Giới thiệu chung
Tóm tắt các kết quả chủ yếu Khảo sát mức sống hộ dân cư năm 2012
Qui mô nhân khẩu bình quân/1 hộ tiếp tục giảm, đến năm 2012 nhân khẩu bình quân 1 hộ chung cả tỉnh là 4,05 người (năm 2002: 4,83 người, năm 2004: 4,65 người, năm 2006: 4,61 người, năm 2008: 4,39 người, năm 2010: 4,08 người). Qui mô hộ gia đình khu vực thành thị và nông thôn cũng có xu hướng tương tự. Nhân khẩu bình quân (NKBQ) 1 hộ dân cư thuộc khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị, của hộ dân cư nghèo cao hơn hộ giàu.

Năm 2012, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực, thực phẩm trên thị trường thế giới tăng đã tác động các mặt hàng thực phẩm, xăng dầu, gas ở trong nước tăng lên;  ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân. Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các sở, ban ngành và các địa phương tổ chức thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp thúc đẩy đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, tập trung phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội, gắn với nhiệm vụ tăng cường kiểm soát thị trường, bình ổn giá cả, chống đầu cơ, tăng giá, ngăn chặn lạm phát; Kết quả thu nhập năm 2012 của dân cư Lâm Đồng tiếp tục duy trì và có tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm, đời sống của các tầng lớp dân cư tiếp tục ổn định. Tuy nhiên mức sống vẫn có sự cách biệt xa giữa thành thị, nông thôn, giữa nhóm dân cư giàu và nghèo. Đây là vấn đề đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải tiếp tục quan tâm giải quyết.

·         Qui mô nhân khẩu bình quân/1 hộ tiếp tục giảm, đến năm 2012 nhân khẩu bình quân 1 hộ chung cả tỉnh là 4,05 người (năm 2002: 4,83 người, năm 2004: 4,65 người, năm 2006: 4,61 người, năm 2008: 4,39 người, năm 2010: 4,08 người). Qui mô hộ gia đình khu vực thành thị và nông thôn cũng có xu hướng tương tự. Nhân khẩu bình quân (NKBQ) 1 hộ dân cư thuộc khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị, của hộ dân cư nghèo cao hơn hộ giàu. Theo khảo sát mức sống dân cư (KSMS) 2012, NKBQ 1 hộ ở nông thôn là 4,21 người, cao hơn thành thị là 3,82 người. Nhóm hộ nghèo nhất (nhóm 1) có số NKBQ 1 hộ là 4,84 người, cao gấp 1,32 lần so với nhóm hộ giàu nhất (nhóm 5).  

·         Tỷ lệ không có bằng cấp hoặc chưa bao giờ đến trường của dân số từ 15 tuổi trở lên của nhóm hộ nghèo nhất là 14,46%, cao hơn rất nhiều so với nhóm hộ giàu nhất (0,42%); của nữ giới là 7,48%, cao hơn 2,41 lần so với của nam giới. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng cao đẳng trở lên của nhóm hộ giàu nhất gấp 32 lần nhóm hộ nghèo nhất.

·         Chi tiêu cho giáo dục đào tạo bình quân 1 người 1 tháng đạt khoảng 96 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 6,09% trong chi tiêu cho đời sống.

·         Theo KSMS 2012, tỷ lệ người có khám chữa bệnh trong 12 tháng trước thời điểm phỏng vấn là 42,5%, trong đó 39,27% khám/chữa bệnh ngoại trú và 6,18% có khám chữa bệnh nội trú. Chi tiêu cho y tế và chăm sóc sức khỏe bình quân 1 người 1 tháng đạt khoảng 41 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 4,50% trong chi tiêu cho đời sống.

·         D©n sè tõ 15 tuæi trë lªn lµm c«ng viÖc trong nông, lâm nghiệp và thủy sản chiÕm nhiÒu thêi gian nhÊt trong 12 th¸ng với tỷ trọng 67,39%; Ở khu vực thành thị tỷ trọng này vẫn còn cao với 45,37%, còn nông thôn là 80,20%.

·         Thu nhập bình quân đầu người, cũng như chi tiêu của hộ gia đình năm 2012 tiếp tục tăng lên. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng tăng từ 282 nghìn đồng năm 2002, 444 nghìn đồng năm 2004, 596 nghìn đồng năm 2006, năm 2008 là 904, năm 2010 là 1.257 nghìn đồng và lên 1.842 nghìn đồng năm 2012. Năm 2012 ở khu vực thành thị và nông thôn đều tăng so với năm 2010; Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng ở khu vực thành thị đạt 2.267,51 nghìn đồng, khu vực nông thôn đạt 1.580,19 nghìn đồng, chênh lệch 1,4 lần.

·         Bằng các chính sách xã hội hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp đến với người nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa đã góp phần cải thiện mức sống người dân Lâm Đồng, góp phần tăng chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người 1 tháng năm 2012 đạt 1.575 nghìn đồng, cao gấp 1,37 lần so năm 2010; 2,46 lần so năm 2008; 3,19 lần so năm 2006; 4,21 lần so năm 2004 và 6,35 lần so với năm 2002. Trong đó chi cho ăn uống, hút đạt 889 nghìn đồng; chi không phải ăn uống hút đạt 686 nghìn đồng; điều này nói lên mức hưởng thụ của người dân giảm, trong năm qua đời sống của phần lớn người dân lo cho ăn uống hàng ngày, do vật giá tăng.  

·         Chi cho đời sống khu vực thành thị đạt 2.054 nghìn đồng/người/tháng cao gấp 1,6 lần so khu vực nông thôn. Chất lượng bữa ăn trong các gia đình của người dân năm 2012 có cải thiện, lượng lương thực vẫn giữ ở mức ổn định cần thiết, lượng thực phẩm và đồ uống giàu chất dinh dưỡng được người dân tiêu dùng vào bữa ăn hàng ngày tiếp tục duy trì và tăng lên. Tuy nhiên chi tiêu cho đời sống của nhóm hộ nghèo nhất (nhóm 1) đạt 838 nghìn đồng/người/tháng chỉ bằng gần 1/3 so với nhóm hộ giàu nhất (nhóm 5).

·         Chi cho mục đích chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, văn hoá, may mặc và các điều sinh hoạt như nhà ở, điện, nước, đi lại và bưu điện... của người dân năm 2012 đều tăng lên.

·         Nhà tạm tiếp tục giảm xuống, tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 98,44%. Tỷ lệ hộ dùng nguồn nước hợp vệ sinh cho ăn uống đạt 83,84%, trong đó khu vực thành thị đạt 91,93%, khu vực nông thôn đạt 78,33%. Tỷ lệ hộ có hố xí tự hoại và bán tự hoại đạt 62,02%. Số hộ có rác thải được thu gom đạt 27,05%, trong đó khu vực thành thị đạt 56,12%, nông thôn chỉ có 7,13%. Số xe máy trên 100 hộ dân cư là 129 chiếc, số máy vi tính trên 100 hộ dân cư là 27 máy, số máy giặt trên 100 hộ dân cư là 40 máy, sti vi màu trên 100 hộ dân cư là 99 máy,

 

·         Sự bất bình đẳng về thu nhập ở mức thấp nhưng có xu hướng tăng lên mức bất bình đẳng vừa.


Các tin khác
© Copyright 2012 CỤC THỐNG KÊ TỈNH LÂM ĐỒNG
10 Đường 3 Tháng 4, Phường 3, TP. Đà Lạt