Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình Kinh tế - Xã hội ước năm 2013
Năm 2013 là năm bản lề của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015, trong bối cảnh cả nước nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng có những thuận lợi và khó khăn nhất định

 A. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH  TẾ NĂM 2013:

I. THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ:

Năm 2013 là năm bản lề của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015, trong bối cảnh cả nước nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng có những thuận lợi và khó khăn nhất định:

Tình hình chính trị đất nước ổn định; các chủ trương của Đảng, chính sách của Quốc hội và Chính phủ ban hành kịp thời đã cơ bản đưa nền kinh tế từng bước phục hồi, lạm phát được kiềm chế, kinh tế vĩ mô ổn định, đẩy mạnh tăng cường thu hút đầu tư, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, xử lý nợ xấu, thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi và cải thiện đời sống nhân dân.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều diễn biến phức tạp; thị trường bất động sản vẫn ngưng trệ làm ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà đầu tư, các doanh nghiệp; cân đối kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn; sức mua giảm; nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được vốn vay; mức độ phục hồi và vượt qua khó khăn, thách thức của các doanh nghiệp còn rất chậm; nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, một số chờ giải thể, đã tác động bất lợi đến tình hình sản xuất kinh doanh, thu ngân sách và đời sống nhân dân.

Để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu mà Nghị quyết HĐND tỉnh đã đề ra. Ngay từ đầu năm UBND tỉnh đã chỉ đạo, điều hành các sở, ngành, các địa phương nhanh chóng triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu và các hoạt động dịch vụ; triển khai nhanh chóng các công trình XDCB, giải ngân tốt các nguồn vốn đầu tư; phát triển các mặt văn hóa, xã hội; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội địa phương.

II. TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

1. Tăng trưởng kinh tế:

Ước năm 2013, tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP (theo giá so sánh 1994) đạt 17.554,2 tỷ đồng, tăng 13,4% so với cùng kỳ, mức tăng trưởng năm 2013 chậm hơn tốc độ tăng năm 2012 (năm 2012 tăng 14,1%). Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 7.908,9 tỷ đồng, tăng 8% đạt kế hoạch đề ra (kế hoạch tăng từ 7,5 - 8%), tăng thấp hơn so với năm 2012 (năm 2012 tăng 9,1%). Đây là khu vực chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 45,1%) trong GRDP, có tốc độ tăng ổn định và đóng góp 3,8% trong mức tăng trưởng chung của GRDP. Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 4.989,6 tỷ đồng, tăng 19,6% so cùng kỳ, chiếm 28,4% trong GRDP và đóng góp 5,3% trong mức tăng trưởng của GRDP. Trong khu vực này, ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện chiếm tỷ trọng lớn (49,8%), tốc độ tăng trưởng cao, tăng 19,5%; ngành xây dựng chiếm 15,5%, tăng 14,2% so với cùng kỳ. Khu vực dịch vụ chiếm 26,5%, đạt 4.655,7 tỷ đồng, tăng 16,5% so cùng kỳ, đóng góp 4,3% trong mức tăng chung của GRDP; trong đó ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 28%; ngành vận tải, kho bãi tăng 20,6% so với cùng kỳ.

Tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2013 (theo giá thực tế) đạt 48.000,7 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 20.177,9 tỷ đồng, chiếm 42,1%, tăng 12,8%; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 11.151,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23,2%, tăng 23,3% và khu vực dịch vụ đạt 16.670,9 tỷ đồng, chiếm 34,7%, tăng 24,4% so với cùng kỳ.

Bảng 1: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)

 

Ước thực hiện năm 2013

(Triệu đồng)

So sánh

2013/2012

(%)

1) Tổng sản phẩm (GRDP) giá thực tế

48.000.684

119,0

 - Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

20.177.845

112,8

 - Khu vực công nghiệp-xây dựng

11.151.932

123,3

 - Khu vực dịch vụ

16.670.907

124,4

2) Tổng sản phẩm (GRDP) giá SS 1994

17.554.237

113,4

 - Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

7.908.945

108,0

 - Khu vực công nghiệp-xây dựng

4.989.613

119,6

 - Khu vực dịch vụ

4.655.679

116,5

 

GRDP bình quân đầu người năm 2013 đạt 38,4 triệu đồng/người/năm, tăng 17,8% (tăng 5,8 triệu đồng) so với năm 2012 và chỉ bằng 97,2% kế hoạch. Dân số trung bình năm 2013 là 1.250.977 người, tăng 1,3% so với năm 2012.

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Năm 2013, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất và phân phối điện và các ngành dịch vụ tăng cao đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực I, tăng dần tỷ trọng khu vực II và khu vực III. Trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng khu vực I giảm 2,3%, từ 44,3% năm 2012 xuống còn 42% năm 2013; tỷ trọng khu vực II, tăng 0,8%, từ 22,4% năm 2012 lên 23,2% năm 2013 và khu vực III tăng 1,5%, từ 33,2% năm 2012 lên 34,7% năm 2013. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực song giá trị của khu vực I chiếm tỷ trọng cao nên vẫn chi phối đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong nhiều năm tới.

III. SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN

Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong năm 2013 tiếp tục phát triển theo hướng công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả cây trồng, vật nuôi, an toàn vệ sinh thực phẩm và tạo sức cạnh tranh của hàng nông sản, giúp nông dân nâng cao hiệu quả trong sản xuất, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần.

1. Sản xuất nông nghiệp:

1.1. Trồng trọt:

Dự ước năm 2013, tổng diện tích gieo trồng đạt 342.461,3 ha, trong đó cây hàng năm đạt 123.581,1 ha, tăng 1,81% (+2.199,4 ha) so với năm 2012. Tổng sản lượng lương thực ước đạt 242.729,9 tấn, đạt 95,02% kế hoạch, giảm 3,41% so cùng kỳ. Trong đó, sản lượng lúa ước đạt 158.870,5 tấn, giảm 2,63% (-4.287,1 tấn); ngô đạt 83.841,9 tấn, giảm 4,76% (-4.198,3 tấn) so cùng kỳ.

Cây lương thực có hạt: lúa gieo trồng ước đạt 32.410,8 ha, đạt 94,68% kế hoạch, giảm 2,36% (-784,6 ha) so cùng kỳ; năng suất bình quân đạt 49,02 tạ/ha, giảm 0,27% (-0,13 tạ/ha), do ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài, hạn hán cục bộ ở một số địa phương trong các tháng đầu năm nên lượng nước tưới chưa đáp ứng đủ, một số diện tích bị nhiễm bệnh rầy nâu, bệnh đạo ôn lá…làm giảm năng suất lúa. Một số địa phương có diện tích lúa mất trắng như huyện Di Linh 112,4 ha, Đức Trọng 76 ha. Ngô gieo trồng đạt 16.502,9 ha, đạt 92,84% kế hoạch, giảm 6,6% so cùng kỳ, năng suất bình quân đạt 50,87 tạ/ha, tăng 1,96% (+1,98 tạ/ha) so cùng kỳ.

Cây rau, đậu, hoa, cây cảnh các loại: diện tích gieo trồng đạt 62.163 ha, tăng 7,7% so với cùng kỳ. Trong đó, cây rau các loại diện tích đạt 53.199 ha, tăng 8,05% (+3.962,3 ha) so cùng kỳ, năng suất rau bình quân đạt 319,8 tạ/ha, tăng 3,4% (+10,51 tạ/ha), sản lượng rau đạt 1.701,3 ngàn tấn, tăng 11,72% (+178.459,4 tấn) so cùng kỳ; hoa gieo trồng 7.020,3 ha, tăng 12,41% (+775,1 ha), sản lượng hoa đạt 2.138,6 triệu cành, tăng 12,9% so cùng kỳ, do một số hộ mở rộng diện tích canh tác trồng hoa chuẩn bị cho Festival hoa sắp tới.

Thực hiện chương trình Nông nghiệp công nghệ cao:

Năm 2013 toàn tỉnh có 38.371,6 ha diện tích cây trồng sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao gồm: rau các loại 8.041,6 ha, giá trị thu bình quân trên 400 triệu đồng/ha/năm; hoa các loại 2.415,5 ha, giá trị thu bình quân 800 triệu đồng trở lên/ha/năm; đậu các loại 3.846 ha; dâu tây 135 ha; Atisô 3 ha; chè chất lượng cao, chè cành 5.635 ha, giá trị thu bình quân 250 triệu đồng/ha/năm; cà phê 15.335 ha (gồm công nghệ tưới 85ha, canh tác ghép chồi 6.750 ha, cây giống ghép 8.500 ha) cho năng suất khoảng 40-45 tạ/ha, diện tích cà phê sản xuất theo các tiêu chuẩn UTZ, 4C là 40.092 ha. Riêng tại Đạ Tẻh có 2.885 ha lúa, giá trị sản xuất lúa chất lượng cao thu từ 50-70 triệu đồng/ha/năm (2-3 vụ/năm).

Hiện có trên 50 cơ sở nhân giống bằng công nghệ Invitro, quy mô sản xuất khoảng 30 triệu cây giống cấy mô các loại/năm và nhiều cơ sở gieo ươm cung cấp gần 2 tỷ cây giống/năm.

Diện tích cây trồng ngắn ngày ứng dụng sản xuất chứng nhận an toàn VietGAP và GlobalGAP là 753,6 ha; diện tích cây trồng dài ngày ứng dụng sản xuất chứng nhận an toàn, VietGAP và GlobalGAP, 4C và UTZ là 40.222 ha.

* Theo mùa vụ:

Vụ Đông xuân 2012-2013: tổng diện tích gieo trồng thực hiện 34.134,3 ha, tăng 3,15% so cùng kỳ. Trong đó, lúa gieo trồng 10.504,3 ha, đạt 95,27 % kế hoạch, giảm 3,29% (-357 ha) so cùng kỳ, năng suất lúa bình quân chung toàn tỉnh đạt 50,18 tạ/ha, giảm 1,12% (-0,57 tạ/ha), sản lượng lúa ước đạt 52.709,5 tấn, giảm 4,37% so cùng kỳ; ngô gieo trồng 2.299,1 ha, tăng 19,63% so cùng kỳ, năng suất bình quân chung đạt 62,18 tạ/ha, tăng 6,36% (+3,75 tạ/ha); sản lượng đạt 14.295,6 tấn, tăng 27,23% (+3.059,3 tấn) so cùng kỳ; rau các loại gieo trồng 16.186,7 ha, tăng 1,44% so cùng kỳ, năng suất bình quân chung toàn tỉnh đạt 300,39 tạ/ha, tăng 2% (+5,89 tạ/ha), sản lượng đạt 486.238,3 tấn, tăng 3,46% so cùng kỳ; hoa gieo trồng 2.595,8 ha, tăng 24,48%, sản lượng đạt 758,8 triệu bông, tăng 22,88% so cùng kỳ.

Vụ Hè thu 2012-2013: tổng diện tích gieo trồng 41.184,6 ha, giảm 0,86% so cùng kỳ. Trong đó, lúa gieo trồng 6.194,7 ha, đạt 97,08% kế hoạch, giảm 0,93% so cùng kỳ, năng suất bình quân đạt 48,82 tạ/ha, giảm 0,47%, sản lượng 30.245 tấn, giảm 1,4% so cùng kỳ; ngô gieo trồng 10.006,4 ha, giảm 15,41% so cùng kỳ, năng suất bình quân đạt 49,41 tạ/ha, giảm 0,04%, sản lượng 49.446,1 tấn, giảm 15,35 % so cùng kỳ, do diện tích trồng xen trong cây cà phê thu hẹp; rau đạt 18.281,5 ha, tăng 7,78%, năng suất bình quân đạt 331,88 tạ/ha, tăng 1,5%, sản lượng đạt 606.726,2 tấn, tăng 9,4% so cùng kỳ; hoa gieo trồng đạt 2.147 ha, tăng 3,61%, sản lượng đạt 678,6 triệu cành, tăng 4,68% so cùng kỳ.

Sản xuất vụ Đông Xuân 2013-2014: tính đến 10/12/2013 tổng diện tích gieo trồng các loại cây trồng hàng năm đạt 9.000,7 ha, tăng 7,69% so cùng kỳ. Trong đó, lúa gieo trồng 3.235,8 ha, tăng 9,68% so cùng kỳ; ngô 498,5 ha, tăng 38,24%; rau các loại 4.317,9 ha, giảm 11,83%; hoa các loại 440,5 ha.

Tình hình thu hoạch vụ Mùa 2012-2013: tính đến 10/12/2013 toàn tỉnh thu hoạch 38.610,8 ha cây trồng các loại, chiếm 80% diện tích gieo trồng trong vụ. Trong đó, lúa thu hoạch 13.161,3 ha, bằng 94,09% (-827 ha) so cùng kỳ, ước tính năng suất bình quân chung đạt 48,49 tạ/ha, tăng 0,83% (+0,4 tạ/ha) so cùng kỳ, sản lượng thu hoạch đạt 63.817 tấn; ngô thu hoạch 3.063,9 ha, bằng 86,93% (-460,6 ha) so cùng kỳ, năng suất bình quân chung đạt 48,13 tạ/ha, tăng 2,24% (+1,1 tạ/ha) so cùng kỳ, do sử dụng giống mới phù hợp cho năng suất cao; rau các loại thu hoạch 16.557,3 ha, tăng 5,62% (+880,4 ha) so cùng kỳ, năng suất bình quân chung các loại rau đạt 324,11 tạ/ha, tăng 6,13% (+18,78 tạ/ha) so cùng kỳ, sản lượng cả vụ đạt trên 538 nghìn tấn; hoa các loại thu hoạch 2.277,9 ha, bằng 95,6% so cùng kỳ.

Cây công nghiệp lâu năm: diện tích gieo trồng đạt 218.880,2 ha, tăng 2,63% (+5.602,6 ha) so cùng kỳ. Trong đó, cây cà phê đạt 155.170,3 ha, chiếm tỷ trọng lớn 70,89%, tăng 2,43% (+3.677,2 ha) so cùng kỳ; chè 21.958,4 ha, chiếm 10,03%, giảm 5,39%; điều chiếm 7,4%; cây ăn quả chiếm 5,34%; các loại cây lâu năm còn lại (hồ tiêu, cao su, ca cao, mác ca...) chiếm tỷ trọng nhỏ.

 Năng suất và sản lượng cây lâu năm: cà phê năng suất bình quân năm 2013 đạt 25,8 tạ/ha, tăng 3,84% (+0,95 tạ/ha), sản lượng đạt 372.437,8 tấn, tăng 5% (+17.728,7 tấn) so niên vụ trước; chè năng suất đạt 101,59 tạ/ha, tăng 6,96% (+6,61 tạ/ha), sản lượng chè búp tươi thu hoạch đạt 208.806,4 tấn, giảm 0,29% (-610 tấn); điều năng suất đạt 7,27 tạ/ha, tăng 26,9% (+1,54 tạ/ha), sản lượng đạt 11.155,2 tấn, tăng 25,35% (+2.255,8 tấn); cây tiêu năng suất đạt 21,51 tạ/ha, sản lượng thu hoạch 714,7 tấn, tăng 6,85% (+45,8 tấn).

 Trồng mới và chuyển đổi cây công nghiệp lâu năm: diện tích trồng mới, chuyển đổi  các cây công nghiệp lâu năm 11.795,9 ha, tăng 26,59% so cùng kỳ. Trong đó, cây cà phê 6.332,7, tăng 18,68%; cây chè 535,1 ha, tăng 25%; cây cao su 2.862 ha, tăng 35,89% so cùng kỳ.

Tình hình sâu hại, dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt trên cây trồng: từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số bệnh trên cây lúa và cây cà phê. Có 2.852 ha lúa bị nhiễm rầy, xuất hiện tại một số địa phương (Đam Rông, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên), trong đó có 73 ha nhiễm nặng, chiếm tỷ lệ 2,5%; có 1.961 ha bị bệnh đạo ôn lá. Các loại sâu bệnh dịch hại trên cây cà phê như bị sâu đục thân 3.160 ha, bị bệnh vàng lá 6.501 ha.

Trước tình hình sâu bệnh hại lúa và cây cà phê, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật cử cán bộ thường xuyên xuống các địa phương theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh, cung cấp kịp thời cho các địa phương 2.960 lít Azora 350EC; 3.878 kg Aperlaur 100WP để tập trung dập chống dịch khẩn trương, kịp thời và quyết liệt không để lây lan thành ổ dịch lớn đã hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra

Tình hình thiệt hại do thiên tai, lũ bão:

Trong 2 ngày 7 và 8/5/2013 mưa đá và lốc xoáy gây ngập úng cục bộ, làm hư hại hơn 35,1 ha rau, hoa  và 22,4 ha nhà kính thuộc phường 2, 3, 6 và 8 thành phố Đà Lạt, giá trị thiệt hại ước tính khoảng gần 6,8 tỷ đồng.    

Ngày 7/7/2013 do ảnh hưởng mưa lớn đã xảy ra lũ quét tại xã Tiên Hoàng, Nam Ninh huyện Cát Tiên làm ngập úng 26 ha lúa và ngô vụ Hè thu và 3,4 ha ao cá bị tràn bờ. Đến ngày 13/7/2013 do ảnh hưởng mưa đá kèm lốc xoáy làm tốc mái 1,1 ha nhà kính rau thuộc thị trấn Thạnh Mỹ huyện Đơn Dương.

 Từ ngày 5 - 12/9/2013 mưa to kéo theo mưa đá và lốc xoáy gây ngập úng cục bộ, làm hư hại hơn 1.000 ha rau, hoa, 800 ha diện tích cây ăn quả và 200 ha diện tích nuôi trồng thủy sản thuộc các huyện Lạc Dương, Đạ Huoai.        

Từ ngày 6 - 8/11/2013 do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới gây mưa nhiều làm ngập úng cục bộ, hư hại hơn 194 ha cây hàng năm. Trong đó, 75 ha lúa sắp thu hoạch bị ngã đổ; 79 ha rau, hoa các loại và 4,9 ha nhà kính bị sập, tốc mái trên địa bàn các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà.        

1.2.  Chăn nuôi (thời điểm 1 tháng 10 năm 2013)

Gia súc: đàn trâu có 17.310 con, giảm 3,85% (-694 con) so cùng kỳ năm trước, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 1.029 tấn, giảm 1,72% so cùng kỳ, trọng lượng bình quân xuất chuồng 286,8kg/con. Đàn bò có 68.008 con, giảm 4,67% (-3.332 con) so cùng kỳ. Trong đó, bò sữa có 7.648 con, tăng 43,06% (+2.302 con); sản lượng sữa tươi thu trong năm đạt 23.689,9 tấn, tăng 59,06% (+8.796,6 tấn) so cùng kỳ, bình quân 1 bò cái sữa đạt 4.326,5 kg sữa/năm. Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 3.753,1 tấn, giảm 25,57%(-1.289,2 tấn) so cùng kỳ, trọng lượng bình quân 1 con xuất bán đạt 208,9kg/con. Đàn heo có 359.803 con, so cùng kỳ giảm 10,08% (-40.337 con). Trong đó, heo nái 37.322 con, chiếm 10,35%, sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng tính trong năm đạt 65.321 tấn, giảm 5,12% (-3.527 tấn) so cùng kỳ, số lợn thịt xuất chuồng 765.042 con, trọng lượng bình quân xuất chuồng đạt 85,4 kg/con.

Gia Cầm: Tổng đàn gà hiện có 2.815,3 nghìn con, tăng 2,29% (+64,1 nghìn con) so cùng kỳ. Tình hình chăn nuôi gà thời gian qua trên địa bàn toàn tỉnh có tăng nhưng không nhiều, do giá thức ăn tăng cao, tình trạng nhập lậu gà thải loại diễn ra ở một số nơi và nguy cơ lây lan vi rút H7N9 từ Trung Quốc nên gây khó khăn cho phát triển tổng đàn. Số gà xuất chuồng trong năm 3.861,9 nghìn con, giảm 15,6% so cùng kỳ, sản lượng thịt gà hơi xuất chuồng 8.086,4 tấn, giảm 13,2% (-1.229,7 tấn) so cùng kỳ, bình quân 1 con xuất chuồng đạt 2,1kg/con. Sản lượng trứng gà thu trong năm đạt 167,74 triệu quả, tăng 35% (+43,49 triệu quả) so cùng kỳ, do gà mái đẻ tăng 151 nghìn con, bình quân đạt 173,4 quả/con. Trong đó, gà mái đẻ công nghiệp đạt trên 224,4 quả/con/năm. Các loại gia cầm khác có phát triển nhưng không nhiều như: vịt 151,6 nghìn con, giảm 0,2% (-300 con) so cùng kỳ; ngan 114,81 nghìn con, tăng 42,5% (+34,27 nghìn con) so cùng kỳ, ngỗng 4,85 nghìn con, tăng 143,72% (+2,86 nghìn con) so cùng kỳ; chim cút 845,3 nghìn con, tăng 76,2% (+365,6 nghìn con) so cùng kỳ, sản lượng thịt hơi thu trong năm đạt 162,7 tấn.

Ngoài các loại gia súc gia cầm trên, chăn nuôi khác được duy trì và phát triển. Đàn thỏ 36.399 con, tăng 8,04%; sản lượng mật ong thu trong kỳ 988,8 tấn, tăng 4,31%; đàn ngựa 906 con, tăng 9,69%; đàn dê 6.586 con, tăng 0,05% so cùng kỳ.

Công tác phòng chống dịch: tình hình dịch bệnh trong năm 2013 không xảy ra đối với đàn gia cầm. Tuy nhiên đối với gia súc, dịch lở mồm long móng đã xuất hiện ở một số địa phương trong tỉnh trên đàn heo là 13 con (huyện Đơn Dương), đàn trâu bò 445 con (huyện Cát Tiên, Đơn Dương). Trong đó, chết 30 con chủ yếu bê, nghé; tiêu hủy 30 con trâu bò và 45 con heo (có 32 con nuôi cùng chuồng). Công tác tiêm phòng đã tổ chức phân bổ 117.775 liều vắc xin lở mồm long móng; 105.600 liều vắc xin tụ huyết trùng trâu bò; 330.450 liều vắc xin 3 bệnh đỏ và 309.900 liều vắc xin cúm gia cầm để các địa phương tiêm phòng theo kế hoạch.

2. Lâm nghiệp:

Lâm sinh: năm 2013 toàn tỉnh trồng mới 2.288 ha rừng các loại, bằng 78,46% so cùng kỳ. Trong đó, rừng sản xuất 2.124 ha, bằng 80,75% so cùng kỳ. Diện tích rừng được chăm sóc bảo vệ là 2.406 ha, bằng 46,26% so cùng kỳ.

Ngoài ra các đơn vị, tổ chức, cá nhân cũng đang tích cực triển khai công tác trồng rừng, trồng cây phân tán.Toàn tỉnh đã trồng được 824,5 ngàn cây, tăng 0,24% so cùng kỳ,  trong đó 193,4 ngàn cây phân tán và 450,1 ngàn cây trồng rừng phân tán thuộc kế hoạch của UBND tỉnh; số còn lại do các tổ chức, doanh nghiệp phát động.

Tiếp tục triển khai thực hiện công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng với diện tích là 376.136 ha bằng các nguồn vốn khác nhau cho 22.852 hộ thuộc diện nhận khoán bảo vệ rừng trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó có trên 17.662 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số.

Khai thác lâm sản: ước năm 2013 khối lượng gỗ tròn khai thác các loại đạt 156.958 m3, giảm 5,1% so với cùng kỳ. Trong đó, các đơn vị thuộc kinh tế nhà nước khai thác 112.106 m3, giảm 21,34% so cùng kỳ. Trong đó, khối lượng gỗ tròn khai thác thuộc năm 2012 chuyển qua là 2.622 m3 và khối lượng gỗ khai thác tận thu, vệ sinh rừng 86.093 m3.

Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng: tính từ đầu mùa khô đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 20 vụ cháy rừng, tăng 8 vụ so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 11 vụ cháy rừng trồng, với diện tích rừng bị cháy 23 ha; 9 vụ cháy rừng tự nhiên, diện tích rừng bị cháy 14,54 ha.

 Tình hình vi phạm lâm luật: trong năm 2013 tuy có giảm so cùng kỳ nhưng vẫn diễn ra phức tạp, nhất là những địa bàn giáp ranh với rừng. Tính đến hết tháng 11 năm 2013 lực lượng Kiểm lâm, Ban Lâm nghiệp xã, các chủ rừng đã phát hiện, lập biên bản 1.719 vụ vi phạm lâm luật, giảm 1,9% so với cùng kỳ. Trong đó, số vụ phá rừng trái phép 444 vụ, diện tích rừng bị phá 102,21 ha. Tổng số vụ vi phạm đã xử lý 1.647 vụ, trong đó xử phạt vi phạm hành chính 1.608 vụ và chuyển xử lý hình sự 39 vụ. Lâm sản tịch thu qua xử lý vi phạm 2.354,9 m3 gỗ các loại, 494 phương tiện các loại, 128 cá thể động vật hoang dã,  thu nộp ngân sách 13,75 tỷ đồng. Đã giải tỏa được 597,7 ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép giao lại cho đơn vị chủ rừng quản lý, trồng lại rừng.

3- Thủy sản:

Là tỉnh vùng núi cao nên hoạt động sản xuất thủy sản chủ yếu là nuôi thuỷ sản nước ngọt quy mô nhỏ, phát triển trên diện tích mặt nước tận dụng và chủ yếu phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống gia đình. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, nuôi cá nước lạnh được phát triển ở huyện Lạc Dương, thành phố Đà Lạt và một số vùng lân cận đạt hiệu quả kinh tế tương đối cao, nhưng việc mở rộng quy mô còn gặp nhiều khó khăn, số cơ sở nuôi trồng thủy sản giảm, làm diện tích nuôi trồng thủy sản trong năm giảm.

Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản hiện có 2.964,1 ha, giảm 0,62% (-18,6 ha) so cùng kỳ năm trước. Nuôi trồng thủy sản lồng bè là 137 lồng, tăng 33,01% so cùng kỳ, thể tích bình quân 1 lồng 76,1 m3.

Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 7.278 tấn, giảm 0,81% so cùng kỳ, do diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ở một số ao đào quá sâu, khó khăn cho thu hoạch nên người dân không còn thả nuôi, diện tích nuôi chủ yếu tận dụng mặt nước phục vụ tưới cho sản xuất nông nghiệp để nuôi trồng nhằm cải thiện, phục vụ cho đời sống.

 Hoạt động khai thác thủy sản trong tỉnh tập trung chủ yếu ở các huyện Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Cát Tiên, sản lượng đánh bắt đạt 621 tấn, tăng 13,4% so cùng kỳ. Hiện nay nguồn thuỷ sản tự nhiên trên toàn tỉnh ngày càng cạn kiệt nên hoạt động đánh bắt bị hạn chế.

IV. SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP - ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1. Sản xuất công nghiệp:

Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2013 tiếp tục ổn định, tốc độ tăng trưởng được duy trì và tăng so cùng kỳ. Tuy nhiên, vẫn đang gặp một số khó khăn nhất định, giá nguyên, vật liệu đầu vào dùng cho sản xuất, gia công hàng xuất khẩu tuy có tăng chậm lại so các tháng gần đây đã làm tăng chi phí đầu vào. Trong khi tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, hàng tồn kho cao nên ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là những mặt hàng chủ lực của địa phương như: chè, rau chế biến, tơ tằm.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 12 năm 2013 tăng 12,34% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: chỉ số sản xuất ngành khai khoáng giảm 7,12%; công nghiệp chế biến tăng 18,89%; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt tăng 5,54% và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,21% so cùng kỳ.

Bảng 2: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)

 

 

Dự tính tháng 12/2013 so năm 2012

Dự tính

Năm  2013

so năm 2012

Toàn ngành

112,34

111,72

Công nghiệp khai khoáng

92,88

103,64

Công nghiệp chế biến

118,89

117,50

Sản xuất và phân phối điện

105,54

103,65

Cung cấp nước và xử lý rác thải

106,21

106,47

         

Dự tính năm 2013 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 11,72% so với năm 2012. Cụ thể:

- Chỉ số sản xuất ngành khai khoáng tăng 3,64% so với năm 2012. Trong đó, sản phẩm cát tự nhiên các loại đạt 270 ngàn m3, tăng 36,62%; cao lanh các loại đạt 112,12 ngàn tấn, tăng 21,18%; đá xây dựng các loại đạt 1.131,66 ngàn m3, giảm 8,64% so với năm 2012.

- Chỉ số công nghiệp chế biến tăng 17,5% so với năm 2012, một số sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp đã tác động đến tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến là may quần áo bảo hộ lao động 427,58 ngàn cái, tăng 13,45 lần, do công ty Thương mại Sao Vàng may đồ bảo hộ lao động, trang phục quân đội cung cấp toàn quốc; quả và hạt ướp lạnh 4.031,56 tấn, tăng 21,03%; phân hỗn hợp NPK đạt 80,16 ngàn tấn, tăng 8,66%; quần áo lót cho người lớn 2.043,34 ngàn cái, tăng 2,9%; gạch xây dựng 250,13 triệu viên, tăng 0,23%; một số sản phẩm khác giảm như: hạt điều khô 1.211,92 tấn, giảm 29,8%; áo khoác các loại 214,29 ngàn cái, giảm 6,25%; chè chế biến các loại 21,78 ngàn tấn, giảm 3,45% so với năm 2012.

Riêng sản phẩm Alumin dự tính sản xuất trong tháng 12/2013 là 35.000 tấn; cả năm 2013 sản xuất 211.318 tấn, tiêu thụ 150.709 tấn. Bước đầu sản phẩm này đã tiêu thụ trong nước và hiện đang xúc tiến ký kết hợp đồng tiêu thụ với các công ty Hàn Quốc, Nhật Bản.

 - Chỉ số ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt tăng 3,65%, sản lượng điện sản xuất đạt 5.226,53 triệu kwh, tăng 2,49% và điện thương phẩm đạt 790,7 triệu kwh, tăng 11,34% so với năm 2012.

- Chỉ số ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,47%, sản lượng nước ghi thu đạt 15.983,59  ngàn m3, tăng 5,29%, thu gom rác thải không độc hại 71.123,92 tấn, tăng 7,46% so với năm 2012.

* Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 11 tháng năm 2013 giảm 2,61%. Trong đó, các ngành có chỉ số tiêu thụ tăng là: sản xuất kim loại tăng 30,06%; sản xuất trang phục tăng 21,26%; hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 6,01%; sản xuất dệt tăng 5,74%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm là: sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 47,36%; sản xuất chế biến thực phẩm giảm 10,84%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 7,78% so với năm 2012.

* Chỉ số tồn kho tháng 11/2013 toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,7% so với năm 2012 năm trước. Trong đó, các ngành có chỉ số tồn kho cao so với cùng thời điểm năm trước là: sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 159,78%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 58,6%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 25,81%. Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm là: sản xuất trang phục giảm 33,16%; sản xuất chế biến thực phẩm giảm 10,24%; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ giảm 8,94%. Cho thấy những mặt hàng thực phẩm, may mặc… phục vụ cho tiêu dùng cuối năm nên sức mua năm nay sẽ tăng lên làm chỉ số tồn kho giảm so cùng kỳ.

* Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp đến tháng 11 năm 2013 tăng 12,58% so với năm 2012. Chia theo khu vực: khu vực doanh nghiệp nhà nước biến động cao, tăng 40,93%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 6,67%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 9%. Chia theo ngành kinh tế: ngành khai khoáng giảm 4,78%;  ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 18,55%; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt tăng 3,02%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,8%. Qua chỉ số sử dụng lao động càng thấy rõ doanh nghiệp ngoài nhà nước với quy mô vừa và nhỏ cũng đang gặp nhiều khó khăn nên thu hẹp sản xuất và giảm lao động.

2- Đầu tư - xây dựng

Trong năm 2013, công tác đầu tư xây dựng tập trung theo kế hoạch, ưu tiên vốn để tập trung các công trình trọng điểm, chương trình mục tiêu nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình để sớm đưa vào sử dụng. Cuối năm là thời vụ trong hoạt động xây dựng, thời tiết thuận lợi cho việc thực hiện các công trình xây dựng trên địa bàn. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập, một số chủ đầu tư chưa thật sự chủ động và tình hình thu ngân sách gặp khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện và giải ngân vốn đầu tư.

Dự ước tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2013 đạt 15.420,6 tỷ đồng, tăng 17,11% so với năm 2012, chiếm 33,54% so GRDP năm 2013. Trong đó, nguồn vốn nhà nước 3.658,48 tỷ đồng, tăng 4,67% so với năm 2012, chiếm 23,73% tổng vốn; vốn ngoài quốc doanh 11.320,67  tỷ đồng, tăng 23,55, chiếm 73,41% tổng vốn; vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài 441,45 tỷ đồng, chiếm 2,86%, bằng 86,7% so với năm 2012. Chủ yếu tập trung đầu tư phát triển các ngành kinh tế có ưu thế của địa phương và xây dựng cơ sở hạ tầng về lĩnh vực thuỷ lợi, giao thông, giáo dục, y tế…và các công trình trọng điểm của tỉnh, trong đó có những công trình được đẩy nhanh tiến độ để kịp đưa vào sử dụng nhân dịp Kỷ niệm 120 năm Đà Lạt hình thành và phát triển (công trình Quảng trường trung tâm thành phố Đà Lạt; dự án phát triển các Làng hoa, nâng chất lượng Làng hoa Thái Phiên, Vạn Thành, Hà Đông).

Bảng 3:  Tổng vốn đầu tư phát triển

 

Sơ bộ năm 2013

(Triệu đồng)

% so sánh

 Năm 2013

với cùng kỳ

Tổng vốn đầu tư phát triển

15.420.600

117,11

1. Vốn nhà nước

3.658.477

104,67

2. Vốn ngoài quốc doanh

11.320.675

123,55

3. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

441.448

86,70

 

*Tình hình thành lập mới doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài

 Trong 11 tháng năm 2013 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 710 doanh nghiệp mới được cấp đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký 2.867 tỷ đồng; gồm 185 doanh nghiệp tư nhân, 47 công ty cổ phần, 478 công ty trách nhiệm hữu hạn.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: có 08 dự án được cấp chứng nhận đầu tư trong năm 2013, với tổng số vốn đăng ký 20 triệu USD. Đến nay tổng số dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực là 110 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký đạt trên 506 triệu USD.

V- THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - GIÁ CẢ

1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

Năm 2013 tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro, thương mại toàn cầu phục hồi chậm, kinh tế trong nước vẫn còn rất nhiều khó khăn: tăng trưởng kinh tế không đạt kế hoạch đề ra, chất lượng tăng trưởng một số ngành, lĩnh vực chưa vững chắc, một số doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô hoặc ngừng sản xuất do tình hình sản xuất kinh doanh không thuận lợi.

Trong bối cảnh đó, cả nước nói chung và Lâm Đồng nói riêng tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và đã đạt được những thành công nhất định, tăng trưởng kinh tế và sản xuất được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều thử thách; kinh tế vĩ mô dần ổn định, lạm phát được kiềm chế, dấu hiệu phục hồi trên các lĩnh vực của nền kinh tế. Để chuẩn bị triển khai thực hiện kế hoạch năm 2014 và bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn giá cả thị trường, chuẩn bị tốt các điều kiện để mọi người dân được đón Tết Giáp Ngọ 2014 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Các cấp, các ngành tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ. Trong đó, tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu như tiếp tục rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, chủ động tính toán kế hoạch trực Tết, kế hoạch sản xuất, kinh doanh bảo đảm các hoạt động thông suốt trong dịp Tết Nguyên đán; Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định pháp luật về giá, có biện pháp bảo đảm đủ nguồn hàng nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, nhất thiết không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đầu cơ, gom hàng, gây sốt giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, chất đốt, lương thực, thực phẩm (thịt gia súc, gia cầm, rau củ quả). Trong Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, trên địa bàn tỉnh nhiều đơn vị có kế hoạch bình ổn giá các loại hàng hóa thiết yếu như Siêu thị Big C - Đà Lạt, siêu thị Co.op Bảo Lộc, công ty CP Thương mại Lâm Đồng, CN công ty Bình Tây tại Lâm Đồng và 11 hộ tiểu thương đang kinh doanh tại chợ mới Đà Lạt với cam kết bán đúng giá đã đăng ký nhằm phục vụ các ngày lễ, Tết và chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng với tổng số vốn tham gia hỗ trợ chương trình bình ổn giá khoảng 61,2 tỷ đồng.

Ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 12 năm 2013 đạt 3.544,3 tỷ đồng, tăng 23,26% so với cùng kỳ nếu loại trừ yếu tố giá tăng 18,61%. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 282,8 tỷ đồng, giảm 7,32%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 3.206,6 tỷ đồng, tăng 25,9% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 54,9 tỷ đồng, tăng 135,04% so với cùng kỳ năm 2012. Một số nhóm hàng tăng mạnh như nhóm hàng lương thực thực phẩm đạt 1.022,9 tỷ đồng, tăng 51,92%; nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình đạt 301,8 triệu đồng, tăng 11,12%; nhóm xăng dầu đạt 382,2 tỷ đồng, tăng 61,88% so với cùng kỳ năm 2012.

Ước năm 2013, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 36.933,6 tỷ đồng, tăng 18,58% so với cùng kỳ nếu loại trừ yếu tố giá tăng 11,03% và đạt 97,97% so với kế hoạch năm 2013. Trong đó, kinh tế nhà nước đạt 3.312 tỷ đồng, tăng 5,91%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 33.147,8 tỷ đồng, tăng 19,4% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 473,8 tỷ đồng, tăng 85,21% so với năm 2012.

2. Dịch vụ lưu trú và ăn uống

Trong tháng 12/2013, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Lâm Đồng sẽ tổ chức “Tuần Văn hóa Du lịch 2013” với 3 sự kiện lớn: Công bố Năm Du lịch Quốc gia  2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt; Kỷ niệm 120 năm Đà Lạt hình thành và phát triển; Festival Hoa Đà Lạt lần thứ V. “Tuần Văn hóa Du lịch” sẽ diễn ra từ ngày 27 đến ngày 31/12/2013 tại Đà Lạt với 8 chương trình phong phú, với mục tiêu tôn vinh, quảng bá thương hiệu Đà Lạt - Thành phố Festival Hoa duy nhất của Việt Nam, địa điểm du lịch nổi tiếng bởi khí hậu mát mẻ quanh năm, thắng cảnh thơ mộng, kiến trúc độc đáo, con người hiền hòa, thanh lịch, mến khách… luôn làm hài lòng những ai đã, đang và sẽ đến Đà Lạt càng thêm yêu Đà Lạt hơn.

Ước tháng 12/2013, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống, đạt 448,8 tỷ đồng, tăng 46,08% so với cùng kỳ, ước năm 2013 đạt 4.448 tỷ đồng, tăng 20,44% so với cùng kỳ.

Tổng số khách nghỉ tại các cơ sở lưu trú tháng 12/2013 đạt 283.212 lượt khách, tăng 55,65% so với cùng kỳ 2012. Trong đó; khách nội địa đạt 270.502 lượt khách, tăng 59,76%; khách quốc tế đạt 12.710 lượt khách, tăng 0,57% so với cùng kỳ. Ước năm 2013, số khách nghỉ tại các cơ sở lưu trú đạt 2.575.997 lượt khách, tăng 6,04% so với cùng kỳ 2012. Trong đó; khách nội địa đạt 2.415.341 lượt khách, tăng 4,91%; khách quốc tế đạt 160.656 lượt khách, tăng 26,58% so với cùng kỳ.

3. Xuất, nhập khẩu

a. Xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 12 một số mặt hàng chủ lực của tỉnh Lâm Đồng như cà phê nhân, chè tiếp tục có xu hướng giảm về giá, trong khi giá các mặt hàng đầu vào như phân bón, xăng, dầu, giá thuê nhân công đều tăng … đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh mặt hàng cà phê, chè trên địa bàn.

Kim ngạch xuất khẩu tháng 12/2013, ước đạt 25.024,6 nghìn USD, giảm 10,58% so với năm 2012 năm trước. Trong đó, kinh tế tư nhân ước đạt 9.837,5 nghìn USD, giảm 0,76%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 15.187,1 nghìn USD, giảm 8,39% so với cùng kỳ năm 2012. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như cà phê đạt 6.515 tấn, trị giá 12.574 nghìn USD, giảm 12,74% về lượng và giảm 25,18% về giá trị; chè chế biến đạt 1.589,2 tấn, trị giá 3.363,1 nghìn USD, giảm 2,92% về lượng và giảm 0,73% về giá trị; mặt hàng rau quả đạt 1.082,3 tấn, trị giá 2.631,6 nghìn USD, giảm 24,2% về lượng và tăng 21,43% về giá trị so với cùng kỳ.

Ước năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đạt 269.258,2 nghìn USD, giảm 6,7% so với năm 2012 năm trước và đạt 79,19% so với kế hoạch. Trong đó, cà phê đạt 66.903,2 tấn, trị giá 143.791,9 nghìn USD, so với năm 2012 giảm 13,33% về lượng và giảm 14,89% về giá trị; chè chế biến đạt 15.592,6 tấn, trị giá 29.127,8 nghìn USD, tăng 1,85% về lượng và tăng 6,49% về giá trị; mặt hàng rau quả đạt 12.432,8 tấn, đạt trị giá 23.832,4 nghìn USD, giảm 29,84% về lượng và giảm 7,69% về giá trị so với năm 2012.

b. Nhập khẩu

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Châu Á và Châu Âu gồm tơ, xơ, sợi dệt, vải may mặc cho hoạt động ngành dệt may và nhóm hàng hóa khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ước kim ngạch nhập khẩu tháng 12/2013 đạt 5.515,4 nghìn USD, giảm 0,98% so với năm 2012. Trong đó, kinh tế tư nhân đạt 3.170,8 nghìn USD, tăng 21,18%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2.344,6 nghìn USD, giảm 20,18% so với năm 2012. Trong năm 2013, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 52.277 nghìn USD, tăng 11,76% so với năm 2012 và đạt 134,04% so với kế hoạch. Trong đó, kinh tế tư nhân đạt 29.092,2 nghìn USD, tăng 40,41%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 23.130 nghìn USD, giảm 10,91% so với năm 2012.

4. Giá cả thị trường

Tình hình thị trường, giá cả hàng hóa tháng 12/2013 trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng nhẹ, thị trường cuối năm có nhiều yếu tố tích cực như nguồn cung hàng hóa về cơ bản được đảm bảo, chương trình bình ổn giá cả thị trường đang được triển khai, giúp giá cả hàng hóa ổn định.Tuy nhiên, việc thu mua, tạm trữ hàng hóa chuẩn bị cho nhu cầu Tết âm lịch bắt đầu tăng, cung tiền ra thị trường qua các kênh chi tiêu, các dòng vốn của xã hội và Nhà nước tăng... sẽ là các yếu tố có thể tác động làm giá cả tăng trong các tháng cuối năm âm lịch.

Để bình ổn giá cả thị trường cuối năm 2013 và Tết Giáp Ngọ 2014; các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế chủ động nắm bắt tình hình thị trường, giá cả hàng hóa nhằm cân đối cung cầu hàng hóa trên địa bàn, có kế hoạch dự trữ hàng hóa đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu người tiêu dùng. Đồng thời tập trung chống hàng giả, hàng kém chất lượng, phòng chống buôn lậu, hàng cấm và gian lận thương mại, góp phần kiềm chế lạm phát, bình ổn giá đối với các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2013 tăng 0,79% so với tháng 11/2013, tăng 3,92% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 12 tháng năm 2013, CPI tăng 6,8% so với bình quân 12 tháng năm 2012. Cụ thể; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,13%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,15%; nhóm văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,18%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,22%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,83%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,9%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 3,65% so với tháng trước; riêng nhóm giao thông giảm 0,22% so với tháng trước.

Giá vàng 99,99 trên địa bàn tỉnh trong tháng 12/2013 tiếp tục giảm, dao động từ 3.240.000 - 3.260.000 đồng/chỉ, giảm 3,71% so với tháng trước và giảm 30,3% so với năm 2012; bình quân 12 tháng giảm 14,89% so với năm 2012 năm trước.

Giá USD tại ngân hàng Agribank dao động ở mức 21.110 đồng/USD mua vào và bán ra 21.160 đồng/USD. Hiện giá USD bán ra bình quân trên địa bàn tỉnh dao động ở mức 21.122 đồng/USD. Chỉ số giá USD tháng 12/2013 tăng 0,19% so với tháng trước và tăng 1,34% so với năm 2012; bình quân 12 tháng tăng 0,69% so với năm 2012 năm trước.

5. Vận tải, bưu chính viễn thông

Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước tháng 12/2013 đạt 248.080 triệu đồng, tăng 14,26% so với năm 2012. Trong đó, doanh thu vận tải đường bộ đạt 215.342 triệu đồng, tăng 15,11%; doanh thu vận tải hàng không đạt 32.703 triệu đồng, tăng 9,29% so với cùng kỳ. Ước năm 2013 doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi đạt 2.739,7 tỷ đồng, tăng 16,33% so với năm 2012. Trong đó, doanh thu vận tải đường bộ đạt 2.373,6 tỷ đồng, tăng 17,35%; doanh thu vận tải hàng không đạt 365,7 tỷ đồng, tăng 10,47% so với cùng kỳ. Nhìn chung hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa tăng so với cùng kỳ năm trước, đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất và đi lại của người dân trong dịp Tết Dương lịch, Nguyên Đán và đặc biệt là Tuần Văn hóa Du lịch năm 2013; góp phần ổn định và tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, ngành vận tải cũng gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của giá xăng dầu tăng làm cho giá cước vận chuyển tăng, đã ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa của người dân.                       

Vận tải hành khách tháng 12/2013 ước đạt 2.305,5 nghìn hành khách, tăng 3,96% và luân chuyển đạt 210.762,4 nghìn hành khách.km, tăng 9,72% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: vận tải hành khách đường bộ ước tính đạt 2.282,1 nghìn hành khách, tăng 4,32% và luân chuyển đạt 202.722,1 nghìn hành khách.km, tăng 9,63% so với cùng kỳ năm trước; vận tải hành khách hàng không đạt 16,7 nghìn hành khách, tăng 6,71% và luân chuyển đạt 8.036,5 nghìn hành khách.km, tăng 13,29% so với cùng kỳ.

Ước năm 2013, vận tải hành khách đạt 27.464,3 nghìn hành khách, tăng 0,97% và đạt 74,31% so với kế hoạch; luân chuyển đạt 2.504.613,9 nghìn hành khách.km, tăng 6,22% so với cùng kỳ năm trước và đạt 88,95% so với kế hoạch.

Khối lượng hàng hoá vận chuyển tháng 12/2013 ước đạt 652,4 nghìn tấn, tăng 12,9% và luân chuyển đạt 77.866,5 nghìn tấn.km, tăng 13,16% so với cùng kỳ năm trước. Ước năm 2013 đạt 7.110 nghìn tấn, tăng 6,96% và đạt 102,36% so với kế hoạch; luân chuyển đạt 858.451,2 nghìn tấn.km, tăng 8,18% so với cùng kỳ và đạt 103,99% so với kế hoạch. 

Doanh thu hoạt động bưu chính viễn thông tháng 12/2013 ước đạt 175.982 triệu đồng, giảm 3,36% so với năm 2012. Ước năm 2013 đạt 1.924.345 triệu đồng, giảm 5,9% so với năm 2012.

Số thuê bao điện thoại phát triển mới trong tháng 12/2013 ước đạt 3.150 thuê bao bằng 74,1% so với cùng kỳ; trong đó, thuê bao di động đạt 2.750 thuê bao; thuê bao cố định đạt 400 thuê bao. Số thuê bao internet phát triển mới đạt 1.620 thuê bao, tăng 50,7% so với cùng kỳ. Ước tính năm 2013, số thuê bao điện thoại phát triển mới đạt 29.283 thuê bao bằng 14,09% và số thuê bao internet phát triển mới đạt 18.384 thuê bao tăng 28,32% so với năm 2012.

VI- HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH – TÍN DỤNG

1. Hoạt động tài chính

Công tác thu ngân sách năm 2013 cả nước nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng gặp nhiều khó khăn; thất thu về thuế cà phê và các loại thuế, phí đã ảnh hưởng đến cân đối chi thường xuyên và đầu tư phát triển của địa phương. Bên cạnh đó, nợ đọng thuế chưa được xử lý triệt để; tình trạng trốn thuế, gian lận về thuế tuy được phát hiện nhưng chậm khắc phụcvà xử lý cũng như công tác thanh, quyết toán chi còn chậm; một số khoản chi quản lý chưa chặt chẽ, sử dụng không đúng mục đích đã ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân, thu chi của địa phương. Ước năm 2013, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 5.000 tỷ, bằng 90,91% dự toán Hội đồng Nhân dân tỉnh giao, tăng 11,8% so với năm 2012. Trong đó: thu thuế, phí 2.820 tỷ đồng, bằng 94% dự toán địa phương, tăng 18,6%; thu từ đất, nhà 705 tỷ đồng, đạt 100% dự toán địa phương, tăng 25,18% so với năm 2012 (thu tiền sử dụng đất 561 tỷ đồng bằng 90,92% dự toán địa phương, tăng 34,3% so với năm 2012).

Bảng 4:  Thu chi ngân sách nhà nước

 

 Năm 2013

(Triệu đồng)

% So sánh 

năm 2013 với

 

Dự toán

 HĐND

Ước thực hiện

Cùng kỳ

Dự toán

I.Tổng thu ngân sách nhà nước

5.500.000

5.000.000

111,80

90,91

  - Thu nội địa

3.845.000

3.665.000

117,33

95,32

 Trong đó: + Doanh nghiệp nhà nước TW

578.000

550.000

120,97

95,16

                  + Doanh nghiệp nhà nước ĐP

113.900

105.000

115,60

92,19

                  + Khu vực có vốn ĐTNN

94.400

84.000

92,85

88,98

                  + Khu vực ngoài quốc doanh

1.580.000

1.494.650

112,95

94,6

  -Thu từ hải quan

350.000

100.000

59,41

28,57

II. Tổng thu ngân sách địa phương

7.897.343

8.914.142

91,74

112,88

III.Tổng chi ngân sách địa phương

7.897.343

8.540.937

104,44

108,15

   Trong đó: - Chi đầu tư phát triển

1.145.895

1.064.030

64,33

92,86

                    - Chi thường xuyên

5.026.144                    

5.539.325

114,69

110,21

 

Tổng thu ngân sách địa phương ước năm 2013 đạt 8.914,1 tỷ, đạt 112,88% dự toán, giảm 8,26% so năm 2012. Trong đó, thu điều tiết đạt 3.591,7 tỷ, đạt 95,07% dự toán, tăng 15,61%; thu bổ sung từ NSTW đạt 3.350,4 tỷ, đạt 119,05% dự toán, giảm 6,51% so với năm 2012. Mặc dù công tác thu ngân sách còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các khoản chi  từ ngân sách để thực hiện chính sách an sinh xã hội, an ninh quốc phòng và quản lý nhà nước luôn được đảm bảo kịp thời nguồn kinh phí.

Tổng chi ngân sách địa phương ước năm 2013 đạt 8.540,9 tỷ, đạt 108,15% dự toán địa phương, tăng 4,44% so với năm 2012. Trong đó, chi đầu tư phát triển ước đạt 1.064 tỷ, chiếm 12,46% tổng chi, giảm 35,67% so với năm 2012; chi thường xuyên đạt 5.539,3 tỷ, chiếm 64,86% tổng chi, tăng 14,69% so với năm 2012; chi các chương trình mục tiêu quốc gia đạt 462,4 tỷ, đạt 110,37% so dự toán, tăng 45,4% so với năm 2012. Trong tổng chi thường xuyên, chi sự nghiệp kinh tế đạt 523,6 tỷ, chiếm 9,45%, tăng 18,06%; chi giáo dục đào tạo đạt 2.299,8 tỷ, chiếm 41,52%, tăng 13,62%; chi y tế đạt 609,5 tỷ, chiếm 11%, tăng 33,66%; chi quản lý hành chính đạt 1.107,3 tỷ, chiếm 19,99%, tăng 8,06% so với năm 2012.

2. Hoạt động tín dụng

Năm 2013, hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và Ngân hàng nhà nước Việt Nam về lãi suất, cho vay bằng ngoại tệ, quản lý vàng; đảm bảo an toàn kho quỹ, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiền mặt hợp lý cho các chi nhánh ngân hàng và kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Tổng huy động vốn đến 30/11/2013 đạt 20.291 tỷ, tăng 5,3% so đầu năm, tăng 10,24% so với năm 2012. Tiền gửi của dân cư đạt 16.698 tỷ, chiếm 82,29% tổng nguồn vốn huy động, tăng 6,7% so đầu năm, tăng 8,13% so với năm 2012.

Tổng dư nợ tín dụng đến 30/11/2013 đạt 26.272 tỷ, tăng 17%  so đầu năm, tăng 21,48% so với năm 2012. Trong đó, dư nợ trung, dài hạn đạt 10.034 tỷ, chiếm 38,19% tổng dư nợ, tăng 21,85% so với năm 2012; dư nợ ngắn hạn đạt 16.238 tỷ, chiếm 61,81% tổng dư nợ, tăng 21,26% so với năm 2012.

Nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn đến 30/11/2013571 tỷ đồng, chiếm 2,17% tổng dư nợ, tăng 32,48% so với năm 2012.

VII- MỘT SỐ LĨNH VỰC VĂN HÓA-XÃ HỘI

1. Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư

a. Dân số, lao động, việc làm

Quy mô dân số trung bình sơ bộ năm 2013 là 1.250.977 người, dân số trong độ tuổi lao động là 778.858 người, trong đó 682.658 người đang làm việc trong các ngành kinh tế.

Trong năm 2013, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho khoảng 30.117 lao động (nông lâm thủy sản 18.713 lao động, chiếm 62,13%; công nghiệp xây dựng 3.469 lao động, chiếm 11,52%; dịch vụ 7.935 lao động, chiếm 26,35%), đạt 100,39% kế hoạch năm, tăng 5,45% so với năm 2012; trong đó có 617 người đi xuất khẩu lao động nước ngoài

Tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2013 là 1,1%, trong đó khu vực thành thị là 1,95%. Nguyên nhân do nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nên thu hẹp sản xuất, giảm việc làm, lao động khó tìm việc làm mới, thị trường xuất khẩu lao động gặp nhiều khó khăn.

b. Đời sống dân cư

Thực trạng đời sống dân cư nông thôn: đầu năm đến nay, không xảy ra tình trạng thiếu đói giáp hạt trên địa bàn tỉnh, đời sống dân cư ở nông thôn được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần, từ khi có chủ trương xây dựng nông thôn mới đến nay, các huyện tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Công tác chăm sóc sức khỏe cho vùng nông thôn cũng được quan tâm như cấp thẻ y tế miễn phí cho dân nghèo, cho đối tượng bảo trợ xã hội, miễn giảm học phí cho con em nhà nghèo hiếu học, gia đình chính sách, gia đình có công và đặc biệt cho vay vốn từ quy hỗ trợ việc làm, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn.

Tình hình xây dựng nông thôn mới: trong 41 xã xây dựng nông thôn mới năm 2013 có 04 xã cơ bản đạt 19 tiêu chí (xã Xuân Trường, Tân Hội, Lạc Lâm và Quảng Lập), 12 xã đạt 15-18 tiêu chí, 42 xã đạt 10-15 tiêu chí và 63 xã đạt 5-10 tiêu chí. Đến cuối tháng 10 năm 2013, tổng nguồn vốn huy động cho đầu tư xây dựng nông thôn mới là 1.087,78 tỷ đồng. Ước cả năm 2013 giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn đã bố trí cho các xã, huyện từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới của Trung ương.

Thực trạng đời sống cán bộ công nhân viên chức: đời sống cán bộ công chức và công nhân làm công ăn lương trong các doanh nghiệp trong năm 2013 tương đối ổn định, ngoài tiền lương thì trong dịp Tết cũng được hưởng thu nhập tăng thêm bình quân từ 01 đến 06 triệu đồng. Bên cạnh đó, từ ngày 01/07/2013 theo Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ, mức lương tối thiểu của các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước tăng từ 1.050.000 đồng lên 1.150.000 đồng cũng tạo cho người hưởng lương cải thiện một phần thu nhập để từng bước đảm bảo trong sinh hoạt, nhưng so với tình hình giá cả thực tế hiện nay thì mức lương tối thiểu tăng 100.000 đồng cũng chưa cải thiện được nhiều trong đời sống.

Đối với người lao động ở khu vực sản xuất kinh doanh: trước tình hình giá cả gia tăng, đời sống công nhân lao động gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là vừa và nhỏ, việc tiếp cận nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn, việc mở rộng qui mô sản xuất, tìm kiếm thị trường cũng bị hạn chế do thiếu vốn, thiếu nhân lực nên dù có những chính sách tháo gỡ khó khăn để phát triển nhưng đến nay các doanh nghiệp vẫn chưa phát huy có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh đã ảnh hưởng đến mức thu nhập của người lao động.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                 

Công tác xóa đói giảm nghèo: chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a tiếp tục được triển khai, số lượng hộ nghèo trên địa bàn tỉnh tiếp tục giảm, hộ tái nghèo không đáng kể. Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh còn 12.200 hộ nghèo, chiếm  4,13% trong tổng số hộ (giảm 2,18% so đầu năm). Trong đó vùng đồng bào dân tộc còn 6.792 hộ, chiếm 10,76% tổng số hộ (giảm 5,58% so đầu năm); còn 13.369 hộ cận nghèo, chiếm 4,52% tổng sô hộ (giảm 0,95% so đầu năm), trong đó vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn 5.396 hộ, chiếm 8,55% tổng số hộ thuộc vùng này (giảm 1,66% so đầu năm).

Tình hình thực hiện Nghị quyết 30a/NQ-Cp của Chính phủ: đến cuối năm 2013, huyện nghèo Đam Rông còn 1.640 hộ nghèo, chiếm 14,82% trong tổng số hộ của huyện, giảm 7,35% so đầu năm. Nguồn vốn đầu tư cho huyện nghèo Đam Rông năm 2013 ước đạt 42,3 tỷ đồng, tình hình trồng rừng theo Nghị quyết 30a đạt 31,5% kế hoạch. Trong 29 xã nghèo do tỉnh đầu tư giảm nghèo nhanh và bền vững có 1.537 hộ đăng ký thoát nghèo, chiếm 50,8% hộ nghèo của 29 xã, với tổng kinh phí đầu tư là 29 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Trong 81 thôn nghèo, tổng số vốn các huyện hỗ trợ phát triển sản xuất là 13,2 tỷ đồng cho 1.525 hộ đăng ký thoát nghèo, nguồn vốn chủ yếu tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất, cây giống, vật nuôi.

Kết quả thực hiện chính sách với người có công: tổng kinh phí hỗ trợ các đối tượng chính sách, khó khăn, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, cán bộ lão thành cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội trong dịp Tết 2013 là 24.760 triệu đồng, gồm 16.960 triệu trong ngân sách nhà nước và 7.800 triệu ngoài ngân sách nhà nước; hỗ trợ nhân kỷ niệm 66 năm ngày thương binh liệt sỹ cho các đối tượng chính sách trên 1 tỷ đồng và sửa chữa 509 căn nhà cho người có công với cách mạng.

2. Giáo dục - Đào tạo

Kết quả công tác phổ cập giáo dục: công tác phổ cập giáo dục là hoạt động thường

xuyên, liên tục, có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm nâng cao nhận thức tầm quan trọng của giáo dục, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục một cách toàn diện. Đến nay toàn tỉnh có 148/148 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, các địa phương tăng cường đẩy mạnh các giải pháp tích cực, duy trì và giữ vững kết quả đã đạt được.

Tình hình học sinh các cấp phổ thông: đầu năm học 2013-2014, toàn tỉnh có 245.134 học sinh, tăng 0,45% so năm học trước (tiểu học: 114.423 học sinh, tăng 2,47%; trung học cơ sở: 85.901 học sinh, tăng 0,47%; trung học phổ thông: 44.810 học sinh, giảm 4,37%). Trong đó, công lập có 242.176 học sinh, chiếm 97,79% và ngoài công lập có 2.958 học sinh, chiếm 1,21% tổng số học sinh. Trong tổng số 66.454 học sinh tuyển sinh mới đầu năm học có 3.205 học sinh lưu ban, 77 học sinh hòa nhập và 1.685 học sinh bỏ học năm học trước.

Chất lượng giáo viên: công tác phát triển số lượng và nâng cao chất lượng giáo viên tiếp tục được quan tâm, chăm lo, xây dựng; về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu và tốc độ phát triển giáo dục, chất lượng giáo viên được nâng lên cả về trình độ chính trị lẫn chuyên môn, tiếp cận nhanh với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Đầu năm học 2013-2014, tổng số giáo viên trực tiếp giảng dạy là 13.049 người, giảm 4,81% so năm học trước (tiểu học: 5.596 người, giảm 6,23%; trung học cơ sở: 4.757 người, giảm 9,83%; trung học phổ thông: 2.636 người, tăng 9,37%). Số giáo viên bình quân trên 1 lớp học ở bậc tiểu học là 1,22 giáo viên, bậc trung học cơ sở là 1,86 giáo viên và bậc trung học phổ thông là 2,16 giáo viên.

Cơ sở vật chất kỹ thuật trong trường học: cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiếp tục được tăng cường, tỷ lệ phòng học kiên cố tăng đáng kể, đặc biệt là ở bậc mầm non và trường phổ thông dân tộc nội trú. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được quan tâm đúng mực, tuy nhiên số trường đạt chuẩn vẫn còn thấp so với yêu cầu, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn nhiều khó khăn; hiện toàn tỉnh còn 524 phòng học tạm và mượn, chủ yếu ở mầm non và tiểu học.

Công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp: số sinh viên thực tế đã nhập học hệ đại học có 2.490 sinh viên, hệ cao đẳng có 1.720 sinh viên, hệ trung học chuyên nghiệp có 1.230 học sinh, hệ trung cấp vừa học vừa làm có 441 học sinh.

Kết quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn: đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn nhiều bất cập, hiệu quả thấp, nhất là đào tạo nghề trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Hầu hết các cơ sở dạy nghề chỉ thực hiện đào tạo theo chỉ tiêu, kinh phí được phân bổ hàng năm mà không khảo sát kỹ nhu cầu thực tế học nghề tại địa phương nên số nghề đào tạo không hiệu quả do không có việc làm sau khi học nghề hoặc làm trái nghề còn cao. Hệ thống cơ sở dạy nghề trên địa bàn đang nằm trong tình trạng hình thành tự phát, thiếu quy hoạch và không theo nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Nguồn vốn đầu tư của nhà nước để xây dựng hệ thống trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề còn bất cập, gây lãng phí và hiệu quả hoạt động đào tạo nghề không cao. Với những tồn tại nêu trên, trong thời gian tới các cấp quản lý cần tiến hành kiểm tra các địa phương trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động dạy nghề trên địa bàn, đánh giá đúng thực trạng và kết quả thực hiện. Đồng thời rà soát lại quy mô đầu tư, mật độ cơ sở đào tạo, danh mục ngành nghề và năng lực đào tạo của các cơ sở nghề, qua đó sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở dạy nghề cho phù hợp với nhu cầu thực tế tránh đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.

3. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Tình hình mắc bệnh và kết quả phòng chống bệnh: trong năm 2013 hoạt động y tế tỉnh Lâm Đồng tổ chức triển khai các chương trình phòng chống bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân và tăng cường giám sát chặt chẽ các bệnh truyền nhiễm: sốt xuất huyết, sốt rét, cúm A(H1N1 và H5N1), bệnh tay chân miệng và các loại dịch bệnh khác. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 02 trường hợp nhiễm cúm A(H1N1), tử vong 01 trường hợp ở huyện Đơn Dương; có 1.286 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, giảm 53,85% so với năm 2012; có 5.876 trường hợp mắc bệnh đau mắt đỏ, dịch này xảy ra đột biến trong tháng 09 và 10/2013, các đơn vị y tế trong tỉnh đã cung cấp thuốc đầy đủ, truyền thông phòng chống dịch và khống chế bùng phát kịp thời. Trong năm phát hiện 167 trường hợp sốt xuất huyết, tăng 40 ca so với năm 2012, không có tử vong; tổng số bệnh nhân sốt rét là 378 trường hợp, tăng 75 ca so với năm 2012, có 01 trường hợp sốt rét ác tính, không có tử vong; tổ chức khám 460.200 lượt người, phát hiện 01 bệnh nhân phong mới, toàn tỉnh hiện đang quản lý 202 bệnh nhân phong, đa hóa trị liệu cho 03 bệnh nhân và chăm sóc tàn phế cho 177 bệnh nhân; phát hiện 500 bệnh nhân lao mới, hiện đang quản lý 879 bệnh nhân, có 07 trường hợp tử vong; phát hiện 128 trường hợp nhiễm HIV mới (tích lũy: 2.072), có 11 trường hợp mắc AIDS mới (tích lũy: 427) và 13 trường hợp tử vong do AIDS (tích lũy: 287).

Công tác bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng: từ đầu năm đến nay phát hiện 114 bệnh nhân tâm thần phân liệt mới và 99 bệnh nhân động kinh mới; hiện toàn tỉnh đang quản lý và điều trị cho 2.775 bệnh nhân (1.406 bệnh nhân tâm thần phân liệt và 1.369 bệnh nhân động kinh). Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình: toàn tỉnh có 83.517 sử dụng các biện pháp tránh thai. Trong đó, đình sản nam, nữ 283 người, đặt dụng cụ tử cung 10.308 người, dùng thuốc tránh thai 34.296 người và 35.602 người sử dụng bao cao su. Công tác khám chữa bệnh: đầu năm đến nay khám bệnh cho 2.908.512 lượt người, đạt 100% kế hoạch; tổng số ngày điều trị nội trú là 835.142 ngày, đạt 103% kế hoạch; công suất sử dụng giường bệnh chung toàn tỉnh đạt 106,9%.

Công tác tiêm chủng mở rộng: toàn tỉnh thực hiện đầy đủ 07 loại vắc xin cho 24.294 trẻ dưới 1 tuổi, đạt 90% kế hoạch; riêng việc tiêm chủng vắc xin Quinvaxem vừa được thực hiện trở lại sau 6 tháng ngưng tiêm loại vắc xin này, tính đến nay có 832 trẻ bị phản ứng sau khi tiêm.

Tình hình ngộ độc thực phẩm và các biện pháp ngăn chặn: trong năm 2013, toàn tỉnh xảy ra 03 vụ ngộ độc thực phẩm, 68 người biểu hiện lâm sàng nhẹ được điều trị ngoại trú, 02 người nhập viện và 01 người tử vong (ngộ độc rượu ở huyện Lâm Hà). Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập: chưa kiểm soát và ngăn chặn triệt để tình trạng một số nơi rau quả bị ô nhiễm hoá chất độc hại; thịt gia súc, gia cầm, thuỷ sản của một số cơ sở sản xuất còn dư lượng kháng sinh, hóc môn; việc sử dụng các hoá chất, phụ gia không đúng quy định trong chế biến, bảo quản thực phẩm; việc kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống tại các chợ, đường phố, khu du lịch, lễ hội, trường học, bệnh viện chưa được quản lý tốt, ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể vẫn xảy ra làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của nhân dân và ảnh hưởng tới phát triển kinh tế, du lịch, văn minh đô thị; tình trạng hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, hàng thực phẩm nhập lậu chưa được kiểm soát chặt chẽ; các vi phạm pháp luật chưa được xử lý kịp thời, nghiêm minh. Do đó, cần tăng cường các biện pháp giáo dục truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức và thực hành của các ngành, các cấp, người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm, đồng thời tăng cường các biện pháp kiểm tra, thanh tra, xử lý thật nghiêm các vi phạm pháp luật.

4. Hoạt động văn hóa, thể thao

Hoạt động văn hóa, nghệ thuật: hoạt động văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh trong năm 2013 tiếp tục duy trì, triển khai nhiều hoạt động và thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch; tập trung chủ yếu cho công tác tuyên truyền và tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm như kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 38 năm ngày giải phóng Đà Lạt, 38 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Đất nước, ngày giỗ tổ Hùng Vương, kỷ niệm 123 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh, kỷ niệm 68 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9, tổ chức “Tuần lễ văn hóa Pháp”, chuẩn bị lễ kỷ niệm 120 năm  Đà Lạt hình thành và phát triển, festival hoa Đà Lạt lần thứ 5 và chuẩn bị cho “Tuần văn hóa Du lịch năm 2013” tại Đà Lạt.  Để chào mừng các sự kiện trên, toàn tỉnh đã treo trên 2.684 cờ phướn, 6.378 m2 băng rôn, 14.261 m2  pano, trang trí 20 sân khấu và trên 400 lượt xe tuyên truyền tại khu vực trung tâm của các huyện, thành phố.

Thư viện tỉnh đã bổ sung thêm 10.435 bản sách mới, nâng tổng số sách lên 228.709 bản; cấp 3.078 thẻ mới, phục vụ 67.989 lượt bạn đọc và luân chuyển 170.750 lượt tài liệu. Bảo tàng tỉnh đón và phục vụ 36.000 lượt  khách đến tham quan nghiên cứu (đạt 200% kế hoạch năm). Trong đó, có 1.700 khách quốc tế. Tổ chức 02 cuộc trưng bày tại Bảo tàng với chủ đề: “Vật dụng tranh tre, nứa, lá trong đời sống các dân tộc bản địa Lâm Đồng” và “kỷ niệm 66 năm ngày thương binh liệt sỹ 27/7” và 01 cuộc trưng bày lưu động chủ đề “ một số tư liệu, hình ảnh về 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam”. Đội thông tin lưu động tỉnh đã xây dựng chương trình lưu diễn 150 buổi tại các huyện trong tỉnh nhằm tuyên truyền cuộc vận động xây dựng nông thôn mới tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; toàn tỉnh có 03 đội chiếu bóng lưu động đã phục vụ được 504 buổi chiếu với tổng số 99.760 lượt khán giả.

Thực hiện phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2013 có 232.053 gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đạt 82,7% kế hoạch; có 1.248 khu dân cư được công nhận và giữ vững danh hiệu văn hóa, đạt 79,8% kế hoạch và thêm 38 đơn vị được công nhận danh hiệu văn hóa, đạt 25,7% kế hoạch.

Công tác thanh tra kiểm tra các cơ sở kinh doanh văn hóa phẩm: trong năm 2013 đã thanh kiểm tra 463 lượt cơ sở, phát hiện 111 vụ vi phạm. Qua xử lý 23 vụ vi phạm với số tiền là 137 triệu; yêu cầu 88 cơ sở chấp hành đúng quy định của pháp luật, buộc tháo gỡ 03 biển hiệu và 04 băng rôn vi phạm.

Thể thao thành tích cao: từ đầu năm đến nay đã tham gia 40 giải thể thao khu vực, quốc tế và quốc gia, đạt được 179 huy chương các loại (46 vàng, 50 bạc, 83 đồng), đạt 162% chỉ tiêu năm 2013. Đối với cờ vua được phong cấp 03 kiện tướng, 01 dự bị kiện tướng và 07 cấp I quốc gia, có 01 vận động viên cờ vua được tập trung trong đội tuyển quốc gia.

Thể thao quần chúng: phong trào thể dục thể thao quần chúng tiếp tục được duy trì và phát triển, năm 2013 số người luyện tập thể thao thường xuyên đạt 105% kế hoạch, số gia đình thể thao đạt 102% kế hoạch và số câu lạc bộ thể thao đạt 107% kế hoạch. Trong năm toàn tỉnh đã tổ chức thành công 17 giải thể thao cấp tỉnh và 100 giải thể thao khác chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và địa phương.

5. Tai nạn giao thông

Theo số liệu được tổng hợp từ Ban An toàn giao thông tỉnh, trong tháng 11/2013, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 32 vụ tai nạn giao thông, giảm 04 vụ; làm 21 người chết, tăng 10 người và bị thương 32 người, giảm 05 người so với năm 2012 (trong đó, xảy ra 01 vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 3 người, bị thương 1 người; so với năm 2012 tháng 11/2012 tăng 1 vụ, tăng 3 người chết và tăng 1 người bị thương). Tính chung 11 tháng đầu năm 2013, toàn tỉnh xảy ra 261 vụ tai nạn giao thông, làm chết 149 người, bị thương 223 người, so với năm 2012 năm 2012 số vụ tai nạn giao thông giảm 113 vụ, tăng 07 người chết và giảm 139 người bị thương. Nguyên nhân gây tai nạn giao thông chủ yếu là do ý thức của người dân tham gia giao thông như: phóng nhanh, vượt ẩu; chở hàng quá khổ, quá tải trọng cho phép; sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông; không thực hiện đúng quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công công trình đường bộ…Để hạn chế mức thấp nhất tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn toàn tỉnh, lực lượng Thanh tra giao thông cần phối hợp với lực lượng cảnh sát và các cơ quan chức năng tăng cường tuần tra kiểm soát, duy trì lực lượng thường xuyên trên các tuyến trọng điểm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông.

6. Thiệt hại thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng xảy ra mưa đá, lốc xoáy, mưa lớn gây ra lũ và ảnh hưởng của các cơn bão đã làm thiệt hại về tài sản, sản xuất kinh doanh của người dân và các công trình nhà nước. Uớc tính thiệt hại trên 16 tỷ đồng, làm chết 03 người, 224 căn nhà bị ngập, sạt lở, 146 căn nhà bị tốc mái, 26 căn nhà bị sập và cuốn trôi, 30 ống cống bị hư hỏng.

7. Tình hình cháy nổ và an ninh trật tự

Trong năm 2013, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 23 vụ cháy, 01 vụ nổ tại thành phố Đà Lạt làm 01 người chết và 03 người bị thương, ước thiệt hại khoảng trên 1,5 tỷ đồng. Nguyên nhân xảy ra vụ nổ là do khí mê tan tích tụ lâu ngày tại hầm phốt nhà dân và vụ cháy là do chập điện.

B.  MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2014:

Phát huy những thành tích đã đạt được trong năm 2013, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Lâm Đồng quyết tâm thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 đã đề ra, với mục tiêu tạo bước chuyển biến mạnh về chất lượng tăng trưởng để tăng hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao mức sống các tầng lớp dân cư. Các giải pháp chủ yếu sau:

- Huy động các nguồn lực để tiếp tục thực hiện 5 khâu đột phá, 16 công trình trọng điểm và 4 địa bàn trọng điểm đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ IX; đồng thời tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể đã đề ra. Phấn đấu đạt tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GRDP) khoảng 14 - 14,5%.

- Tăng cường huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển nền kinh tế. Tiếp tục tăng cường quản lý đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư; từng bước khắc phục tình trạng đầu tư kém hiệu quả, dàn trải, thất thoát, lãng phí. Ưu tiên đầu tư cho các công trình, dự án quan trọng của tỉnh, các dự án phát triển nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Tập trung vốn cho các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2014; đẩy nhanh tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư để triển khai các dự án đầu tư.

- Thực hiện có hiệu quả chương trình nông nghiệp công nghệ cao nhằm tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ sản xuất nông, lâm, thủy sản nhằm phát triển sản xuất hàng hóa lớn. Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng nông nghiệp công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh. Triển khai các chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã ban hành. Xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển bền vững. Thực hiện có hiệu quả chương trình tái canh cây cà phê.

- Tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước đến các khu công nghiệp, du lịch để tạo được thế thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, du lịch. Đầu tư nâng cấp các khu vui chơi giải trí hiện có đi đôi với xây dựng các khu du lịch; giữ gìn tôn tạo các khu di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh. Triển khai nhanh quy hoạch chi tiết các điểm du lịch, các danh lam thắng cảnh để tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư. Tập trung xây dựng các khu tái định cư, tái định canh. Thực hiện tốt Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.

- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện nghiêm các biện pháp nâng cao hiệu quả trong sử dụng tài sản công, sử dụng kinh phí ngân sách; bảo đảm bố trí vốn tập trung, hiệu quả và tiết kiệm; nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đề cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực chi tiêu ngân sách.

- Tăng cường hợp tác và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội./.


Các tin khác
© Copyright 2012 CỤC THỐNG KÊ TỈNH LÂM ĐỒNG
10 Đường 3 Tháng 4, Phường 3, TP. Đà Lạt