Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và Quý I năm 2014
Trong quý I/2014, thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, Chỉ thị và chương trình hành động của UBND tỉnh về triển khai thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2014. Nền kinh tế Lâm Đồng vẫn đang trên đà phát triển với tốc độ cao so với khu vực và cả nước, tình hình an ninh chính trị, kinh tế – xã hội ổn định và giữ vững; kết cấu hạ tầng, năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là một số công trình dự án mới đưa vào hoạt động trong năm 2014; công tác đô thị được nâng cấp, chất lượng tăng trưởng kinh tế đã có bước cải thiện đáng kể; nền kinh tế đang hòa nhập sâu rộng trên thị trường quốc tế và khu vực; giá cả thị trường khá ổn định, chỉ số giá tăng không đáng kể; tình hình lưu chuyển hàng hóa, bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng khá, giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống dân cư tiếp tục được cải thiện. Để giữ vững thành quả trên ngay từ đầu năm các sở, ngành, địa phương đã chủ động triển khai thực hiện các mục tiêu kế hoạch năm 2014

            A- KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH  TẾ QUÝ I NĂM 2014:

               I-THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI:

Năm 2014 năm thứ 4, năm có ý nghĩa quan trọng cho việc hoàn thành các mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ IX.

Trong quý I/2014, thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, Chỉ thị và chương trình hành động của UBND tỉnh về triển khai thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2014. Nền kinh tế Lâm Đồng vẫn đang trên đà phát triển với tốc độ cao so với khu vực và cả nước, tình hình an ninh chính trị, kinh tế – xã hội ổn định và giữ vững; kết cấu hạ tầng, năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là một số công trình dự án mới đưa vào hoạt động trong năm 2014; công tác đô thị được nâng cấp, chất lượng tăng trưởng kinh tế đã có bước cải thiện đáng kể; nền kinh tế đang hòa nhập sâu rộng trên thị trường quốc tế và khu vực; giá cả thị trường khá ổn định, chỉ số giá tăng không đáng kể; tình hình lưu chuyển hàng hóa, bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng khá, giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống dân cư tiếp tục được cải thiện. Để giữ vững thành quả trên ngay từ đầu năm các sở, ngành, địa phương đã chủ động triển khai thực hiện các mục tiêu kế hoạch năm 2014.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng cũng đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức; hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp; khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chưa cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nhất là trong việc phát triển sản xuất công nghiệp; cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực chưa chuyển dịch kịp thời theo sự biến động nhanh của nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.

Hệ thống kết cấu hạ tầng tuy đã được đầu tư qua nhiều năm nhưng thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh và bền vững, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi và hạ tầng đô thị. Tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng các dự án, tình hình thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tái định canh định cư của các dự án còn chậm.

Khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng và lãi suất vẫn còn cao, tài sản đã thế chấp và không đáp ứng được các điều kiện vay để tiếp tục đầu tư; chỉ số tồn kho giảm nhưng vẫn còn ở mức cao; số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn còn nhiều.

Công tác quản lý bảo vệ rừng chưa hiệu quả, tình hình vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng vẫn còn diễn ra phức tạp.

Đời sống của nhân dân vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn; các tệ nạn xã hội ngăn chặn chưa hiệu quả, tâm lý xã hội còn diễn biến phức tạp.

II-TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ:

Ước quý I/2014, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh 2010 đạt 6.202,05 tỷ đồng, tăng 9,2% so cùng kỳ. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản  đạt 1.578,21 tỷ đồng, tăng 6,8% so cùng kỳ; khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục ổn định và tăng trưởng khá (tăng 12,6%), chủ yếu do ngành công nghiệp chế biến tăng mạnh (tăng 42%) do có thêm sản phẩm Alumin; khu vực dịch vụ đạt 2.516,1 tỷ đồng, tăng  8,1% so cùng kỳ.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh 1994 đạt 2.896,55 tỷ đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ, tăng chậm hơn tốc độ tăng năm 2013 (năm 2013 tăng 14,5 so năm 2012). Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 813,1 tỷ đồng, tăng 7,8%, với mức đóng góp 2,3% trong mức tăng chung của GRDP. Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 989,8 tỷ đồng, tăng 16,1% do ngành công nghiệp chế biến tăng mạnh (tăng 42%), với mức đóng góp cao nhất 5,3% trong mức tăng GRDP. Khu vực dịch vụ đạt 1.093,64 tỷ đồng, tăng 8,8%, đóng góp 3,3% trong mức tăng chung GDRP so với cùng kỳ.

Bảng 1: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)

                                                         

Ước thực hiện quí I/2014

% So sánh với quý I năm 2013

 

 

1) Tổng sản phẩm (GRDP) giá thực tế - Triệu đồng

9.161.868

119,0

 

 - Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản

2.886.844

115,9

 - Khu vực công nghiệp-xây dựng

2.700.488

126,6

 - Khu vực dịch vụ

3.574.536

116,2

2) Tổng sản phẩm (GRDP) giá SS 2010- Triệu đồng

6.202.052

109,2

 - Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

1.578.211

106,8

 - Khu vực công nghiệp-xây dựng

2.107.737

112,6

 - Khu vực dịch vụ

2.516.104

108,1

3) Tổng sản phẩm (GRDP) giá SS 1994- Triệu đồng

2.896.551

110,9

 

 - Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản

813.104

107,8

 - Khu vực công nghiệp-xây dựng

989.804

116,1

 - Khu vực dịch vụ

1.093.643

108,8

4) Đóng góp trong tăng trưởng (%)

 

 

 

 

 - Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

2,3

 

 

 - Khu vực công nghiệp-xây dựng

5,3

 

 

 - Khu vực dịch vụ

3,3

 

 

 

     III- SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN 

1.     Sản xuất nông nghiệp

Trong quí I/2014 sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung công tác gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch cây trồng hàng năm vụ Đông Xuân, chăm sóc công nghiệp dài ngày và tập trung phòng chống khô hạn. Nắng nóng vẫn đang tiếp diễn, hạn hán đang ở mức báo động cao, nhằm chủ động trong công tác chống hạn trong mùa khô, thời gian qua ngành nông nghiệp đã tăng cường kiểm tra chỉ đạo các địa phương và các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi quản lý chặt chẽ, điều tiết hợp lý nguồn nước, thực hiện nạo vét hồ chứa, kênh mương, sửa chữa công trình, duy tu bảo dưỡng các máy móc, thiết bị nhằm đáp ứng kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu năm 2014 và các nhu cầu khác của nhân dân.

Công tác chuẩn bị đất gieo trồng vụ Đông Xuân (2013 – 2014) được các địa phương chỉ đạo đảm bảo kịp thời mùa vụ. Tính đến thời điểm 10/3/2014 diện tích đất cày bừa thực hiện 33.434,7 ha, tăng 1,39%; trong đó diện tích cày bừa bằng máy đạt 29.754,6 ha, chiếm 88,99%, tăng 5% so cùng kỳ. Từ đầu vụ đến nay toàn tỉnh gieo trồng, xuống giống được 33.434,7 ha cây hàng năm các loại, tăng 1,46% (+481,4 ha) so cùng kỳ.

Cây lương thực có hạt thực hiện 12.815,8 ha, tăng 1,44% (+181,6 ha) so cùng kỳ. Trong đó, lúa gieo trồng được 10.694,2 ha, chiếm 32% tổng diện tích gieo trồng, đạt 101,04% kế hoạch, tăng 0,97% (+102,4 ha) so cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở huyện Cát Tiên 4.011 ha, chiếm 37,5%, tăng 7,2% (+272 ha); Đạ Tẻh 1.800 ha, chiếm 16,8%, giảm 2,7%   (-50 ha); Di Linh 1.055 ha, chiếm 9,8%, tăng 6,56% (+65 ha); Đức Trọng 959 ha, chiếm 8,96%, tăng 6,5% (+59 ha) so với cùng kỳ.

Ngô gieo trồng 2.121,6 ha, đạt 81,04 % kế hoạch, tăng 4,03% (+82,2 ha) so với cùng kỳ, tập trung ở huyện Đạ Tẻh 1.100 ha, chiếm 51,8%; Cát Tiên 432 ha, chiếm 20,3%; Đạ Huoai 130,1 ha, chiếm 6,1%. Diện tích gieo trồng tăng do giá ngô ổn định, dễ tiêu thụ, một số vùng chuyển đổi cơ cấu mùa vụ từ 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa và 1 vụ ngô, một số vùng tận dụng được nguồn nước từ các sông suối tích cực gieo trồng loại cây này.

Khoai lang gieo trồng 254,7 ha, giảm 2,79% (-7,3 ha) so cùng kỳ, tập trung ở Đơn Dương 65 ha, chiếm 25,5%; Cát Tiên 58,6 ha, chiếm 23%; Đức Trọng 50 ha, chiếm 19,6%; Bảo Lâm 29 ha, chiếm 11,4%, chủ yếu là giống khoai lang Nhật chất lượng cao.

Đối với cây rau, hoa tiếp tục đầu tư theo hướng công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả trên 1 héc ta canh tác. Sản xuất hoa hiện đang được người nông dân đầu tư nhiều giống hoa mới thích nghi với điều kiện tự nhiên và có giá trị kinh tế cao được nhân rộng.

Cây rau các loại gieo trồng 16.379,4 ha, đạt 102,6% kế hoạch, tăng 2,1% (+ 337,3 ha) so cùng kỳ, tập trung ở Đơn Dương 7.360 ha, chiếm 44,9%, tăng 3,37% (+240 ha); Đức Trọng 4.149 ha, chiếm 25,3%, tăng 9,1% (+349 ha); Đà Lạt 2.822,5 ha, chiếm 17,2%, giảm 7,5% (-228,8 ha); Lạc Dương 986 ha, chiếm 6%, tăng 0,8% (+8 ha). Diện tích gieo trồng tăng do việc thu hoạch rau ở vụ trước kịp thời, công tác chuẩn bị đất gieo trồng vụ Đông Xuân chủ động, một số vùng thuộc huyện Đơn Dương và Đức Trọng đã chuyển đổi một số diện tích ở cây trồng khác kém hiệu quả sang trồng rau. Tuy nhiên, giá rau trong thời gian qua còn biến động thất thường nên ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng rau.

 Diện tích hoa các loại gieo trồng 2.336,4 ha, đạt 82,42% kế hoạch, tăng 0,67% (+15,6 ha) so cùng kỳ. Diện tích hoa được trồng trong vụ tập trung nhiều ở Đà Lạt 1.301,5 ha, chiếm 55,7%, tăng 1,48% (+19 ha); Đức Trọng 525 ha, chiếm 22,6%, giảm 4,5% (-25 ha); Lạc Dương 194 ha, chiếm 8,3%, tăng 4,5% (+8,5 ha); Đơn Dương 270 ha, chiếm 11,5%, tăng 3,8% (+10 ha).

Cây hàng năm khác gieo trồng 1.259,9 ha, chủ yếu là cây làm thức ăn gia súc 1.151,1 ha, tập trung chủ yếu ở Đơn Dương 850 ha; Đức trọng 180 ha; Đạ Tẻh 85 ha; Bảo Lâm 26,1 ha, do nhiều hộ, đơn vị mở rộng chăn nuôi bò sữa.

Bảng 2: Diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông xuân 2013-2014 

 

Kế hoạch 2014

Thực hiện cùng kỳ năm trước

Thực hiện

kỳ báo cáo

% so sánh

Cùng kỳ

Kế hoạch

Trong đó:

         

Tổng diện tích gieo trồng (ha)

 

32.953,3

33.434,7

101,46

 

 Trong đó:

         

   - Lúa

10.584,0

10.591,8

10.694,2

100,97

101,04

   - Ngô

2.618,0

2.039,4

2.121,6

104,03

81,04

   - Khoai lang

210,0

262,0

254,7

97,21

121,29

   - Rau các loại

15.964,2

16.042,1

16.379,4

102,10

102,60

   - Hoa các loại

2.834,8

2.320,8

2.336,4

100,67

82,42

 

* Thu hoạch vụ Đông – Xuân: đến ngày 10/3/2014 toàn tỉnh thu hoạch được 13.341,1 ha cây hàng năm các loại, đạt 40% diện tích gieo trồng, giảm 1,6% (-216,3 ha) so cùng kỳ. Tiến độ thu hoạch đạt thấp so cùng kỳ chủ yếu ở cây lúa, rau và một số loại cây hàng năm khác, do thời tiết trong những tháng đầu vụ ở Lâm Đồng rét đậm kéo dài đã làm ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của một số loại cây trồng. Lúa thu hoạch 3.713,9 ha, đạt 34,7% diện tích gieo trồng, giảm 3,25% (-124,7 ha) so cùng kỳ, chủ yếu ở 3 huyện phía nam là Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Ngô thu hoạch 855,3 ha, đạt 40,3% diện tích gieo trồng, giảm 0,34% (-2,89 ha) so cùng kỳ. Rau các loại thu hoạch 7.282,7 ha, đạt 43,5% diện tích gieo trồng, giảm 4,6% (-351,2 ha) so cùng kỳ. Đậu các loại thu hoạch 137,3 ha, đạt 36,8% diện tích gieo trồng. Hoa các loại thu hoạch 1.210,4 ha, đạt 51,8% diện tích gieo trồng, tăng 29,25% (+273,9 ha) so cùng kỳ.

* Tình hình khô hạn: theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh hiện mực nước các hồ chứa thủy lợi vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh đều xuống thấp, nhiều hồ đã xuống mực nước chết hoặc cạn kiệt. Sơ bộ toàn tỉnh có gần 10.000 ha cà phê, chè, lúa thiếu nước tưới; riêng huyện Di Linh có khoảng 6.000 ha cà phê không có nước tưới. Tại Đà Lạt và huyện Lạc Dương, hàng trăm ha rau, hoa cũng thiếu nước tưới, nhiều hộ phải đào hồ, khoan giếng để tìm nguồn nước. Tình hình thời tiết hạn hán như hiện nay kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sản xuất vụ Hè Thu 2014 nguy cơ thiếu nước là rất cao.

Đối với cây lâu năm sau khi thu hoạch xong cà phê niên vụ 2013 đến nay, phần lớn các địa phương trên địa bàn tỉnh chưa có mưa. Tuy nhiên, ngày 11/02/2014 tại thành phố Bảo Lộc có trận mưa trái mùa, lượng mưa khoảng 65 mm đảm bảo đủ nước cho hơn 17 ngàn ha cây lâu năm (trong đó có cây cà phê và cây chè). Đến thời điểm này cây cà phê đang trong giai đoạn trổ hoa, kết trái nhưng thời tiết nắng nóng, khô hanh kéo dài vì vậy việc tưới tiêu, chăm sóc, tỉa cành đang được bà con nông dân trong tỉnh quan tâm thực hiện. Đối với cây chè người dân tiến hành làm cỏ, chặt cành già cỗi, tưới nước để cây chè sinh trưởng phát triển tốt. Bên cạnh đó, được sự chỉ đạo của các ngành, các cấp tại địa phương thường xuyên kiểm tra công trình thuỷ lợi, huy động lực lượng nạo vét kênh mương, khai thác có hiệu quả các nguồn nước phục vụ cho công tác tưới tiêu. Đến nay diện tích cà phê được tưới nước lần 1 đạt trên 80%, chuẩn bị tưới cho lần 2-3, tuy nhiên tình hình nắng nóng kéo dài sẽ ảnh hưởng tới năng suất.

* Tình hình dịch bệnh: vụ Đông Xuân 2013 - 2014 trên cây lúa có 1.281 ha lúa nhiễm rầy ở các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên; 696,7 ha bị bệnh đạo ôn lá ở các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Di Linh và Đức Trọng; Ốc bưu vàng gây hại 131,1 ha. Cây cà chua 1.008,8 ha nhiễm bệnh xoăn lá (322,4 ha nhiễm nặng) tại Đơn Dương, Đức Trọng, sâu xanh gây hại 360 ha. Cây rau họ thập tự bị sâu tơ gây hại có 55,4 ha tại Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương; bệnh sưng rễ 73,7 ha tại Đơn Dương, Đà Lạt, Lạc Dương, Đức Trọng. Cây dâu tây bệnh đốm đen nhiễm 14,3 ha và bệnh xì mủ lá nhiễm 8,2 ha tại Đà lạt, lạc Dương. Cây cà phê sâu đục thân gây hại trên diện tích 638 ha; bệnh rỉ sắt nhiễm ở tất cả các khu vực trồng cà phê của tỉnh với diện tích 4.602,1 ha; bệnh vàng lá nhiễm 2.149,1 ha tại Đà Lạt, Lạc Dương, Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc và Bảo Lâm; rệp sáp nhiễm 1.137,8 ha tại Di Linh, Đức Trọng, Đam Rông, Bảo Lộc. Cây chè bị bọ cánh tơ gây hại 569,4 ha tại Bảo Lộc. Cây điều  có 1.979,3 ha bị bọ xít muỗi và bệnh xì mủ thân nhiễm 1.835,6 ha tại Đạ Tẻh, Đam Rông. Cây cao su bệnh xù mủ nhiễm 220,2 ha tại Đạ Tẻh; bệnh rụng lá nhiễm tại Đạ Huoai, Đạ Tẻh là 469,6 ha. Hiện các cấp, các ngành, các địa phương cùng với Chi cục Bảo vệ thực vật đang chỉ đạo, hướng dẫn nông dân tăng cường biện pháp phòng trừ để hạn chế thiệt hại.

* Tình hình thiệt hại do thiên tai, lũ bão: ngày 20/3/2014 mưa đá làm hư hại hơn 45 ha rau thuộc địa bàn xã Hiệp An, huyện Đức Trọng.        

2.Tình hình chăn nuôi

Chăn nuôi trong ba tháng đầu năm 2014 gặp nhiều khó khăn trong việc tái đàn và khôi phục sau dịp Tết Nguyên Đán nên tổng đàn gia súc, gia cầm giảm so với thời điểm 01/10/2013.

Chăn nuôi trâu bò: tiếp tục có xu hướng giảm, do điều kiện chăn thả ngày càng khó khăn, tâm lý lo ngại dịch tái bùng phát trở lại; riêng đàn bò sữa vẫn phát triển. Tổng đàn trâu đến 10/3/2014 đạt 16.752 con, giảm 4,83%; đàn bò 67.255 con, giảm 2,86% so với cùng kỳ. Trong đó, đàn bò sữa ước đạt 7.699 con tăng 34,48%.

Chăn nuôi lợn: ước đạt 382.410 con, giảm 1,24% so với cùng kỳ. Hiện nay, giá lợn hơi dao động từ 47.000đ/kg - 49.000đ/kg; giá bán sản phẩm chăn nuôi ở mức cao, tuy nhiên giá thức ăn chăn nuôi thường xuyên tăng làm cho chi phí đầu vào cao, hiệu quả chăn nuôi thấp làm cho người chăn nuôi thua lỗ nhất là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

Chăn nuôi gia cầm: ước đạt 3.825,2 nghìn con, tăng 9,2% so với cùng kỳ, tăng chủ yếu ở chim cút. Tổng đàn gà ước đạt 2.758,5 nghìn con, tăng 3,27% so với cùng kỳ.

Tình hình dịch bệnh: dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các địa phương trên cả nước đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh cúm gia cầm đã bùng phát tại một số địa phương trong khu vực và lân cận tỉnh Lâm Đồng. Đối với tỉnh lâm Đồng dịch bệnh xuất hiện rải rác trên đàn gia cầm tại huyện Đức Trọng, Đạ Tẻh và Cát Tiên.

 Tại Đạ Tẻh: bệnh trên đàn vịt từ ngày 23/12/2013 đến 07/02/2014 tại 03 xã (Quốc Oai, Hà Đông, Thị trấn Đạ Tẻh) và trên đàn gà vào ngày 27/02/2014 tại thị trấn Đạ Tẻh, đã tiêu hủy 6.028 vịt, gà mắc bệnh và nuôi cùng đàn.

 Tại Cát Tiên: bệnh trên đàn gà, vịt từ ngày 05/12/2013 đến ngày 27/02/2014 tại 04 xã (Phước Cát 1, Đức Phổ, Mỹ Lâm và Thị trấn Cát Tiên), đã tiêu hủy 13.790 con gà, vịt, ngan mắc bệnh và nuôi cùng đàn.

Tại Đức Trọng: bệnh trên đàn vịt từ ngày 21/02 đến 05/3/2014 tại 02 hộ của Thị trấn Liên Nghĩa, đã tiêu hủy 564 con vịt mắc bệnh và nuôi cùng đàn.

 Để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh nói chung và bệnh cúm gia cầm nói riêng, ngày 19/02/2014 UBND tỉnh đã có công điện số 661/CĐ-UBND gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương về việc phòng, chống dịch cúm gia cầm và các chủng cúm gia cầm lây sang người. Tổ chức tiêm phòng đợt I/2014, số lượng vắc xin Trung tâm Nông nghiệp các huyện đã nhận: 12.000 liều vắc xin LMLM, 8.000 liều vắc xin THT trâu bò,  1.200 liều vắc xin 3 bệnh đỏ trên heo và 365.000 liều văc xin Cúm gia cầm, 5.860 lít hóa chất để các địa phương thực hiện khử trùng tiêu độc.

3. Tình hình sản xuất lâm nghiệp

Trong quý I/2014 thời tiết trên địa bàn khô hanh, nắng nóng kéo dài, nguy cơ cháy rừng dự báo ở cấp 5 (cấp cực kỳ nguy hiểm), công tác phòng cháy chữa cháy rừng luôn được các cấp, ban ngành chức năng quan tâm chỉ đạo, tổ chức lực lượng trực cháy thường xuyên, chủ động ứng cứu khi có cháy xảy ra, đôn đốc các đơn vị quản lý rừng trên địa bàn thực hiện các hạng mục công trình phòng cháy chữa cháy rừng theo phương án đã được phê duyệt; tăng cường công tác kiểm tra, tuần tra, truy quét, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm luật về bảo vệ và phát triển rừng.

  Lâm sinh: thực hiện giao khoán quản lý bảo vệ rừng với diện tích năm 2013 chuyển sang 376.136 ha bằng các nguồn vốn khác nhau cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các tổ chức, cá nhân. Tính đến ngày 10/3/2014 công tác rà soát, kiểm tra ký kết chuyển giao hợp đồng giao khoán thực hiện được 306.522 ha, đạt 80,4% kế hoạch, tăng 7,4% so với cùng kỳ.

Khai thác lâm sản: ước tháng 3/2014 các đơn vị thuộc kinh tế nhà nước khai thác 17.750 m3 gỗ tròn các loại, bằng 6 lần so cùng kỳ. Trong 3 tháng năm 2014 khối lượng gỗ tròn các loại khai thác ước đạt 53.710 m3, tăng  43,06% so cùng kỳ; trong đó: khai thác tận thu, tận dụng vệ sinh rừng 35.164 m3, tăng 10%; khai thác rừng trồng 18.547 m3, bằng 3,31 lần so cùng kỳ; tre, nứa, lồ ô các loại khai thác 32 nghìn cây, giảm 23,8%; mây chỉ 31 tấn, bằng 98,4% so cùng kỳ.

Công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng: từ đầu mùa khô đến ngày 19/03/2014, toàn tỉnh đã xảy 29 vụ cháy rừng, thiệt hại lên tới hằng trăm héc-ta. Các địa phương có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao là Thành phố Đà Lạt, Đam Rông, Lạc Dương, Lâm Hà, Di Linh. Hầu hết các biển cảnh báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh hiện đã được đưa về mức 5, mức cực kỳ nguy hiểm.

Tình hình vi phạm lâm luật: trong quý I năm 2014 lực lượng Kiểm lâm, Ban Lâm nghiệp xã, các chủ rừng tại các địa phương đã phát hiện, lập biên bản 507 vụ vi phạm lâm luật, tăng 7,19% (+34 vụ) so cùng kỳ. Trong đó, phá rừng trái phép 85 vụ, giảm 26,08 %   (-30 vụ), diện tích rừng bị phá 34,46 ha, tăng 7,21% (+2,32 ha); khai thác gỗ và lâm sản trái phép 106 vụ, tăng 23,26% (+20 vụ); vi phạm quy định về quản lý bảo vệ động vật hoang dã 02 vụ, giảm 50% (-2 vụ); mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép 258 vụ, tăng 22,27% (+47 vụ). Tổng số vụ vi phạm đã xử lý 455 vụ, trong đó xử lý hành chính 453 vụ, chuyển xử lý hình sự 2 vụ. Lâm sản, phương tiện tịch thu qua xử lý vi phạm 163 chiếc phương tiện dụng cụ các loại; 490,24 m3 gỗ; 1.004 cá thể với trọng lượng 110,9 kg; thu nộp ngân sách 3,02 tỷ đồng.

IV- CÔNG NGHIỆP - ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1.     Sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp trong quí I/2014 còn khó khăn do ảnh hưởng bởi thị trường tiêu thụ hàng hóa thu hẹp, thiếu ổn định, nhiều doanh nghiệp chưa mạnh dạn vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Phát triển không đồng đều giữa các ngành, tăng chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện tăng chậm, ngành khai khoáng giảm.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tháng 3 năm 2014 tăng 23,77% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng giảm 26,81%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 47,31%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 5,43%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,54% so cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp quý I năm 2014 toàn  tỉnh tăng 33,25% so cùng kỳ. Cụ thể:

Chỉ số sản xuất ngành khai khoáng giảm 8,9% so với cùng kỳ. Trong đó, sản phẩm cao lanh 6,31 ngàn tấn, giảm 58,44%; cát tự nhiên các loại đạt 31,18 ngàn m3, giảm 39,15%; riêng đá xây dựng các loại khai khác 275,48 ngàn m3, tăng 11,1% so cùng kỳ, do một số công ty cung cấp đá làm đường Quốc lộ 20 (Công ty cổ phần Ngọc Lâm, Công ty cổ phần Địa ốc Đà Lạt). Nhờ tăng cường công tác quản lý khai thác của các cơ quan chức năng và thu hồi giấy phép đối với những cơ sở hết hạn kinh doanh nên hoạt động khai thác khoáng sản được kiểm soát theo quy định.

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 58,39% so với cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số sản xuất và sản phẩm tăng khá so với cùng kỳ: sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 187,64%; sản xuất kim loại màu tăng 183,28%. Một số sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp đã tác động đến tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là: dược phẩm chứa hooc môn nhưng không có kháng sinh đạt 3,94 ngàn kg, tăng 140,77%; vải dệt thoi từ sợi tơ tằm đạt 541,94 ngàn m2, tăng 54,83%; quả và hạt ướp lạnh đạt 1,13 ngàn tấn, tăng 48,52%; quần áo lót cho người lớn 647,87 ngàn cái, tăng 44,01%; bộ com-lê, quần áo đồng bộ, áo jacket 700 ngàn cái, tăng 33,33%; bên cạnh đó có một số sản phẩm giảm so cùng kỳ như: hạt điều khô 139,1 tấn, giảm 56,53%; thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh khác dạng viên 19,27 triệu viên, giảm 48,03%; rau ướp lạnh 3,35 ngàn tấn, giảm 34,2 %; quần áo bảo hộ lao động 22,2 ngàn cái, giảm 8,81%; chè chế biến 4,14 ngàn tấn, giảm 0,68% so cùng kỳ.

Sản phẩm Alumin 3 tháng năm 2014 sản xuất 114.472,2 tấn, tăng 160% so cùng kỳ. Ước quý 1 năm 2014 tiêu thụ 130.586 tấn alumin, sản phẩm đã tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 0,87% so cùng kỳ. Trong đó, điện sản xuất dự tính đạt 1 tỷ kwh, giảm 0,97%. Riêng sản lượng điện thương phẩm dự tính đạt hơn 217,6 triệu kwh, tăng 10,88% đây là nỗ lực của ngành điện để đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng trong mùa khô. Hiện nay EVN triển khai thí điểm thị trường bán buôn điện cạnh tranh như Công ty cổ phần thủy điện Đồng Nai 3+4 và Điện lực Lâm Đồng đã tham gia chào giá trực tiếp trên thị trường, giá bán điện quý 1 năm 2014 giảm 237,8 triệu đồng/1 triệu kwh so với cùng kỳ (giá bán bình quân quý 1 năm 2013 là 1349,7 triệu đồng/1 triệu kwh; giá bán bình quân quý 1 năm 2014 là 1111,9 triệu đồng/1 triệu kwh).

Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,41% so với cùng kỳ. Trong đó, khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 1,21% và hoạt động thu gom rác thải không độc hại tăng 5,38% so với cùng kỳ năm trước.

* Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 02 tháng đầu năm 2014 giảm 19,69% so cùng kỳ. Các ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so với cùng kỳ: sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 74,29%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 44,5%; sản xuất trang phục giảm 36,87%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 28,02%; sản xuất chế biến thực phẩm giảm 21,88%; ngành dệt giảm 4,54% so cùng kỳ.

* Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đến tháng cuối tháng 02/2014 giảm 8,95% so cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm như: sản xuất chế biến thực phẩm giảm 37,01%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 22,65%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 9,72%. Các ngành có chỉ số tồn kho tăng: sản xuất trang phục tăng 60,85%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 34,79%; ngành dệt tăng 2,42%. Chỉ số tồn kho của một số mặt hàng chủ lực của tỉnh giảm mạnh nhưng sản xuất và tiêu thụ vẫn còn rất khó khăn, cần tiếp tục thực hiện các giải pháp của Nhà nước và sự nỗ lực của các doanh nghiệp. Riêng tồn kho của sản xuất trang phục tăng cao do công ty Thương mại Sao Vàng sản xuất đơn hàng trang phục quân đội nhưng chưa giao. 

2. Đầu tư xây dựng

Dự ước vốn đầu tư phát triển quý 1/2014 đạt 2.816,5 tỷ đồng, bằng cùng kỳ năm trước, đạt 15,02% so kế hoạch của tỉnh giao, chủ yếu thực hiện đầu tư vốn cho các công trình chuyển tiếp của năm 2013. Trong đó:

Vốn do Trung ương quản lý đạt 150,25 tỷ đồng, tăng 26,87% so cùng kỳ, tăng chủ yếu vốn vay khác của dự án Tổ hợp Bau xít Nhôm Lâm Đồng (trong quý 1 năm 2014 dự án tổ hợp Bau xít Nhôm Lâm Đồng đã bổ sung kế hoạch và thực hiện vốn đầu tư cho thiết bị vận hành nhà máy Alumin bằng nguồn vốn vay).

Vốn do Địa phương quản lý đạt 2.666,25 tỷ đồng, tăng 7,45%, chủ yếu thực hiện các công trình đầu tư phát triển các ngành kinh tế có ưu thế của địa phương và xây dựng cơ sở hạ tầng về lĩnh vực thuỷ lợi, giao thông, giáo dục, y tế…và các công trình trọng điểm của tỉnh, tuy nhiên cũng gặp một số khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng. Trong tháng 3/2014 thực hiện Quyết định 02/QĐ-UBND ngày 13/1/2014  của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc giao kế hoạch bổ sung vốn cho Chương trình 229 với số vốn 16 tỷ đồng nâng số kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm 2014 bằng nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý lên 1.988,64 tỷ đồng (không tính phần trả nợ của vốn chuyển quyền sử dụng đất), trong đó vốn trái phiếu chính phủ giao 395,07 tỷ đồng.

Vốn đầu tư phát triển thuộc khu vực ngoài nhà nước đạt 2.161,12 tỷ đồng, giảm 1,91% so cùng kỳ và chiếm 76,73% trong tổng vốn. Trong đó, vốn đầu tư của doanh nghiệp đạt 825,9 tỷ đồng, tăng 15,55% và vốn đầu tư của các hộ gia đình đạt 1.335,2 tỷ đồng, giảm 10,30% so cùng kỳ, do niên vụ cà phê năm 2013 giá giảm so năm 2012 đã ảnh hưởng đến việc đầu tư của khu vực hộ dân cư trong xây dựng, sửa chữa nhà ở cũng như đầu tư cho sản xuất kinh doanh.

Vốn đầu tư phát triển thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 80,43 tỷ đồng, tương đương 3,8 triệu USD, tăng 3,38% so cùng kỳ, chiếm 2,78% trong tổng vốn.

Tiến độ thực hiện một số công trình trọng điểm trên địa bàn:

Dự án Quảng trường Trung tâm thành phố Đà Lạt: hiện đang được tiếp tục xây dựng các gói thầu 19,20,25,26 bao gồm các công trình khán đài, khối bông hoa cung nghệ thuật, sân quảng trường, thiết bị phòng cháy chữa cháy và trồng hoa cây xanh.

Dự án khu du lịch Hồ Tuyền Lâm: dự án đang thực hiện tuy nhiên việc kêu gọi nhà đầu tư còn gặp nhiều khó khăn.

Dự án Khu Hành chính tập trung: hiện đang tăng cường đẩy nhanh tiến độ thực hiện, dự ước quý I năm 2014 giá trị thực hiện đạt hơn một trăm tỷ đồng, chủ yếu vốn tạm ứng từ kho bạc nhà nước.

*Tình hình thành lập mới doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài

Đăng ký kinh doanh: từ đầu năm đến 20/3/2014 đã cấp đăng ký kinh doanh cho 238 doanh nghiệp và 29 chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh với tổng vốn đăng ký 1.500 tỷ đồng, tăng 148% so với cùng kỳ.

Về tình hình hoạt động, giải thể doanh nghiệp: do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế đã tác động đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả dẫn đến việc phải ngừng hoạt động và giải thể. Tuy nhiên, so với tình hình chung của cả nước và so với cùng kỳ số lượng doanh nghiệp ngưng hoạt động của tỉnh là không lớn. Trong quý I/2014, số doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả phải tạm ngừng hoạt động là 40 doanh nghiệp và 3 đơn vị trực thuộc, giảm 29% so cùng kỳ, số doanh nghiệp giải thể là 20 doanh nghiệp và 7 đơn vị trực thuộc, tương đương cùng kỳ. Trong công tác hậu kiểm doanh nghiệp: do nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, đã giải thể nhưng chưa tự nguyện làm thủ tục với cơ quan Đăng ký kinh doanh nên các ngành đã tiến hành hậu kiểm đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng không kê khai thuế, không hợp nhất mã số thuế, không nộp báo cáo tài chính theo quy định, bỏ địa chỉ kinh doanh, không còn hoạt động hoặc đã làm thủ tục giải thể, đóng mã số thuế với cơ quan Thuế nhưng chưa làm thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và ra quyết định thu hồi. Số doanh nghiệp bị thu hồi là 8 doanh nghiệp và 3 đơn vị trực thuộc, tăng 100% so với cùng kỳ.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: từ đầu năm đến 20/3/2014 có 01 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với số vốn đăng ký 50.000 USD; điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư cho 05 dự án (điều chỉnh tăng diện tích, thay đổi tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, thay đổi trụ sở, bổ sung ngành nghề); thu hồi 06 dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 11,4 triệu USD.

Tình hình thu hút vốn đầu tư trong nước: từ đầu năm đến 20/3/2014 có 05 dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn đăng ký đầu tư 34,94 tỷ đồng, quy mô diện tích 41,11 ha; điều chỉnh 03 Giấy chứng nhận đầu tư (điều chỉnh quy mô diện tích dự án, thay đổi tên người đại diện theo pháp luật); thu hồi 01 dự án đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư với vốn đăng ký đầu tư 211,7 tỷ đồng, quy mô diện tích 59,75 ha.

Nhìn chung, trong thời gian qua, tình hình thực hiện các dự án ngoài ngân sách trên địa bàn triển khai chậm do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế; ngoài ra các dự án chủ yếu đều liên quan đến đất rừng nên khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục về chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp.

V-HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TÍN DỤNG

1. Hoạt động tài chính

Trong quý I/2014, ngành tài chính Lâm Đồng đẩy nhanh công tác lập bộ cho cả năm, triển khai thu thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập, chống thất thu nhất là trong dịp Tết Giáp Ngọ. Công tác chi ngân sách đảm bảo duy trì tốt các hoạt động thường xuyên về quản lý nhà nước, đảm bảo xã hội, an ninh quốc phòng, đồng thời quản lý chặt chẽ chi tiêu công, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán, giám sát đảm bảo hiệu quả.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đến 28/02/2014 đạt 613,5 tỷ, bằng 10,22% so dự toán, tăng 12,6% so cùng kỳ. Trong đó, thu từ doanh nghiệp nhà nước Trung ương đạt 94 tỷ đồng, tăng 28,85%; thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương đạt 15,8 tỷ đồng, giảm 11,23%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,8 tỷ đồng, tăng 128,26%; thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh đạt 218,8 tỷ, tăng 7,69%; thu từ đất nhà đạt 54,1 tỷ, giảm 11,92%; thu thuế hải quan đạt 14,3 tỷ, tăng 30,92% so cùng kỳ năm 2013.

Tổng thu ngân sách địa phương đến 28/02/2014 đạt 2.510,5 tỷ, bằng 11,29% so dự toán, tăng 66,95% so cùng kỳ. Trong đó, thu điều tiết đạt 459,1 tỷ, tăng 2,26%; thu bổ sung từ Ngân sách Trung ương đạt 811,7 tỷ đồng, tăng 32,41% so cùng kỳ năm 2013.

Bảng 3:  Thu chi ngân sách 02 tháng đầu năm 2014

 

 

 

 

Thực hiện đến 28/02/2014

(Triệu đồng)

% SS 02 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ

I.Tổng thu ngân sách nhà nước

613.478

112,60

1.Thu nội địa

508.722

108,46

 

  Trong đó:  - Doanh nghiệp nhà nước TW

                  - Doanh nghiệp nhà nước ĐP

93.983

15.769

128,85

88,77

                  - Khu vực có vốn ĐT nước ngoài

21.792

228,26

                  - Khu vực ngoài quốc doanh

218.818

107,69

2. Thu từ hải quan

14.259

130,92

II. Tổng thu ngân sách địa phương

2.510.485

166,95

III.Tổng chi ngân sách địa phương

2.478.555

116,2

    Trong đó:- Chi đầu tư phát triển          

89.701

70,6

                    - Chi thường xuyên

902.554

133,2

 

Tổng chi ngân sách địa phương đến 28/02/2014 là 2.478,6 tỷ, bằng 25,8% so dự toán, tăng 16,2% so cùng kỳ năm 2013. Chi đầu tư phát triển 89,7 tỷ, giảm 29,4%; chi thường xuyên 902,6 tỷ, tăng 33,2% so cùng kỳ. Trong tổng chi thường xuyên: chi sự nghiệp kinh tế 47,1 tỷ đồng, chiếm 5,22%, tăng 20,7%; chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo 381,4 tỷ, chiếm 42,26%, tăng 22,9%; chi sự nghiệp y tế 91,7 tỷ, chiếm 10,16%, tăng 44,6%; chi quản lý hành chính 159,6 tỷ, chiếm 17,68%, tăng 2,9% so cùng kỳ.

2. Hoạt động tín dụng

Trong quý I/2014, Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng tiến hành xây dựng và triển khai công tác năm 2014 theo định hướng và điều hành chính sách tiền tệ của ngành; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện lãi suất cho vay phù hợp với từng đối tượng, từng khu vực; thực hiện các giải pháp đồng bộ xử lý nợ xấu, trích lập phòng rủi ro, cơ cấu lại nợ; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, công khai minh bạch chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng. Khả năng trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm trần lãi suất huy động để thu hút các doanh nghiệp vay vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh.

Vốn huy động đến cuối tháng 02/2014 đạt 23.085 tỷ, tăng 7,2% so đầu năm, tăng 18,6% so cùng kỳ. Trong đó, tiền gửi dân cư đạt 18.700 tỷ, chiếm 81% tổng dư nợ tăng 10,7% so đầu năm, tăng 14,7% so cùng kỳ; các loại tiền thanh toán, tiền gửi Kho bạc đạt 4.385 tỷ, tăng 38,8% so cùng kỳ. Tiền gửi tiết kiệm tăng là do nguồn thu bán hàng sau Tết, nguồn tiền nhàn rỗi chưa sử dụng vào mùa vụ và một số ngân hàng triển khai chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đến cuối tháng 02/2014 đạt 26.533 tỷ, tăng 19,4% so cùng kỳ, giảm 0,8% so đầu năm. Trong đó, dư nợ trung dài hạn 10.477 tỷ, chiếm 39,5% tổng dư nợ, tăng 2% so đầu năm, tăng 22,1% so cùng kỳ; dư nợ ngắn hạn 16.056 tỷ, chiếm 60,5% tổng dư nợ, tăng 17,7% so cùng kỳ.

Tổng nợ xấu đến cuối tháng 02/2014 là 450 tỷ, chiếm 1,7% tổng dư nợ, tăng 38,8% so cùng kỳ.

VI- THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - GIÁ CẢ

         1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa

          Ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 03/2014 đạt 2.675,6 tỷ, tăng 10,91% so với cùng kỳ. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 258,4 tỷ, giảm 0,15%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 34,9 tỷ và kinh tế ngoài nhà nước đạt 2.382,3 tỷ, tăng 10,62% so cùng kỳ năm 2013. Trong đó, một số nhóm hàng tăng mạnh như nhóm hàng lương thực thực phẩm đạt 955,6 tỷ, tăng 36,22%; nhóm hàng may mặc đạt 91,3 tỷ, tăng 62,46%; nhóm phương tiện đi lại (kể cả phụ tùng) đạt 282,2 tỷ, tăng 50,83%, nhóm kinh doanh bất động sản đạt 52,1 tỷ, tăng 180,11% so cùng kỳ năm 2013.

          Ước quý I/2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 8.561,3 tỷ, tăng 14,11% so cùng kỳ, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 10,14%; trong đó kinh tế nhà nước đạt 791,6 tỷ, tăng 5,9%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 133,4 tỷ và kinh tế ngoài nhà nước đạt 7.636,3 tỷ, tăng 13,05% so cùng kỳ năm 2013.

         2. Dịch vụ lưu trú và ăn uống

         Ước tháng 03/2014 doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ lữ hành đạt 342,6 tỷ, giảm 4,72% so cùng kỳ. Trong đó, doanh thu lưu trú đạt 40 tỷ, giảm 17,79%; doanh thu ăn uống đạt 298,8 tỷ, giảm 3,14%; doanh thu lữ hành đạt 3,8 tỷ, tăng 55,79% so cùng kỳ. Ước quý I/ 2014, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 1.107,5 tỷ, tăng 8,76% so cùng kỳ. Trong đó, doanh thu lưu trú đạt 112,8 tỷ, giảm 22,4%; doanh thu ăn uống đạt 984,8 tỷ, tăng 14,74%; doanh thu lữ hành đạt 9,9 tỷ, giảm 32,41% so cùng kỳ.

         Tổng số khách nghỉ tại các cơ sở lưu trú tháng 3/2014 đạt 178.785 lượt khách, giảm 5,39% so cùng kỳ; trong đó, khách nội địa đạt 162.766 lượt khách, giảm 15,1%; khách quốc tế đạt 16.019 lượt khách, tăng 51,17%. Tổng số khách nghỉ tại các cơ sở lưu trú quý I/2014 ước đạt 490.713 lượt khách, giảm 14,74% so cùng kỳ; trong đó, khách nội địa đạt 443.478 lượt khách, giảm 15,07%; khách quốc tế đạt 47.235 lượt khách, giảm 11,46%. Nguyên nhân giảm là do khách đi du lịch tại các nước Đông Nam Á hoặc những địa phương có biển như Vũng Tàu, Nha Trang, Bình Thuận; dịp Tết vừa qua thời tiết các nơi khác khá mát, Đà Lạt đã diễn ra Tuần Văn hóa du lịch và Festival hoa trong tháng 12/2013 nên du khách đã lựa chọn tham quan một số địa phương khác thay vì tiếp tục đến Đà Lạt.

         3. Xuất, nhập khẩu

         Xuất nhập khẩu của cả nước nói chung và của Lâm Đồng nói riêng tiếp tục gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước và trên thế giới như các nguồn lưu thông vốn quốc tế đến các nền kinh tế mới không ổn định, hệ thống ngân hàng còn yếu và thực lực kinh tế khu vực sử dụng đồng Euro chưa ổn định, vấn đề cắt giảm khối lượng gói kích thích QE3 của Mỹ tiềm ẩn rủi ro lớn đối với sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới, chính trị tại một số quốc gia như Ucraina, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan vẫn còn bất ổn. Trong nước, hoạt động xuất nhập khẩu cũng gặp không ít khó khăn do yếu tố thời tiết, mùa vụ cũng như diễn biến khó lường về mặt giá cả cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất nhập khẩu.

         a. Xuất khẩu

          Kim ngạch xuất khẩu tháng 03/2014 ước đạt 27.872,6 nghìn USD, giảm 8,03% so cùng kỳ. Trong đó: kinh tế tư nhân ước đạt 5.015,5 nghìn USD, tăng 40,11%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 20.608,6 nghìn USD, giảm 22,89%. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: Cà phê đạt 7.886,9 tấn, trị giá 18.256,1 nghìn USD, giảm 22,72% về lượng và giảm 17,7% về giá trị, một số thị trường xuất khẩu chủ yếu như Đức đạt 3.116,5 nghìn USD, Italia đạt 2.661,8 nghìn USD, Bỉ đạt 610 nghìn USD; chè chế biến đạt 1.106,1 tấn, trị giá 1.921,8 nghìn USD tăng 24,25% về lượng và tăng 52,81% về giá trị, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là mặt hàng chè xanh, chè đen và chè chế biến xuất sang Đài Loan đạt 394 nghìnUSD, Ap-ga-ni-xtan đạt 220 nghìn USD và xuất sang một số nước Đông Á và Châu Mỹ; mặt hàng rau quả đạt 1.316,3 tấn trị giá 2.712,1 nghìn USD, tăng 2,29% về lượng và tăng 26,8% về giá trị so với cùng kỳ.

         Ước quý I/2014 kim ngạch xuất khẩu ước đạt 74.490 nghìn USD, giảm 7,94% so với cùng kỳ và đạt 20,69% so với kế hoạch. Trong đó: kinh tế tư nhân ước đạt 16.599 nghìn USD, tăng 3,12%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 50.408 nghìn USD, giảm 21,08%. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: cà phê đạt 22.364,8 tấn, trị giá 46.689 nghìn USD, giảm  11,77% về lượng và giảm 14,01% về giá trị; chè chế biến đạt 2.925,3 tấn, trị giá 5.396 nghìn USD, tăng 10,62% về lượng và tăng 28,15% về giá trị; hàng nông sản khác đạt trị giá 7.317,0 nghìn USD, tăng 12,46% so với cùng kỳ.

         b. Nhập khẩu

         Ước kim ngạch nhập khẩu tháng 03/2014 đạt 3.780,1 nghìn USD, tăng 49,8% so cùng kỳ. Trong đó: Kinh tế tư nhân đạt 1.948,3 nghìn USD, tăng 84,52%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.826,2 nghìn USD, tăng 24,44%. Trong đó: sản phẩm tơ sợi dệt nhập 10 tấn, trị giá 270 nghìn USD, giảm 80,81% về lượng và giảm 63,3% về giá trị; hàng hóa khác đạt 2.156,7 nghìn USD, tăng 59,76% so với cùng kỳ.

         Ước quý I/2014 kim ngạch nhập khẩu đạt 13.056 nghìn USD, tăng 50,54% so cùng kỳ và đạt 27,2% so với kế hoạch. Trong đó: Kinh tế tư nhân đạt 6.689,1 nghìn USD, tăng 74,57%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6.355,2 nghìn USD, tăng 31,29%. Trong đó: Sản phẩm tơ sợi dệt nhập 61,5 tấn, trị giá 1.637,3 nghìn USD, giảm 45,43 % về lượng và giảm 18,74% về giá trị; hàng hóa khác đạt 7.004,9 nghìn USD, tăng 109,62% so với cùng kỳ. 

         4. Giá cả thị trường 

         a. Chỉ số giá tiêu dùng 

        Trong quý I/2014 thị trường hàng hóa ổn định, số lượng dồi dào và đa dạng chủng loại nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trước, trong và sau Tết. Đặc biệt là chương trình bình ổn giá thị trường năm 2014 đã mang lại kết quả tích cực nhằm ổn định giá hàng hóa trong dịp Tết. Tuy nhiên, giá gas được điều chỉnh giảm 3 lần từ đầu năm đến nay nhưng giá xăng dầu trên thế giới tiếp tục biến động ở mức cao, nguồn bình ổn giá không còn nhiều đã làm tăng giá xăng trong nước những vấn đề trên sẽ tác động trực tiếp đến Chỉ số giá tiêu dùng.

          Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2014 giảm 0,19% so với tháng 02/2014 nguyên nhân do yếu tố thời vụ sức mua thị trường hàng hóa sau tết chậm lại nên giá cả các mặt hàng cũng giảm nhiệt; tăng 0,95% so với tháng 12 năm 2013 và tăng 3,49% so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể: Một số nhóm hàng giảm từ 0,06% đến 1,5% như nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,4%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,61%, trong đó nhóm hàng thực phẩm giảm 1,16%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD giảm 1,5% so với tháng trước. Bên cạnh đó, một số nhóm hàng tăng từ 0,04% đến 1,95% như giáo dục tăng 0,04%; nhóm giao thông tăng 0,28%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,31%; nhóm văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,95%; nhóm may mặc mũ nón, giày dép tăng 1,12%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,95%. Bình quân 3 tháng năm 2014 CPI tăng 3,6% so với bình quân 3 tháng năm 2013.

b. Chỉ số giá vàng và Đô la Mỹ

         Giá vàng 99,99 trên địa bàn tỉnh trong tháng 03/2014 dao động từ 3.450.000 - 3.490.000 đồng/chỉ, tăng 5,34% so với tháng trước giảm 16,03% so cùng kỳ. Bình quân 3 tháng giảm 24,66% so cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân giá vàng trên thế giới đã tăng liên tiếp 6 tuần do các nhà đầu tư thấy bất an khi căng thẳng Đông – Tây Âu, niềm tin tiêu dùng Mỹ thấp trong đầu tháng 3, thông tin Trung Quốc ghi nhận vụ vỡ nợ trái phiếu đầu tiên và lo ngại kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại. Cho nên trước ảnh hưởng tăng của giá vàng trên thế giới đã làm tăng giá vàng trong nước trong tuần qua mặc dù mức tăng vẫn thấp hơn nhiều so với đà tăng của giá vàng trên thế giới. 

        Giá USD bán ra bình quân tháng 03/2014 dao động ở mức 21.088/USD. Chỉ số giá USD tháng 03/2014 giảm 0,1% so với tháng trước và tăng 0,84% so cùng kỳ; bình quân 3 tháng tăng 1,25% so với bình quân 3 tháng năm trước.

            c. Chỉ số giá sản xuất

         Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản quý 01/2014  tăng 1,88% so với quý trước và tăng 4,39% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất nông nghiệp tăng 2% so với quý trước và tăng 4,39% so với cùng kỳ. Cụ thể: Cây hàng năm giảm 8,38% so với quý trước và tăng 12,61% so với cùng kỳ, một số mặt hàng chủ yếu là thóc tăng 3,45%; ngô và cây lương thực có hạt khác giảm 6,95%; hạt chứa dầu giảm 7,24%; rau đậu hoa cây cảnh giảm 11,17%. Cây lâu năm tăng 0,28% so với quý trước và giảm 8% so với cùng kỳ, một số sản phẩm chủ yếu cà phê tăng 0,21%; chè tăng 1,42%; hạt điều tăng 3,66%; hồ tiêu tăng 12,04%. Sản phẩm chăn nuôi tăng 21% so với quý trước và tăng 37,15% so với cùng kỳ, một số phẩm chủ yếu gia súc tăng 28,53%; gia cầm tăng 3,73% so với quý trước. Sản phẩm lâm nghiệp giảm 0,47% so với quý trước và tăng 5,74% so với cùng kỳ, trong đó sản phẩm lâm sản khai thác giảm 0,48% so với quý trước và tăng 7,11% so với cùng kỳ; sản phẩm lâm sản thu nhặt giảm 5,22% so với quý trước và tăng 4,28% so với cùng kỳ. Sản phẩm thủy sản giảm 3,11% so với quý trước và tăng 1,6% so với cùng kỳ, trong đó sản phẩm thủy sản nuôi trồng giảm 3,17% so với quý trước và tăng 1,72% so với cùng kỳ.

         Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất quý I năm 2014 của một số mặt hàng chủ yếu như sau: đường tăng 0,09%, gỗ tròn khai thác tăng 0,25%, gỗ đã qua chế biến biến và các sản phẩm từ gỗ tăng 0,58%, điện tăng 1,18%, chè xanh tăng 1,84%, dịch vụ truyền tải và phân phối điện tăng 2,73%, khí đốt phân phối nhiên liệu khí bằng đường ống tăng 2,81%, cung cấp nước tăng 3,14%, trâu, bò tăng 6,64% so với quý trước. Bên cạnh đó, chỉ số một số nguyên liệu giảm như đá cát, sỏi, đất sét giảm 0,47%, phân bón và hợp chất ni tơ giảm 0,69%, gạo giảm 0,91%, quả các loại giảm 0,92%, xi măng các loại giảm 2,34%, rau các loại giảm 5,9%, cà phê nhân xô giảm 14,71% so với quý trước. Một số mặt hàng như: rượu, bia, các sản phẩm may mặc, trang phục dệt kim, sản phẩm từ plastic vẫn giữ ổn định so với quý trước.

         Chỉ số giá cước vận tải kho bãi quý I/2014 tăng 8,21% so với quý trước và tăng 5,08% so với cùng kỳ. Trong đó: Giá cước vận tải hành khách tăng 5,07% so với quý trước và giảm 1,13% so với cùng kỳ; giá cước vận tải hàng hóa so với quý trước và so với cùng kỳ đều tăng 11,85%; trong đó dịch vụ vận tải đường bộ tăng 8,51% so với quý trước và tăng 4,88% so với cùng, dịch vụ vận tải và hỗ trợ cho vận tải ổn định.

  5. Vận tải, bưu chính viễn thông. 

Hoạt động vận tải trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng tương đối thuận lợi và an toàn, để đạt được kết quả trên là có sự đóng góp của các đơn vị vận tải đã tăng cường phương tiện trong dịp Tết Nguyên đán nhằm nâng cao năng lực vận tải, nhiều công ty cũng đã phục vụ các điểm đăng ký vé xe trước và sau Tết để phục vụ cho nhân dân, nâng cao chất lượng và giảm thiểu tai nạn giao thông.

Doanh thu vận tải tháng 3/2014 ước đạt 231.468 triệu đồng, tăng 12,68% so với cùng kỳ. Trong đó: doanh thu vận tải đường bộ đạt 205.810 triệu đồng, tăng 16,91%; doanh thu vận tải đường sông đạt 35 triệu đồng bằng 100%; doanh thu vận tải đường hàng không đạt 25.623 triệu đồng giảm 12,68% so với cùng kỳ. Doanh thu vận tải quý I/2014 ước tính đạt 705.741 triệu đồng, tăng  11,53% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu vận tải đường bộ đạt 619.652 triệu đồng, tăng 13,31%; doanh thu vận tải đường sông đạt 104 triệu đồng, giảm 1,89%; doanh thu vận tải đường hàng không đạt 85.985 triệu đồng, tăng 0,23% so với cùng kỳ.

Vận tải hành khách vận chuyển tháng 3/2014 ước tính đạt 2.352,7 nghìn lượt khách, tăng 2,61% và luân chuyển đạt 243.482,4 nghìn lượt khách.km, tăng 10,69% so với cùng kỳ. Trong đó: vận tải hành khách đường bộ ước đạt 2.332,2 nghìn hành khách, tăng 2,7% và luân chuyển ước đạt 237.811,1 nghìn khách.km, tăng 11,7%, nguyên nhân do Công ty TNHH Phương Trang đã mua sắm trên 100 phương tiện vận tải chất lượng cao 45 chỗ ngồi nhằm nâng cao năng lực vận tải trong dịp Tết nguyên đán Giáp Ngọ 2014 vừa qua; đường sông đạt 6,7 nghìn lượt khách, giảm 1,01% và luân chuyển đạt 3,9 nghìn lượt khách.km, giảm 0,18%; hàng không đạt 13,8 nghìn lượt khách, giảm 9,12% và luân chuyển đạt 5.667,4 nghìn lượt khách.km, giảm 19,76% so với cùng kỳ. Vận tải hành khách vận chuyển quý I/2014 ước tính đạt 7.968 nghìn lượt khách, tăng 9,58% và luân chuyển đạt 759.671 nghìn lượt khách.km, tăng 11,97% so với cùng kỳ. Trong đó, vận tải hành khách đường bộ ước đạt 7.903 nghìn hành khách, tăng 9,66% và luân chuyển ước đạt 739.649 nghìn khách.km, tăng 12,4%; đường sông đạt 19,9 nghìn lượt khách, giảm 1,9% và luân chuyển đạt 11,6 nghìn lượt khách.km, giảm 1,84%; hàng không đạt 45,1 nghìn lượt khách, tăng 1% và luân chuyển 20.010 nghìn lượt khách.km, giảm 1,92%.

Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng 3/2014 ước tính đạt 626,7 nghìn tấn, tăng 4,01% và luân chuyển đạt 72.362,5 nghìn tấn.km, tăng 7,15% so với cùng kỳ. Khối lượng hàng hóa vận chuyển chủ yếu quý I/2014 là đường bộ ước tính đạt 2.030 nghìn tấn, tăng 18,22% và luân chuyển đạt 229.362,9 nghìn tấn.km, tăng 14,78% so với cùng kỳ.

Doanh thu bưu chính viễn thông tháng 3/2014 ước đạt 167.950 triệu đồng, tăng 1,47% so với cùng kỳ. Nguyên nhân, các mạng đã nâng cao chất lượng dịch vụ cho điện thoại di động ngày càng đa dạng hơn và số lượt người sử dụng thuê bao dịch vụ mạng ngày càng tăng. Số thuê bao phát triển mới đạt 2.380 thuê bao, tăng 19,72% so với cùng kỳ. Trong đó, thuê bao cố định mới đạt 200 thuê bao, giảm 39,76%, số thuê bao di động mới đạt 2.180 thuê bao, tăng 31,64%. Số thuê bao internet mới đạt 1.170 thuê bao giảm 21,32% so với cùng kỳ. Trong quý I/2014 doanh thu bưu chính viễn thông đạt 514.646 triệu đồng, tăng 1,31% so với cùng kỳ. Số thuê bao phát triển mới đạt 7.246 thuê bao, tăng 8,34%. Trong đó, thuê bao cố định mới đạt 759 thuê bao, giảm 25,12%, số thuê bao di động mới đạt 6.487 thuê bao, tăng 14,53% và số thuê bao internet mới đạt 4.558 thuê bao, tăng 14,41% so với cùng kỳ.

VII- MỘT SỐ VẤN ĐỀ VĂN HÓA, XÃ HỘI

  1. Hoạt động văn hóa - tuyên truyền    

Trong quí I/2014, ngoài nhiệm vụ thường xuyên, toàn tỉnh tập trung tuyên truyền kỷ niệm 84 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2014), các chương trình mừng Đảng mừng Xuân. Ngoài việc cắt dán, kẻ vẽ treo trên 800m2 panô, 550 băng rôn và 1.200 cờ phướn, Đoàn ca múa nhạc của tỉnh, các đội thông tin lưu động đã xây dựng các chương trình ca nhạc, văn nghệ phục vụ cho nhân dân vùng sâu vùng xa với số lượng trên 100 buổi. Ngành văn hóa thông tin tổ chức hội vui xuân Giáp Ngọ 2014 từ ngày 31/01 đến ngày 05/02/2014 với các gian hàng trò chơi dân gian, vui chơi có thưởng.

Hội báo Xuân 2014 với chủ đề “Mừng Đất nước đổi mới - Mừng Đảng quang vinh - Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014” được tổ chức tại thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc, trưng bày 414 loại báo, 643 tờ báo, ấn phẩm Xuân, 22 panô, 2 tivi phục vụ nhân dân và du khách, thu hút 2.364 lượt người đến xem và 6.848 lượt người đến đọc báo. Từ đầu năm đến nay, thư viện tỉnh đã cấp 724 thẻ mới, phục vụ 17.670 lượt bạn đọc, luân chuyển 38.654 lượt tài liệu, hỗ trợ 11 thư viện xã nông thôn mới 5.500 bản sách, thư viện hiện có 208.025 bản sách. Bảo tàng tỉnh mở cửa thường xuyên phục vụ 7.300 lượt khách đến tham quan và nghiên cứu, trong đó có 544 lượt khách quốc tế.

Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, thông tin trong quí I/2014 đã tiến hành kiểm tra 64 cơ sở, phát hiện 20 vụ vi phạm. Trong đó: lĩnh vực du lịch kiểm tra 37 cơ sở, phát hiện 12 vụ vi phạm loại hình kinh doanh lưu trú; lĩnh vực văn hóa kiểm tra 27 cơ sở, phát hiện 8 vụ vi phạm về quảng cáo. Các vụ việc đang được xử lý, chấn chỉnh.

2. Hoạt động phong trào thể dục - thể thao

Trong quý I/2014, hoạt động thể dục thể thao tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” với phương châm đưa thể dục thể thao về cơ sở nhằm phát triển phong trào thể dục thể thao rộng khắp.

Thể thao thành tích cao: trong quý I/2014 tham dự các giải: giải bóng đá cúp truyền hình Tiền Giang, giải việt dã leo núi toàn quốc năm 2014 và giải việt dã Bình Dương mở rộng lần thứ 15 năm 2014; giải cờ vua và cờ tướng các nhóm tuổi trẻ miền Trung mở rộng lần thứ 12 năm 2014 tại Thanh Hoá; giải võ cổ truyền tranh đai Lest Việt; giải Judo cúp các câu lạc bộ toàn quốc 2014 tại Vũng Tàu; giải Taekwondo học sinh và giải vô địch quần vợt nữ toàn quốc năm 2014 tại Bắc Giang; giải Boxing các câu lạc bộ nam nữ toàn quốc 2014 tại Đắk Lắk và giải Việt dã toàn quốc năm 2014 tại Đà Lạt. Có 01 vận động viên tham gia Seagames lần thứ 27 dành cho người khuyết tật tại Myanmar từ 11-21/01/2014. Tính đến hết ngày 10/03/2014 kết quả đạt được 48 huy chương (16 vàng, 10 bạc và 16 đồng), đạt 40% kế hoạch năm.

           Thể dục thể thao quần chúng: tổ chức giải cờ tướng, giải võ cổ truyền mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Ngọ 02 ngày 04,05/02/2014 tại Đà Lạt; tổ chức giải leo núi Brăh Yàng tỉnh Lâm Đồng tại huyện Di Linh và giải việt dã quanh Hồ Xuân Hương ngày 16/03/2014 do tỉnh Đoàn tổ chức nhân kỷ niệm 83 năm thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/03/1931-26/03/2014).

3. Hoạt động giáo dục - đào tạo

Trong quý I/2014, hoạt động giáo dục đào tạo trên địa bàn toàn tỉnh tương đối ổn định, các nhiệm vụ trọng tâm được thực hiện tích cực, cơ bản đảm bảo đúng kế hoạch và đạt kết quả tốt. Đến giữa năm học 2013-2014, toàn tỉnh có 7.539 cháu nhà trẻ, tăng 2,41% và  53.596 cháu mẫu giáo, tăng 0,28% so cùng kỳ. Giáo dục phổ thông có 244.045 học sinh, tăng 0,26% so năm học trước, trong đó tiểu học có 114.391 em, tăng 2,71%; trung học cơ sở có 85.236 em, giảm 0,20% và trung học phổ thông có 44.418 em, giảm 4,73% so cùng kỳ. Đội ngũ giáo viên đến giữa năm học 2013-2014 trực tiếp giảng dạy là 13.049 người, giảm 4,75% so cùng kỳ năm học trước. Giáo viên tiểu học 5.596 người, giảm 6,09%; giáo viên trung học cơ sở 4.757 người, giảm 9,83% và giáo viên trung học phổ thông 2.696 người, tăng 9,37%.

Kết quả các trường học đánh giá chất lượng học kỳ I năm học 2013-2014 như sau: chất lượng môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học loại giỏi 45%, khá 34,8%, trung bình 17,2%, yếu 3%; môn Toán học lực loại giỏi 51,7%, khá 26,8%, trung bình 17,8% và yếu 3,7%; về hạnh kiểm có 99,9% học sinh thực hiện đầy đủ nhiệm vụ; có 52 học sinh bỏ học, chiếm 0,04% tổng số học sinh. Bậc trung học sơ sở học lực loại khá, giỏi 52,2%, trung bình 31,2%, yếu, kém 16,6%; hạnh kiểm loại khá, tốt 93,4%, trung bình 6,1% và yếu 0,5%; có 665 học sinh bỏ học, chiếm 0,77% tổng số học sinh. Bậc trung học phổ thông học lực loại khá, giỏi 32,2%, trung bình 46,7%, yếu, kém 21,1%; hạnh kiểm loại khá, tốt 89,6%, trung bình 8,9% và yếu 1,5%; có 392 học sinh bỏ học, chiếm 0,87% tổng số học sinh.

Toàn tỉnh hiện có 1 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh và 5 trung tâm cấp huyện, 6 trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp cấp huyện; có 143 trung tâm học tập cộng đồng/147 xã, phường, thị trấn (chiếm tỷ lệ 96,6%), tăng 6 trung tâm so năm học trước; có 27 trung tâm tin học, ngoại ngữ đã được cấp phép hoạt động, phần lớn các trung tâm đều đáp ứng được các điều kiện về hoạt động theo quy chế, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Trong học kỳ I, có 143 học viên ra lớp xóa mù chữ, sau phổ cập tiểu học có 20 học viên.

Qua tổng kết, các trường đang khắc phục những tồn tại, thiếu sót cuả học kỳ I, tích cực triển khai nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II và những công việc cuối năm: tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tổ chức thi học sinh giỏi, ôn tập chuẩn bị thi tốt nghiệp, triển khai đồng bộ các hoạt động chuyên môn, kiểm tra phương pháp giảng dạy.

4. Hoạt động y tế và an toàn thực phẩm

Ngoài nhiệm vụ thường xuyên, hoạt động y tế trên địa bàn toàn tỉnh đã tập trung tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm ngay từ đầu năm, đặc biệt trong những ngày Tết Nguyên Đán từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện đều tăng cường trực 24/24h, cấp cứu, khám chữa bệnh cho nhân dân. Từ ngày 23/01 đến 04/02/2014(23 đến mùng 5 Tết) có 7.053 bệnh nhân đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn, trong đó 1.120 trường hợp tai nạn giao thông.

Từ đầu năm đến nay, có 10 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 06 trường hợp so cùng kỳ năm 2013, không có tử vong. Không xảy ra dịch sốt rét, có 67 trường hợp sốt rét mới, giảm 25 trường hợp so cùng kỳ năm 2013, không có tử vong. Phát hiện 02 bệnh nhân phong mới, toàn tỉnh hiện đang điều trị 03 bệnh nhân trong tổng số 200 bệnh nhân, chăm sóc tàn phế cho 187 bệnh nhân. Phát hiện 85 trường hợp lao mới, không có tử vong, hiện toàn tỉnh đang quản lý điều trị cho 399 bệnh nhân lao. Phát hiện 13 trường hợp nhiễm HIV mới (tích lũy: 2.107), 02 trường hợp chuyển sang AIDS mới (tích lũy: 429), 02 trường hợp tử vong do AIDS (tích lũy: 289); xét nghiệm HIV tự nguyện cho 369 khách hàng, phát hiện 04 trường hợp dương tính; xét nghiệm HIV cho 1.793 phụ nữ có thai, phát hiện 02 trường hợp dương tính.

Công tác tiêm chủng mở rộng: có 1.782 phụ nữ có thai được tiêm UV2+, đạt 7,2% kế hoạch và 205 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiêm UV2+, đạt 1,8% kế hoạch. Đã thực hiện tiêm chủng đầy đủ 07 loại vắc xin cho 1.104 trẻ dưới 01 tuổi, đạt 4,3% kế hoạch; uống đủ 03 liều vắc xin ngừa bại liệt cho 1.346 trẻ dưới 01 tuổi, đạt 5,5% kế hoạch; tiêm sởi cho 1.826 trẻ 18 tháng tuổi, đạt 7,2% kế hoạch; tiêm bạch hầu, ho gà, uốn ván cho 1.581 trẻ, đạt 6,2% kế hoạch. Từ đầu năm đến nay có 1 ca tử vong sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem vào ngày 15/01/2014 ở phường 7 - TP. Đà Lạt, ngay sau sự việc xảy ra Sở Y tế Lâm Đồng chỉ đạo tạm ngưng tiêm vắc xin Quinvaxem trong toàn tỉnh để tìm nguyên nhân ca tử vong trên. 

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường nên từ đầu năm đến nay chưa xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh. Trong quý I/2014, ngành Y tế đã phối hợp với các ngành liên quan tiến hành kiểm tra 2.110 cơ sở, phát hiện 509 cơ sở vi phạm, đã nhắc nhở, chấn chỉnh 370 cở sở và xử phạt 139 cơ sở. 

5. Công tác xóa đói, giảm nghèo và tình hình thăm hỏi, hỗ trợ, tặng quà Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014

Nhân dịp đón Xuân Giáp Ngọ 2014, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quyết định về việc trợ cấp cho trên 81.000 đối tượng là những người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, các hộ nghèo, cận nghèo và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang với tổng số tiền trên 15 tỷ đồng; thời gian quy định việc tổ chức cấp phát, đảm bảo tiền trợ cấp đến đúng đối tượng thụ hưởng trước ngày 15/01/2014 (tức ngày 15 tháng Chạp năm Giáp Ngọ). Trong đó, hỗ trợ cho 12.200 hộ nghèo với mức 200 ngàn đồng/hộ; 13.369 hộ cận nghèo với mức 150 ngàn đồng/hộ; hỗ trợ Mẹ Việt Nam Anh hùng với mức 2 triệu đồng/người; Anh hùng Lực lượng vũ trang và Anh hùng Lao động được hỗ trợ 1 triệu đồng/người; các đối tượng khác như gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội được hỗ trợ từ 200 ngàn đến 500 ngàn đồng/ người.

 Riêng một số gia đình chính sách tiêu biểu nhân dịp Tết; Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng và các ban ngành chức năng tổ chức thăm hỏi, tặng quà theo mức quy định của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và UBND tỉnh. Trên địa bàn các xã, phường, thị trấn đều thành lập Ban giám sát việc chi trả hỗ trợ, trợ cấp tết cho các đối tượng.

Công tác xoá đói giảm nghèo tiếp tục được tiến hành rộng khắp bằng nhiều hành động thiết thực và mang lại hiệu quả cao. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh có thiếu đói giáp hạt trong hộ dân cư, Uỷ ban Nhân dân tiến hành lập danh sách và cấp kinh phí để hỗ trợ gạo cho 1.583 hộ, tương ứng với 6.366 nhân khẩu, mỗi nhân khẩu 15kg gạo/tháng (chỉ hỗ trợ tháng 01/2014), tổng số gạo hỗ trợ thiếu đói giáp hạt là 95,49 tấn gạo. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Lâm Đồng tuy còn nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quan tâm của các cấp, các ngành và các đoàn thể quần chúng trong việc triển khai các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các chương trình mục tiêu, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động... nên nhìn chung đời sống các tầng lớp dân cư trên địa bàn tiếp tục ổn định.

  6. Tình hình xây dựng nông thôn mới  

  Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm 2014 tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị tại cơ sở. Tổng số vốn bố trí cho các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh năm 2014 khoảng 282,2 tỷ, trong đó vốn sự nghiệp của Trung ương 6,2 tỷ, vốn Trung ương từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ 65 tỷ, vốn ngân sách tỉnh 65 tỷ, vốn lồng ghép từ các chương trình khác 146 tỷ. Tính đến hết năm 2013, toàn tỉnh có 04 xã đạt 19 tiêu chí về nông thôn mới (xã Tân Hội, xã Quảng Lập, xã Lạc Lâm và xã Xuân Trường), 02 xã cơ bản đạt 19 tiêu chí (xã Xuân Thọ và xã Trạm Hành), 16 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, 43 xã đạt 10-14 tiêu chí, 52 xã đạt từ 6-9 tiêu chí, không có xã nào đạt dưới 5 tiêu chí. 

Trong tháng 03, ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cùng lãnh đạo các sở, ngành đã kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới tại 03 huyện phía nam là Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên. Trung bình mỗi xã của các huyện đạt thêm 4-11 tiêu chí về nông thôn mới, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của huyện, chú trọng phát triển hạ tầng nông thôn và giao thông nội đồng; đầu tư mở rộng các mô hình sản xuất như trồng dâu nuôi tằm và trồng cao su để nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo nhanh và bền vững. 

7. Tình hình an toàn giao thông, cháy nổ và trật tự xã hội

Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông tỉnh, trong tháng 02/2014 trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 15 vụ tai nạn giao thông, giảm 21 vụ; làm chết 13 người, giảm 2 người; bị thương 11 người, giảm 26 người so cùng kỳ. Tính chung 02 tháng đầu năm, toàn tỉnh xảy ra 36 vụ tai nạn giao thông, giảm 31 vụ; làm chết 28 người, giảm 6 người và bị thương 22 người, giảm 35 người so cùng kỳ năm 2013.Có được kết quả khả quan như trên là do sự chỉ đạo quyết liệt của Uỷ ban Nhân dân tỉnh và sự nỗ lực, cố gắng trong công tác phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông, khắc phục kịp thời các “điểm đen” tai nạn giao thông, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm giao thông.

Trước Tết 2014 xảy ra 01 vụ cháy tại Lâm Hà, thiệt hại 10 triệu đồng; 01 vụ tại Đức Trọng, thiệt hại 40 triệu đồng; 01 vụ cháy nhỏ tại TP.Bảo Lộc, thiệt hại không đáng kể; 03 vụ đốt pháo tại huyện Cát Tiên, thu giữ 12 quả pháo súng, bắt 05 đối tượng đốt pháo và 01 đối tượng buôn bán pháo.

B- MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI:

Trong quý II/2014 các ngành, các cấp cần tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụ chủ yếu sau:

a. Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình hành động số 413/UBND ngày 23/01/2014 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 cũng như triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kinh tế xã hội và dự toán thu ngân sách năm 2014. Tiếp tục thực hiện chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết 03, 04, 05 của Tỉnh ủy và 04 Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội 4 địa bàn trọng điểm.

b. Trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp tiếp tục tập trung vào một số lĩnh vực như: Chỉ đạo công tác phòng chống cháy rừng, phá rừng. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi. Chủ động xử lý các dịch bệnh ngay tại cơ sở, không để lây lan trên diện rộng. Tiếp tục kiểm tra, khảo sát đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình nông nghiệp công nghệ cao và chương trình tái canh cây cà phê ở các địa phương.

c. Trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại: tiếp tục chỉ đạo, kịp thời tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, hỗ trợ thị trường; đẩy mạnh sản xuất hàng hóa; xây dựng chương trình kế hoạch và đẩy mạnh công tác triển khai năm du lịch quốc gia Tây nguyên và Lâm Đồng.

d. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thu ngân sách theo lộ trình từng tháng, từng quý, tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý thu thuế, thực hiện các giải pháp chống thất thu thuế và thu hồi nợ đọng thuế của các doanh nghiệp.

e. Tiếp tục chỉ đạo rà soát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình trong mùa khô, các công trình xây dựng cơ bản của năm 2014, đặc biệt là các công trình dự án vốn Chương trình mục tiêu quốc gia.

f. Tiếp tục thực hiện công tác an sinh xã hội: thực hiện đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ giảm nghèo tại các địa phương, nhất là tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; hỗ trợ các hộ nghèo, đào tạo nghề. Đẩy mạnh chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội.

h. Tăng cường các hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, chú trọng phòng chống các dịch bệnh nhất là trong thời gian giao mùa. Chuẩn bị các điều kiện đảm bảo cho kỳ thi tốt nghiệp các cấp năm học 2013 - 2014 và thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.

g. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Kiên quyết đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, thực hiện quyết liệt đồng bộ nhiều giải pháp để bảo đảm an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn.

Trong 3 tháng đầu năm 2014, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tiếp tục được giữ vững; đời sống các tầng lớp nhân dân trong tỉnh ổn định và được cải thiện./.


Các tin khác
© Copyright 2012 CỤC THỐNG KÊ TỈNH LÂM ĐỒNG
10 Đường 3 Tháng 4, Phường 3, TP. Đà Lạt