địa

650.855

103,53

Trong đó:- Doanh nghiệp nhà nước TW

                  - Doanh nghiệp nhà nước ĐP

115.631

20.405

119,58

141,23

               - Khu vực có vốn ĐT nước ngoài

11.360

51,57

               - Khu vực ngoài quốc doanh

202.261

83,07

2. Thu từ hải quan

21.895

133,04

II. Tổng thu ngân sách địa phương

1.871.869

64,40

III.Tổng chi ngân sách địa phương

3.698.351

102,40

Trong đó:- Chi đầu tư phát triển          

567.601

109,03

- Chi thường xuyên

1.163.606

103,00

Tổng thu ngân sách địa phương từ đầu năm đến 15/3/2015 đạt 1.871,9 tỷ đồng, bằng 17,73% so dự toán, giảm 35,6% so cùng kỳ. Trong đó, thu điều tiết đạt 804,5 tỷ đồng, bằng 16,3% so dự toán, tăng 6,4%; thu bổ sung từ ngân sách Trung ương đạt 955,6 tỷ đồng, bằng 25,65% so dự toán, giảm 8,26% so cùng kỳ.

Tổng chi ngân sách địa phương từ đầu năm đến 15/3/2015 là 3.698,3 tỷ đồng, bằng 35,02% so dự toán, tăng 2,4% so cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 567,6 tỷ đồng, bằng 50,73% so dự toán, tăng 9,03%; chi thường xuyên đạt 1.163,6 tỷ đồng, bằng 19,25% dự toán, tăng 3%. Trong tổng chi thường xuyên, chi sự nghiệp kinh tế đạt 73,8 tỷ đồng, bằng 10,72% so dự toán, tăng 3,74%; chi giáo dục, đào tạo đạt 580,2 tỷ đồng, bằng 20,86% so dự toán, tăng 6,26%; chi y tế đạt 109,8 tỷ đồng, bằng 14,87% so dự toán, giảm 12,06%; chi quản lý hành chính đạt 253 tỷ đồng, bằng 21,28% so dự toán, tăng 13,46% so cùng kỳ.

2.2. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong quý I năm 2015 tương đối ổn định. Các tổ chức tín dụng đã chấp hành nghiêm túc quy định trần lãi suất huy động bằng VND và ngoại tệ theo quy định, đồng thời tiếp tục xem xét điều chỉnh giảm lãi suất trên hợp đồng đã ký về mặt bằng lãi suất hiện hành; tiếp tục thực hiện các giải pháp để ngăn chặn và xử lý nợ xấu, trong đó thực hiện tốt các khâu kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, tích cực thu hồi nợ.

Vốn huy động đến 28/02/2015 đạt 26.583 tỷ đồng, tăng 15,15% so cùng kỳ. Trong đó, tiền gửi dân cư đạt 21.678 tỷ đồng, chiếm 81,55% tổng dư nợ, tăng 15,93%; tiền gửi thanh toán, tiền gởi kho bạc đạt 4.905 tỷ đồng, chiếm 18,45% tổng dư nợ, tăng 11,86% so cùng kỳ.

Tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đến 28/02/2015 đạt 33.050 tỷ đồng, tăng 24,06% so cùng kỳ. Trong đó, dư nợ trung dài hạn 12.904 tỷ đồng, chiếm 39,04% tổng dư nợ, tăng 23,17% so cùng kỳ; dư nợ ngắn hạn 20.146 tỷ đồng, chiếm 60,96% tổng dư nợ, tăng 25,47% so cùng kỳ.

Tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến 28/02/2015 là 452 tỷ đồng, chiếm 1,37% tổng dư nợ, tăng 0,44% cùng kỳ.         

3. Đầu tư xây dựng

3.1. Đầu tư

Dự ước vốn đầu tư phát triển quý I/2015 đạt 3.111,8 tỷ đồng, tăng 2,09% so cùng kỳ,  đạt 14,47% so kế hoạch, chủ yếu thực hiện đầu tư vốn cho các công trình chuyển tiếp của năm 2014, trong đó:

Nguồn vốn nhà nước trên địa bàn đạt 461,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14,84%, giảm 15,71% so cùng kỳ. Trong đó, vốn do Trung ương quản lý đạt 134,4 tỷ đồng, tăng 1,53%; vốn do Địa phương quản lý đạt 327,4 tỷ đồng, giảm 21,2%, chủ yếu thực hiện các công trình chuyển tiếp năm 2014.

Vốn đầu tư phát triển thuộc khu vực ngoài nhà nước đạt 2.575 tỷ đồng, tăng 5,93% so cùng kỳ, chiếm 82,75% trong tổng vốn. Trong đó, vốn đầu tư của doanh nghiệp đạt 785,9 tỷ đồng, tăng 6,75% và vốn đầu tư của các hộ gia đình đạt 1.789,1 tỷ đồng, tăng 5,57%, chủ yếu đầu tư trong xây dựng, sửa chữa nhà ở và sản xuất kinh doanh.

Vốn đầu tư phát triển thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 74,9 tỷ đồng, tương đương 3,6 triệu USD, tăng 8,31% so cùng kỳ, chiếm 2,41% trong tổng vốn.

Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài: từ đầu năm đến thời điểm 20/3/2015 có 01 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn thành phố Đà Lạt, với tổng số vốn đăng ký 0,33 triệu USD, Nhật Bản là nhà đầu tư, kinh doanh vào lĩnh vực nông nghiệp. Thu hồi 01 dự án đầu tư với tổng số vốn 1 triệu USD. Điều chỉnh 07 giấy chứng nhận đầu tư.

3.2. Xây dựng

Giá trị sản xuất ngành xây dựng quý I/2015 theo giá so sánh 2010 ước tính đạt 1.558,2 tỷ đồng, tăng 7,04% so với cùng kỳ, bao gồm: doanh nghiệp nhà nước đạt 45,3 tỷ đồng, giảm 3,75%; doanh nghiệp ngoài nhà nước 508,3 tỷ đồng, tăng 1,72% và loại hình khác (xã, phường, hộ dân cư) 1004,6 tỷ đồng, tăng 10,53% so cùng kỳ. Chia theo loại công trình, trong đó công trình nhà ở đạt 869,5 tỷ đồng, chiếm 55,8% trong tổng số và tăng 8,98%; công trình kỹ thuật dân dụng 407 tỷ đồng, chiếm 26,1% và tăng 0,11% so cùng kỳ.

4. Sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp trong quí I/2015 còn gặp nhiều khó khăn, sản phẩm tồn kho vẫn còn cao, nhiều doanh nghiệp chưa mạnh dạn mở rộng sản xuất kinh doanh. Các sản phẩm chủ lực của tỉnh như chè túi lọc, rau ướp lạnh, phân bón, đá xây dựng…duy trì sản xuất ổn định; tuy nhiên, một số sản phẩm chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp như quả và hạt ướp lạnh, chè nguyên chất, phân khoáng NPK…do tiêu thụ kém nên sản xuất cầm chừng.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tháng 3 năm 2015 tăng 15,02% so cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 46,71%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 16,49%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,98%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,96% so cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp quý I năm 2015 toàn  tỉnh tăng 12,26% so cùng kỳ. Cụ thể:

Chỉ số sản xuất ngành khai khoáng tăng 60,29% so cùng kỳ. Trong đó, đá xây dựng 520,25 ngàn m3, tăng 93,42%; cát tự nhiên các loại đạt 35,68 ngàn m3, tăng 3,14%; sản phẩm cao lanh 7,39 ngàn tấn, tăng 0,71% so cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,44% so với cùng kỳ. Một số sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp đã tác động đến tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là: thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng lỏng 12,33 ngàn lít, tăng 109,27%; quần áo bảo hộ lao động 13 ngàn cái, tăng 50,51%; Alumin 126,52 ngàn tấn, tăng 18,72%; quần áo lót cho người lớn 770 ngàn cái, tăng 18,71%; rau ướp lạnh 3,44 ngàn tấn, tăng 3,7 %; bên cạnh đó có một số sản phẩm giảm như: vải dệt thoi từ sợi tơ tằm đạt 430 ngàn m2, giảm 19,48%; bộ com-lê, quần áo đồng bộ, áo jacket 595 ngàn cái, giảm 15%; quả và hạt ướp lạnh đạt 966 ngàn tấn, giảm 11,93%; chè nguyên chất 3,58 ngàn tấn, giảm 6,01% so cùng kỳ.

Ngành sản xuất và phân phối điện giảm 1,22% so cùng kỳ. Trong đó, điện sản xuất dự tính đạt 1.073 triệu kwh, giảm 2,21%; điện thương phẩm đạt hơn 225 triệu kwh, tăng 6,55%, đây là nỗ lực của ngành điện để đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng trong mùa khô.

Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,09%. Trong đó, sản lượng nước ghi thu đạt 4.144 ngàn m3, tăng 1,08%; rác thải không độc hại đã thu gom không thể tái chế 18.749 tấn, tăng 6,68% so cùng kỳ.

* Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 02 tháng đầu năm 2015 tăng 21,05% so cùng kỳ. Trong đó, chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 40,8%; sản xuất trang phục tăng 127,16%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 8,72%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 4,01%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 28,17%; ngành dệt giảm 8,06% so cùng kỳ.

* Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đến tháng cuối tháng 02/2015 tăng 78,4% so cùng kỳ. Trong đó, sản xuất chế biến thực phẩm tăng 126,5%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 29,36%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 80,67%; sản xuất trang phục tăng 130,92%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 296,79%; ngành dệt tăng 22,86% so cùng kỳ.

* Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp 3 tháng năm 2015 giảm 4,92% so cùng kỳ. Chia theo ngành kinh tế: ngành khai khoáng giảm 10,62%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 5,93%; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt tăng 1,79%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 4,24% so cùng kỳ. Chia theo khu vực: doanh nghiệp nhà nước giảm 0,89%; doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 13,27%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,62% so cùng kỳ.

* Xu hướng sản xuất quý II/2015: mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều lạc quan về triển vọng phục hồi và phát triển hơn trong quý II/2015. Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu đều cao hơn quý I/2015, nhất là các chỉ tiêu về khối lượng sản xuất, số lượng đơn đặt hàng.

5. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Đăng ký kinh doanh: từ đầu năm đến 20/3/2015 đã cấp đăng ký kinh doanh cho 149 doanh nghiệp và 18 chi nhánh, 04 văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh với tổng vốn đăng ký 357,62 tỷ đồng.

Về tình hình hoạt động, giải thể doanh nghiệp: trong quý I/2015, số doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả phải tạm ngừng hoạt động là 64 doanh nghiệp, số doanh nghiệp giải thể là 18 doanh nghiệp.

Tình hình thu hút vốn đầu tư trong nước: từ đầu năm đến thời điểm 20/3/2015 có 09 dự án được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư và 01 dự án được cấp Quyết định đầu tư với số vốn đăng ký đầu tư 394,15 tỷ đồng, quy mô diện tích 22 ha; điều chỉnh 05 Giấy chứng nhận đầu tư (điều chỉnh tiến độ, bổ sung nội dung ưu đãi thuế…); không có dự án bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư.

Nhìn chung, trong thời gian qua, tình hình thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn triển khai chậm do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế; ngoài ra các dự án chủ yếu đều liên quan đến đất rừng nên khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục về chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp.

6. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

6.1. Sản xuất nông nghiệp

Trong quí I/2015 sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung công tác gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch cây trồng hàng năm vụ đông xuân, chăm sóc cây công nghiệp dài ngày và tập trung phòng chống khô hạn.

Công tác chuẩn bị đất gieo trồng vụ đông xuân (2014 – 2015) được các địa phương chỉ đạo đảm bảo kịp thời mùa vụ. Tính đến thời điểm 10/3/2015 diện tích đất cày bừa thực hiện 34.264,4 ha, tăng 1,15%; trong đó diện tích cày bừa bằng máy đạt 30.496,6 ha, chiếm 89%, tăng 2,49% so cùng kỳ. Từ đầu vụ đến nay toàn tỉnh gieo trồng, xuống giống được 34.069,5 ha cây hàng năm các loại, tăng 0,57% so cùng kỳ.

Bảng 3: Tiến độ giao trồng vụ đông xuân đến ngày 10/3/2015

 

 

Kế hoạch năm 2015

Thực hiện cùng kỳ năm trước

Thực hiện kỳ báo cáo

% so sánh

Kế hoạch

Cùng kỳ

Tổng diện tích gieo trồng (ha)

 

33.875,3

34.069,5

 

100,57

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

   - Lúa

10.588,3

10.694,2

10.395,5

98,18

 97,21

   - Ngô

2.122,8

2.121,6

2.188,8

103,11

103,17

   - Khoai lang

210,0

254,7

227,9

108,52

89,48

   - Rau các loại

17.432,3

16.379,4

16.474,8

94,51

100,58

   - Hoa các loại

2.820,0

2.336,4

2.376,5

84,27

101,72

         Cây lương thực có hạt thực hiện 12.584,3 ha, giảm 1,81% (-231,5 ha) so cùng kỳ. Trong đó, lúa gieo trồng được 10.395,5 ha, chiếm 30,51% tổng diện tích gieo trồng, đạt 98,18% kế hoạch, giảm 2,79% (-298,7 ha) so cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở huyện Cát Tiên 4.020 ha, chiếm 38,67%, tăng 0,22%; Đạ Tẻh 1.625 ha, chiếm 15,63%, giảm 9,72%; Lâm Hà 1.110 ha, chiếm 10,68%, giảm 2,89%; Di Linh 1.000 ha, chiếm 9,62%, giảm 5,21%; Đức Trọng 970 ha, chiếm 9,33%, tăng 1,15%; Đơn Dương 700 ha, chiếm 6,73% so cùng kỳ.

Ngô gieo trồng 2.188,8 ha, đạt 103,11% kế hoạch, tăng 3,17% (+67,2 ha) so cùng kỳ, tập trung ở huyện Đạ Tẻh 1.145 ha, chiếm 52,31%; Cát Tiên 522 ha, chiếm 23,85%; Đạ Huoai 130,9 ha, chiếm 5,98%. Diện tích gieo trồng tăng do giá ngô ổn định, dễ tiêu thụ, một số vùng chuyển đổi cơ cấu mùa vụ từ 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa và 1 vụ ngô, một số vùng tận dụng được nguồn nước từ các sông suối tích cực gieo trồng loại cây này.

Khoai lang gieo trồng chủ yếu là giống khoai lang Nhật chất lượng cao đạt 227,9 ha, giảm 10,52% (-26,8 ha) so cùng kỳ, tập trung ở Cát Tiên 56 ha, chiếm 24,57%; Đơn Dương 50 ha, chiếm 21,94%; Đức Trọng 35 ha, chiếm 15,36%; Bảo Lâm 29,9 ha, chiếm 13,12%.

Cây rau các loại gieo trồng 16.474,8 ha, đạt 94,51% kế hoạch, tăng 0,58% (+ 95,4 ha) so cùng kỳ. Diện tích gieo trồng tăng do việc thu hoạch rau ở vụ trước kịp thời, công tác chuẩn bị đất gieo trồng vụ Đông Xuân chủ động, một số vùng thuộc huyện Đơn Dương và Đức Trọng đã chuyển đổi một số diện tích ở cây trồng khác kém hiệu quả sang trồng rau. Tuy nhiên, giá rau trong thời gian qua còn biến động thất thường nên ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng rau, tập trung ở Đơn Dương 7.442,5 ha, chiếm 45,18%, tăng 1,12% (+82,5 ha); Đức Trọng 4.000 ha, chiếm 24,28%, giảm 3,59%; Đà Lạt 2.825,5 ha, chiếm 17,15%, tăng 0,11%; Lạc Dương 998 ha, chiếm 6,06%, tăng 1,22%.

Diện tích hoa các loại gieo trồng 2.376,5 ha, đạt 84,27% kế hoạch, tăng 1,72% (+40,1 ha) so cùng kỳ. Diện tích hoa được trồng trong vụ tập trung nhiều ở Đà Lạt 1.331,5 ha, chiếm 56%, tăng 2,31% (+30 ha); Đức Trọng 480 ha, chiếm 20,2%, giảm 8,57% (-45 ha); Đơn Dương 305 ha, chiếm 12,83%, tăng 12,96% (+35 ha); Lạc Dương 195 ha, chiếm 8,2%, tăng 0,52%. Tuy nhiên, tình hình tiêu thụ hoa trong dịp tết vừa qua gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là hoa lay ơn không tiêu thụ được và giá lại giảm nên ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân dẫn đến việc đầu tư trong thời gian tới sẽ bị ảnh hưởng.

Cây hàng năm khác gieo trồng 2.110,6 ha, chủ yếu là cây làm thức ăn gia súc 1.949,5 ha, tập trung ở Đơn Dương 998,1 ha; Đức trọng 382,7 ha; Đạ Tẻh 98,9 ha; Bảo Lâm 37,4 ha, do nhiều hộ, đơn vị mở rộng chăn nuôi bò sữa.

* Thu hoạch vụ đông xuân: đến ngày 10/3/2015 toàn tỉnh thu hoạch được 13.057,9 ha cây hàng năm các loại, đạt 38,33% diện tích gieo trồng, giảm 2,12% (-283,3 ha) so cùng kỳ, do thời tiết trong những tháng đầu vụ ở Lâm Đồng rét đậm kéo dài đã làm ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của một số loại cây trồng. Lúa thu hoạch 3.717,5 ha, đạt 35,76% diện tích gieo trồng, tăng 0,1% so cùng kỳ, tập trung ở Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên; năng suất đạt 57 tạ/ha. Ngô thu hoạch 827 ha, đạt 37,78% diện tích gieo trồng, giảm 3,31% (-28,3 ha). Rau các loại thu hoạch 6.765,3 ha, đạt 41,06% diện tích gieo trồng, giảm 7,1% (-517,4 ha). Đậu các loại thu hoạch 104,1 ha, đạt 38,84% diện tích gieo trồng. Hoa các loại thu hoạch 1.402,9 ha, đạt 59,03% diện tích gieo trồng, tăng 15,9% (+192,5 ha) so cùng kỳ.

* Tình hình khô hạn: Đang vào cao điểm mùa khô hạn, tình trạng thiếu nước xảy ra một số địa bàn, mực nước các hồ chứa đều đã xuống thấp hơn so với cùng kỳ 25 cm. Các ngành chức năng đã có các biện pháp quản lý hiện tại và lâu dài để sử dụng nguồn nước tưới hợp lý. Khuyến cáo người dân không xuống giống sớm vụ hè thu, huy động dùng từ các khe suối, ao hồ, có biện pháp tích trữ nước, sửa chữa kịp thời các công trình thủy lợi nhỏ và vừa, nạo vét kênh mương nội đồng, tuyên truyền người dân áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất để tiết kiệm nước, chuyển đổi cây trồng phù hợp mùa khô, UBND tỉnh đã có tờ trình đề nghị Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT, Bộ KH&ĐT hỗ trợ trên 57 tỷ đồng để nạo vét kênh mương, hồ chứa; sửa chữa công trình thủy lợi và phục vụ bơm chống hạn để đảm bảo sản xuất cho vụ đông xuân 2014 - 2015 và cả năm 2015.

  Tại Đức Trọng có 17 ha lúa bị thiếu nước, trong đó 7 ha bị mất trắng; Di linh 23 ha; Đà Lạt 10,5 ha rau, đậu. Một số cây lâu năm thiếu nước tưới do xa nguồn nước và thiếu phương tiện.

Đối với cây lâu năm sau khi thu hoạch xong cà phê niên vụ 2014 đến nay, cây cà phê đang trong giai đoạn trổ hoa, kết trái nhưng thời tiết nắng nóng, khô hanh kéo dài vì vậy việc tưới tiêu, chăm sóc, tỉa cành đang được bà con nông dân trong tỉnh quan tâm thực hiện. Diện tích cà phê được tưới nước lần 2 đạt trên 80%, đang chuẩn bị tưới lần 3. Đối với cây chè người dân tiến hành làm cỏ, chặt cành già cỗi, tưới nước để cây chè sinh trưởng phát triển tốt. Đối với cây điều đang bắt đầu mùa thu hoạch.

* Tình hình dịch bệnh  (từ ngày 07/3/2015 – 13/3/2015)

Cây lúa: rầy nâu gây hại 256,8 ha; ốc bươu vàng gây hại 352,2 ha; bệnh đạo ôn lá nhiễm 299,1 ha; vàng lá sinh lý nhiễm 301,5 ha; bệnh khô vằn nhiễm nhẹ 622 ha.

Cây cà phê: bệnh khô cành nhiễm 797,4 ha; bệnh vàng lá nhiễm 7.869,7 ha; sâu đục thân gây hại 70 ha cà phê chè; bọ xít muỗi gây hại 70 ha.

- Cây chè: bọ xít muỗi gây hại 2.091,1 ha; rầy xanh gây hại 1.638,7 ha tại Bảo Lộc, Bảo Lâm; nhện đỏ gây hại 2.368,4 ha tại Di Linh, Bảo Lộc, Bảo Lâm

.- Cây điều: bệnh thán thư nhiễm 912,2 ha; bọ xít muỗi gây hại 1.383,9 ha; bệnh xì mủ thân nhiễm 1.049,6 ha tại Đam Rông, Đạ Tẻh.

- Cây cao su: bệnh xì mủ nhiễm 39,5 ha; bệnh phấn trắng nhiễm 206,4; bệnh héo đen đầu lá 90,2 ha;  bệnh nấm hồng nhiễm 56,9 ha tại Đạ Tẻh.

- Cây dâu tằm:  bệnh bạc thau nhiễm 41 ha tại Lâm Hà, Bảo Lộc, Đạ Tẻh.

- Cây rau họ thập tự: bệnh sưng rễ nhiễm 31,5 ha.

- Cây cà chua: sâu xanh gây hại 399,9 ha; bệnh đốm lá vi khuẩn nhiễm 390 ha.

- Cây đậu leo: sâu đục quả gây hại 75 ha tại Đơn Dương.

- Cây khoai tây: bệnh mốc sương nhiễm 5 ha tại Đà Lạt.

* Tình hình thiệt hại do thiên tai: từ ngày 10 đến 13/3/2015 xuất hiện sương muối ở Lạc Dương, Đà lạt và Lâm Hà làm hơn 760 ha cà phê bị chết hoặc có dấu hiệu ngừng sinh trưởng. Trong đó, khoảng 200 ha cà phê dưới 3 năm tuổi xác định phải nhổ bỏ do không có khả năng phục hồi. UBND huyện Lạc Dương cho biết sẽ hỗ trợ nông dân về cây giống và phân bón để trồng mới diện tích cà phê bị chết; đồng thời hỗ trợ giống các loại cây ngắn ngày trồng xen canh trong quá trình phục hồi diện tích cà phê bị hư hại nhằm giúp nông dân ổn định cuộc sống.

Hiện Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng đang kiến nghị các ngân hàng giãn nợ cho những nông dân vay vốn canh tác cà phê. Đối với diện tích cà phê bị sương muối gây hại ở mức độ nhẹ cần tiến hành cắt tỉa phần bị hại và tiến hành chăm sóc để cây phục hồi.

6.2.Tình hình chăn nuôi

Chăn nuôi trâu, bò: đàn trâu 15.598 con, giảm 4,2%, do điều kiện chăn thả ngày càng khó khăn; đàn bò 78.389 con, tăng 11,36% so cùng kỳ. Trong đó, đàn bò sữa ước đạt 14.389 con, tăng 63,5% so cùng kỳ, sản lượng sữa tươi cũng tăng theo tỷ lệ thuận, các cấp, các ngành, đơn vị liên quan tìm biện pháp giải quyết hỗ trợ thu mua sữa tại các hộ, đến nay cơ bản các hộ chăn nuôi đã ký kết hợp đồng với các công ty thu mua sữa và bán ổn định trở lại.

Chăn nuôi lợn: ước đạt 348.510 con, tăng 4,84% so cùng kỳ.

Chăn nuôi gia cầm: ước đạt 4.139,8 nghìn con, tăng 7,38%. Trong đó, tổng đàn gà ước đạt 2.822,4 nghìn con, tăng 2,32% so cùng kỳ.

Công tác kiểm dịch các loại gia súc, gia cầm được các ngành chức năng đề ra các biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm trái phép. Tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân về nguy cơ, mức độ nguy hiểm của dịch cúm gia cầm, vận động, nâng cao ý thức của người dân để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, vệ sinh chuồng trại.

6.3.Tình hình sản xuất lâm nghiệp

Nắng nóng và khô hạn kéo dài tình trạng nguy cơ cháy rừng là rất cao, Lâm Đồng là địa phương nằm trong mức cảnh báo cháy rừng ở cấp độ cực kỳ nguy hiểm. Các ngành chức năng và các chủ rừng đang ráo riết triển khai hàng loạt biện pháp phòng ngừa cháy rừng; tăng cường công tác kiểm tra, tuần tra, truy quét, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm luật về bảo vệ và phát triển rừng.

          Lâm sinh: ước tính đến hết tháng 3/2015 công tác rà soát, kiểm tra ký kết chuyển giao hợp đồng giao khoán thực hiện được 340.200 ha, đạt 90,4% kế hoạch, tăng 10,9% so cùng kỳ.

        Khai thác lâm sản: ước tính trong tháng 3/2015 các đơn vị thuộc kinh tế nhà nước khai thác 2.726 m3 gỗ tròn các loại, bằng 14,45% so cùng kỳ. Trong 3 tháng năm 2015, khối lượng gỗ tròn các loại khai thác ước đạt 14.016 m3, giảm 73,9% so cùng kỳ. Trong đó, khai thác rừng trồng 10.369 m3, bằng 55,9% so cùng kỳ. Lồ ô các loại khai thác 22 nghìn cây; le giấy 70 tấn; củi thước 54,6 ster; mây chỉ 9,2 nghìn sợi, tăng 8,2% so cùng kỳ.  

Từ đầu mùa khô đến nay xảy ra 10 vụ cháy rừng, với diện tích 8,33 ha, không thiệt tài nguyên rừng.

Tình hình vi phạm lâm luật: trong 3 tháng năm 2015 (từ 10/12/2014 - 10/3/2015) lực lượng Kiểm Lâm, Ban Lâm nghiệp xã, các đơn vị chủ rừng đã phát hiện, lập biên bản 417 vụ vi phạm lâm luật, giảm 17,4% so cùng kỳ. Trong đó, phá rừng trái phép 89 vụ, tăng 4,7%, diện tích rừng bị phá 34,82 ha, tăng 0,24 ha; vi phạm quy định về khai thác gỗ và lâm sản 92 vụ, giảm 13,2%; mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép 199 vụ, giảm 22,86%; vi phạm khác 33 vụ, giảm 35,2% so cùng kỳ. Tổng số vụ vi phạm đã xử lý 347 vụ, trong đó; xử lý hành chính 338 vụ, chuyển xử lý hình sự 09 vụ. Lâm sản, phương tiện tịch thu qua xử lý vi phạm 102 chiếc phương tiện, dụng cụ các loại; 392,36 m3 gỗ các loại. Thu nộp ngân sách 3,8 tỷ đồng.

7. Thương mại, dịch vụ 

            7.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

             Ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 03/2015 đạt 2.490,2 tỷ, tăng 5,11% so với cùng kỳ. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 264,4 tỷ, giảm 14,19%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 43,2 tỷ đồng và kinh tế ngoài nhà nước đạt 2.182,5 tỷ, tăng 7,87% so cùng kỳ. Trong đó, một số nhóm hàng tăng mạnh như nhóm phương tiện đi lại (kể cả phụ tùng) đạt 421,2 tỷ, tăng 232%; nhóm hàng lương thực thực phẩm đạt 953,6 tỷ, tăng 15,59%; nhóm hàng may mặc đạt 123,7 tỷ, tăng 13,81%; nhóm kinh doanh bất động sản đạt 24,1 tỷ, tăng 27,14% so cùng kỳ.

Ước quý I/2015, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 7.601,1 tỷ đồng, tăng 3,53% so cùng kỳ, (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 2,28%). Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 759,7 tỷ đồng, giảm 10,24%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 6.675,8 tỷ đồng, tăng 4,98% (kinh tế tư nhân đạt 2.549,9 tỷ đồng, tăng 22,08%; kinh tế cá thể đạt 4.124,9 tỷ đồng, giảm 3,39%) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 165,7 tỷ đồng, tăng 21,64% so với cùng kỳ. Một số nhóm hàng chủ yếu như nhóm nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) đạt 100,7 tỷ đồng, tăng 4,45%; nhóm gỗ, vật liệu xây dựng đạt 496,1 tỷ đồng, tăng 11,29%; nhóm hàng hóa khác đạt 220,8 tỷ đồng, tăng 12,12%; nhóm hàng may mặc đạt 425,5 tỷ đồng, tăng 15,09%. Bên cạnh đó, một số nhóm hàng giảm so cùng kỳ như: nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình đạt 609,3 tỷ đồng, giảm 41,22%; nhóm xăng dầu đạt 642,6 tỷ đồng, giảm 29,22%; nhóm vật phẩm, văn hóa, giáo dục đạt 46,4 tỷ đồng, giảm 7,76%.

            7.2. Dịch vụ lưu trú và ăn uống

            Ước tháng 03/2015 doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ lữ hành đạt 371,8 tỷ, tăng 12,39% so cùng kỳ. Trong đó, doanh thu lưu trú đạt 47,7 tỷ, tăng 7,81%; doanh thu ăn uống đạt 322,5 tỷ, tăng 13,72%; doanh thu lữ hành đạt 1,7 tỷ, giảm 44,81% so cùng kỳ.

             Ước quý I/ 2015, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 1.194,1 tỷ, tăng 24,56% so cùng kỳ. Trong đó, doanh thu lưu trú đạt 161,1 tỷ, tăng 18,75%; doanh thu ăn uống đạt 1.028,3 tỷ, tăng 26,48%; doanh thu lữ hành đạt 4,7 tỷ, giảm 52,78% so cùng kỳ.

Tổng số khách ngủ qua đêm tại các cơ sở lưu trú quý I/2015 đạt 627,11 nghìn lượt khách, tăng 9,65% so với cùng kỳ. Trong đó; khách trong nước đạt 592,04 nghìn lượt khách, tăng 13,38%; khách quốc tế đạt 35,07 nghìn lượt khách, giảm 29,53%; khách qua các cơ sở lữ hành phục vụ đạt 1.137 lượt khách, bằng 28,28%. Riêng trong dịp tết Nguyên đán (từ ngày 30/12 đến ngày mùng 5 tết Ất Mùi) lượng khách du lịch đến tham quan đạt 220 nghìn lượt khách, tăng 10%; trong đó, lượng khách qua lưu trú đạt 90 nghìn lượt khách, tăng 9,8% so cùng kỳ.           

            7.3. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

            7.3.1. Xuất khẩu hàng hóa

            Kim ngạch xuất khẩu tháng 3 năm 2015 đạt 39,9 triệu USD, giảm 13% so với cùng kỳ. Trong đó: kinh tế nhà nước đạt 18.326,3 nghìn USD, chiếm 45,99% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 0,38%; kinh tế tư nhân đạt 7.581,1 nghìn USD, chiếm 19,02% và tăng 6,24%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 13.945,2 nghìn USD, chiếm 34,99% và giảm 31,7% so với cùng kỳ. Các mặt hàng như: Alumin đạt 40.000 tấn, trị giá 14 triệu USD, tăng 3,83% về lượng và tăng 15,36% về giá trị; hàng rau quả đạt trị giá 1.982,7 nghìn USD, giảm 21,94%; hạt điều đạt 100 tấn, trị giá 700 nghìn USD, tăng 39,28% về lượng và tăng 77,04% về giá trị; cà phê đạt 7.160,4 tấn, trị giá 14.726,3 nghìn USD, giảm 31,82% về lượng và giảm 33,53% về giá trị, trong đó: cà phê xuất sang thị trường Hà Lan đạt 4.326,3 nghìn USD, Italia  đạt 2.127,7 nghìn USD, Đức đạt 1.176,9 nghìn USD, Mỹ đạt 750 nghìn USD, Ấn Độ đạt 650,2 nghìn USD; chè chế biến đạt 1.036 tấn, trị giá 2.080 nghìn USD, tăng 66,37% về lượng và tăng 64,9% về giá trị, chủ yếu là mặt hàng chè xanh, chè đen và chè chế biến xuất sang Pa-ki-xtan đạt 1.388,5 nghìn USD, Đài Loan đạt 541,5 nghìn USD, Áp-ga-ni-xtan đạt 150 nghìn USD; sản phẩm bằng plastic đạt 300 nghìn USD, tăng 37,05%; hàng dệt may đạt 513,2 nghìn USD, giảm 76,73%; hàng hóa khác đạt 4.564,9 nghìn USD, giảm 6,8% so với cùng kỳ.

            Kim ngạch xuất khẩu 3 tháng năm 2015 đạt 112,5 triệu USD, đạt 23,43% so với kế hoạch, giảm 6,09% so với cùng kỳ. Trong đó: kinh tế nhà nước đạt 46,7 triệu USD, chiếm 41,51% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và giảm 8,12%; kinh tế tư nhân đạt 23,6 triệu USD, chiếm 21,01% và tăng 26,21%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 42,1 triệu USD, chiếm 37,48% và giảm 16,07% so với cùng kỳ. Các mặt hàng như: Alumin đạt 120.232,5 tấn, trị giá 41 triệu USD, giảm 4% về lượng và tăng 3,99% về giá trị; hàng rau quả đạt trị giá 6.920,2 nghìn USD, tăng 2,02%; hạt điều đạt 307,4 tấn, trị giá 2.193,5 nghìn USD, tăng 72,6% về lượng và tăng 97,81% về giá trị; cà phê đạt 18.446,4 tấn, trị giá 38.196 nghìn USD, giảm 26,16% về lượng và giảm 24,49% về giá trị; chè chế biến đạt 2.940,6 tấn, trị giá 5.791,6 nghìn USD, tăng 20,42% về lượng và tăng 22,31% về giá trị; sản phẩm bằng plastic đạt 766,1 nghìn USD, tăng 37,17%; hàng dệt may đạt 1.800,2 nghìn USD, giảm 58,85%; hàng hóa khác đạt 12.877,6 nghìn USD, tăng 6,92% so với cùng kỳ.

            7.3.2. Nhập khẩu hàng hóa 

            Kim ngạch nhập khẩu tháng 3 năm 2015 đạt 4.765,5 nghìn USD, tăng 3,48% so với cùng kỳ. Trong đó: kinh tế tư nhân đạt 2.148,2 nghìn USD, chiếm 45,08% trong tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 44,75%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2.617,4 nghìn USD, chiếm 54,92% và tăng 19,68% so với cùng kỳ. Các sản phẩm nhập khẩu như: phân bón đạt 300 tấn, trị giá 100 nghìn USD, giảm 4,76% về lượng và giảm 23,66% về giá trị; tơ, sợi, dệt đạt 75,8 tấn, trị giá 1.078 nghìn USD, tăng 98,43% về lượng và tăng 75,34% về giá trị; máy móc thiết bị phụ tùng đạt 950 nghìn USD, tăng 214,57%; hàng hóa khác đạt 2.323,6 nghìn USD, tăng 18,56% so với cùng kỳ.

            Kim ngạch nhập khẩu 3 tháng năm 2015 đạt 13,4 triệu USD, đạt 26,79% so với kế hoạch, tăng 3,48% so với cùng kỳ. Trong đó: kinh tế tư nhân đạt 5.481,9 nghìn USD, chiếm 40,92% trong tổng kim ngạch nhập khẩu và giảm 11,94%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7.914,6 nghìn USD, chiếm 59,08% và tăng 17,85%. Các sản phẩm nhập khẩu như: phân bón đạt 762 tấn, trị giá 237,8 nghìn USD, tăng 18,9% về lượng và giảm 25,57% về giá trị; tơ, sợi, dệt đạt 165 tấn, trị giá 2.093,2 nghìn USD, tăng 83,95% về lượng và tăng 5,61% về giá trị; vải may mặc đạt 358,2 nghìn USD, giảm 6,94%; máy móc thiết bị phụ tùng đạt 2.956,5 nghìn USD, tăng 216,51%; hàng hóa khác đạt 6.658,6 nghìn USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ.

            7.4. Vận tải, bưu chính viễn thông

Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 3/2015 ước đạt 247.167 triệu đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ. Trong đó: doanh thu vận tải đường bộ đạt 212.536 triệu đồng, tăng 5,5%; doanh thu vận tải đường sông đạt 24 triệu đồng, bằng 68,6%; doanh thu vận tải hàng không đạt 34.607 triệu đồng tăng 18,4% so với cùng kỳ.

Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải quý I/2015 ước đạt 751.509 triệu đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu vận tải đường bộ đạt 651.281 triệu đồng, tăng 5,9%; doanh thu vận tải đường sông đạt 71 triệu đồng, bằng 68,3%; doanh thu vận tải hàng không đạt 100.157 triệu đồng, tăng 11,8% so với cùng kỳ.

Vận tải hành khách tháng 3/2015 ước đạt 2.594,2 nghìn hành khách, bằng 94,7% và luân chuyển đạt 282.006,8 nghìn hành khách.km, tăng 6,6% so với cùng kỳ. Trong đó: vận tải hành khách đường bộ ước đạt 2.573,2 nghìn hành khách, bằng 94,7% và luân chuyển ước đạt 274.094,4 nghìn hành khách.km, tăng 6,5%; đường sông đạt 5,5 nghìn hành khách, giảm 17,2% và luân chuyển đạt 1,6 nghìn hành khách.km, bằng 42,2%; hàng không đạt 15,5 nghìn hành khách, tăng 4,3% và luân chuyển đạt 7.910,8 nghìn hành khách.km, tăng 9,8% so với cùng kỳ.

 Vận tải hành khách quý I/2015 ước đạt 7.987,8 nghìn hành khách, giảm 4,4% và luân chuyển đạt 840.800,8 nghìn hành khách.km, tăng 7,7% so với cùng kỳ. Trong đó, vận tải hành khách đường bộ ước đạt 7.925,7 nghìn hành khách, giảm 4,4% và luân chuyển ước đạt 818.293,5 nghìn hành khách.km, tăng 7,8%; đường sông đạt 16,7 nghìn hành khách, giảm 16,3% và luân chuyển đạt 5 nghìn hành khách.km, bằng 43,1%; hàng không đạt 45,4 nghìn hành khách, giảm 1,7% và luân chuyển 22.502,3 nghìn hành khách.km, tăng 4,4%.

Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng 3/2015 ước đạt 518,2 nghìn tấn, giảm 11,4% và luân chuyển đạt 68.833,7 nghìn tấn.km, tăng 5,3% so với cùng kỳ. Khối lượng hàng hóa quý I/2015 ước đạt 1.768,2 nghìn tấn, giảm 11,1% do tác động chủ trương, chính sách của Nhà nước về quy định các phương tiện vận tải chở đúng vận tải thiết kế, đồng thời sản lượng nông sản một số vùng  Đà Lạt, Đức Trọng, Đơn Dương không tiêu thụ được hoặc do giá cả thấp; luân chuyển đạt 234.184,9 nghìn tấn.km, tăng 5,3% so với cùng kỳ.

Doanh thu bưu chính viễn thông tháng 3/2015 ước đạt 201.922 triệu đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ. Số thuê bao phát triển mới đạt 30.400 thuê bao, tăng 244,9%. Trong đó, thuê bao cố định mới đạt 150 thuê bao, giảm 59,2%, số thuê bao di động mới đạt 30.250 thuê bao, tăng 258,2%. Số thuê bao internet mới đạt 1.900 thuê bao, giảm 12,7% so với cùng kỳ. Trong quý I/2015 doanh thu bưu chính viễn thông đạt 603.940 triệu đồng, tăng 14,0% so với cùng kỳ. Số thuê bao phát triển mới đạt 97.198 thuê bao, tăng 269,9%. Trong đó, thuê bao cố định mới đạt 599 thuê bao, giảm 41,7%, số thuê bao di động mới đạt 96.599 thuê bao, tăng 282,6% và số thuê bao internet mới đạt 6.542 thuê bao, tăng 11,5% so với cùng kỳ.

            8. Giá cả thị trường

            8.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Trong quý I năm 2015 hàng hóa trên thị trường phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Trong dịp Tết của 2 năm trở lại đây, giá cả hàng hóa không có biến động tăng cao, các mặt hàng thiết yếu giữ ổn định, việc cung ứng hàng hóa đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Sau Tết cung cầu hàng hóa, dịch vụ trong nước tiếp tục được giữ vững, nhu cầu tiêu dùng đối với nhiều mặt hàng sau Tết đã trở lại bình thường, chương trình bình ổn thị trường tiếp tục thực hiện đã góp phần bình ổn giá cả thị trường; các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát khâu lưu thông, vận chuyển hàng hóa, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Tuy nhiên, xăng dầu sau thời gian giảm giá thì đến ngày 11/3/2015 giá tăng trở lại đã tác động đến chỉ số giá tiêu dùng. CPI tháng 3 năm 2015 tăng 0,23% so với tháng 02 năm 2015, tăng 1,26% so với cùng kỳ. Cụ thể: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,87%, trong đó: lương thực giảm 0,29%, thực phẩm tăng 0,44%, ăn uống ngoài gia đình tăng 3,25%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 0,18% so với tháng trước. Bên cạnh đó, nhóm giao thông giảm 0,99%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,54%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,17%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,03%; nhóm đồ uống, thuốc lá; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình; thuốc và dịch vụ y tế; nhóm bưu chính viễn thông; nhóm giáo dục ổn định so với tháng trước. Bình quân 3 tháng năm 2015, CPI tăng 1,22% so với bình quân 3 tháng năm 2014. Dự báo trong quý 2 chỉ số giá tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng do tác động của việc tăng giá điện 7,5% từ ngày 16/3/2015 nên tác động đến hoạt động sản xuất làm tăng giá thành sản phẩm kéo theo tăng giá các mặt hàng, ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu dùng và đời sống dân cư.

8.2. Chỉ số giá vàng và Đô la Mỹ

Giá vàng 99,99 trên địa bàn tỉnh tháng 3/2015 được bán ra bình quân 3,2 triệu đồng/chỉ, giảm 2,31% so với tháng trước giảm 7,49% so cùng kỳ, bình quân 3 tháng giảm 3,24% so với bình quân cùng kỳ. Giá USD bán ra bình quân tháng 3/2015 dao động ở mức 21.541 đồng/USD. Chỉ số giá USD tháng 3/2015 tăng 0,93% so với tháng trước và tăng 2,15% so cùng kỳ, bình quân 3 tháng tăng 1,57% so với bình quân cùng kỳ.

8.3. Chỉ số giá sản xuất

Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I năm 2015  tăng 0,84% so với quý trước và tăng 7,43% so với cùng kỳ. Trong đó: Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất nông nghiệp tăng 0,84% so với quý trước và tăng 7,71% so với cùng kỳ. Cụ thể: Cây hàng năm tăng 1,81% so với quý trước và giảm 5,81% so với cùng kỳ, một số mặt hàng chủ yếu là thóc giảm 4,22%; ngô và cây lương thực có hạt khác tăng 3,15%; rau đậu hoa cây cảnh tăng 3,19% so với quý trước. Cây lâu năm tăng 0,41% so với quý trước và tăng 14,55% so với cùng kỳ, một số mặt hàng chủ yếu hạt điều tăng 51,01%; hồ tiêu tăng 13,53%; cà phê giảm 0,35%; chè tăng 0,7% so với quý trước; sản phẩm chăn nuôi tăng 1,03% so với quý trước và tăng 5,25% so với cùng kỳ, một số phẩm chủ yếu gia súc tăng 0,72%; gia cầm giảm 0,5% so với quý trước. Sản phẩm lâm nghiệp tăng 0,24% so với quý trước và giảm 2,11% so với cùng kỳ. Cụ thể: hàng lâm sản khai thác tăng 0,35% so với quý trước và giảm 2,24% so với cùng kỳ; sản phẩm lâm sản thu nhặt giảm 0,99% so với quý trước và giảm 14,03% so với cùng kỳ. Sản phẩm thủy sản tăng 1,67%  so với quý trước và tăng 2,2% so với cùng kỳ.

Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất quý I năm 2015 của một số mặt hàng chủ yếu tăng như: chè xanh tăng 9,04%; đá, cát, sỏi, đất sét tăng 1,15%; điện tăng 0,77%; gỗ tròn khai thác, gỗ đã qua chế biến và các sản phẩm từ gỗ tăng 0,62%; khí đốt, phân phối nhiên liệu khí bằng đường ống giảm 7,9%; gia cầm giảm 6,95%; rau các loại giảm 4,36%; xăng, dầu các loại giảm 4,25%; đường giảm 4,1%; xi măng các loại giảm 2,43%; phân bón và hợp chất ni tơ giảm 1,24%; cà phê nhân xô giảm 0,65%; gạo giảm 0,41%; các nguyên nhiên, vật liệu khác như: quả các loại; trâu, bò; lợn; rượu; bia; các sản phẩm may mặc, trang phục dệt kim; sản phẩm từ plastic; sắt, thép, gang; dịch vụ truyền tải và phân phối điện; cung cấp nước ổn định so với quý trước.

Chỉ số giá cước vận tải kho bãi quý I năm 2015 giảm 3,13% so với quý trước và giảm 0,81% so với cùng kỳ. Trong đó: Giá cước vận tải hành khách giảm 4,21% so với quý trước và giảm 7,82% so với cùng kỳ; vận tải hàng hóa giảm 2,11% so với quý trước và tăng 6,6% so với cùng kỳ; dịch vụ kho bãi và hỗ trợ vận tải ổn định. Chia theo ngành đường thì dịch vụ vận tải đường bộ giảm 2,9% so với quý trước và giảm 0,49% so với cùng kỳ, dịch vụ vận tải và hỗ trợ cho vận tải ổn định.       

9. Các vấn đề xã hội

9.1. Thực trạng đời sống dân cư

Tình hình sản xuất, thu hoạch và thu nhập của hộ dân cư nông thôn từ trồng trọt, chăn nuôi và các ngành nghề khác có chuyển biến khá tốt. Đặc biệt trong nông nghiệp tiếp tục phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, góp phần tăng hộ nông dân làm giàu. Việc tổ chức sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao đã đem lại giá trị cao hơn nhiều so với canh tác truyền thống, cụ thể: Sản xuất rau cao cấp đạt bình quân trên 400 triệu đồng/ha/năm; cây hoa cao cấp đạt bình quân trên 1 tỷ đồng /ha/năm; chè chất lượng cao đạt từ 200-250 triệu đồng/ha. Từ sự thành công của mô hình điểm trong thời gian qua, chương trình tiếp tục có sức lan tỏa mạnh trong sản xuất, khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư phát triển theo công nghệ cao. Trên địa bàn tỉnh hiện có trên 39 nghìn ha sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, chiếm khoảng 15% diện tích canh tác. Tỷ trọng giá tri sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đạt 30% giá tri sản xuất nông nghiệp; giá trị sản phẩm cây trồng, vật nuôi khi ứng dụng công nghệ cao tăng từ 25- 30% làm tăng thu nhập cho người sản xuất và làm giàu cho nhiều hộ gia đình trong tỉnh.

9.2. Thực trạng đời sống cán bộ, công nhân, viên chức

Trong quý I/2015, đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao dộng hưởng lương có cuộc sống ổn định, trong dịp lễ tết vừa qua cũng được hưởng tăng thêm bình quân mỗi người từ 01 đến 10 triệu đồng. Đời sống cán bộ công chức, viên chức khu vưc nhà nước vẫn ổn định. Bắt đầu từ ngày 01/01/2015 tiền lương tăng thêm đối với cán bộ công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống sẽ được điều chỉnh hỗ trợ tăng thêm 8%, hiện các đối tượng này trên địa bàn tỉnh chưa được truy lĩnh, ước thu nhập bình quân đầu người khu vực nhà nước Trung ương đóng trên địa bàn đạt 6.200 nghìn đồng/người/tháng, cao hơn khu vực địa phương quản lý 1,5 lần (thu nhập bình quân khu vực địa phương: 4.130 nghìn đồng/người/tháng). Đối với các đơn vị Trung ương quản lý thu nhập bình quân đầu người 1 tháng cao nhất đạt 9.500 nghìn đồng, đối với các đơn vị địa phương quản lý có ngành xây dựng thu nhập bình quân đầu người 1 tháng cao nhất đạt 5.900 nghìn đồng.

9.3. Công tác xóa đói, giảm nghèo và tình hình thăm hỏi, hỗ trợ, tặng quà Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015

Trong dịp tết ẤT Mùi 2015, các đối tượng gồm người có công, đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội, các hộ nghèo, cận nghèo được tặng quà và trợ cấp tết bằng tiền mặt và hiện vật, trị giá tổng số tiền là 27,4 tỷ đồng, trong đó có chi hỗ trợ cho 95.199 đối tượng, tương ứng với 113.545 suất quà được nhận (kể cả tiền và hiện vật quy tiền).Trong tổng số tiền (27,4 tỷ đồng) chi hỗ trợ được lấy từ các nguồn cụ thể như sau: (1) Nguồn ngân sách Trung ương (quà của Chủ tịch nước) là 1,993 tỷ đồng; (2) Nguồn ngân sách tỉnh: 18,322 tỷ đồng; (3) Quỹ vì người nghèo của tỉnh và huyện : 2,072 tỷ đồng; (4) Ban chỉ đạo Tây Nguyên: 1 tỷ đồng; (5) các nguồn khác là 3,955 tỷ đồng. Các khoản hỗ trợ thăm hỏi và tặng quà cho các đối tượng trong dịp tết Ất Mùi 2015 hoàn thành trước ngày 10/2/2015.

Công tác xoá đói giảm nghèo tiếp tục được tiến hành rộng khắp bằng nhiều hành động thiết thực và mang lại hiệu quả cao. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh có thiếu đói giáp hạt trong hộ dân cư, Uỷ ban Nhân dân tiến hành lập danh sách và cấp kinh phí để hỗ trợ gạo cho mỗi nhân khẩu 15 kg gạo/1 tháng (chỉ hỗ trợ thánh 2/2015), việc hỗ trợ đến các hộ gia đình hoàn thành ngày 10/2/2015. Tổng số hộ thiếu đói là 1.730 hộ, tương ứng với 6.132 khẩu; tổng số gạo hỗ trợ thiếu đói giáp hạt là 95,49 tấn gạo.

9.4. Tình hình thất nghiệp, giải quyết việc làm và thời gian nghỉ lễ, tết

Tỷ lệ lao động thất nghiệp quý I/2015 là 0,86%, giảm 0,08 điểm phần trăm so với cùng kỳ (khu vực thành thị là 1,13%, khu vực nông thôn là 0,45%); tỷ lệ thiếu việc làm là 6,12%, tăng 0,51 điểm phần trăm so với cùng kỳ (khu vực thành thị là 4,73%, khu vực nông thôn là 7,23%), %), điều này đã nói lên sự nỗ lực trong công tác giải quyết việc làm tại chỗ của tỉnh, nhưng xét về tình trạng thiếu việc làm thì cả 2 khu vực còn có những bất cập cần được quan tâm. Nguyên nhân chủ yếu do nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn phải ngừng hoạt động hoặc giải thể, lao động khó tìm việc làm mới, thị trường xuất khẩu lao động gặp nhiều khó khăn. Trong quý đã giải quyết việc làm cho khoảng 5.000 lao động.

Thống kê số ngày nghỉ lễ, tết, thứ bảy và chủ nhật trong quý I của các năm từ 2010 đến 2015 dao động ở mức 31 -34 ngày/quý; chiếm khoảng 34 -37% tổng số ngày trong quý và bằng 52 – 60% so với số ngày đi làm. Quý I năm 2015 số ngày nghỉ 33 ngày, chiếm 36,67% so với tổng số ngày trong quý và bằng 57,89% so với ngày đi làm. Nghỉ lễ quá dài sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của khối đơn vị sản xuất (đặc biệt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu) do tâm lý người lao động thường nghỉ thêm sau tết vài ngày nên lượng lao động không ổn định ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất; nhưng đối với khối dịch vụ lại tăng cao do nhu cầu mua sắm, tham quan nghỉ dưỡng trong dịp lễ, tết. Tuy nhiên, do lịch nghỉ được quyết định và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nên các đơn vị sản xuất đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất nên người lao động nghỉ dài ngày vẫn không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, không ảnh hưởng đến tăng trưởng của nền kinh tế.

9.5. Hoạt động văn hóa - tuyên truyền    

Trong quí I/2015, hoạt động văn hóa, tuyên truyền trên địa bàn tỉnh tập trung công tác thông tin tuyên truyền mừng sinh nhật lần thứ 85 Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua hình thức treo băng rôn, pa nô, cờ phướn với chủ đề “Mừng Đất nước đổi mới, Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Mùi với số lượng gồm 1.200m2 pa nô, 1.800 cờ phướn, 724 băng rôn. Trong dịp tết Nguyên Đán đã tổ chức các hoạt động, chương trình văn nghệ đón giao thừa, bắn pháo hoa tầm thấp tại 03 địa phương là Đà Lạt, Bảo Lộc và huyện Đạ Huoai; tổ chức Hội xuân tại các huyện và thành phố kết hợp các chương trình văn nghệ, trò chơi dân gian nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí trong những ngày đầu năm mới 2015. Trung tâm văn hóa tỉnh, Đoàn ca múa nhạc dân tộc phối hợp với Trung tâm văn hóa- Thể thao thành phố Đà Lạt luân phiên tổ chức 10 chương trình nghệ thuật phục vụ nhân dân địa phương và du khách trong những ngày tết. Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng tỉnh tổ chức cho 3 đội chiếu bóng lưu động chiếu 50 buổi phục vụ nhân dân các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa thông tin: các ngành chức năng tổ chức kiểm tra các hoạt động quảng cáo, cổ động trực quan tại các địa phương có tổ chức Hội Xuân Ất Mùi, hoạt động biểu diễn nghệ thuật nhằm chấn chỉnh, hướng dẫn việc tổ chức các hoạt động vui xuân thực sự hiệu quả, an toàn, tiết kiệm và lành mạnh. Các loại hình hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, du lịch đều hướng đến việc nâng cao chất lượng văn hóa, nghệ thuật, vui chơi, giải trí nhằm phục vụ nhân dân trong những ngày đầu xuân.

* Cũng như mọi năm, năm 2015 thành phố Đà Lạt và các huyện Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Đạ Tẻh, Cát Tiên đã đồng loạt tổ chức lễ giao nhận quân đợt I. Đặc biệt, về chất lượng chính trị của thanh niên nhập ngũ năm nay cũng được nâng lên. Trong số thanh niên trúng tuyển có 36 đảng viên, chiếm 7,2%, vượt 5,2% so với trên giao (trên giao 2%). Năm nay, 100% địa phương đều đạt và vượt chỉ tiêu tuyển thanh niên là đảng viên nhập ngũ, một số địa phương có tỷ lệ này đạt cao như: Di Linh có 13 đảng viên/130 thanh niên nhập ngũ, Lâm Hà có 8 đảng viên/110 thanh niên nhập ngũ, Đà Lạt có 7 đảng viên/140 thanh niên nhập ngũ.

9.6. Hoạt động thể dục - thể thao

Trong dịp Tết Ất Mùi, cấp tỉnh tổ chức các giải cờ tướng, giải võ cổ truyền mừng Đảng, mừng Xuân năm 2015. Riêng các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc tổ chức trên 40 giải thể thao các loại như cờ tướng, bóng đá, bóng chuyền .. nhằm phục vụ nhân dân vui khỏe trong dịp tết. Trong quý I/2015, ngành thể dục- thể thao Lâm Đồng tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, với phương châm đưa thể dục thể thao về cơ sở nhằm phát triển phong trào TDTT quần chúng rộng khắp. Sở văn hóa, thể thao và du lịch tiếp tục chỉ đạo các phòng VHTT-TT và trung tâm VH-TT các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động, thu hút nhiều đối tượng thuộc các lứa tuổi tham gia vào việc rèn luyện sức khoẻ.

 Thể dục thể thao quần chúng: Tỉnh đoàn Lâm Đồng phối hợp với các đơn vị tổ chức giải Việt dã truyền thống 26-3 lần thứ XVIII năm 2015 vào ngày 14/3/2015 tại Quảng trường Lâm Viên – Đà Lạt. Tổ chức Hội thao cho các ngành gồm các môn: bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, quần vợt.

Thể thao thành tích cao: Phối hợp đăng cai tổ chức giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương; giải quần vợt vô địch nữ toàn quốc tại Đà Lạt; giải đua xe đạp địa hình quốc tế tại thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương; giải bóng rổ vô địch nam, nữ toàn quốc tại thành phố Bảo Lộc.

9.7. Giáo dục - đào tạo

Quy mô giáo dục tiếp tục được mở rộng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Tính đến cuối học kỳ I năm học 2014 - 2015, toàn tỉnh có 709 trường; với tổng số (kể cả ngoài công lập) cán bộ quản lý là 1.669 người, giáo viên là 17.750 người và nhân viên  là 4.417 người; khối học nhà trẻ là 8.087 trẻ, mẫu giáo là 53.862 trẻ, học sinh tiểu học là 116.675 học sinh, học sinh trung học cơ sở là 83.716 học sinh, học sinh trung học phổ thông là 42.932 học sinh. Kết quả xếp loại học tập của học kỳ I như sau:

- Cấp tiểu học: thực hiện việc đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục - Đào tạo, về năng lực đạt 114.126/116.447 học sinh, về phẩm chất đạt 116.103/116.447 học sinh; về môn Tiếng Việt, hoàn thành 113.143/116.447 học sinh; về môn Toán, hoàn thành 112.238/116.447 học sinh.

- Cấp trung học cơ sở: học sinh khá, giỏi đạt 53,9%, tăng 1,7%; học sinh yếu, kém chiếm 15,3%, giảm 1,3%; xếp loại hạnh kiểm khá trở lên đạt 94,4%, tăng 1% so học kỳ I năm học trước.

- Cấp trung học phổ thông: học sinh khá, giỏi đạt 38,9%, tăng 6,7%; học sinh yếu, kém chiếm 16,9%, giảm 4,2%; xếp loại hạnh kiểm khá trở lên đạt 92,1%, tăng 2,5% so học kỳ I năm học trước.

Công tác phổ cập giáo dục được chú trọng, các huyện, thành phố tiếp tục đẩy mạnh và hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi. Đến cuối học kỳ I, toàn tỉnh có 12/12 huyện, thành phố và 143/147 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi; 147/147 xã, phường, thị trấn duy trì và nâng cao tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và 146/147 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở.

Giáo dục thường xuyên: Mỗi huyện, thành phố đều có một Trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc Trung tâm kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên và nhiệm vụ hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông. Chất lượng giáo dục thường xuyên ổn định và tương đương năm học trước, tỷ lệ duy trì sĩ số là 95,44%. Bổ túc THCS: có 84,95% được xếp loại học lực từ trung bình trở lên và 92,39% xếp loại hạnh kiểm từ khá trở lên. Bổ túc THPT: có 62,16% xếp loại học lực từ trung bình trở lên và 65,85%  xếp loại hạnh kiểm từ khá trở lên.

9.8. Hoạt động y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm           

Trong quí I/2015 ngành y tế Lâm Đồng tiếp tục triển khai các biện pháp giám sát, phòng chống cúm A (H7N9), (H5N1), (H1N1), (H5N6), (H5N8) và bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm, sốt rét. Đặc biệt là những ngày tết Ất Mùi  từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện tăng cường trực 24/24h cấp cứu chữa bệnh cho nhân dân. Trong dịp tết toàn tỉnh không có dịch bệnh xảy ra, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Từ ngày 14 đến 22-3 tại xã Đạ Pal - Đạ Tẻh đã có 16 trường hợp dương tính với chủng virus cúm A/H1N1. Bộ Y tế đã chỉ đạo Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng xử lý ổ dịch, không để dịch lan rộng, đồng thời khuyến cáo các địa phương trên cả nước tăng cường biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Từ đầu năm đến nay, không có dịch sốt rét xảy ra, có 119 trường hợp mắc bệnh, tăng 20 trường hợp so cùng kỳ, không có tử vong. Sốt xuất huyết có 18 trường hợp mắc bệnh mới, giảm 05 trường hợp, không có tử vong. Không phát hiện thêm bệnh phong mới, hiện toàn tỉnh quản lý 196 bệnh nhân, chăm sóc tàn phế cho 187 bệnh nhân. Khám phát hiện 132 bệnh nhân lao mới, không có tử vong, hiện toàn tỉnh đang quản lý điều trị cho 300 bệnh nhân lao.

Công tác phòng chống bệnh HIV/AIDS: phát hiện 12 trường hợp nhiễm HIV mới (tích luỹ: 2.235 trường hợp), có 01 trường hợp chuyển AIDS mới (tích lũy: 431 trường hợp), có 01 trường hợp tử vong do AIDS mới (tích luỹ: 291 trường hợp). Toàn tỉnh có 369 bệnh nhân hiện đang được theo dõi, chăm sóc tại xã, phường, thị trấn; điều trị bằng thuốc ARV cho 303 bệnh nhân nhiễm HIV, trong đó có 06 trẻ em.

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: từ đầu năm đến nay không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào trên địa bàn toàn tỉnh, tuy nhiên ngộ độc thực phẩm từng trường hợp riêng lẻ là 110 người. Ngành y tế đã phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác thanh, kiểm tra vệ sinh ăn toàn thực phẩm các điểm kinh doanh trước dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015. Công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm những ngày trước, trong và sau tết: Tổng số 163 đoàn kiểm tra ( 01 đoàn tuyến tỉnh; 16 đoàn tuyến huyện; 146 đoàn tuyến xã, phường, thị trấn). Các đoàn đã kiểm tra 4.113 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; phát hiện 951 cơ sở có vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đã nhắc nhở chấn chỉnh 881 cơ sở; xử lý 70 cơ sở vi phạm theo quy định.

 9.9. Tình hình xây dựng nông thôn mới  

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Lâm Ðồng đã huy động hơn 22 nghìn tỷ đồng. Từ nguồn vốn đầu tư nêu trên, chương trình xây dựng nông thôn mới của Lâm Ðồng đã đạt nhiều kết quả khả quan. Tính đến nay, toàn tỉnh có 21 được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới 19 tiêu chí; 28 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí; 46 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí; chỉ còn 22 xã đạt từ 7 - 9 tiêu chí, bình quân toàn tỉnh đạt 13,3 tiêu chí nông thôn mới/xã.

Mục tiêu đến cuối năm 2015, Lâm Ðồng có 43 xã đạt chuẩn nông thôn mới và huyện điểm Ðơn Dương đạt chuẩn huyện nông thôn mới; tất cả các xã thuộc thành phố Đà Lạt và thành phố Bảo Lộc đạt chuẩn nông thôn mới.  Số xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí trên 20 xã.  Phấn đấu số tiêu chí bình quân mỗi xã đạt trên 15 tiêu chí.

 Ðể thực hiện được mục tiêu đó, tỉnh tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhằm tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và người dân về Chương trình xây dựng nông thôn mới; thực hiện tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú đa dạng, phù hợp với từng đối tượng để từng địa bàn dân cư, từng hộ gia đình hiểu rõ, thực hiện Chương trình; tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Cùng cả nước, Lâm Đồng chung sức xây dựng nông thôn mới”; nâng cao hơn nữa vai trò làm chủ của người dân, cộng đồng dân cư trong quá trình xây dựng nông thôn mới, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước gắn với thi đua xây dựng nông thôn mới; chú trọng tuyên truyền những gương điển hình của tập thể, cá nhân, những kinh nghiệm hay, cách làm có hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới để phổ biến, nhân rộng. Trong đó, tập trung các nguồn lực để phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, như giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế... gắn với nâng cao chất lượng đời sống của người dân; phát triển sản xuất gắn với tổ chức lại sản xuất và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân. Ðồng thời đẩy mạnh thực hiện bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa và giữ vững an ninh, trật tự xã hội khu vực nông thôn.

9.10. Tình hình an toàn giao thông

Trong tháng 3/2015, toàn tỉnh xảy ra 16 vụ tai nạn, giảm 1 vụ; làm 9 người chết, giảm 1 người, bị thương 20 người, tăng 6 người so cùng kỳ. Tính chung 03 tháng năm 2015, toàn tỉnh xảy ra 42 vụ tai nạn giao thông, giảm 11 vụ; làm 34 người chết, giảm 4 người và bị thương 49 người, tăng 13 người so với cùng kỳ. Riêng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, số vụ tai nạn giao thông xảy ra trên toàn tỉnh giảm so với năm trước; cụ thể qua 09 ngày nghỉ lễ tết, Lâm Đồng xảy ra 5 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng (giảm 1 vụ) làm 5 người chết và 5 người bị thương.

            Đợt ra quân giữ trật tự an toàn giao thông của lực lượng Công an, Thanh tra giao thông tăng cường tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng đua xe trái phép, không đội mũ bảo hiểm,  xe ô tô chạy quá tốc độ, xe khách chở quá số người quy định. Qua kiểm tra đã phát hiện, xử lý 4.134 trường hợp, tạm giữ 11 xe ô tô, 398 xe mô tô, 02 phương tiện khác, tước giấy phép lái xe 137 trường hợp, tổng số tiền phạt trên 02 tỷ đồng

9.11. Tình hình cháy, nổ và bảo vệ môi trường

Từ đầu năm đến nay trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 1 vụ vi phạm môi trường của Công ty Cổ phần Rượu bia Đà Lạt xả nước thải gây ô nhiễm khu vực hồ Dã Chiến phường 11; không có cháy nổ xảy ra.

Trong 3 tháng đầu năm 2015, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tiếp tục được giữ vững; đời sống các tầng lớp nhân dân trong tỉnh ổn định và được cải thiện.

10. Một số nhiệm vụ chủ yếu cần triển khai trong quý II/2015

a. Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình hành động số 464/UBND-TH ngày 28/01/2015 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kinh tế xã hội và dự toán thu ngân sách năm 2015. Tiếp tục thực hiện chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết 25-NQ/TU của Tỉnh Ủy, 118/2014/NQ-HĐND và chỉ thị 06/CT-UBND ngày 10/12/2014 và Nghị quyết 04/NQ-TU của Tỉnh Ủy về phát triển kinh tế - xã hội 4 địa bàn trọng điểm.

b. Trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp tiếp tục tập trung vào một số lĩnh vực như: Chỉ đạo công tác phòng chống cháy rừng, phá rừng. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi. Chủ động xử lý các dịch bệnh ngay tại cơ sở, không để lây lan trên diện rộng. Tiếp tục kiểm tra, khảo sát đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình nông nghiệp công nghệ cao và chương trình tái canh cây cà phê ở các địa phương.

c. Trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại: tiếp tục chỉ đạo, kịp thời tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, hỗ trợ thị trường; đẩy mạnh sản xuất hàng hóa; tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường và nâng cao chất lượng các sản phẩm chủ lực của địa phương.

d. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thu ngân sách theo lộ trình từng tháng, từng quý, tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý thu thuế, thực hiện các giải pháp chống thất thu thuế và thu hồi nợ đọng thuế của các doanh nghiệp.

e. Tiếp tục chỉ đạo rà soát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình trong mùa khô, các công trình xây dựng cơ bản của năm 2015, đặc biệt là các công trình dự án vốn Chương trình mục tiêu quốc gia.

f. Tiếp tục thực hiện công tác an sinh xã hội: thực hiện đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ giảm nghèo tại các địa phương, nhất là tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; hỗ trợ các hộ nghèo, đào tạo nghề. Đẩy mạnh chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội.

h. Tăng cường các hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, chú trọng phòng chống các dịch bệnh nhất là trong thời gian giao mùa. Chuẩn bị các điều kiện đảm bảo cho kỳ thi tốt nghiệp các cấp năm học 2014 - 2015 và thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp theo quy chế tuyển sinh mới do Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành. 

g. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Kiên quyết đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, thực hiện quyết liệt đồng bộ nhiều giải pháp để bảo đảm an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn./.


Các tin khác
© Copyright 2012 CỤC THỐNG KÊ TỈNH LÂM ĐỒNG
10 Đường 3 Tháng 4, Phường 3, TP. Đà Lạt