Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng ước tháng 9, 9 tháng năm 2021

            Tình hình kinh tế - xã hội trong 9 tháng đầu năm 2021 của nước ta nói riêng và thế giới nói chung diễn ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh ở các quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi sau nỗ lực nghiên cứu và triển khai tiêm chủng vắc xin phòng dịch Covid-19 ở nhiều nước trên thế giới, giá cả hàng hóa thế giới có xu hướng tăng. Trong nước, tiếp đà phục hồi và tăng trưởng tích cực từ quý IV năm 2020, kinh tế vĩ mô nước ta tiếp tục ổn định, thời tiết những tháng đầu năm tương đối thuận lợi, dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát tốt là những điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm 2021 dịch Covid-19 bùng phát ở một số tỉnh, thành phố, số ca mắc tăng cao và diễn biến phức tạp đã đặt ra không ít thách thức trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Trước những thuận lợi và khó khăn đan xen, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngay từ đầu năm đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng chậm. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận tải và du lịch tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Tình hình vi phạm lâm luật tuy có giảm so với cùng kỳ nhưng vẫn diễn biến phức tạp ở một số địa phương, trật tự xây dựng chưa được thực hiện nghiêm tại một số khu vực; một số dự án đầu tư ngoài ngân sách chậm triển khai thực hiện, vi phạm các quy định về đầu tư, xây dựng trong quá trình thực hiện. Đời sống của nhân dân vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn; tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội còn nhiều diễn biến phức tạp khó lường. Để thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”, vừa quyết liệt phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân. Các cấp, các ngành địa phương đã quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI, Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Chương trình hành độ số 899/Ctr-UBND ngày 5/2/2021 của UBND tỉnh. Thực hiện Chỉ thị 10/CT/TU, ngày 02/8/2021 của Tỉnh ủy về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn và kế hoạch số 5488/KH-UBND, ngày 03/8/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT/TU. Chủ động thực hiện các biện pháp cách ly, phong tỏa, dập dịch theo Chỉ thị số 15/CT-TTg và số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ khi tình hình diễn biến phức tạp. Nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2021 vẫn duy trì ổn định, đạt được kết quả tích cực trên một số lĩnh vực.

             1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

1.1. Sản xuất nông nghiệp

  Trong 9 tháng năm 2021 sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ sản xuất vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu, gieo trồng một số cây hằng năm vụ Mùa 2021 và trồng, chăm sóc và thu hoạch một số cây lâu năm. Thực hiện công tác lâm sinh; khai thác lâm sản; công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; triển khai công tác giao khoán, quản lý bảo vệ rừng. Kết quả đạt được từng lĩnh vực cụ thể trong tháng 9 và 9 tháng năm 2021 như sau:

Tổng diện tích gieo trồng ước đạt 344.077,2  ha, tăng 1,66% (+5.625 ha) so với cùng kỳ, Trong đó, diện tích cây hàng năm 83.190,6 ha, chiếm 24,18%. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 118.249,5 tấn, tăng 1,04% so với cùng kỳ. Trong đó: Sản lượng lúa đạt 86.828 tấn, tăng 5,89% (+4.829 tấn); sản lượng ngô ước đạt 31.421,5 tấn, giảm 5,42% (-1.802 tấn).

Cây lúa gieo trồng 14.971,4 ha, giảm 0,04% (-6 ha) so với cùng kỳ, trong đó: lúa Đông xuân thực hiện 9.260,6 ha, tăng 1,6%; lúa Hè thu ước 5.710,8 ha, giảm 2,58% (-151,5 ha).

   Cây rau các loại: Diện tích rau các loại gieo trồng 43.641,7 ha, tăng 2,1% (+944,4 ha) so với cùng kỳ. Trong đó: Rau vụ Đông xuân thực hiện 20.040,8 ha, chiếm 45,92%,  tăng 2,69% (+524,2 ha); vụ Hè Thu ước thực hiện 23.601 ha, chiếm 54,08%, tăng 1,81% (+420,2 ha) so với cùng kỳ.  Diện tích rau ứng dụng công nghệ cao trong nhà kính, nhà lưới, màng phủ ngoài trời, toàn tỉnh ứng dụng trên 23 ngàn ha rau các loại. Ước năng suất rau các loại bình quân chung đạt 350,97 tạ/ha, tăng 0,08% (+0,27 tạ/ha) so với cùng kỳ. Sản lượng rau các loại ước đạt 1.531.688,2 tấn, tăng 2,29% (+34.278,7 tấn) so với cùng kỳ.

 Hoa các loại: Trong những năm gần đây đối với cây hoa luôn là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng nói chung và thành phố Đà Lạt nói riêng, tận dụng lợi thế đó cùng với giá tiêu thụ tương đối ổn định nên bà con nông dân chuyển hướng sang đầu tư về chất lượng một số loại hoa có giá trị kinh tế cao như hoa lan các loại, ly, hoa hồng, hoa cúc vạn thọ…, diện tích hoa toàn tỉnh gieo trồng được 6.033,8 ha, tăng 1,24% (+74 ha) so với cùng kỳ. Sản lượng ước đạt 1.959,8 triệu bông/cành, giảm 4,89% (-100,7 triệu bông/cành), do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến một số tỉnh, trong đó có thành phố Hà Nội,  Hồ Chí Minh là nơi tiêu thụ hoa chủ yếu, phải thực hiện giãn cách xã hội, mặt khác xuất khẩu hoa bị gặp khó khăn.

            Cây lâu năm:  Đa dạng về chủng loại, ước tính 9 tháng năm 2021 diện tích hiện có 260.886,5 ha, tăng 1,85% (+4.747,23 ha) so với cùng kỳ. Cây cà phê là cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, với diện tích hiện có 175.502,26 ha, tăng 0,5% (+876,4 ha). Tiếp đến là cây cây ăn quả với diện tích hiện có 31.746,8 ha, tăng 14,89%; cây điều diện tích hiện có 21.054,6 ha, giảm 2,95% (-641 ha);  cây chè với diện tích 10.779,54 ha, giảm 0,97% (-105,5 ha) so với cùng kỳ.

Kết quả sản xuất một số cây lâu năm

 

 

Thực hiện
9 tháng năm 2020

Thực hiện 9 tháng năm 2021

9 tháng năm 2021
so với cùng kỳ 
(%)

 

 

 

 

 

 

 

Tổng diện tích - Ha

256.139,3

260.886,5

101,85

 

       Cây ăn quả

27.633,1

31.746,8

114,89

 

       Điều

21.695,6

21.054,6

97,05

 

       Hồ tiêu

2.235,8

2.195,3

98,19

 

       Cao su

9.392,5

9.404,6

100,13

 

       Cà phê

174.625,9

175.502,3

100,50

 

       Chè

10.885,0

10.779,5

99,03

 

       Dâu tằm

9.085,4

9.644,0

106,15

 

 

 

 

 

 

    Sản lượng thu hoạch một số cây lâu năm trong 9 tháng năm 2021: Sản lượng điều thu hoạch ước đạt 16.717,07 tấn, giảm 1,3% (-220,3 tấn); sản lượng tiêu thu hoạch đạt 6.916,5 tấn, giảm 3,62% (-260 tấn); cây cao su sản lượng ước đạt 7.033 tấn, tăng 4,95%; cây chè sản lượng thu hoạch ước đạt 96.088 tấn, giảm 1,51% (-1.473,5 tấn).

            * Tình hình chăn nuôi

   Tổng đàn vật nuôi trong 9 tháng đầu năm 2021: Tổng đàn trâu hiện có ước đạt 13.121 con, giảm 5,51% (-705 con); tổng đàn bò thời điểm hiện tại ước đạt 98.190 con[1], giảm 5,52% (-5.738 con) so với cùng kỳ. Tổng số lợn là 396.920 con, tăng 10,03% (+36.191 con); tổng số gia cầm hiện có 11 triệu con, tăng  7,5% (+0,77 triệu con) so với cùng kỳ. Trong đó: gà chiếm 50,76% tổng đàn gia cầm; các loại gia cầm khác như vịt, ngan, ngỗng, chim cút… chiếm 49,24% tổng đàn.

  Tổng sản lượng chăn nuôi 9 tháng đầu năm 2021: Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 819 tấn, giảm 0,97% (-8 tấn); sản lượng thịt bò hơi xuất đạt 4.006,7 tấn, giảm 12,5% (-572,4 tấn); sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 50.313  tấn, giảm 2,77% (-1.434 tấn); sản lượng thịt gia cầm hơi đạt 18.173 tấn, tăng 12,27% (+1.986,7 tấn), trong đó: Sản lượng thịt gà hơi 9 tháng ước đạt 14.140,7 tấn, tăng 4,25% (+576,5 tấn) so với cùng kỳ.

   Sản lượng, sản phẩm không qua giết mổ xuất chuồng: Sản lượng sữa bò 9 tháng ước đạt 77.050,25 tấn, tăng 11,34% (+7.849,25 tấn); sản lượng trứng gia cầm các loại ước đạt 1.391.371,2 ngàn quả, tăng 11,84% (+147.330 nghìn quả) so với cùng kỳ. Trong đó chủ yếu là trứng chim cút 976.398  ngàn quả, chiếm 70,18%, tăng 11,25% so với cùng kỳ, do số lượng các trang trại nuôi chim cút đẻ trứng phát triển mạnh cả số lượng và quy mô, nhu cầu tiêu thụ, giá cả tăng và ổn định trong thời gian qua.  Sản lượng kén tằm 9 tháng ước đạt 8.802,6 tấn, tăng 7,5% (+614 tấn) so với cùng kỳ. Những năm gần đây bà con nông dân tích cực chuyển đổi giống dâu cho năng suất cao ít sâu bệnh phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, năng suất cao và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Bên cạnh đó, do hiệu quả từ chăn nuôi tằm, giá kén ổn định đem lại thu nhập nên người dân tích cực đầu tư chăm bón, mở rộng diện tích.

 1.2. Lâm nghiệp

   Một số chỉ tiêu lâm nghiệp chủ yếu 9 tháng đầu năm 2021[2]:

               Trồng mới rừng tập trung toàn tỉnh đạt 1.240 ha, giảm 7,12% (-95 ha) so với cùng kỳ, chủ yếu là rừng sản xuất. Diện tích rừng trồng được chăm sóc 9 tháng năm 2021 ước đạt 7.170 ha, tăng 6,22% (+420 ha) so với cùng kỳ. Tổng diện tích đã khoán quản lý bảo vệ rừng 452.649,4 ha.

               Khai thác lâm sản: Gỗ tròn các loại khai thác ở các loại hình kinh tế ước đạt 39.051 m3, tăng 1,33% (+511 m3) so với cùng kỳ, sản lượng khai thác tăng do khai thác trắng rừng trồng. Sản lượng củi khai thác và tận dụng ước đạt 54.634,5 ster, bằng 94,31% so với cùng kỳ.

             Tình hình vi phạm lâm luật: Trong tháng 9 năm 2021, lực lượng Kiểm Lâm và các đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh đã phát hiện lập biên bản 377  vụ vi phạm lâm luật, giảm 28,33% (-149 vụ) so với cùng kỳ. Trong đó: Số vụ phá rừng 165 vụ, giảm 14,06% (-27 vụ); diện tích rừng bị phá 27,77  ha, giảm 23,92% (-8,73 ha) so với cùng kỳ. Tổng số vụ vi phạm đã xử lý 341 vụ, trong đó: xử lý hành chính 315 vụ, xử lý hình sự 26 vụ. Lâm sản tịch thu qua xử lý vi phạm: tịch thu 638,56 m3 gỗ các loại. Thu nộp ngân sách 5,003 tỷ đồng.

   Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng: Tính đến ngày 10/9/2021 trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 05 vụ cháy/7,16 ha, trong đó: 02 vụ cháy rừng/1,83 ha; loại rừng hỗn giao-lồ ô (không thiệt hại đến tài nguyên rừng); 03 vụ cháy thảm cỏ cây bụi dưới tán rừng/5,33 ha (không gây thiệt hại đến tài nguyên rừng).

    Công tác cho thuê rừng, đất lâm nghiệp: Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 326 dự án/311 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao, cho thuê đất để đầu tư triển khai dự án, với tổng diện tích là 52.800 ha (đã trừ diện tích thu hồi một phần). Tổng số dự án đã thu hồi 201 dự án/33.768 ha (gồm 165 dự án thu hồi toàn bộ/29.529 ha và 36 dự án thu hồi một phần/4.239 ha) do không triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định, một số doanh nghiệp tự nguyện trả lại dự án…

  1.3. Thủy sản

  Lâm Đồng là tỉnh miền núi, hoạt động sản xuất chủ yếu là nuôi trồng và khai thác thủy sản nước ngọt, nhiều hộ tận dụng mặt nước phục vụ tưới trong sản xuất nông nghiệp để nuôi trồng nhằm cải thiện, phục vụ đời sống.

  Diện tích nuôi trồng thủy sản ước 9 tháng đầu năm 2021, trên địa bàn toàn tỉnh đạt 2.290,56 ha, giảm 6,33% (-154,82 ha) so với cùng kỳ. Diện tích nuôi trồng thủy sản phổ biến là nuôi cá có 2.290,54 ha, chiếm 99,99%; còn lại là thủy sản khác chiếm tỷ trọng thấp 0,01%.

     Nuôi trồng thủy sản lồng bè: Toàn tỉnh hiện có 30 cơ sở  nuôi thủy sản lồng, bè trên sông, hồ. Số lồng bè nuôi cá tầm 205 cái, chiếm 50,12%, thể tích lồng nuôi 21.960 m3, chiếm 50,86%; cá diêu hồng 9.275 m3, chiếm 21,48%; cá rô phi 5.570 m3, chiếm 12,9%; cá trắm 3.666 m3, chiếm 8,49%; cá chép 2.190 m3, chiếm 5,07%.

     Nuôi trồng thủy sản bể bồn: Toàn tỉnh có 13 cơ sở nuôi thủy sản bể bồn, trong đó 07 doanh nghiệp và 06 hộ cá thể. Thể tích nuôi 116.341 m3, chủ yếu là nuôi cá tầm.

    Sản xuất giống thủy sản: Tổng diện tích/thể tích ươm, nuôi thủy sản nội địa 5.000 m2, trong đó: hộ gia đình 2.700 m2; doanh nghiệp ngoài nhà nước 500 m2; HTX 1.800 m2; thể tích nuôi 2.830 m3.

            Sản lượng thủy sản: Sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác trên địa bàn ước 9 tháng năm 2021 đạt 7.337,1 tấn, tăng 4,84% (+338,7 tấn) so với cùng kỳ, trong đó:      sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 7.105 tấn, chiếm 96,84%, tăng 5,11% (+3456 tấn) so với cùng kỳ.

             Sản xuất giống thủy sản ước đạt 28,3 triệu con, chủ yếu là cá giống các loại, tăng 4,81% (+1,3 triệu con) so với cùng kỳ.

 2. Sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cũng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng khác nhau của các ngành sản xuất công nghiệp. Một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo (cụ thể là ngành chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống, dệt) hoạt động cầm chừng hoặc tạm ngưng hoạt động để thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19, ngoài ra thị trường tiêu thụ thu hẹp do giãn cách xã hội, hợp đồng mới và xuất khẩu rất ít, các doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo giãn cách nhân công.

 Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 9 năm 2021 giảm 5,15% so với cùng kỳ. Trong đó, chỉ số sản xuất ngành khai khoáng chỉ đạt 76,44%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 15,44%  ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 2,3%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 10,32%; với cùng kỳ.

 Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước quý III năm 2021 tăng 3,06% so với cùng kỳ. Trong đó, chỉ số sản xuất ngành khai khoáng, ngành ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải đều giảm từ 0,43-10,51% so với cùng kỳ. Riêng ngành sản xuất và phân phối điện nước tăng 24,59% so cùng kỳ.

 Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2021 dự ước tăng 8,34% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành khai kháng có chỉ số tăng 5,61%; bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chịu ảnh hưởng nhiều nhất của dịch Covid-19, chỉ số sản xuất tăng thấp nhất trong những năm qua (tăng 2,55%); ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện (tăng 17,12%), do năm trước một số nhà máy tạm ngưng hoạt động để bảo hành, bảo dưỡng; hiện nay các nhà máy thủy điện trên địa bàn tiếp tục duy trì công suất chạy máy phát điện cung cấp cho hệ thống điện quốc gia; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 0,64%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng qua các năm so với cùng kỳ

                                                                                                        %

 

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Toàn ngành công nghiệp

106,64

107,62

99,80

108,34

  1. Khai khoáng

104,69

117,42

96,56

105,61

  1. Chế biến, chế tạo

109,59

111,11

104,22

102,55

  1. Sản xuất, phân phối điện

104,51

103,95

94,28

117,12

  1. Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

107,04

110,26

106,69

99,36

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất trong 9 tháng năm 2021 tăng cao so với năm trước, đóng góp chủ yếu tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp: Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 30,9%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 23,85%; sản xuất dệt tăng 21,47%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 20,54%. Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất đồ uống tăng 2,74%; sản xuất kim loại tăng 1,42%; sản xuất thuốc hóa dược giảm 24,23%; sản xuất chế biến thực phẩm giảm 11,15%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 2,09%; sản xuất trang phục giảm 1,94%.

Một số sản phẩm công nghiêp chủ yếu 9 tháng năm 2021 tăng cao so với cùng kỳ: Bê tông trộn sẵn đạt 401,3 ngàn tấn, tăng 26,29%; điện sản xuất của 33 nhà máy trên địa bàn tỉnh đạt 5.390 triệu kwh, tăng 16,49%. Một số sản phẩm có mức tăng thấp hoặc giảm so cùng kỳ: Bia đóng lon đạt 63,3 triệu lít, tăng 6,57%; ôxit nhôm đạt 523 ngàn tấn, tăng 1,42%; rau ướp lạnh đạt 6.834 tấn, giảm 6,25%; phân bón NPK đạt 92,5 ngàn tấn, giảm 2,05%; chè nguyên chất, chè xanh đạt 13.061 tấn, giảm 39,02%.

* Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 9 tháng đầu năm 2021 tăng 3,65% so với cùng kỳ, tăng chủ yếu ở các ngành: ngành dệt tăng 43,2%; ngành sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 31,18%; ngành in, sao chép bản ghi các loại tăng 19,12%; ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 23,39%; ngành sản xuất đồ uống tăng 11,18%. Các ngành khác có chỉ số tiêu thụ giảm nhiều so với cùng kỳ như ngành sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 42,08%; chế biến thực phẩm giảm 13,57%; sản xuất trang phục giảm 12,63%.

* Chỉ số tồn kho tháng 9/2021 giảm 36,26% so với cùng kỳ, chủ yếu ở các nhóm ngành: Sản xuất đồ uống giảm 54,89%, ngành dệt giảm 39,12%; sản xuất khoáng phi kim loại giảm 40,72%. Các ngành khác có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ như sản xuất hóa chất tăng gấp 6 lần; sản xuất chế biến gỗ tăng 75,88%.

* Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp trong 9 tháng năm 2021 giảm 3,46% so với cùng kỳ. Chia theo ngành công nghiệp: Ngành khai khoáng giảm 2,73%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 3,26%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 5,48% và ngành cung cấp nước, xử lý rác thải giảm 1,52% so với cùng kỳ. Chia theo loại hình: doanh nghiệp nhà nước giảm 3,04%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm 4,48% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 1,85%.

* Xu hướng sản xuất kinh doanh

Nhận định xu hướng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong quý III năm 2021 so quý II năm 2021 không khả quan do diễn biến tình hình dịch bệnh Covid -19 trên địa bàn và các tỉnh lân cận, vì vậy chỉ số cân bằng (CSCB) -47,54%; trong đó: doanh nghiệp ngoài quốc doanh có CSCB -53,06%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có CSCB -60%. Chỉ số cân bằng chia theo ngành kinh tế: ngành sản xuất chế biến thực phẩm -46,15%; ngành sản xuất đồ uống -100%; ngành dệt -25%; ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ -50%; ngành in, sao chép bản ghi các loại -100%; ngành sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu -100%; ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic -50%; ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác -80%; ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn -50%; ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế -100%. Riêng ngành sản xuất kim loại và ngành sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu có CSCB +100%.

Nhận định xu hướng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong quý IV năm 2021 so quý III năm 2021 khả quan hơn quý III so với quý II/2021, chỉ số cân bằng chung (CSCB) -18,03%. Nhìn chung các doanh nghiệp trả lời chỉ số cao hơn ở các ngành và khu vực, tuy nhiên vẫn còn tiếp tục khó khăn. Trong đó: doanh nghiệp nhà nước +28,57%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có CSCB -24,49%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có CSCB -20%. Chỉ số cân bằng chia theo ngành kinh tế: ngành dệt -12,5%; ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ -50%; ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác -60%; ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn -16,67%; ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế -100%. Các ngành có CSCB tăng: ngành sản xuất trang phục +50%; ngành sản xuất kim loại +100%; ngành sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu +100%.

 Với nhận định trên trong quý IV, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh sẽ dần ổn định, hy vọng dịch bệnh tại các tỉnh và địa phương được kiểm soát, tỷ lệ tiêm vắc xin tăng lên, trạng thái bình thường mới sớm trở lại, thúc đẩy nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh phát triển hơn trong thời gian tới.

3. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Đăng ký kinh doanh: Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 9/2021 có 44 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 461,5 tỷ đồng; so với cùng kỳ năm trước giảm 26,67% về số doanh nghiệp và giảm 48,89% về vốn đăng ký. Tính chung 9 tháng đầu năm 2021, có 893 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 11.556,9 tỷ đồng, giảm 2,9% về số doanh nghiệp và tăng 45,7% về vốn đăng ký. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng đạt 12,94 tỷ đồng.

Tạm ngừng kinh doanh, giải thể: Trong tháng 9/2021 có 18 doanh nghiệp đăng ký tạm ngưng kinh doanh; 8 doanh nghiệp giải thể. Trong 9 tháng đầu năm 2021, có 371 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 13,8%; có 108 doanh nghiệp đã giải thể, tăng 217,6% so với cùng kỳ. Trung bình mỗi tháng có hơn 12 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Trong 9 tháng đầu năm, đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 17 dự án (16 dự án vốn trong nước và 01 dự án FDI), với số vốn đăng ký đầu tư 1.461,62 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất 191,19 ha.

Có 54 dự án được điều chỉnh nội dung dự án đầu tư, với số vốn đăng ký điều chỉnh tăng 1.756 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất tăng 2,4 ha, trong đó: điều chỉnh 05 dự án trong khu công nghiệp (có 02 dự án FDI), 49 dự án ngoài khu công nghiệp (có 04 dự án FDI); 40 dự án bị thu hồi, chấm dứt hoạt động đầu tư (38 dự án ngoài khu công nghiệp và 02 dự án trong khu công nghiệp) với số vốn đăng ký đầu tư 5.562,5 tỷ đồng.

4. Đầu tư

            Lĩnh vực đầu tư trong nhng tháng đầu năm 2021 cũng gp khó khăn do chu nh hưởng ln ca đại dch Covid-19. Trên địa bàn tnh cũng chu nhiu nh hưởng, nht là khu vực doanh nghip. Cùng với cả nước thực hiện nhiu bin pháp song hành vi tp trung chng dch là thúc đẩy sn xut, n định nn kinh tế. Ch trương ca UBND tnh Lâm Đồng trong hot động đầu tư xây dng phi đảm bo tiến độ công trình, nht là công trình vn đầu tư công; hoàn thành các d án đãđang thc hin cũng như các d án đã được cp phép xây dng mi trong năm 2021. Đặc bit là vic gii ngân vn đầu tư góp phn tăng trưởng kinh tế.

 

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành

Triệu đồng; %


 

 

 

Thực hiện quý II năm 2021

Ước tính quý III năm 2021

Cộng dồn 9 tháng năm 2021

So với cùng kỳ năm trước (%)

   

Quý II năm 2021

Quý III năm 2021

9 tháng năm 2021

TỔNG SỐ

6.790.798

7.472.823

18.830.989

110,27

106,53

108,31

 

Vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước

1.003.891

1.327.344

2.768.831

132,74

127,59

127,10

 

Vốn trái phiếu Chính phủ

           
 

Vốn tín dụng đầu tư phát triển

 

 

 

 

 

 

 

Vốn vay từ các nguồn khác
(của khu vực Nhà nước)

47.500

30.888

110.388

172,73

110,31

133,36

 

Vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước (Vốn tự có)

75.782

132.607

210.049

72,40

127,92

71,84

 

Vốn đầu tư của dân cư và tư nhân

5.209.950

5.465.405

14.419.098

109,81

104,17

107,67

 

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

38.675

53.579

98.868

33,51

52,98

32,04

 

Vốn huy động khác

415.000

463.000

1.223.755

103,75

118,72

121,78

              Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý III năm 2021 ước đạt 7.472,8 tỷ đồng, tăng 6,53% so với cùng kỳ; trong đó: vốn Nhà nước tăng 17,2%; vốn đầu tư ngoài nhà nước tăng 4,17%; riêng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 47,02% so với cùng kỳ. Dự ước vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 9 tháng năm 2021 đạt 18.831 tỷ đồng, tăng 8,31% so với cùng kỳ; trong đó: Ngun vn nhà nước trên địa bàn ước đạt 4.313 tỷ đồng, tăng 17% so vi cùng kỳ; trong tháng 9, tnh Lâm Đồng tp trung gii ngân kế hoch vn đầu tư công năm 2020 còn li; phân b kế hoch, nhp d toán chi cho các d án được b trí kế hoch theo quy định ti Lut Đầu tư công, kế hoch vn năm 2020 được kéo dài sang năm 2021; tuy nhiên, do nh hưởng ca dch Covid-19, nên t l gii ngân kế hoch vn năm 2021 còn thp. Ngun vn đầu tư thc hin thuc khu vc ngoài nhà nước đạt 14.419,1 tỷ đồng, tăng 7,67% so vi cùng k, ch yếu đầu tư ca khu vc h dân cư trong xây dng, sa cha nhà cũng như đầu tư cho sn xut kinh doanh như đầu tư tái canh cây cà phê, sn xut nông nghip công ngh cao, đầu tư m rng quy mô trong ngành thương mi, vn ti cá th Ngun vn đầu tư thc hin thuc khu vc có vn đầu tư nước ngoài đạt 98,9 tỷ đồng, gim 67,96% so vi cùng k, ch yếu thc hin các khon mc đầu tư mua sm máy móc thiết b không qua XDCB, b sung vn lưu động và sa cha nâng cp tài sn c định... ca các doanh nghip có vn đầu tư nước ngoài. 

          Đối với nguồn vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 9/2021 ước đạt 456,4 tỷ đồng, tăng 22,37% so với cùng kỳ; trong đó, vốn cân đối ngân sách tỉnh đạt 202,4 tỷ đồng, vốn Trung ương hỗ trợ theo mục tiêu đạt 82,8 tỷ đồng, vốn từ xổ số kiến thiết đạt 79,9 tỷ đồng, nguồn vốn khác đạt 35,8 tỷ đồng, nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 37 tỷ đồng, tăng 15,93% so với cùng kỳ. Dự ước nguồn vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý 9 tháng năm 2021 ước đạt 2.542,8 tỷ đồng, tăng 18,32% so với cùng kỳ, trong đó, vốn cân đối ngân sách tỉnh đạt 1.134,9 tỷ đồng, vốn Trung ương hỗ trợ theo mục tiêu đạt 492,2 tỷ đồng, vốn từ xổ số kiến thiết đạt 485,1 tỷ đồng, nguồn vốn khác đạt 161,8 tỷ đồng, nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 209,6 tỷ đồng, tăng 15,28% so với cùng kỳ.

           Tính đến cuối tháng 9/2021, trên địa bàn tỉnh có 655 công trình tiếp tục triển khai; trong đó một số công trình lớn như: xây dựng hồ chống bồi lắng, nhà máy xử lý nước thải khu vực Đan Kia - Suối vàng, đường từ xã Lát đi Phi Tô (Lâm Hà), huyện Lạc Dương; nâng cấp mở rộng đường giao thông từ đường ĐT721 vào thôn Hương Sơn, Hương Thủy, Hương Thanh, xã Hương Lâm, xây dựng đường giao thông đi từ đường 3/2 đến đường 26/3 nhánh 1, nhánh 2, huyện Đạ Tẻh; nâng cấp đường Đan - Kia và cầu Phước Thành, phường 7, đầu tư công viên Yersin (giai đoạn 3), nâng cấp, mở rộng các tuyến đường từ đường Trần Quốc Toản đến đường Yersin (hẻm 26K, 27K Yersin), thành phố Đà Lạt; đường ĐH 93 (Bù Khiêu - Đức Phổ), huyện Cát Tiên; đường giao thông xã B'Lá đi xã Lộc Quảng, đường giao thông thôn Hang Ka, thôn 2 xã Lộc Bảo, đường giao thông thôn 10C vào khu sản xuất xã Lộc Thành, vòng xoay ngã 5 thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm; xây dựng các tuyến đường Lê Lai nối Phan Chu Trinh, phường Lộc Tiến, hệ thống thoát nước, vỉa hè Nguyễn Văn Cừ phường Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc.

              5. Hoạt động tài chính, tín dụng

 5.1. Hoạt động tài chính[3]

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn trong 9 tháng đầu năm đạt khá cả về tiến độ và tốc độ tăng thu so với nhiều năm gần đây. Nhận định được khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ngành Thuế tỉnh đã và đang chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thuế, tăng cường hỗ trợ và hoàn thành chỉ tiêu tỉnh đặt ra. Đồng thời tổ chức thực hiện tốt việc gia hạn, miễn, giảm tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất cho doanh nghiệp và người dân để tháo gỡ, hỗ trợ kịp thời những khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, hồi phục và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh[4].

Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 30/9/2021 ước đạt 8.383 tỷ đồng, bằng 90,14% dự toán năm và tăng 24,82% so với cùng kỳ, trong đó thu nội địa đạt 8.103,1 tỷ đồng, tăng 23,89%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 279,9 tỷ đồng, tăng 59,44%. Trong thu nội địa, thu thuế ngoài quốc doanh đạt 1.882,5 tỷ đồng, tăng 85,91%; thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước Trung ương đạt 736,7 tỷ đồng, tăng 29,66% so với cùng kỳ. Các khoản thu giảm so với cùng kỳ là thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 74,6 tỷ đồng, giảm 5,14%; khu vực doanh nghiệp Nhà nước địa phương đạt 56,2 tỷ đồng, chỉ bằng 8,48% so với cùng kỳ.

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 30/9/2021 ước tính đạt 11.290,8 tỷ đồng, bằng 73,42% dự toán năm, tăng 7,12% so với cùng kỳ; trong đó chi thường xuyên đạt 5.600 tỷ đồng, giảm 2,99%; chi đầu tư phát triển 1.971,7 tỷ đồng, tăng 4,52% so với cùng kỳ. Trong tổng chi thường xuyên, chi giáo dục và đào tạo 2.550 tỷ đồng, tăng 2% và chi sự nghiệp khoa học công nghệ 15 tỷ đồng.

5.2. Hoạt động tín dụng[5]

Trong 9 tháng năm 2021 các tổ chức tín dụng trên địa bàn bàn tỉnh đã triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách, quy định của Ngành, của Nhà nước và địa phương nhất là các quy định phòng, chống, hỗ trợ, khắc phục dịch Covid – 19 đến các đối tượng liên quan. Kịp thời áp dụng các chương trình giảm lãi suất, giảm phí của các chi nhánh Ngân hàng thương mại theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Dự kiến đến 30/9/2021, số dư nguồn vốn huy động tại các tổ chức tín dụng đạt 73.600 tỷ đồng, tăng 17,76% so với cùng kỳ. Trong đó, tiền gửi dân cư đạt 53.100 tỷ đồng, chiếm 72,15% tổng vốn huy động, tăng 15,43%; tiền gửi thanh toán, tiền gửi khác đạt 20.500 tỷ đồng, chiếm 27,85% tổng vốn huy động, tăng 24,24% so với cùng kỳ.

Tổng dư nợ cho vay trên địa bàn dự kiến đến 30/9/2021 ước đạt 129.000 tỷ đồng, tăng 18,89% so với cùng kỳ. Trong đó, dư nợ trung, dài hạn 35.700 tỷ đồng, chiếm 27,67% tổng dư nợ, tăng 2%; dư nợ ngắn hạn 93.300 tỷ đồng, chiếm 72,33% tổng dư nợ, tăng 26,94% so với cùng kỳ. Dư nợ xấu ước đến 30/9/2021 là 771 tỷ đồng, chiếm 0,6% tổng dư nợ, tăng 160 tỷ đồng so với đầu năm.

Cho vay hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng dịch Covid - 19: Có 425 khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với dư nợ 18.542 tỷ đồng; 16.903 khách hàng được cho vay mới với doanh số cho vay là 38.827 tỷ đồng.

 6. Thương mại, dịch vụ 

       6.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

             Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 9 tháng đầu năm đạt 39.354,3 tỷ đồng, giảm 1,78% so với cùng kỳ, nguyên nhân do tình hình dịch bệnh Covid-19 tại địa phương cũng như cả nước trong quý III diễn biến phức tạp nên doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 9 và quý III/2021 đều giảm. Tháng 9/2021 đạt 3.832,4 tỷ đồng, bằng 79,81%  và  quý III năm 2021 ước đạt 10.253,8 tỷ đồng, bằng 72,91% so với cùng kỳ.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 9/2021 ước đạt 3.505 tỷ đồng, giảm 0,63% so với cùng kỳ; một số nhóm hàng có mức đóng góp lớn như lương thực, thực phẩm đạt 1.749,3 tỷ đồng, tăng 14,64%; xăng, dầu các loại đạt 369,2 tỷ đồng, tăng 101,97%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình đạt 351 tỷ đồng, giảm 18,39% so với tháng cùng kỳ. Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa quý III năm 2021 đạt 9.312,2 tỷ đồng, giảm 8,47% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu nhóm lương thực, thực phẩm chiếm 47,47% trong tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 4.420,5 tỷ đồng, giảm 0,5%; xăng, dầu các loại đạt 1.026,4 tỷ đồng, tăng 86,63% so với quý cùng kỳ. Dự ước doanh thu 9 tháng đầu năm đạt 31.086,3 tỷ đồng, tăng 7,82% so với cùng kỳ; một số nhóm hàng có mức tăng cao như lương thực, thực phẩm đạt 13.712,1 tỷ đồng, tăng 11,69%; xăng dầu các loại đạt 3.263,7 tỷ đồng, tăng 42,67% so với cùng kỳ.

- Doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác tháng 9/2021 ước đạt 221,6 tỷ đồng, bằng 33,45% so với cùng kỳ năm trước; một số nhóm dịch vụ chủ yếu như dịch vụ kinh doanh bất động sản đạt 113,2 tỷ đồng, bằng 65,08%; dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ ước đạt 27,4 tỷ đồng, tăng 1,55 so với tháng cùng kỳ. Dự ước trong quý III, doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác đạt 679,6 tỷ đồng, bằng 36,40% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ ước đạt 83,2 tỷ đồng, tăng 5,98%; dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 45,8 tỷ đồng, bằng 5,09% so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ tiêu dùng khác 9 tháng đầu năm 2021 đạt 4.410,9 tỷ đồng, giảm 16,36% so với cùng kỳ.

            - Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 9/2021 ước đạt 105,8 tỷ đồng, bằng 17,28% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 0,4 tỷ đồng, bằng 0,7%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 105,4 tỷ đồng, bằng 18,99% so với cùng kỳ. Tổng lượt khách ngủ qua đêm tại các cơ sở lưu trú đạt hơn 1,7 nghìn lượt khách, bằng 0,87% so với cùng kỳ. Dự ước quý III năm 2021 doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 262 tỷ đồng, bằng 12,98% so với cùng kỳ năm trước; tổng lượt khách ngủ qua đêm tại các cơ sở lưu trú đạt hơn 12,1 nghìn lượt khách, bằng 1,54% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt 3.856,5 tỷ đồng, giảm 35,16% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 541,5 tỷ đồng, giảm 30,99%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 3.315 tỷ đồng, giảm 35,79% so với cùng kỳ. Tổng lượt khách ngủ qua đêm tại các cơ sở lưu trú 9 tháng đạt hơn 1.580 nghìn lượt khách, giảm 36,14% (khách trong nước đạt 1.566 nghìn lượt khách, giảm 34,27%; khách quốc tế đạt hơn 14 nghìn lượt khách, bằng 15,72% so với cùng kỳ).

6.2. Giá cả thị trường

             6.2.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2021 giảm 0,06% so với tháng trước, tăng 2,28% so với cùng kỳ. Bình quân 9 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước tăng 1,9%.

Tình hình giá cả thị trường trong tháng có xu hướng giảm, nguyên nhân chủ yếu là do một số mặt hàng như thịt lợn, thịt gia cầm, rau, củ, quả, … có nguồn cung dồi dào nhưng tiêu thụ chậm làm cho giá cả giảm, bên cạnh đó tác động làm giảm chỉ số nhóm thực phẩm; giá xăng, dầu điều chỉnh giảm vào ngày 26/8/2021 và ngày 10/9/2021 làm giảm chỉ số giá nhóm giao thông.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng so với tháng trước có 04 nhóm chỉ số giảm, gồm nhóm đồ dùng và dịch vụ khác giảm 0,42%; nhóm giao thông giảm 0,32%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,18% và bưu chính viễn thông giảm 0,07%. Ngược lại, có 07 nhóm chỉ số tăng, mức tăng giao động từ 0,01% đến 0,32%; trong đó, chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá có mức tăng cao nhất 0,32% so với tháng trước.

 6.2.2. Chỉ số giá vàng và Đô la Mỹ

Giá vàng trên thị trường thế giới giảm khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ điều chỉnh chính sách tiền tệ; bên cạnh đó, lãi suất trái phiếu Chính phủ đều tăng vào các phiên cuối tuần đã làm tăng nhu cầu bán vàng ngắn hạn. Trong nước, giá vàng giảm theo đà giảm của thế giới, mặt khác sức mua và thị trường giao dịch khá ảm đạm do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trên địa bàn tỉnh, giá vàng 9999 bình quân dao động quanh mức 5,7 triệu đồng/chỉ, giảm 0,35% so với tháng trước, tăng 0,51% so tháng cùng kỳ và bình quân 9 tháng đầu năm tăng 14,82% so với cùng kỳ.

Tỷ giá USD trên địa bàn tỉnh dao động quanh mức 23.120 đồng/USD, tăng 0,09% so với tháng trước, giảm 0,64% so với cùng kỳ, bình quân 9 tháng giảm 1,38% so với cùng kỳ.    

6.2.3. Chỉ số giá sản xuất

            Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài nên tình hình cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, lưu thông hàng hóa trên địa bàn gặp nhiều khó khăn dẫn đến giá cả biến động thất thường.

           Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản quý III năm 2021 giảm 2,33% so với cùng kỳ và giảm 2,35% so với quý trước. Trong đó: Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất nông nghiệp giảm 2,44% so với cùng kỳ và so với quý trước; cụ thể: cây hàng năm giảm 7,55% so với cùng kỳ và giảm 4,32% so với quý trước; cây lâu năm tăng 6,12% so với cùng kỳ và tăng 2,35% so với quý trước; sản phẩm chăn nuôi giảm 13,31% so với cùng kỳ và giảm 11,79% so với quý trước. Sản phẩm lâm nghiệp giảm 0,76% so với cùng kỳ và giảm 0,52% so với quý trước. Sản phẩm thủy sản tăng 7,66% so với cùng kỳ và tăng 5,74% so với quý trước.

             Chỉ số giá sản xuất hàng công nghiệp quý III các nhóm sản phẩm khai khoáng, nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo đều giảm và nhóm dịch vụ quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng nhẹ nhưng do tác động của chỉ số giá nhóm điện và phân phối điện tăng 11,99% nên chỉ số chung tăng 2,43% so với cùng kỳ. So với quý trước chỉ số giá sản xuất hàng công nghiệp giảm 4,2%; trong đó, chỉ số giá các nhóm sản phẩm khai khoáng tăng 2,26%, nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo tăng nhẹ 3,19%, nhóm dịch vụ quản lý và xử lý rác thải, nước thải ổn định, riêng nhóm điện và phân phối điện có chỉ số giá giảm đáng kể chỉ bằng 81,71% do sản lượng điện sản xuất so với quý trước giảm nhiều so với sản lượng đã ký hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

            Chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất quý III năm 2021 tăng 8,22% so với cùng kỳ và tăng 2,7% so với quý trước. So với cùng kỳ, có 02 nhóm có chỉ số giá giảm là nhóm sản phẩm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 1,9%; nhóm nước khai thác tự nhiên giảm 1,25%; chỉ số giá 04 nhóm còn lại tăng từ 0,09% đến 15,45%. So với quý trước, có 03 nhóm có chỉ số giá giảm và 04 nhóm có chỉ số giá tăng; giảm nhiều nhất là nhóm sản phẩm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản với 3,38%, nhóm sản phẩm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng cao nhất là 7,07%.

             Chỉ số giá cước vận tải kho bãi quý III năm 2021 tăng 1,87% so với cùng kỳ và tăng 0,85% so với quý trước chủ yếu do giá nguyên, nhiên liệu liên tục tăng, nhu cầu lưu thông hàng hóa trong và ngoài tỉnh tăng tác động làm tăng phí vận chuyển và bốc xếp hàng hóa. Trong đó, giá cước dịch vụ vận tải hành khách giảm 0,57% so với cùng kỳ và tăng 0,05% so với quý trước; giá cước dịch vụ vận tải hàng hóa tăng 3,52% so với cùng kỳ và tăng 1,36% so với quý trước; dịch vụ kho bãi và hỗ trợ vận tải tăng 0,84% so với cùng kỳ và so với quý trước; riêng dịch vụ bưu chính, chuyển phát ổn định. Chia theo ngành vận tải thì dịch vụ vận tải đường bộ tăng 2,94% so với cùng kỳ và tăng 0,91% so với quý trước; dịch vụ vận tải hàng không giảm 22,36% so với cùng kỳ và giảm 0,17 so với quý trước.

Chỉ số giá dịch vụ quý III năm 2021 tăng 3,47% so với cùng kỳ và giảm 0,54% so với quý trước. Trong đó, các dịch vụ đều tăng nhẹ từ 0,62% (dịch vụ hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ) đến 4,23% (dịch vụ hoạt động hành chính và hỗ trợ) so với cùng kỳ. So với quý trước có 06 nhóm giảm, nhóm giảm nhiều nhất là nhóm hoạt động kinh doanh bất động sản giảm 3,09%; có 02 nhóm tăng là nhóm thông tin và truyền thông tăng 0,71%, nhóm y tế và trợ giúp xã hội tăng 0,31%; riêng nhóm giáo dục, đào tạo và nhóm hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình có chỉ số giá ổn định.

6.3. Hoạt động vận tải

- Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước tháng 9/2021 đạt hơn 189,4 tỷ đồng, bằng 61,17% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu vận tải đường bộ đạt hơn 173,5 tỷ đồng, giảm 34,73%; doanh thu kho bãi và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt hơn 15,8 tỷ đồng, bằng 36,23% so với cùng kỳ. Dự ước doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải quý III năm 2021 đạt hơn 561,1 tỷ đồng, bằng 58,88% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu vận tải đường bộ đạt hơn 511,5 tỷ đồng, giảm 36,71%; doanh thu kho bãi và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt hơn 49,5 tỷ đồng, bằng 34,27% so với cùng kỳ. Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt hơn 2.421,1 tỷ đồng, giảm 11,85% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu vận tải đường bộ đạt hơn 2.149,3 tỷ đồng, giảm 7,55%; doanh thu kho bãi và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt hơn 271,5 tỷ đồng, giảm 35,54% so với cùng kỳ.

- Doanh thu vận tải hành khách tháng 9/2021 ước đạt hơn 9,8 tỷ đồng, bằng 8,83%; khối lượng vận chuyển đạt 329,1 nghìn hành khách, bằng 11,28% và luân chuyển đạt 13,1 triệu hành khách.km, bằng 5,07% so với cùng kỳ. Doanh thu vận tải hành khách quý III năm 2021 ước đạt hơn 38,2 tỷ đồng, bằng 11,52%; khối lượng vận chuyển đạt 1.196,4 nghìn hành khách, bằng 14,82% và luân chuyển đạt 60,1 triệu hành khách.km, bằng 7,61% so với cùng kỳ. Dự ước doanh thu vận tải hành khách 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt hơn 690,2 tỷ đồng, bằng 73,37%; khối lượng vận chuyển đạt 15.951,7 nghìn hành khách, giảm 27,81% và luân chuyển đạt 1.722,7 triệu hành khách.km, giảm 24,22% so với cùng kỳ.

- Doanh thu vận tải hàng hoá tháng 9/2021 ước đạt hơn 163,7 tỷ đồng, tăng 5,73%; khối lượng hàng hoá vận chuyển đạt 909 nghìn tấn, tăng 15,26% và luân chuyển đạt 127,7 triệu tấn.km, giảm 5,23% so với cùng kỳ. Doanh thu vận tải hàng hoá quý III năm 2021 ước đạt hơn 473,3 tỷ đồng, giảm 0,66%; khối lượng hàng hoá vận chuyển đạt 3.829 nghìn tấn, tăng 44,88% và luân chuyển đạt 359,8 triệu tấn.km, giảm 13,91% so với cùng kỳ. Dự ước doanh thu vận tải hàng hoá 9 tháng đầu năm 2021 đạt hơn 1.459,3 tỷ đồng, tăng 5,41%; khối lượng hàng hoá vận chuyển đạt 14.308 nghìn tấn, tăng 51,78% và luân chuyển đạt 1.187,9 triệu tấn.km, giảm 0,25% so với cùng kỳ.

              7. Các vấn đề xã hội

7.1. Lao động và việc làm

Trước khó khăn bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nên trong quý 3/2021 việc thu hút đầu tư, mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có khó khăn nhất định, khu vực cá thể cơ bản vẫn duy trì. Đối với lao động đang làm việc ở khu vực III, tỷ trọng lao động giảm 2,2% so cùng kỳ, tương đương với số lượng lao động giảm là 22.993 người, thực tế cho thấy phần lớn lao động dịch vụ khu vực thành thị khi mất việc họ đã trở về nông thôn sinh sống và làm việc, chờ cơ hội quay trở lại. Ngành du lịch, dịch vụ khách sạn nhà hàng, vận tải sẽ tiếp tục khó khăn trong giải quyết việc làm nếu dịch còn diễn biến phức tạp.

Lao động đang làm việc: Dự ước đến 30/9/2021 toàn tỉnh có 756.736 người đang làm việc, trong đó tỷ trọng lao động đang làm việc ở khu vực nông thôn là 64,2%, tương đương 485.952 người, cao gấp 1,79 lần so với khu vực thành thị với 270.784 người, chiếm 35,8% người.

Quy mô và tỷ lệ người thiếu việc làm và thất nghiệp: Qua kết quả tổng hợp nhanh điều tra lao động - việc làm hàng tháng tại thời điểm 30/9/2021 toàn tỉnh Lâm Đồng có 46.035 người thiếu việc làm (tỷ lệ là 5,84%), trong đó khu vực nông thôn có 21.169 người (tỷ lệ là 4,26%), khu vực thành thị là 24.866 người thiếu việc làm (tỷ lệ là 8,52%). Tỷ lệ thất nghiệp tại thời điểm 30/9/2021 là 4,06%, tương đương với 32.047 người thất nghiệp, trong đó tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 7,22%, tương đương với 21.066 người; khu vực nông thôn có 10.981 người, chiếm tỷ lệ 2,21%.

7.2. Đời sống dân cư và an sinh xã hội

Đời sống dân cư: Nhìn chung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương có cuộc sống ổn định. Những người làm công ăn lương, lao động làm thuê trong các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất thuộc ngành nông, lâm nghiệp có thu nhập và đời sống giảm nhẹ. Đối với người làm công ăn lương, lao động làm thuê trong các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất phi nông, lâm nghiệp, nhất là khu vực thành thị, nhìn chung đều bị ảnh hưởng lớn của dịch bệnh Covid-19, dẫn đến thất nghiệp, công việc không ổn định, thu nhập và đời sống đã giảm sút.

Tham gia BHYT, bảo hiểm xã hội[6]: Theo kết quả tổng hợp số liệu về đối tượng tham gia BHYT của BHXH tỉnh Lâm Đồng dự tính đến 30/9/2021 toàn tỉnh Lâm Đồng có 1.175.615 đối tượng tham gia BHYT, tỷ lệ bao phủ BHYT toàn tỉnh đạt 88,99% (Dân số trung bình ước năm 2021: 1.321.108 người), tăng 2,29% (26.323 người) so với cùng kỳ.

Hộ nghèo, cận nghèo: Hiện hộ nghèo toàn tỉnh còn 4.488 hộ, chiếm tỷ lệ 1,32%, trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn 2.793 hộ, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số là 3,58%. Hộ cận nghèo toàn tỉnh còn 11.390 hộ, chiếm tỷ lệ 3,34%, trong đó hộ cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số là 6.728 hộ, tỷ lệ hộ cận nghèo dân tộc thiểu số còn 8,63%.

Từ đầu năm đến nay không xảy ra tình trạng thiếu đói giáp hạt, nên không phải cứu trợ. Kết quả tặng quà, trợ cấp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 từ 2 nguồn ngân sách Trung ương và địa phương với tổng số tiền tặng quà bằng tiền mặt và hiện vật trị giá là 50,7 tỷ đồng (Năm 2020: 44,2 tỷ đồng), tương ứng với 111.495 suất quà (Năm 2020: 115.232 suất quà).

  Trước những khó khăn chung của cả nước và tỉnh Lâm Đồng nói riêng, trong năm 2020 cho đến nay đã được sự quan tâm kịp thời của Nhà nước chi hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 tính đến ngày 15/9/2021 với hơn 79 nghìn đối tượng, tổng số tiền hỗ trợ trên 135,3 tỷ đồng đã mang lại hiệu quả thiết thực.

   7.3. Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới[7]

  Xã nông thôn mới: Đến nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 104 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 93,7%), 18 xã nông thôn mới nâng cao (trong đó có 05 xã đạt tiêu chí kiểu mẫu về nông nghiệp công nghệ cao).

  Huyện nông thôn mới: Có 03 huyện đạt chuẩn nông thôn mới (Đơn Dương, Đức Trọng, Đạ Tẻh) và 02 thành phố (Đà Lạt và Bảo Lộc) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 02 huyện Cát Tiên và Lâm Hà đang lập hồ sơ trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định theo quy định.

7.4. Hoạt động văn hóa - tuyên truyền             

Trong 9 tháng đầu năm 2021, công tác thông tin và tuyên truyền trên địa bàn tỉnh với nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng phù hợp với nội dung, mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của các hoạt động phục vụ các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 và ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Toàn tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, cổ động trực quan thực hiện hơn 6.681 m2 pano, biên tập 199,4 m2  pano cổ động, 30 tài liệu tuyên truyền xe loa, phát tờ rơi…tuyên truyền các chủ đề trên.

  Bảo tàng Lâm Đồng đón 17.674 lượt khách, với 44 khách quốc tế[8]. Thư viện tỉnh cấp 4.953 thẻ bạn đọc, phục vụ 790.420 lượt bạn đọc và luân chuyển 247.194 lượt tài liệu; bổ sung 12.767 bản sách in nâng tổng số tài liệu Thư viện tỉnh hiện có là 281.730 bản.

  Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở: Tổ chức các hoạt động lồng ghép triển khai nội dung Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với thực hiện nhiệm vụ Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; đăng ký thi đua xây dựng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, buôn, tổ dân phố văn hóa”, đôn đốc các địa phương, cơ sở hoàn thiện, duy trì và nâng cao chất lượng thực hiện các tiêu chí văn hóa trong xây dựng nông thôn mới.

7.5. Hoạt động thể dục - thể thao

Thể thao thành tích cao: Trong 9 tháng đầu năm nên các bộ môn tham gia thi đấu được 09 giải thể thao khu vực và quốc gia, có 90 vận động viên tham gia. Kết quả đạt được 31 huy chương (12 huy chương vàng, 06 huy chương bạc, 13 huy chương đồng).

Thể dục thể thao quần chúng: Đã tổ chức giải bóng đá mini Nữ tỉnh Lâm Đồng; giải Vovinam các câu lạc bộ tỉnh Lâm Đồng; giải võ cổ truyền trẻ tỉnh Lâm Đồng; Hội thao tháng Thanh niên Công an tỉnh và hội thao ngành ngân hàng tỉnh.

7.6. Hoạt động giáo dục - đào tạo[9]

Tỉnh Lâm Đồng kết thúc Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, thực hiện đúng các quy định về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Kết quả xét tốt nghiệp chung cả 02 đợt như sau: 13.789/13.839 (99,64%) thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT (tăng 0,1% so với năm học trước); hệ THPT có 13.369/13.405 (99,73%); hệ GDTX có 408/416 (98,08%); thí sinh tự do có 12/18 (66,67%). Theo thống kê của Bộ Giáo dục- Đào tạo, tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2021 của tỉnh Lâm Đồng xếp hạng 11 trên toàn quốc.

Năm học 2021-2022, toàn ngành có 689 đơn vị trường học (Mầm non: 231, Tiểu học: 229, THCS: 157, THPT: 59, GDTX tỉnh: 01, GDNN-GDTX: 11, CĐSP:01), giảm 17 trường; số học sinh: 365.406 học sinh (Mầm non: 69.065, Tiểu học: 144.453, THCS: 98.970, THPT: 50.993, GDTX và GDNN-GDTX: 1.365, CĐSP: 560); Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 22.118 người.

Trên cơ sở Kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo và diễn biến của dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra hết sức phức tạp, Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Lâm Đồng đã triển khai ngày tựu trường và khai giảng phát trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lâm Đồng, livestream trên trên Facebook Fanpage: Truyền hình Lâm Đồng đảm bảo an toàn và đúng kế hoạch vào ngày 15/9/2021. Các phương án dạy học năm học 2021-2022 theo 3 phương án là dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình và dạy học trực tiếp tùy theo ảnh hưởng dịch Covid ở mức độ nguy cơ, nguy cơ cao và nguy cơ rất cao để đảm bảo an toàn phòng chống Covid-19.

7.7. Hoạt động y tế[10]          

  Trong 9 tháng đầu năm 2021 đã tập trung, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do SARS-Cov-2 theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, kiên quyết không để dịch bùng phát lớn xảy ra trên địa bàn, kịp thời xử lý các trường hợp phát sinh, không để dịch bệnh lây lan ngoài tầm kiểm soát. Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã triển khai tiêm 144.881 liều vắc xin phòng Covid-19, đạt tỷ lệ 85,7% kế hoạch (Bộ Y tế phân bổ 169.046 liều). Cụ thể, tính đến 17h ngày 15/9/2021, số liều vắc xin đã tiêm mũi 1 là 112.031 liều; mũi 2 là 32.850 liều.

Công tác phòng chữa bệnh từ đầu năm đến 20/9/2021: Bệnh phong phát hiện 01 bệnh nhân phong mới, quản lý 136 bệnh nhân; phát hiện 32 bênh nhân lao mới; bệnh sốt rét có 8 trường hợp và 384 bệnh nhân sốt xuất huyết. 

Công tác bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng: Hiện toàn tỉnh quản lý và điều trị cho 1.220 bệnh nhân tâm thần phân liệt, trong đó: có 13 bệnh nhân phát hiện mới, có 1.186 bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị tái hòa nhập cộng đồng. Toàn tỉnh quản lý điều trị cho 1.450 bệnh nhân động kinh, trong đó: có 02 bệnh nhân phát hiện mới.

 Công tác tiêm chủng mở rộng: Từ đầu năm đến nay đã tiêm chủng đầy đủ cho trên 14.160 trẻ; tiêm viêm gan B trước 24 giờ cho 11.495 trẻ sơ sinh; tiêm phòng uốn ván 2+ cho trên 12.010 phụ nữ có thai. Tổ chức tiêm vắc xin Sởi – Rubella cho hơn 14.896 trẻ em 18 tháng tuổi; tiêm bạch hầu - ho gà - uốn ván (DTC) mũi 4 cho trên 14.963 trẻ 18 tháng tuổi; tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 13 tháng tuổi mũi 1: 14.497 trẻ; mũi 2: 14.449 trẻ và mũi 3: 14.162 trẻ.

           Công tác phòng chống HIV/AIDS: Trong 9 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh có 109 trường hợp nhiễm HIV mới đưa vào quản lý (tích luỹ: 1.741 trường hợp); không có trường hợp chuyển AIDS mới (tích luỹ: 288 trường hợp) và không có trường hợp tử vong do AIDS (tích luỹ: 596 trường hợp).

  Chương trình mục tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm: Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã xảy ra 02 vụ ngộ độc thực phẩm với 35 người mắc, không có trường hợp tử vong do ngộ độc thực phẩm.

7.8. Tình hình an toàn giao thông

            Trong tháng, Ban An toàn giao thông tỉnh đã ban hành văn bản số 157/BATGT ngày 30/8/2021 về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9/2021 trong điều kiện dịch bệnh Covid-19; tổ chức trực bảo đảm an toàn giao thông trong đợt nghỉ lễ và chỉ đạo Ban ATGT các huyện, thành phố phân công lịch trực, bảo đảm chế độ thông tin báo cáo về tình hình bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh được thực hiện đầy đủ, kịp thời …

            Tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh tính từ ngày 15/8/2021 đến ngày 14/9/2021 xảy ra 13 vụ, giảm 08 vụ; số người chết là 09 người; số người bị thương là 06 người, giảm 13 người. Tính từ ngày 15/12/2020 đến ngày 14/9/2021, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 79 vụ, giảm 08 vụ; số người chết là 55 người, giảm 01 người; số người bị thương là 51 người, giảm 04 người so với cùng kỳ. Đăng ký mới cho 316 ôtô và 2.010 môtô. Tổng số phương tiện đang quản lý: 78.023 xe ôtô; 1.126.058 xe môtô; 103 phương tiện đường thủy. Lực lượng công an toàn tỉnh phát hiện, xử lý 2.244 trường hợp; tổng số tiền xử phạt là 1,8 tỷ đồng; tước 47 giấy phép lái xe; tạm giữ 06 ô tô, 18 mô tô; trong đó có 02 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 01 trường hợp dương tính với chất ma túy.

7.9. Tình hình cháy, nổ và vi phạm môi trường

Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 05 vụ cháy, làm 03 người bị thương, giá trị thiệt hại về tài sản khoảng 2,6 tỷ đồng.

Về vi phạm môi trường: Trong 9 tháng năm 2021 UBND tỉnh Lâm Đồng đã có Quyết định “Xử phạt vi phạm hành chính” và yêu cầu khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với 03 vụ vi phạm môi trường với tổng số tiền 733 triệu đồng.

    7.10. Tình hình thiệt hại do thiên tai:

   Trong 9 tháng đầu năm nay bị mưa đá, lốc xoáy kéo theo mưa lớn đã gây thiệt hại về tài sản gồm: nhà sập và bị cuốn trôi 5 căn, tốc mái hư hại 166 căn, diện tích hoa màu và cây lâu năm bị hư hại 633,3 ha và 120 cây mắc ca đang vào thời kỳ cho thu hoạch bị gãy đổ; thiệt hại về người: 01 người bị thương và sét đánh chết 01 người. Ước tổng thiệt hại về tài sản khoảng: 36 tỷ đồng. Hộ có nhà bị cuốn trôi được hỗ trợ 15 triệu đồng.        

11. Một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần triển khai trong 3 tháng cuối năm 2021

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiệm vụ đặt ra những tháng cuối năm 2021 đòi hỏi sự chung sức, đồng lòng và nỗ lực phấn đấu của toàn bộ hệ thống chính trị để thc hiện đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Các ngành, các cấp tập trung, ưu tiên nguồn lực cho phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên cơ sở kết hợp linh hoạt, sang tạo, hài hòa, hiệu quả giữa phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xẫ hội.

Một là, triển khai các giải pháp hỗ trợ nông dân trong sản xuất và cung ứng nông sản, không để chuỗi sản xuất bị gián đoạn.

Hai là, tiếp tục di trì tốc độ phát triển công nghiệp, nhất là lĩnh vực khai khoáng, công nghiệp chế biến, các dự án thủy điện…; tăng cường liên kết chuỗi cung ứng với công nghiệp chế biến đảm bảo bền vững, hiệu quả.

Ba là, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, duy trì hoạt động xuất khẩu, kích thích tiêu dùng nội địa, coi đây là các mũi đột phá để thúc đẩy tăng trưởng.

Bốn là, đẩy mạnh triển khai các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các nguồn vay, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Năm là, đẩy nhanh công tác chuẩn bị và tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm, các dự án quan trọng đang triển khai thực hiện để đưa vào khai thác.

Sáu là, tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quản các chính sách, chương trình, đề án giải quyết việc làm; đẩy mạnh hỗ trợ tìm việc cho người lao động, tiếp tục chú trọng thực hiện chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới./.


[1]. Đàn bò thịt 72.615 con, giảm 11,18% (-9.137 con); đàn bò sữa đạt 24.475 con, tăng 10,37% (+2.299 con) so với cùng kỳ.

[2] Thực hiện Kế hoạch trồng 50 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh các địa phương tiếp tục triển khai việc thực hiện trồng cây xanh, trồng rừng theo chỉ tiêu được giao và kế hoạch đã xây dựng. Đến nay, toàn tỉnh đã trồng được 2.698.265 cây, đạt 80% chỉ tiêu kế hoạch được giao tại Kế hoạch 2209/KH-UBND.

 

 

[3] Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng.

[4] Theo Nghị định số 52 của Chính phủ và Nghị quyết số 1148 của Ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/12/2020 về giảm 30% thuế bảo vệ môi trường nhiên liệu bay và các chính sách giảm phí, lệ phí khác.

[5] Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng.

[6] Theo báo cáo nhanh từ Bảo hiểm Xã hội tỉnh Lâm Đồng.

[7] Tổng vốn đầu tư thực hiện chương trình nông thôn mới bằng nguồn ngân sách tỉnh năm 2021 là 150 tỷ đồng.

[8] Bảo tàng Lâm Đồng đón 11.015 lượt khách; Di tích Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt đón 4.233 lượt khách; Di tích khảo cổ Cát Tiên đón 2.426 lượt khách)..

[9] Theo báo cáo nhanh của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng.

[10] Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng.

 


Các tin khác
© Copyright 2012 CỤC THỐNG KÊ TỈNH LÂM ĐỒNG
10 Đường 3 Tháng 4, Phường 3, TP. Đà Lạt