Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2013
Kinh tế-xã hội nước ta những tháng đầu năm 2013 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Mặc dù các điều kiện về tài chính toàn cầu đã và đang được cải thiện; những rủi ro ngắn hạn đang có dấu hiệu giảm bớt; một số nền kinh tế lớn đang áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ và tài chính nhằm tăng cầu trong nước nhưng nhìn chung, kinh tế thế giới chưa hoàn toàn phục hồi, tăng trưởng chậm và vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi. Chính sách bảo hộ hàng hóa nội địa diễn ra tại nhiều nước gây ảnh hưởng đến thị trường cầu. Thất nghiệp vẫn là mối quan tâm chính ở các nước phát triển. Sản xuất kinh doanh trong nước vẫn trong tình trạng khó khăn, thị trường cầu nội địa yếu. Sản phẩm hàng hóa tiêu thụ chậm. Nợ xấu đang là gánh nặng cho nền kinh tế. Tình trạng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản từ cuối năm 2012 tiếp tục xảy ra trong những tháng đầu năm 2013. Việc làm của người lao động bấp bênh dẫn đến thu nhập giảm sút.

 

Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2013
 

Kinh tế-xã hội nước ta những tháng đầu năm 2013 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Mặc dù các điều kiện về tài chính toàn cầu đã và đang được cải thiện; những rủi ro ngắn hạn đang có dấu hiệu giảm bớt; một số nền kinh tế lớn đang áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ và tài chính nhằm tăng cầu trong nước nhưng nhìn chung, kinh tế thế giới chưa hoàn toàn phục hồi, tăng trưởng chậm và vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi. Chính sách bảo hộ hàng hóa nội địa diễn ra tại nhiều nước gây ảnh hưởng đến thị trường cầu. Thất nghiệp vẫn là mối quan tâm chính ở các nước phát triển. Sản xuất kinh doanh trong nước vẫn trong tình trạng khó khăn, thị trường cầu nội địa yếu. Sản phẩm hàng hóa tiêu thụ chậm. Nợ xấu đang là gánh nặng cho nền kinh tế. Tình trạng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản từ cuối năm 2012 tiếp tục xảy ra trong những tháng đầu năm 2013. Việc làm của người lao động bấp bênh dẫn đến thu nhập giảm sút.

Trước tình hình đó, Chính phủ kịp thời ban hành nhiều văn bản và chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ, hiệu quả nhằm thực hiện tốt mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó trọng tâm là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Kết quả chủ yếu sáu tháng đầu năm nay như sau:

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) sáu tháng đầu năm 2013 ước tính tăng 4,90% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5,00%. Tốc độ tăng GDP sáu tháng đầu năm nay xấp xỉ mức tăng cùng kỳ năm 2012 (4,93%) nhưng thấp hơn nhiều mức tăng 6,22% của cùng kỳ năm 2010 và mức tăng 5,92% của cùng kỳ năm 2011. Mức tăng và mức đóng góp của các khu vực kinh tế sáu tháng đầu năm trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế như sau:

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,07% (cùng kỳ hai năm trước: Năm 2011 tăng 3,90%; năm 2012 tăng 2,88%), đóng góp 0,40 điểm phần trăm (cùng kỳ hai năm trước: Năm 2011 đóng góp 0,78 điểm phần trăm; năm 2012 đóng góp 0,56 điểm phần trăm).

- Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,18% (cùng kỳ hai năm trước như sau: Năm 2011 tăng 6,63%; năm 2012 tăng 5,59%), đóng góp 1,99 điểm phần trăm (cùng kỳ hai năm trước: Năm 2011 đóng góp 2,52 điểm phần trăm; năm 2012 đóng góp 2,14 điểm phần trăm).

- Khu vực dịch vụ tăng 5,92% (cùng kỳ hai năm trước như sau: Năm 2011 tăng 6,23%; năm 2012 tăng 5,29%), đóng góp 2,51 điểm phần trăm (cùng kỳ hai năm trước: Năm 2011 đóng góp 2,62 điểm phần trăm; năm 2012 đóng góp 2,23 điểm phần trăm).

Số liệu trên cho thấy tăng trưởng kinh tế nước ta một vài năm gần đây phần lớn do đóng góp của khu vực dịch vụ. Trong khu vực dịch vụ sáu tháng đầu năm nay, mức tăng của một số ngành chiếm tỷ trọng lớn như sau: Ngành bán buôn và bán lẻ tăng 5,33%; ngành kinh doanh bất động sản tăng 1,8%; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 8,78%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,4%; giáo dục và đào tạo tăng 8,02%; vận tải kho bãi tăng 5,59%. Các ngành khác tăng từ 7 - 8%.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; khu vực công nghiệp và xây dựng là hai khu vực có mức tăng trưởng thấp hơn, chủ yếu do khó khăn trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; khó khăn về vốn, tiêu thụ sản phẩm và mức tồn kho cao trong khu vực công nghiệp và xây dựng. Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến chế tạo đã có chuyển biến khá nhanh từ đầu quý II với giá trị tăng thêm quý II cao hơn 2,3 điểm phần trăm so với quý I (Tương ứng năm trước chỉ cao hơn 0,4 điểm phần trăm).

Về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước sáu tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 18,18%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,70%; khu vực dịch vụ chiếm 43,12%.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

6 tháng các năm 2011, 2012 và 2013

Tốc độ tăng so với

cùng kỳ năm trước (%)

Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng 6 tháng năm 2013 
(Điểm phần trăm)

6 tháng năm 2011

6 thángnăm 2012

6 thángnăm 2013

Tổng số

5,92

4,93

4,90

4,90

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

3,90

2,88

2,07

0,40

Công nghiệp và xây dựng

6,63

5,59

5,18

1,99

Dịch vụ

6,23

5,29

5,92

2,51

Tổng sản phẩm trong nước 6 tháng năm 2013

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản sáu tháng đầu năm theo giá so sánh 2010 ước tính đạt 349,2 nghìn tỷ đồng, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Nông nghiệp đạt 254,9 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% (cùng kỳ năm trước tăng 3,3%); lâm nghiệp đạt 11 nghìn tỷ đồng, tăng 5,7% (cùng kỳ năm trước tăng 6,2%) và thuỷ sản đạt 83,3 nghìn tỷ đồng, tăng 2,5% (cùng kỳ năm trước tăng 5,5%). Trong sản xuất nông nghiệp, kết quả của chăn nuôi giảm sút đã ảnh hưởng đến phát triển toàn ngành. Giá trị sản xuất chăn nuôi sáu tháng đầu năm chỉ tăng 0,9%, thấp hơn nhiều mức tăng 6,5% của cùng kỳ năm 2012. Trong sản xuất thủy sản, giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản sáu tháng chỉ tăng 1,8%, trong khi cùng kỳ năm trước tăng 7,2%.

Nông nghiệp

Diện tích gieo cấy lúa đông xuân cả nước năm nay đạt 3139,9 nghìn ha, tăng 15,7 nghìn ha so với vụ đông xuân năm 2012, trong đó các địa phương phía Bắc đạt 1157,6 nghìn ha, xấp xỉ cùng kỳ năm trước; các địa phương phía Nam đạt 1982,3 nghìn ha, tăng 15,9 nghìn ha. Theo báo cáo sơ bộ, năng suất lúa đông xuân năm nay ước tính đạt 64,5 tạ/ha, giảm 0,4 tạ/ha so với vụ đông xuân năm trước; sản lượng đạt 20,3 triệu tấn, giảm 29,4 nghìn tấn.

Tính đến ngày 15/6, các địa phương phía Bắc đã thu hoạch trên 95% diện tích gieo trồng; năng suất đạt 62,1 tạ/ha, giảm 0,4 tạ/ha so với vụ đông xuân trước; sản lượng đạt 7,2 triệu tấn, giảm 45,1 nghìn tấn chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh và chất lượng giống. Sản lượng lúa đông xuân của các địa phương phía Nam ước tính đạt 13,1 triệu tấn, tăng 15,7 nghìn tấn so với vụ đông xuân trước. Riêng vùng trọng điểm lúa đồng bằng sông Cửu Long năng suất giảm 0,7 tạ/ha, nhưng do diện tích gieo trồng tăng 19,3 nghìn ha nên sản lượng toàn vùng vẫn đạt 10,8 triệu tấn, tăng 27 nghìn tấn.

Cùng với việc thu hoạch vụ đông xuân, tính đến trung tuần tháng Sáu, các địa phương trên cả nước đã xuống giống được 1913,9 nghìn ha lúa hè thu, bằng 100,4% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long xuống giống 1636 nghìn ha, bằng 98,8%. Nắng nóng khô hạn kéo dài, thiếu nước gieo sạ và sự xâm mặn sâu vào nội đồng ở một số địa phương, cùng với mưa lớn đầu vụ làm một số diện tích bị đổ ngã là nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất trên phần diện tích trỗ và thu hoạch. Hiện nay có 187,7 nghìn ha lúa hè thu sớm đã cho thu hoạch, lúa hè thu chính vụ đang ở giai đoạn làm đòng đến trỗ, chắc xanh và chín.

Một số cây trồng khác của vụ đông xuân năm nay đã cơ bản thu hoạch xong, trong đó sản lượng ngô đạt 2,5 triệu tấn, tăng 4,6% so với năm trước; đậu tương đạt 90,5 nghìn tấn, tăng 10,9%; lạc đạt 377,1 nghìn tấn, tăng 5,1%; rau đạt 8 triệu tấn, tăng 1,0%.

Trong sáu tháng đầu năm, sản lượng thu hoạch một số cây lâu năm và cây ăn quả đạt khá so với cùng kỳ năm trước do diện tích cho sản phẩm tăng, trong đó sản lượng chè đạt 407,6 nghìn tấn, tăng 2,3%; cao su đạt 309 nghìn tấn, tăng 7,9%; hồ tiêu đạt 109 nghìn tấn, tăng 4,8%; xoài tăng 11,2%; cam, quýt tăng 9,7%; chôm chôm tăng 9,2%; dứa tăng 7,3%; măng cụt tăng 7%; chuối tăng 4,5%. Riêng sản lượng điều đạt 278,1 nghìn tấn, giảm 11,4% so với cùng kỳ năm 2012, dừa 653,5 nghìn tấn, giảm 3%, chủ yếu do giá bán sản phẩm thấp nên một phần diện tích được chuyển sang trồng cây khác hiệu quả hơn.

Tính đến 15/6/2013, đàn trâu cả nước có 2,6 triệu con, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò có 5,1 triệu con, giảm 3,2%; đàn bò sữa có 174,7 nghìn con, tăng 10,3%; đàn lợn có 26,5 triệu con, giảm 0,5%; đàn gia cầm có 304,5 triệu con, giảm 2%; sản lượng thịt trâu hơi đạt 50,1 nghìn tấn, giảm 0,6%; sản lượng thịt bò hơi đạt 180,9 nghìn tấn, tăng 3,5%; sản lượng thịt lợn hơi đạt 1,9 triệu tấn, giảm 0,1%; sản lượng thịt gia cầm đạt 431,4 nghìn tấn, giảm 1,8%; sản lượng trứng gia cầm đạt 4,4 triệu quả, tăng 5,8%; sản lượng sữa đạt 2,2 triệu tấn, tăng 9,2%.

Đàn trâu, bò giảm so với cùng kỳ năm trước do diện tích chăn thả thu hẹp và hiệu quả chăn nuôi thấp dẫn đến thời gian tái đàn chậm. Riêng đàn bò sữa phát triển tương đối tốt và có xu hướng tăng về số đầu con do giá sữa nhìn chung ổn định. Đàn lợn cả nước chậm được khôi phục do giá thức ăn vẫn ở mức cao, giá thịt lợn hơi giảm cùng với dịch bệnh tuy không bùng phát mạnh nhưng vẫn còn xuất hiện ở một số địa phương gây tâm lý lo ngại cho người nuôi. Trong sáu tháng đầu năm, dịch tai xanh trên lợn đã xảy ra ở một số địa phương làm chết và tiêu hủy hơn 6 nghìn con. Chăn nuôi gia cầm tiếp tục gặp nhiều khó khăn do giá bán thấp, chi phí đầu vào ở mức cao. Bên cạnh đó, tình trạng nhập lậu gia cầm vẫn diễn ra ở một số nơi, cùng với dịch cúm gia cầm còn tiềm ẩn và nguy cơ lây lan vi rút cúm H7N9 từ Trung Quốc gây khó khăn cho phát triển đàn gia cầm cả nước. Đến ngày 24/6/2013, dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng trên trâu, bò và dịch tai xanh trên lợn chưa qua 21 ngày đã được khống chế.

Lâm nghiệp

Trong sáu tháng đầu năm, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 66,1 nghìn ha, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm trước. Một số tỉnh có diện tích rừng trồng mới nhiều là: Quảng Ninh đạt 9 nghìn ha; Tuyên Quang 9,6 nghìn ha; Yên Bái 9,5 nghìn ha; Bắc Kạn 6,9 nghìn ha; Phú Thọ 5,3 nghìn ha, Thái Nguyên và Hòa Bình cùng đạt 5 nghìn ha. Diện tích rừng trồng tập trung tăng khá cao chủ yếu do thị trường tiêu thụ gỗ ổn định, giá gỗ nguyên liệu và giá sản phẩm gỗ liên tục tăng và ở mức cao đã khuyến khích người trồng rừng tăng cường đầu tư mở rộng diện tích. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán sáu tháng ước tính đạt 111,3 triệu cây, tăng 2,4%.

Khai thác lâm sản tăng khá so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng gỗ khai thác trong sáu tháng đầu năm đạt 2410,6 nghìn m3, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước; củi đạt 14,9 triệu ste, tăng 2,1%. Một số địa phương có sản lượng gỗ khai thác nhiều và tăng cao là: Hà Tĩnh tăng 131%; Quảng Ninh tăng 49,6%; Quảng Bình tăng 23,7%; Yên Bái tăng 11,8%; Quảng Nam tăng 11,5%; Tuyên Quang tăng 10,3%; Thái Nguyên tăng 10,2%. Sản lượng lâm sản khai thác tăng cao một mặt do việc đầu tư phát triển rừng sản xuất được tăng cường trong những năm qua, với mức bình quân hàng năm khoảng gần 80% diện tích rừng trồng mới tập trung là rừng sản xuất nên nhìn chung quỹ rừng để khai thác lâm sản tương đối ổn định. Mặt khác nhiều địa phương đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và sử dụng giống cây trồng mới vào sản xuất cũng góp phần rút ngắn chu kỳ sinh trưởng và làm tăng năng suất thu hoạch sản phẩm của rừng trồng.

Mặc dù đầu năm thời tiết khô hạn kéo dài gây cháy rừng tại một số địa phương nhưng năm nay có mưa sớm hơn nên tình trạng cháy rừng được cải thiện. Trong sáu tháng đầu năm, diện tích rừng thiệt hại trên cả nước là 1355 ha, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy 845 ha, giảm 2,3%; diện tích rừng bị chặt phá 510 ha, giảm 21,8%. Một số địa phương có diện tích rừng bị cháy nhiều là: Gia Lai 411 ha; Cà Mau 44 ha; Lạng Sơn 46 ha; Lai Châu 26 ha; Điện Biên 20 ha.

Thủy sản

Sản lượng thủy sản sáu tháng đầu năm nay ước tính đạt 2737 nghìn tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó cá 2109 nghìn tấn, tăng 0,8%, tôm 262 nghìn tấn, tăng 2,8%.

Diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 920 nghìn ha, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích nuôi cá đạt 290 nghìn ha, tăng 0,5%, diện tích nuôi tôm đạt 595 nghìn ha, tăng 1%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng sáu tháng ước tính đạt 1425 nghìn tấn, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 1121 nghìn tấn, giảm 1,5%; tôm đạt 181 nghìn tấn, tăng 3%; thủy sản nuôi trồng khác đạt 122 nghìn tấn, tăng 5,5%. Sản lượng nuôi trồng giảm chủ yếu do sản xuất cá tra thua lỗ kéo dài, giá cá tra nguyên liệu giảm, chi phí đầu vào tăng, nhu cầu nhập khẩu bị thu hẹp. Sản lượng cá tra sáu tháng đầu năm chỉ đạt 560 nghìn tấn, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương trọng điểm nuôi cá tra có diện tích thả nuôi và sản lượng giảm nhiều là: An Giang 846 ha, giảm 3% (sản lượng 130 nghìn tấn, giảm 3%); Bến Tre 416 ha, giảm 7,1% (sản lượng 90 nghìn tấn, giảm 3%); Cần Thơ 746 ha, giảm 5,1% (sản lượng 61 nghìn tấn, giảm 6,9%); Vĩnh Long 434 ha, giảm 10,6% (sản lượng 52 nghìn tấn, giảm 7,6%).

Nuôi tôm phát triển ổn định hơn do các địa phương tuân thủ tốt lịch thả nuôi trong năm và chất lượng con giống được kiểm soát chặt chẽ. Thời gian gần đây do nuôi tôm sú hay bị dịch bệnh, hiệu quả thấp nên người dân có xu hướng chuyển dần sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Trong sáu tháng đầu năm, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ước tính đạt 25 nghìn ha, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng đạt 57 nghìn tấn, tăng 12%. Nuôi thủy sản trên biển phát triển khá hơn nuôi nội địa với chủng loại ngày càng đa dạng, sản lượng sáu tháng ước tính đạt 150 nghìn tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng thuỷ sản khai thác sáu tháng ước đạt 1312 nghìn tấn, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó sản lượng khai thác biển đạt 1226 nghìn tấn, tăng 3,8%. Tuy nhiên, sản lượng khai thác cá ngừ đại dương có xu hướng giảm nhiều, chỉ đạt 13 nghìn tấn, giảm 5,7% so với cùng kỳ, chủ yếu do chất lượng cá không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và giá tiêu thụ giảm mạnh. Do đó, ngư dân một số địa phương chuyển sang nghề lưới cản (lưới rê) hoặc khai thác cá ngừ sọc dưa.

Sản lượng thuỷ sản sáu tháng năm 2013

Sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp sáu tháng đầu năm ước tính tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2012, tuy thấp hơn mức tăng 6,1% của cùng kỳ năm trước nhưng đã có xu hướng tăng dần[1] và mức tăng nhanh hơn so với năm 2012 do các chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của Chính phủ đang dần phát huy tác dụng. So với quý trước, chỉ số sản xuất công nghiệp quý II năm nay cao hơn 1,5 điểm phần trăm, trong khi quý II năm 2012 chỉ tăng 0,4 điểm phần trăm.

Trong mức tăng chung 5,2% của toàn ngành sáu tháng đầu năm, ngành khai khoáng đóng góp 0,4 điểm phần trăm; ngành chế biến, chế tạo đóng góp 4,1 điểm phần trăm; sản xuất và phân phối điện đóng góp 0,6 điểm phần trăm và ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải đóng góp 0,1 điểm phần trăm.

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng sáu tháng tăng 1,9%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 4,2% cùng kỳ năm trước, chủ yếu do sản lượng than và dầu thô giảm. Sản lượng than đá khai thác sáu tháng ước tính đạt 22,1 triệu tấn, giảm 2,7% so với cùng kỳ và đạt 50,1% kế hoạch. Sản lượng than tồn kho tính đến thời điểm 20/6/2013 là 7,2 triệu tấn, trong đó than thành phẩm 5,4 triệu tấn; than bán thành phẩm 1,8 triệu tấn. Sản lượng dầu thô khai thác sáu tháng ước tính đạt 8,3 triệu tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ nhưng thấp hơn mức tăng 12,4% cùng kỳ năm 2012, đạt 52,1% kế hoạch. Dầu thô sử dụng cho chế biến xăng dầu sáu tháng là 3,6 triệu tấn, trong đó 2,9 triệu tấn được khai thác trong nước, chiếm 80,5%, số còn lại được nhập khẩu.

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sáu tháng tăng 5,7% (cùng kỳ năm trước tăng 5,9%). Đây là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành công nghiệp, tuy chưa đạt mức tăng như cùng kỳ năm trước nhưng mức tăng quý II cao hơn 2,3 điểm phần trăm so với mức tăng quý I (mức tăng quý II/2012 thấp hơn 1,0 điểm phần trăm so với quý I/2012).

Trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo, một số ngành có chỉ số sản xuất tăng cao là: Sản xuất da tăng 16,8%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 14,7%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) tăng 14,6%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 11,1%; sản xuất đồ uống tăng 10,5%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 10,1%; sản xuất xe có động cơ tăng 9%. Một số ngành có chỉ số sản xuất tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước là: Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 5,5%; sản xuất thiết bị điện tăng 5,2%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 5%; sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 4,4%; sản xuất thuốc lá tăng 4,1%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học giảm 1,8%; sản xuất kim loại giảm 3,9%.

Sản lượng sản xuất sáu tháng đầu năm của một số sản phẩm đóng góp nhiều trong công nghiệp chế biến, chế tạo như sau: Thủy hải sản chế biến đạt 851 nghìn tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2012 (cùng kỳ năm trước tăng 14,6%); đường kính đạt 1,1 triệu tấn, tăng 13,9% (cùng kỳ năm trước tăng 7,1%); phân urê đạt 1,0 triệu tấn, tăng 34,9% (cùng kỳ năm trước tăng 8,4%); xi măng đạt 28,1 triệu tấn, tăng 7,2% (cùng kỳ năm trước giảm 5,9%); thép cán đạt 1,34 triệu tấn, tăng 22,3%; thép thanh, thép góc đạt 1,6 triệu tấn, tăng 4,9% (cùng kỳ năm trước giảm 14,6%); ô tô lắp ráp đạt 44,9 nghìn chiếc, tăng 5,4% (cùng kỳ năm trước giảm 11,4%)…

Chỉ số sản xuất của ngành sản xuất và phân phối điện sáu tháng đầu năm tăng 8,7%, thấp hơn nhiều mức tăng 14,7% của cùng kỳ năm trước, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do tiến độ sản xuất trong nước chậm nên nhu cầu về điện giảm; chỉ số sản xuất ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 9,6% (cùng kỳ năm trước tăng 8,7%).

Chỉ số sản xuất công nghiệp sáu tháng đầu năm nay của một số tỉnh, thành phố có quy mô công nghiệp lớn như sau: Hà Nội tăng 4% (cùng kỳ năm trước tăng 4,1%); thành phố Hồ Chí Minh tăng 5,2% (cùng kỳ năm trước tăng 5,6%); Hải phòng tăng 3,8% (cùng kỳ năm trước tăng 5,8%); Hải Dương tăng 10,1% do lắp ráp ô tô năm nay phát triển mạnh (cùng kỳ năm trước giảm 2,8%); Vĩnh Phúc tăng 20% do lắp ráp ô tô, xe máy tăng (cùng kỳ năm trước giảm 3,5%); Bắc Ninh tăng 4,3% (cùng kỳ năm trước tăng 32,8% chủ yếu do điện thoại di động smartphone có lượng xuất khẩu lớn); Quảng Ninh tăng 0,9% chủ yếu do tăng sản phẩm khác ngoài than (cùng kỳ năm trước giảm 3,8%); Đà Nẵng tăng 10,5% (cùng kỳ năm trước tăng 4,5%); Quảng Nam tăng 0,2% do lắp ráp ô tô giảm (cùng kỳ năm trước tăng 19,9%); Quảng Ngãi tăng 22,6% do chế chế biến xăng, dầu tăng (cùng kỳ năm trước giảm 0,7%); Đồng Nai tăng 6,5% (cùng kỳ năm trước tăng 7,3%); Bình Dương tăng 7,4% (cùng kỳ năm trước tăng 12,1%); Bà rịa Vũng Tàu giảm 1,2% do khai thác dầu thô tiếp tục giảm (cùng kỳ năm trước giảm 1,1%)…

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm tháng đầu năm tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/6/2013 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,7%, tiếp tục xu hướng mức tăng giảm dần từ đầu năm[2]. Tuy nhiên, thực tế có một số loại sản phẩm tồn kho được tiêu thụ với giá rẻ, doanh nghiệp chấp nhận lợi nhuận thấp thậm chí lỗ để giải phóng hàng tồn kho, thu hồi vốn đầu tư sang lĩnh vực khác.

Một số ngành có chỉ số sản xuất, chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn kho tương đối tốt là: Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan với các chỉ số tương ứng là 116,8%, 129,0% và 74,3%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy với các chỉ số: 114,7%, 105,2% và 102,4%; sản xuất đồ uống: 110,5%, 113,4% và 105,4%; sản xuất xe có động cơ: 109,0%, 122,2% và 78,4%; sản xuất trang phục: 108,7%, 107,1% và 102,5%; dệt: 107,3%, 108,7% và 103,0%. Một số ngành có chỉ số sản xuất, chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn kho chưa tốt là: Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất với các chỉ số tương ứng là: 111,1%, 104,6% và 132,3%; sản xuất thiết bị điện: 105,2%, 118,6% và 117,7%; sản xuất thuốc lá: 104,1%, 106,2% và 118,6%; sản xuất kim loại: 96,1%, 95,2% và 112,3%.

Tỷ lệ tồn kho tháng Năm năm nay là 71%, tỷ lệ tồn kho năm tháng đầu năm là 75,4%. Một số ngành có tỷ lệ tồn kho năm tháng cao hơn tỷ lệ tồn kho chung của ngành chế biến, chế tạo là: Sản xuất xe có động cơ 120,4%; sản xuất hóa chất và sản phẩm từ hóa chất 117,9%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 112,5%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 100,2%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 93,4%. Một số ngành có tỷ lệ tồn kho năm tháng thấp hơn tỷ lệ chung là: Sản xuất thuốc lá 64,1%; sản xuất đồ uống 61,2%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 48,2%.

Chỉ số sử dụng lao động tháng Sáu của các doanh nghiệp công nghiệp tăng 0,8% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số sử dụng lao động tháng 6/2013 tăng 2,8%, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 0,1%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 1,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 6,6%. Chỉ số sử dụng lao động tháng Sáu trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 1,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,2%; sản xuất và phân phối điện tăng 2,3%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 3,3%.

Hoạt động xây dựng

Giá trị sản xuất xây dựng sáu tháng đầu năm theo giá hiện hành ước tính đạt 325,3 nghìn tỷ đồng, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 38,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,8%; khu vực ngoài Nhà nước 277,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 85,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 9,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,9%. Giá trị sản xuất xây dựng sáu tháng đầu năm chia theo loại công trình như sau: Công trình nhà ở đạt 143,9 nghìn tỷ đồng; công trình nhà không để ở đạt 50,4 nghìn tỷ đồng; công trình kỹ thuật dân dụng đạt 96,4 nghìn tỷ đồng; hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 34,6 nghìn tỷ đồng.

Giá trị sản xuất xây dựng sáu tháng đầu năm theo giá so sánh 2010 ước tính đạt 264,8 nghìn tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 31,8 nghìn tỷ đồng, tăng 5,1%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 225,1 nghìn tỷ đồng, tăng 5,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7,9 nghìn tỷ đồng, giảm 6,1%.

Hoạt động dịch vụ

Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tiêu thụ hàng hóa trong nước những tháng đầu năm diễn ra khá chậm do mức cầu yếu nhưng sức mua của thị trường có xu hướng ấm dần lên. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng sáu tháng đầu năm ước tính đạt 1275,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 4,9%, tuy thấp hơn nhiều so với mức tăng 6,7% của cùng kỳ năm 2012 nhưng quý II năm nay tăng 5,1%, cao hơn mức tăng 4,5% của quý trước. Trong tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng sáu tháng, kinh doanh thương nghiệp đạt 981,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 77% tổng mức và tăng 11,2%; khách sạn nhà hàng đạt 152,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,9% và tăng 14,5%; dịch vụ đạt 129,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,2% và tăng 15,4%; du lịch đạt 12 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% và tăng 2,6%.

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Vận tải hành khách và hàng hóa

Vận tải hành khách sáu tháng đầu năm nay ước tính đạt 1456,8 triệu lượt khách, tăng 3,9% và 61,5 tỷ lượt khách.km, tăng3,6% so với cùng kỳ năm 2012, bao gồm: Vận tải trung ương đạt 22,8 triệu lượt khách, tăng 1,9% và 16,1 tỷ lượt khách.km, tăng 1,8%; vận tải địa phương đạt 1434,1 triệu lượt khách, tăng 3,9% và 45,3 tỷ lượt khách.km, tăng 4,3%. Vận tải hành khách đường bộ sáu tháng ước tính đạt 1333,7 triệu lượt khách, tăng 4% và 44,2 tỷ lượt khách.km, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước; đường hàng không đạt 8 triệu lượt khách, tăng 1,8% và 12,6 tỷ lượt khách.km, tăng 3,6%; đường sắt đạt 6,1 triệu lượt khách, giảm 0,2% và 2,2 tỷ lượt khách.km, giảm 2,1%; đường biển đạt 3,2 triệu lượt khách, tăng 4,9% và 183,8 triệu lượt khách.km, tăng 3,7%.

Vận tải hàng hóa sáu tháng đầu năm ước tính đạt 491,8 triệu tấn, tăng 2,8% và 95,7 tỷ tấn.km, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vận tải trong nước đạt 473,8 triệu tấn, tăng 3,2% và 44,2 tỷ tấn.km, tăng 2,5%; vận tải ngoài nước đạt 18 triệu tấn, giảm 6,7% và 51,5 tỷ tấn.km, giảm 8,1%. Vận tải hàng hoá địa phương sáu tháng đạt 470,4 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước và 42 tỷ tấn.km, tăng 2,8%. Vận tải hàng hoá đường bộ đạt 384,4 triệu tấn, tăng 3,6% và 29,5 tỷ tấn.km, tăng 4,6%; đường sông đạt 83,8 triệu tấn, tăng 2,9% và 7,6 tỷ tấn.km, tăng 5,1%; đường biển đạt 20,3 triệu tấn, giảm 9,8% và56,5 tỷ tấn.km, giảm 8,2%; đường sắt đạt 3,3 triệu tấn, giảm 4,1% và 1,9 tỷ tấn.km, giảm 5,3%.

Vận tải hành khách và hàng hoá

Khách quốc tế đến Việt Nam

Khách quốc tế đến Việt Nam trong những tháng gần đây đã có dấu hiệu tích cực hơn mặc dù mức tăng còn thấp. Trong sáu tháng đầu năm, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 3540,4 nghìn lượt người, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước[3] (quý I giảm 6,2%, quý II tăng 13,5%), trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 2169,4 nghìn lượt người, tăng 4,9%; đến vì công việc 592,5 nghìn lượt người, tăng 1,8%; thăm thân nhân đạt 59nghìn lượt người, giảm 1%. Trong sáu tháng đầu năm 2013, khách quốc tế đến nước ta bằng đường hàng không đạt 2858 nghìn lượt người, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2012; khách đến bằng đường bộ đạt 561,8 nghìn lượt người, tăng 12,5%; khách đến bằng đường biển đạt 120,5 nghìn lượt người, tăng 2,7%.

Một số quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng khách đến nước ta tăng so với cùng kỳ năm trước là: Trung Quốc 825,7 nghìn lượt người, tăng 21%; Hàn Quốc 385,9 nghìn lượt người, tăng 4,3%; Nhật Bản 294,5 nghìn lượt người, tăng 1,9%; Ôx-trây-li-a 160,5 nghìn lượt người, tăng 7,3%Ma-lai-xi-a 163,3 nghìn lượt người, tăng 12,2%; Thái Lan 129,4 nghìn lượt người, tăng 24,3%; Nga 153,9 nghìn lượt người, tăng 60,4%. Một số nước và vùng lãnh thổ có lượng khách đến nước ta giảm so với cùng kỳ năm trước là: Hoa Kỳ 232,6 nghìn lượt người, giảm 5%; Đài Loan 182,1 nghìn lượt người, giảm 18,1%; Cam-pu-chia 155,9 nghìn lượt người, giảm 5,2%; Pháp 109,1 nghìn lượt người, giảm 10,5%.

Khách quốc tế đến Việt Nam

ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỀM CHẾ LẠM PHÁT

Đầu tư phát triển

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện sáu tháng đầu năm 2013 theo giá hiện hành ước tính đạt 448,6 nghìn tỷ đồng, tăng5,9% so với cùng kỳ năm trước và bằng 29,6% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 166,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 37% tổng vốn và tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước 168,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,5% và tăng 9,9%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 114,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,5% và tăng 3,9%.

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo giá hiện hành

thực hiện sáu tháng đầu năm 2013

Nghìn tỷ đồng

Cơ cấu(%)

So với cùng kỳ

năm trước (%)

TỔNG SỐ

448,6

100,0

105,9

Khu vực Nhà nước

166,1

37,0

103,5

Khu vực ngoài Nhà nước

168,2

37,5

109,9

Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

114,3

25,5

103,9

Trong vốn đầu tư thực hiện khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước sáu tháng ước tính đạt 88,5 nghìn tỷ đồng, bằng 44% kế hoạch năm và giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2012, gồm có:

Vốn trung ương quản lý đạt19,6 nghìn tỷ đồng, bằng41,4% kế hoạch năm và giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn đầu tư thực hiện của Bộ Giao thông Vận tải là 2910 tỷ đồng, bằng 46,4% và giảm 16,6%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 1978 tỷ đồng, bằng 44,6% và giảm 3,8%; Bộ Xây dựng 770 tỷ đồng, bằng 38% và giảm 2%; Bộ Y tế 346 tỷ đồng, bằng 39,2% và giảm 27,4%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 292 tỷ đồng, bằng 41,8% và giảm 26,8%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 241 tỷ đồng, bằng 47,2% và giảm 10,5%; Bộ Công Thương 154 tỷ đồng, bằng 49% và giảm 19,7%.

Vốn địa phương quản lý đạt 68,9 nghìn tỷ đồng, bằng 44,9% kế hoạch năm và tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2012. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau: Hà Nội đạt 9682 tỷ đồng, bằng 35,2% kế hoạch năm và tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2012; thành phố Hồ Chí Minh 7453 tỷ đồng, bằng 43,5% và tăng9,4%; Vĩnh Phúc 1943 tỷ đồng, bằng 64,8% và tăng 20,6%; Quảng Ninh 1829 tỷ đồng, bằng 46,9% và tăng 1,1%; Thanh Hóa1790 tỷ đồng, bằng 57,1% và tăng 0,2%; Bà Rịa-Vũng Tàu 1752 tỷ đồng, bằng 39,8% và tăng 8%; Đà Nẵng 1664 tỷ đồng, bằng 31,1% và giảm 53,2%; Nghệ An 1572 tỷ đồng, bằng 71,1% và giảm 12,9%; Kiên Giang 1541 tỷ đồng, bằng 56,7% và tăng 1,7%.

Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/6/2013 đạt 10472,9 triệu USD, bằng 115,9% cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn đăng ký của 554 dự án được cấp phép mới đạt 5812,0 triệu USD, bằng 89,6% số dự án và bằng 103,7% số vốn cùng kỳ năm 2012; vốn đăng ký bổ sung của 217 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước là 4660,9 triệu USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện sáu tháng đầu năm ước tính đạt 5,7 tỷ USD, bằng 105,6% cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sáu tháng đầu năm nay tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 9307,7 triệu USD, chiếm 88,9% tổng vốn đăng ký; ngành kinh doanh bất động sản đạt 419,7 triệu USD, chiếm 4%; các ngành còn lại đạt 745,5 triệu USD, chiếm 7,1%.

Cả nước có 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp phép mới trong sáu tháng đầu năm, trong đó Thái Nguyên có số vốn đăng ký lớn nhất với 2141,5 triệu USD, chiếm 36,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Bình Định 1009,5 triệu USD, chiếm 17,4%; Bình Dương 459,7 triệu USD, chiếm 7,9%; Đồng Nai 338,5 triệu USD, chiếm 5,8%; Bắc Ninh 274,9 triệu USD, chiếm 4,7%; Vĩnh Phúc 256 triệu USD, chiếm 4,4%; thành phố Hồ Chí Minh 229,4 triệu USD, chiếm 4%.

Trong số 41 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp phép mới vào Việt Nam sáu tháng đầu năm, Xin-ga-po tiếp tục là nhà đầu tư lớn nhất với 2323 triệu USD, chiếm 40% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Liên bang Nga 1015,2 triệu USD, chiếm 17,5%; Nhật Bản 956 triệu USD, chiếm 16,5%; Hàn Quốc 466,8 triệu USD, chiếm 8%; Thái Lan 308,8 triệu USD, chiếm 5,3%.

Tài chính, ngân hàng

Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/6/2013 ước tính đạt 324,4 nghìn tỷ đồng, bằng 39,8% dự toán năm, trong đó thu nội địa 217,2 nghìn tỷ đồng, bằng 39,8%; thu từ dầu thô 50,3 nghìn tỷ đồng, bằng 50,8%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 54,4 nghìn tỷ đồng, bằng 32,7%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước 64,4 nghìn tỷ đồng, bằng 36,9% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 49,1 nghìn tỷ đồng, bằng45,7%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 47,4 nghìn tỷ đồng, bằng 39,3%; thu thuế thu nhập cá nhân25,3 nghìn tỷ đồng, bằng 46,2%; thu thuế bảo vệ môi trường 5,2 nghìn tỷ đồng, bằng 36,3%; thu phí, lệ phí 4,4 nghìn tỷ đồng,bằng 42,5%.

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/6/2013 ước tính đạt 409,1 nghìn tỷ đồng, bằng 41,8% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 74,3 nghìn tỷ đồng, bằng 42,4% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 72 nghìn tỷ đồng, bằng 42,3%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể (bao gồm cả chi cải cách tiền lương)ước tính đạt 287,1 nghìn tỷ đồng, bằng 42,6%; chi trả nợ và viện trợ 47,8 nghìn tỷ đồng, bằng 45,5%.

Trong sáu tháng đầu năm, lãi suất huy động và lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại giảm nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tốc độ tăng huy động vốn và cho vay được cải thiện, sau khi giảm trong tháng Một đã tăng trở lại từ tháng Hai và đang có chuyển biến tích cực. Thị trường ngoại hối diễn biến tương đối ổn định. Tính đến cuối tháng Sáu, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 3,8 - 4% so với cuối năm 2012 và gấp hai lần mức tăng cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khơi thông dòng vốn bước đầu phát huy tác dụng. Huy động vốn của các ngân hàng thương mại cũng tăng khá, tính đến 20/5/2013 mức huy động tăng 5,8% so với thời điểm cuối năm 2012.

Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Xuất khẩu hàng hoá

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Sáu ước tính đạt 11,4 tỷ USD, giảm 2,4% so với tháng trước và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2012. Tính chung sáu tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 62 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước (thấp hơn mức tăng 23% của cùng kỳ năm 2012), bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 20,9 tỷ USD, tăng 2,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 41,1 tỷ USD, chiếm 66,3% tổng kim ngạch (Cùng kỳ năm 2012 chiếm 61,7 %) và tăng 24,7%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sáu tháng đầu năm ước tính đạt 64,8 tỷ USD, tăng 21,2%. Điều này cho thấy mức tăng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sáu tháng đầu năm nay chủ yếu do lượng xuất khẩu tăng. Các mặt hàng có đơn giá bình quân giảm so với cùng kỳ chủ yếu là nhóm hàng nông sản và thủy sản, trong đó giá cao su giảm 19,3%; giá hạt điều giảm 14,8%; giá gạo giảm 12,8%; giá hạt tiêu giảm 10,2%; giá thủy sản giảm 2,9%.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sáu tháng đầu năm tăng cao chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng tương ứng của cả nước như: Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; giày dép; hàng dệt may. Mức tăng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của khu vực này đóng góp 15,3 điểm phần trăm vào mức tăng chung, trong khi đó khu vực kinh tế trong nước chỉ đóng góp 0,8 điểm phần trăm.

Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, một số mặt hàng có kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 9,9 tỷ USD, tăng 97%; hàng dệt may đạt gần 8 tỷ USD, tăng 16,8%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 4,7 tỷ USD, tăng 39,3%; giày dép đạt 4,1 tỷ USD, tăng 16,4%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 2,6 tỷ USD, tăng 16,6%; túi xách, va li, mũ, ô dù đạt 925 triệu USD, tăng 23,6%. Một số mặt hàng có kim ngạch tăng khá là: Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,4 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước; sắt thép đạt 878 triệu USD, tăng 13,9%; sản phẩm chất dẻo đạt 851 triệu USD, tăng 11,5%. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm trước là: Dầu thô đạt 3,8 tỷ USD, giảm 2%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 2,7 tỷ USD, giảm 1,1%; xăng dầu đạt 668 triệu USD, giảm 38,3%. Đối với các mặt hàng nông sản và thủy sản, chỉ có hạt tiêu và rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu tăng cao (Hạt tiêu đạt 554 triệu USD, tăng 17,3%; rau quả đạt 492 triệu USD, tăng 33,5%), các sản phẩm khác đều tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ như: Thủy sản đạt 2,9 tỷ USD, tăng 0,3%; hạt điều đạt 717 triệu USD, tăng 4,8%; cà phê đạt 1,7 tỷ USD, giảm 21,9%; gạo đạt 1,6 tỷ USD, giảm 7,4%; cao su đạt 971 triệu USD, giảm 19,5%; sắn và sản phẩm của sắn đạt 676 triệu USD, giảm 16,6%.

Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sáu tháng đầu năm nay có sự thay đổi so với cùng kỳ năm trước: Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng từ 45,8% lên 46,7%; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 33,4% lên 35,5%; nhóm hàng nông, lâm sản giảm từ 15,5% xuống 13,2%; nhóm hàng thủy sản giảm từ 5,3% xuống 4,6%.

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu của nước ta trong sáu tháng đầu năm, EU vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt 11,6 tỷ USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2012; tiếp đến là Hoa Kỳ đạt 11 tỷ USD, tăng 18,5%; ASEAN đạt 9,3 tỷ USD, tăng 17,7%; Hàn Quốc đạt 3,1 tỷ USD, tăng 26,9%; Nhật Bản đạt 6,4 tỷ USD, giảm 0,9%; Trung Quốc đạt 6 tỷ USD, giảm 1,9%.

Hàng hóa xuất khẩu

Nhập khẩu hàng hoá

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng Sáu ước tính đạt 11,6 tỷ USD, giảm 5,1% so với tháng trước và tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung sáu tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 63,4 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2012 (cao hơn nhiều so với mức tăng 7,4% của cùng kỳ năm 2012), trong đó quý I tăng 15,4% (cùng kỳ năm trước tăng 6,8%); quý II tăng 19,2% (cùng kỳ năm trước tăng 7,9%). Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu sáu tháng của khu vực kinh tế trong nước đạt 27,7 tỷ USD, tăng 6,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 35,7 tỷ USD, tăng 27,8%. Cũng như xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng chủ yếu ở các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng tương ứng của cả nước như: Điện thoại các loại và linh kiện; điện tử máy tính và linh kiện; vải các loại; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép. Nếu loại trừ yếu tố giá thì kim ngạch hàng hóa nhập khẩu sáu tháng năm nay đạt 65,1 tỷ USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong sáu tháng đầu năm nay, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu nhiều mặt hàng tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 8,6 tỷ USD, tăng 52,3%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 8,5 tỷ USD, tăng 8,5%; vải đạt 4,1 tỷ USD, tăng 19,5%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 3,8 tỷ USD, tăng 87,6%; sắt thép đạt 3,5 tỷ USD, tăng 14,4%; chất dẻo đạt 2,8 tỷ USD, tăng 20,3%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 1,9 tỷ USD, tăng 22,4%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 1,5 tỷ USD, tăng 41,5%; kim loại thường khác đạt 1,4 tỷ USD, tăng 15,8%; sản phẩm từ sắt thép đạt 1,4 tỷ USD, tăng 12%; sản phẩm hóa chất đạt 1,3 tỷ USD, tăng 12,3%; sản phẩm chất dẻo đạt 1,2 tỷ USD, tăng 22,3%; ôtô đạt 1,1 tỷ USD, tăng 2,9%, trong đó ôtô nguyên chiếc đạt 308 triệu USD, tăng 7,5%. Riêng nhập khẩu xăng dầu giảm cả về lượng và kim ngạch: lượng đạt 3,8 triệu tấn, giảm 22,1%, kim ngạch đạt 3,6 tỷ USD, giảm 25,5%

Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu sáu tháng đầu năm cũng có sự thay đổi so với cùng kỳ năm trước: Tỷ trọng nhóm máy móc thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng từ 31,5% trong sáu tháng đầu năm 2012 lên 36,2% trong sáu tháng đầu năm 2013; nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu giảm từ 61,6% xuống 57,2%; nhóm hàng tiêu dùng giảm từ 6,9% xuống 6,6%.

Về thị trường hàng hóa nhập khẩu trong sáu tháng đầu năm, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt trên 17 tỷ USD, tăng 33,2%; ASEAN đạt 10,8 tỷ USD, tăng 5,3%; Hàn Quốc đạt 10,1 tỷ USD, tăng 39,8%; Nhật Bản đạt 5,6 tỷ USD, tăng 4,3%; EU đạt 4,7 tỷ USD, tăng 21,6%; Hoa Kỳ đạt 2,7 tỷ USD, tăng 14%.

Nhập siêu tháng 6/2013 ước tính đạt 200 triệu USD, bằng 1,8% kim ngạch hàng hóa xuất khẩuNhập siêu sáu tháng đầu nămước tính 1,4 tỷ USD, bằng 2,3% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, trong đó quý I xuất siêu 233 triệu USD; quý II nhập siêu 1,6 tỷ USD (Nhập siêu sáu tháng năm trước là 585 tỷ USD, bằng 1,1% kim ngạch xuất khẩu). Mặc dù nhập siêu tăng dần trong thời gian qua là dấu hiệu tốt của sản xuất nhưng nhập khẩu hàng hóa chủ yếu vẫn tập trung cho hoạt động gia công, lắp ráp trong khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với mức đóng góp giá trị gia tăng không lớn cho nền kinh tế.

Hàng hóa nhập khẩu

Chỉ số giá

Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2013 tăng 0,05% so với tháng trước. Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,42%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,4%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,33%đồ uống và thuốc lá tăng 0,32%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,09%; giáo dục tăng 0,03%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,02%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá giảm gồm: Bưu chính viễn thông giảm 0,13%; giao thông giảm 0,09%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,08% (Lương thực giảm 0,62%; thực phẩm giảm 0,03%).

Lạm phát sáu tháng đầu năm nhìn chung không có biến động lớn và giữ ổn định ở mức tăng hoặc giảm nhẹ. Riêng chỉ số giá mặt hàng lương thực và thực phẩm (chiếm tỷ trọng lớn trong rổ hàng hóa tiêu dùng) chỉ tăng vào hai tháng đầu năm do ảnh hưởng của nhu cầu tiêu dùng tăng trong dịp Tết Nguyên đán, các tháng sau có chỉ số giá giảm. Biểu hiện này của giá tiêu dùng cho thấy thực tế hai mặt của vấn đề ổn định vĩ mô trong năm nay cần được xem xét kỹ, đó là lạm phát mặc dù được kiềm chế do tích cực thực hiện các giải pháp, nhưng thị trường cầu hiện đang ở mức thấp, phản ánh sức mua trong dân yếu, đồng nghĩa với sản xuất đang gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2013 tăng 2,4% so với tháng 12/2012 và tăng 6,69% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân sáu tháng đầu năm nay tăng 6,73% so với bình quân cùng kỳ năm 2012.

Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ

Chỉ số giá vàng tháng 6/2013 giảm 4,11% so với tháng trước; giảm 15,1% so với tháng 12/2012; giảm 7,83% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2013 tăng 0,26% so với tháng trước; tăng 0,84% so với tháng 12/2012; tăng 0,68% so với cùng kỳ năm 2012.

Chỉ số giá sản xuất

Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản sáu tháng đầu năm 2013 giảm 2,51% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ số giá quý II tăng 2,44% so với quý trước và tăng 0,54% so với cùng kỳ năm 2012. Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp sáu tháng đầu năm 2013 tăng 4,18% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ số giá quý II tăng 2,99% so với quý trước và tăng 4,77% so với cùng kỳ năm 2012. Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất sáu tháng đầu năm 2013 tăng 2,93% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ số giá quý II giảm 0,02% so với quý trước và tăng 2,49% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá cước vận tải sáu tháng đầu năm 2013 tăng 7,63% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ số giá quý II tăng 0,59% so với quý trước và tăng 7,03% so với cùng kỳ năm 2012.

Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa

Chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá sáu tháng đầu năm giảm 4,21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ số giá quý II giảm 0,14%so với quý trước và giảm 4,11% so với cùng kỳ năm 2012. Chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá sáu tháng đầu năm giảm 2,56% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ số giá quý II giảm 0,53% so với quý trước và giảm 2,29% so với cùng kỳ năm 2012.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

Lao động, việc làm

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước tại thời điểm 01/7/2013 ước tính 53,3 triệu người, tăng 715,6 nghìn người so với tại thời điểm 1/7/2012 và tăng 308 nghìn người so với tại thời điểm 01/4/2013, trong đó lao động nam chiếm 51,1%; lao động nữ chiếm 48,9%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tại thời điểm 01/7/2013 là 47,2 triệu người, tăng 249,2 nghìn người so với thời điểm 1/7/2012 và tăng 98,5 nghìn người so với thời điểm 01/4/2013, trong đó nam chiếm 53,2%; nữ chiếm 46,8%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc sáu tháng đầu năm ước tính 52,2 triệu người, tăng 0,97% so với năm 2012. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 47,4% tổng số, không biến động so với năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,7%, giảm 0,5 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm 31,9%, tăng 0,5 điểm phần trăm.

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi sáu tháng đầu năm 2013 ước tính là 2,28%, trong đó khu vực thành thị là 3,85%[4], khu vực nông thôn là 1,57% (Số liệu của cả năm 2012 tương ứng là: 1,96%; 3,21%; 1,39%). Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi sáu tháng đầu năm ước tính là 2,95%, trong đó khu vực thành thị là 1,76%, khu vực nông thôn là 3,47% (Số liệu của cả năm 2012 tương ứng là: 2,74%; 1,56%; 3,27%).

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên sáu tháng đầu năm ước tính là 6,07% (được tính cho những người từ 15-24 tuổi), trong đó khu vực thành thị là 11,45%; khu vực nông thôn là 4,41%. Tỷ lệ thất nghiệp của người lớn sáu tháng đầu năm ước tính là 1,34% (được tính cho những người từ 25 tuổi trở lên), trong đó khu vực thành thị là 2,55%, khu vực nông thôn là 0,8%. Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng lên do sản xuất gặp khó khăn ảnh hưởng đến việc làm của người lao động. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của thanh niên gấp 4,5 lần tỷ lệ thất nghiệp của người lớn.

Đời sống dân cư và đảm bảo an sinh xã hội

Tình trạng thiếu đói giáp hạt ở khu vực nông thôn xảy ra chủ yếu tại các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc; vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; vùng Tây Nguyên. Trong tháng 6/2013, cả nước có 36 nghìn hộ thiếu đói, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với 153 nghìn nhân khẩu thiếu đói, tăng 16,8%. Tính chung sáu tháng đầu năm, cả nước có 323,2 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2012, tương ứng với 1351 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, giảm 10,4%. Để khắc phục tình trạng thiếu đói, từ đầu năm, các cấp, các ngành, các tổ chức từ trung ương đến địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 21,6 nghìn tấn lương thực và 12,7 tỷ đồng.

Nhìn chung, công tác an sinh xã hội từ đầu năm được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện thông qua triển khai nhiều chính sách, chương trình và hoạt động mang ý nghĩa thiết thực. Trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, chính quyền và cấp ủy các tỉnh, thành phố cùng các tổ chức chính trị-xã hội và các doanh nghiệp đã tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà và chúc Tết các gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Theo báo cáo của các địa phương, tổng kinh phí dành cho hoạt động an sinh xã hội và giảm nghèo trong sáu tháng đầu năm 2013 là 2659 tỷ đồng, bao gồm: 1211 tỷ đồng quà thăm hỏi và hỗ trợ các đối tượng chính sách; 1085 tỷ đồng hỗ trợ các hộ nghèo và hơn 363 tỷ đồng cứu đói, cứu trợ xã hội khác. Bên cạnh đó, các địa phương cũng thực hiện cấp trên 6,4 triệu sổ/thẻ bảo hiểm y tế và giấy khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách. Mức lương tối thiểu vùng của người lao động được điều chỉnh tăng từ 01/01/2013 góp phần giảm bớt khó khăn, cải thiện đời sống cho người dân. Theo kết quả sơ bộ của Khảo sát mức sống dân cư 2012, tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 2012 là 11,1%, giảm 1,5 điểm phần trăm so với năm 2011.

Giáo dục

Theo báo cáo sơ bộ, cả nước có 941 nghìn thí sinh đăng ký dự thi trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông năm học 2012-2013, bao gồm: 850 nghìn thí sinh trung học phổ thông và 91 nghìn thí sinh hệ bổ túc trung học. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 97,5% (giảm 1,4 điểm phần trăm so với năm học 2011-2012), tỷ lệ tốt nghiệp hệ bổ túc trung học đạt 78,1% (giảm 7,4 điểm phần trăm).

Tính đến hết tháng 6/2013, cả nước có 61/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (04 tỉnh, thành phố được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2) và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Năm học 2012-2013, cả nước có 424 trường đại học, cao đẳng (gồm 343 trường công lập và 81 trường ngoài công lập) và 295 trường trung cấp chuyên nghiệp (gồm 202 trường công lập và 93 trường ngoài công lập). Tổng số sinh viên đại học, cao đẳng của cả nước là 2,2 triệu người, trong đó nữ sinh viên là 1,1 triệu người, chiếm 50% tổng số sinh viên đại học và cao đẳng; số học sinh trung cấp chuyên nghiệp là 562,6 nghìn học sinh, trong đó nữ học sinh chiếm 58%.

Tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm

Trong sáu tháng đầu năm, cả nước có 18,9 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó 13 trường hợp tử vong; 33,7nghìn trường hợp mắc bệnh chân tay miệng, trong đó 11 trường hợp tử vong; 282 trường hợp mắc bệnh viêm não vi rút, có 9trường hợp tử vong; 102 trường hợp mắc thương hàn; 5 trường hợp mắc viêm màng não do não mô cầu, trong đó 2 trường hợp tử vong và 2 trường hợp mắc cúm A (H5N1); 18 trường hợp mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại 2huyện Sơn Hà và Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Trong tháng Sáu đã phát hiện thêm 489 trường hợp nhiễm HIV, nâng tổng số người nhiễm HIV hiện còn sống của cả nước tính đến ngày 17/6/2013 lên 213,2 nghìn người, trong đó 62,6 nghìn trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Số người tử vong do AIDS cả nước tính đến ngày 17/6/2013 là 63,7 nghìn người. So với thángtrước, số trường hợp tử vong do AIDS tháng Sáu giảm 22,5% (9 trường hợp).

Tính từ đầu năm, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 64 vụ ngộ độc thực phẩm với 1485 người mắc, trong đó 15 trường hợp tử vong. Riêng trong tháng Sáu, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 21 vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, làm 375 người bị ngộ độc, trong đó 329 người phải nhập việnĐể nâng cao kiến thức của người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm, ngành y tế đã phát động “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2013”, đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông với nhiều hình thức đa dạng phong phú.

Hoạt động văn hóa

Hoạt động văn hóa thông tin sáu tháng đầu năm tập trung chủ yếu vào công tác thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị và tổ chức các ngày lễ lớn của dân tộc. Theo đó nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp và quần chúng được tổ chức và diễn ra sôi nổi trên cả nước. Đáng chú ý là ngày hội sách và văn hóa đọc năm 2013 với chủ đề “Cuốn sách làm thay đổi cuộc đời” với nhiều hoạt động phong phú, nhằm nâng cao ý thức của người dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên về giá trị, tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc giáo dục và hình thành nhân cách con người, đồng thời khuyến khích đọc và hình thành thói quen đọc – tạo nền tảng quan trọng cho việc tự học, học tập suốt đời của mọi tầng lớp nhân dân góp phần xây dựng xã hội học tập.

Tai nạn giao thông

Trong tháng Sáu trên địa bàn cả nước xảy ra 912 vụ tai nạn giao thông, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, làm chết 775 người, tăng 9,5% và làm bị thương 595 người, tăng 2,2%. Tính chung sáu tháng đầu năm, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 5514vụ tai nạn giao thông, làm chết 4913 người và làm bị thương 3465 người. So với cùng kỳ năm 2012, số vụ tai nạn giao thôngsáu tháng năm nay tăng 3,6%; số người chết tăng 5,5% và số người bị thương giảm 11,3%. Bình quân 1 ngày trong sáu tháng, cả nước có 31 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người và làm bị thương 21 người.

Thiệt hại do thiên tai

Thiên tai xảy ra trong sáu tháng ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư của nhiều địa phương. Theo báo cáo sơ bộ, thiên tai đã làm 74 người chết, mất tích và 181 người bị thương; gần 1 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi; trên 63 nghìn ngôi nhà bị sạt lở, tốc mái; hơn 8 nghìn ha lúa và gần 19 nghìn ha hoa màu bị ngập, hư hỏng. Các địa phương bị thiệt hại nặngdo thiên tai : Quảng Bình với 22 người chết và mất tích; Lào Cai 18,7 nghìn ngôi nhà bị sập, sạt lở, tốc mái; Tuyên Quang hơn5 nghìn ha lúa và hoa màu bị hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trong sáu tháng đầu năm nay ước tính 1170 tỷ đồng, trong đó Lào Cai thiệt hại nhiều nhất với hơn 371 tỷ đồng. Tổng số tiền mặt cứu trợ các địa phương bị thiệt hại do thiên taigây ra trong sáu tháng qua là hơn 2,2 tỷ đồng.

Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ

Trong sáu tháng đầu năm, các cơ quan chức năng đã phát hiện 3,5 nghìn vụ vi phạm quy định về vệ sinh môi trường tại 56 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngtrong đó 1,7 nghìn vụ bị xử lý với tổng số tiền phạt gần 362 tỷ đồng. Trà Vinh là tỉnh có số vụ vi phạm môi trường được phát hiện nhiều nhất với 647 vụ, Bình Định có số vụ vi phạm môi trường bị xử lý nhiều nhất với 257 vụ.

Trong sáu tháng đầu năm, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 1274 vụ cháy, nổ nghiêm trọng, làm 61 người chết và 112 người bị thương, thiệt hại do cháy nổ ước tính khoảng 519 tỷ đồng. Riêng tháng Sáu đã xảy ra 232 vụ cháy, nổ, làm 9 người chết, 47 người bị thương với giá trị thiệt hại trên 199 tỷ đồng.

Khái quát lại, kinh tế-xã hội nước ta sáu tháng đầu năm nay đạt được một số kết quả nhất định: Tăng trưởng khu vực dịch vụ giữ ổn định ở mức khá. Lạm phát được kiềm chế. Khó khăn của các doanh nghiệp đang dần được tháo gỡ, tín dụng theo xu hướng tăng lên, ngành công nghiệp chế biến chế tạo có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn và ẩn chứa những rủi ro tác động đến ổn định vĩ mô. Nợ xấu chưa được giải quyết. Lạm phát mặc dù đang ở mức an toàn nhưng sẽ chịu ảnh hưởng từ việc áp dụng các chính sách nới lỏng tài chính tiền tệ ở ngoài nước, đồng thời bị tác động mạnh từ việc thực hiện điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng, dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp, thủy sản gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm và nhất là chịu ảnh hưởng nhiều của dịch bệnh và thời tiết. Sản xuất kinh doanh trong nước đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu, tuy đã có cải thiện nhưng sức mua thấp dẫn đến tiêu thụ hàng tồn kho chậm. Vì vậy, các ngành và địa phương cần tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ, tập trung vào một số vấn đề trọng tâm sau đây:

Một là, đẩy nhanh tiến độ giải quyết vấn đề nợ xấu ngân hàng cũng như nợ của các doanh nghiệp Nhà nước thông qua các giải pháp tích cực cả dài hạn và ngắn hạn trên cơ sở xác định đúng, đủ quy mô nợ và cơ cấu nợ. Thực hiện tái cấu trúc ngân hàng theo hướng hoàn thiện hệ thống ngân hàng với hoạt động kinh doanh lành mạnh, tiết kiệm chi phí và tập trung làm tốt chức năng trung gian tài chính. Giám sát chặt chẽ hoạt động của hệ thống ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương mại. Thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt có kiểm soát, bảo đảm mức lạm phát và mức tăng trưởng hợp lý. Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đi đôi với đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường và cải tiến thủ tục cho vay.

Hai là, nghiên cứu xây dựng chính sách tạo sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng mở rộng và phát triển dịch vụ cùng với chuyển dịch các phân ngành trong nội bộ ngành công nghiệp; nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tiếp tục ban hành và thực hiện các chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cùng các biện pháp trợ giúp doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu xây dựng chiến lược kinh doanh về mọi mặt trong xu thế hội nhập toàn cầu của nền kinh tế như: Mô hình quản trị doanh nghiệp, năng suất lao động; trang bị và ứng dụng công nghệ, máy móc, thiết bị; nguồn vốn kinh doanh; mẫu mã, chất lượng, giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm; tuyển dụng và đào tạo nhân lực… nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hạn chế thấp nhất rủi ro khi bị tác động xấu từ những yếu tố bất lợi khách quan ở trong và ngoài nước.

Ba là, nghiên cứu các chính sách và biện pháp kích cầu tiêu dùng nội địa để tăng tổng cầu - một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng. Nghiên cứu xây dựng các giải pháp củng cố thị trường truyền thống và phát triển thị trường mới. Khai thác hiệu quả thị trường trong nước thông qua việc củng cố hệ thống phân phối, phát triển chuỗi cung ứng hàng hoá nhằm tạo nguồn cung bền vững và giảm chi phí. Qua đó giảm lượng hàng tồn kho, kích thích sản xuất của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tín dụng tăng cao. Chủ động, linh hoạt trong điều tiết cung cầu, bình ổn thị trường trong nước. Chú trọng quản lý thị trường, chống các hành vi gian lận thương mại. Thực hiện điều chỉnh tăng giá một số sản phẩm hàng hóa dịch vụ nhạy cảm như: Xăng dầu, dịch vụ y tế… theo lộ trình hợp lý để tránh tình trạng lạm phát quay trở lại, góp phần giữ ổn định kinh tế vĩ mô.

Bốn là, tập trung tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản. Tăng cường công tác chống buôn lậu nông sản, nhất là hàng tạm nhập tái xuất để bảo vệ lợi ích cho người nông dân. Nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ trong nông nghiệp để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp, đặc biệt là các mặt hàng nông sản Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu. Tiến hành rà soát hiện trạng đất đai, nguồn lực để cơ cấu lại ngành nghề, cây con và giống phù hợp với từng địa phương, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp ổn định thu nhập người dân vùng nông thôn. Xây dựng thương hiệu nông sản của Việt Nam nhằm giảm thiệt hại cho nông dân và doanh nghiệp, từng bước nâng cao vị thế của nông sản nước ta trên thị trường quốc tế.

Năm là, tiếp tục làm tốt công tác an sinh xã hội. Quan tâm đến các hộ diện nghèo và các hộ vốn đã thoát nghèo, nay lại đối mặt với nguy cơ bị rơi trở lại xuống dưới chuẩn nghèo. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống chính sách, điều chỉnh chế độ trợ cấp ưu đãi, tăng cường hoạt động xã hội hoá công tác chăm sóc người có công. Nghiên cứu cải tiến thủ tục hành chính trong quá trình lập hồ sơ, giải quyết chế độ cho các đối tượng chính sách và người có công.

Nguồn: TỔNG CỤC THỐNG KÊ (gso.gov.vn)


Các tin khác
© Copyright 2012 CỤC THỐNG KÊ TỈNH LÂM ĐỒNG
10 Đường 3 Tháng 4, Phường 3, TP. Đà Lạt