I. SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
1. Trồng trọt
* Gieo trồng và thu hoạch vụ Đông xuân: Tổng diện tích gieo trồng và thu hoạch vụ Đông xuân cây hàng năm là 2.464,9 ha (+163,1 ha), tăng 7,09% so với cùng kỳ, cụ thể:
Cây lúa: Tổng diện tích là 70 ha, tăng 2,94% so với cùng kỳ do gieo trồng thử nghiệm giống lúa mới có năng suất và giá thành cao hơn, tập trung ở xã Lát và Đưng KNớ. Năng suất bình quân đạt 31,8 tạ/ha, tăng 0,95%; sản lượng đạt 222,6 tấn, tăng 3,92% so với cùng kỳ.
Cây ngô: gieo trồng 92,5 ha, giảm 3,65% so với cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở xã Đạ Chais; sản lượng ước thu được là 471,8 tấn, giảm 9% so với cùng kỳ.
Cây lấy củ có chất bột: Diện tích gieo trồng 94,5 ha, tăng 6,18% so với cùng kỳ.
Cây rau các loại: Diện tích gieo trồng 1.753,9 ha, tăng 8,43% so với cùng kỳ, phần lớn vẫn là rau của thành phần kinh tế cá thể, còn lại là diện tích rau các loại của doanh nghiệp đã và mới tiến hành đầu tư trên địa bàn huyện; năng suất rau đạt 416,8 tạ/ha; sản lượng đạt 73.102,6 tấn, tăng 7,4% so với cùng kỳ.
Cây hoa các loại: diện tích gieo trồng 431 ha, tăng 4,54%; sản đạt 172,8 triệu cành, tăng 7,96% so với cùng kỳ.
* Gieo trồng vụ Hè thu: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đến thời điểm 10/6/2022 là 2.465 ha, tăng 5,6% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt 178 ha, giảm 4,8% so với cùng kỳ; cây lấy củ có chất bột 114 ha (khoai lang: 28 ha, khoai tây: 58 ha, khoai môn: 28 ha), tăng 10,1% so với cùng kỳ; rau các loại 1.730 ha, tăng 6,4%; hoa các loại 426 ha, tăng 5,2%; đậu các loại 17 ha, tăng 30,8% so với cùng kỳ.
* Cây lâu năm
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình thời tiết là khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, giá cả một số mặt hàng cây lâu năm được duy trì ổn định và có chiều hướng tăng lên. Tổng diện tích cây lâu năm hiện có là 5.103,1 ha, tăng 7,46% so với cùng kỳ; trong đó, diện tích cà phê hiện 4.442,6 ha, chiếm 87,06% diện tích cây lâu năm, tăng 5,58% so với cùng kỳ.
Sản lượng thu hoạch một số loại cây lâu năm không có nhiều biến động so cùng kỳ do một số loại cây lâu năm chính hiện tại chưa cho sản phẩm, sản lương chủ yếu 6 tháng năm 2022 là thu hoạch cây ăn quả như : sản lượng chuối đạt 1.130 tấn, tăng 7,62%; cam đạt 85 tấn, tăng 8,97%; bơ đạt 30 tấn, tăng 85,19%; mít 17 tấn, tăng 142,86%; dâu tây 380 tấn, tăng 15,15% so với cùng kỳ.
Tình hình trồng mới cây lâu năm: So với cùng kỳ năm trước diện tích trồng mới chủ yếu từ một số loại cây ăn quả như chanh dây, dâu tây với khoảng 2,5 ha, giảm 16,67% so với cùng kỳ.
2. Chăn nuôi
Số lượng chăn nuôi: Trong 6 tháng đầu năm 2022, đàn trâu hiện có là 2.095 con, tăng 3,97%; đàn bò có 5.105 con, tăng 6,78%; đàn lợn 3.727 con, tăng 49,74% so với cùng kỳ (trong đó, lợn thịt 1.982 con, tăng 22,35%; lợn nái 600 con, tăng 13,42%; lợn đực giống 29 con, tăng 38,1% so với cùng kỳ; lợn con chưa tách mẹ 1.116 con). Đàn gà hiện có 31,24 ngàn con, giảm 14,88% so với cùng kỳ (trong đó, gà thịt là 25,46 ngàn con, giảm 15,22%; gà đẻ trứng là 5,79 ngàn con, giảm 13,34% so với cùng kỳ).
Sản phẩm chăn nuôi: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng trong 6 tháng đầu năm 2022; thịt trâu hơi xuất chuồng 81,3 tấn, tăng 2,91%; thịt bò hơi xuất chuồng 184 tấn, tăng 1,6%; thịt lợn hơi xuất chuồng 103,4 tấn, tăng 4,97%; thịt gà hơi xuất chuồng là 54,9 tấn, tăng 7,44% so với cùng kỳ. Sản lượng trứng gà thu được là 130 ngàn quả, tăng 1,56% so với cùng kỳ.
3. Lâm nghiệp
Công tác phòng, chống cháy rừng: Ngay đầu mùa khô 2021 – 2022, Hạt Kiểm lâm, đơn vị chủ rừng đã xây dựng phương án Bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện; chuẩn bị tốt về nhân lực, vật lực, phương tiện, trang thiết bị ứng phó với các tình huống cháy rừng xảy ra trên địa bàn. Chủ động đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị chủ rừng triển khai thực hiện tốt các hạng mục công trình phòng cháy, chữa cháy rừng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Giao khoán quản lý bảo vệ rừng: Tổng diện tích giao khoán trên địa bàn hiện nay 107.281 ha, đang giao khoán cho 3.181 hộ dân và 13 đơn vị tập thể.
Khai thác, thu nhặt gỗ và lâm sản khác: Trong 6 tháng năm 2022 tổng khối lượng gỗ khai thác thực hiện 600 m3 gỗ tròn các loại, giảm 7,39% so với cùng kỳ; sản lượng củi khai thác ước thực hiện 10.480 ster, giảm 0,19% so với cùng kỳ.
4. Thủy sản
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản hiện nay là 27,9 ha, trong đó có trên 13 ha là diện tích nuôi cá nước lạnh (cá tầm) trong bể, bồn của các doanh nghiệp, được nuôi với hình thức thâm canh và có giá trị kinh tế cao; còn lại chủ yếu là hình thức nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến của các hộ dân.
Tổng sản lượng thủy sản ước thu được trong 6 tháng đầu năm 2022 là 435,5 tấn, tăng 4,84% so với cùng kỳ; trong đó, sản lượng cá nước lạnh (cá tầm ) của các doanh nghiệp và một số hộ dân với 420 tấn, chiếm 96,44% sản lượng thủy sản, tăng 5% so với cùng kỳ; còn lại là sản lượng cá của các hộ dân nhỏ lẻ được nuôi thả thêm trong các diện tích ao hồ dùng để tưới tiêu nhằm cải thiện thêm đời sống sinh hoạt hàng ngày (cá trắm: 4,4 tấn, tăng 0,46%; cá chép: 4,32 tấn, tăng 0,47%; cá rô phi: 5,1 tấn, tăng 2%; cá khác: 1,72 tấn, giảm 1,71% so với cùng kỳ).
II. SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP - ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1. Công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển. Trong 6 tháng đầu năm 2022 giá trị ngành công nghiệp cá thể theo giá hiện hành ước đạt 8.452,5 triệu đồng, tăng 10,14% so với cùng kỳ năm trước; giá trị sản xuất theo giá so sánh đạt 5.386,61 triệu đồng, tăng 8,57% so với cùng kỳ.
2. Đầu tư xây dựng:
Tổng nguồn vốn các công trình đầu tư trên địa bàn huyện Lạc Dương do huyện và tỉnh bố trí vốn đến đầu tháng 6 năm 2022 là 155.937 triệu đồng; bố trí cho 34 hạng mục công trình. Thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 76.929 triệu đồng, giảm 26,37% so với cùng kỳ để nâng cấp một số tuyến đường Lạc Dương, Phi Tô Lâm Hà, đường 19/5, đường vào khu du lịch Ma rừng lữ quán (giai đoạn 2,3) và một số tuyến đường khác. Bên cạnh đó huyện cũng thực hiện đầu tư là 6.288 triệu đồng cho các công trình công cộng khác như Xây dựng hồ chống bồi lắng, Hoàn thiện hạ tầng sân vận động huyện Lạc Dương, Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt huyện Lạc Dương và một số công trình khác.
III. THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ
Các ngành dịch vụ, thương mại tăng trưởng khá, số lượng cửa hàng, hộ cá thể ngày càng phát triển đa dạng về loại hình, ngành nghề kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu hàng hóa phục vụ sản xuất, tiêu dùng của người dân. Các ngành chức năng thường xuyên tăng cường công tác quản lý thị trường, chủ động phối hợp với lực lượng quản lý thị trường tổ chức kiểm tra liên ngành các cơ sở sản xuất kinh doanh buôn bán trên địa bàn huyện nhằm ngăn chặn việc mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại; quản lý, kiểm tra, xử lý tình trạng kinh doanh buôn bán hàng rong, tự phát, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan, mất trật tự an toàn giao thông.
IV. VĂN HÓA - XÃ HỘI
1. Văn hóa
Công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực Văn hóa và thông tin trong tháng tiếp tục được đảm bảo; các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa không xảy ra diễn biến phức tạp, chấp hành đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về hoạt động văn hóa nơi công cộng.
* Hoạt động văn hóa thông tin, văn nghệ, thể dục thể thao: Các hoạt động thể dục, thể thao của nhân dân trên địa bàn đƣợc tiến hành thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, rèn luyện thân thể của người dân. Hướng dẫn và phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức các hoạt động văn nghệ và các hoạt động thể thao như bóng chuyền, cầu lông mừng Đảng, mừng Xuân năm 2022 đến đông đảo cán bộ, công chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn, các hoạt động văn nghệ, thể thao diễn ra sôi nổi, lành mạnh, an toàn.
* Về Truyền thanh - Truyền hình: Đài Truyền thanh - Truyền hình tập trung tuyên truyền một số hoạt động: tuyên truyền phòng chống dịch bệnh; tuyên truyền về các gương điển hình tiến tiến, gương người tốt, việc tốt bằng cả 2 thứ tiếng Việt và K’Ho qua đó đã phản ánh sát thực tâm tư, nguyện vọng của người dân. Công tác tuyên truyền, đưa tin các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện diễn ra liên tục với nội dung và hình thức phong phú.
2. Giáo dục
Tiếp tục đảm bảo tốt các cơ sở vật chất ban đầu như, trường, lớp, chất lượng đội ngũ giáo viên, công tác duy trì sĩ số, chống bỏ học, nghỉ học và nâng cao chất lượng giáo dục. Cơ sở vật chất được tu sữa chữa, xây dựng theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, cảnh quan trường lớp ngày càng khang trang, sạch sẽ, trang thiết bị dạy học từng bước được đầu tư.
3. Y tế
Công tác y tế vẫn tập trung tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, phối hợp tốt với các ban, ngành kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, cấp cứu, khám chữa bệnh.
Đến nay đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 1 cho 31.279 người dân, mũi 2 cho 30.366, mũi 3 cho 23.828 người từ đủ18 tuổi trở lên; tiêm mũi 1 cho 2.920 người, mũi 2 cho 2.843 người từ 12 đến 18 tuổi; tiêm mũi 1 cho 729 trẻ em từ 5 đến 12 tuổi trên địa bàn huyện. Thường xuyên tuyên truyền cho các cơ sở y tư nhân trên địa bàn huyện thực hiện đánh giá phòng khám an toàn phòng chống Covid-19 theo Quyết định số 4999/QĐ-BYT ngày 01/12/2020 của Bộ Y tế về việc Ban hành Bộ Tiêu chí Phòng khám an toàn phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp; triển khai cho các nhà thuốc tư nhân vận động khách hàng, người dân thực hiện khai báo y tế, thông điệp 5k...
4. Công tác xã hội
* Về Lao động, đào tạo nghề và giải quyết việc làm: Tiếp tục tuyên truyền về đào tạo nghề nông thôn và xuất khẩu lao động, quan tâm công tác dạy nghề, thực hiện kế hoạch mở các lớp dạy nghề để thu hút số lao động phổ thông chưa có nghề nghiệp, từng bước nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng nhu cầu thực tế địa phương, đồng thời đảm bảo các chế độ an sinh xã hội trên địa bàn huyện.
* Chính sách người có công: Tăng cường công tác quản lý đối tượng, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách người có công với cách mạng tại địa phương, thực hiện chi trả trợ cấp kịp thời, giải quyết các chế độ trợ cấp hàng tháng.
* Chính sách bảo trợ xã hội: Tiếp tục thực hiện tốt việc chi trả trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo đúng quy định; Chi trả cho học sinh trung học phổ thông theo quyết định số 12/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
5. An toàn xã hội
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định, giữ vững; nhiệm vụ quân sự - quốc phòng luôn được quan tâm triển khai đồng bộ, toàn diện song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tập trung xây dựng lực lượng, huấn luyện chiến đấu, diễn tập khu vực phòng thủ, củng cố nhân lực, vật lực, tài chính, duy trì chế độ trực sãn sàng chiến đấu.
|