Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội năm 2020 huyện Đam Rông
Trích từ báo cáo Kinh tế - xã hội năm 2020 của Chi cục Thống kê huyện Đam Rông

 

I. Kết quả thực một số chỉ tiêu chủ yếu

1. Chỉ tiêu về kinh tế

- Tổng giá trị sản xuất (GO) theo giá so sánh đạt 2.656.095 triệu đồng, đạt 100% KH, tăng 6,01% so với cùng kỳ, (Trong đó: nông - lâm - thu sản đạt 1.269.634,8 triệu đồng, công nghiệp - xây dựng đạt 447.402,5 triệu đồng, thương mại dịch vụ đạt 939.057,8 triệu đồng).

 - Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 1.259.939 triệu đồng, bằng 100% KH, tăng 14% so với cùng kỳ; trong đó vốn ngân sách nhà nước là 272.795 triệu đồng, bằng 126,6% KH, tăng 17,16% so với cùng kỳ.

- Tổng thu ngân sách ước đạt 59.093 triệu đồng, tăng 7% so với dự toán tỉnh giao; trong đó thuế, phí và lệ phí 25.456 triệu đồng, đạt 116% kế hoạch.

- Tổng sản lượng lương thực đạt 19.631 tấn, bằng 97% KH, bằng 97% so với cùng kỳ.

2. Các chỉ tiêu xã hội

- Tỷ lệ hộ được nghe đài truyền thanh và tỷ lệ hộ xem truyền hình 98,5%, bằng 100% KH;

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,41% bằng 100% KH;

- Tạo việc làm mới cho khoảng 1.250 lao động, bằng 96% KH; .

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,04%, giảm 5,02% (KH giảm trên 5%);

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 16% (KH 16%);

- Có thêm 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới (KH 02 xã) ;

- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế toàn dân đạt 95% (KH 95%);

- Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện 97% (KH 97%).

- Có 8/8 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (KH 8/8 xã).

- Có 24/32 trường: mầm non, tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia (KH 22/33 trường); 01 trường PTTH đạt chuẩn quốc gia (KH 02 trường).

 - Có 96,22% thôn đạt chuẩn thôn văn hóa (KH 91%); 91% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa; 82,5% hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa.

3. Các chỉ tiêu môi trường

 - Tỷ lệ độ che phủ rừng 65% (KH 65%).

 - Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 93% (KH 93%).

II. Tình hình sản xuất kinh doanh và hoạt động của một số ngành, lĩnh vực kinh tế-xã hội chủ yếu

1. Tài chính, tín dụng:

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2020 ước đạt 59.093 triệu đồng, tăng 7% so với dự toán tỉnh giao. Trong đó:

 - Số huyện thu trên địa bàn là 43.336 triệu đồng, tăng 17% dự toán tỉnh giao (Thuế, phí và lệ phí là 25.456 triệu đồng, tăng 16% dự toán tỉnh giao; Thu tiền sử dụng đất, thuê đất là 12.300 triệu đồng, đạt 100% dự toán tỉnh giao; Thu khác ngân sách là 5.580 triệu đồng, tăng 99% dự toán tỉnh giao).

- Số tỉnh thu trên địa bàn là 15.757 triệu đồng, đạt 88% dự toán tỉnh giao.

Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện chi theo dự toán, bảo đảm chi đúng quy định, tiết kiệm, thúc đẩy nhiệm vụ được giao của cơ quan, đơn vị. Tổng chi ngân sách địa phương là 599.011 triệu đồng đạt 97,1% so dự toán tỉnh giao, tăng 7,14% so với cùng kỳ.

Hoạt động tín dụng:

+ Tổng doanh số cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT huyện năm 2020 là 786.033 triệu đồng, tăng 161.133 triệu đồng so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng là 25,79%. Trong đó, dư nợ ngắn hạn đạt 293.225 triệu đồng chiếm 37,3% tổng dư nợ; dư nợ trung và dài hạn đạt 492.808 triệu đồng, chiếm 62,7% tổng dư nợ. Lãi suất cho vay từ đầu năm đến nay ít biến động và có xu hướng giảm dần đối với các lĩnh vực ưu tiên như: sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, cho vay ngắn hạn tiêu dùng... thực hiện tốt chính sách miễn, giảm lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

+ Tổng doanh số cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện năm 2020 là 49.510 triệu đồng/1.315 hộ, bình quân 38 triệu đồng/ hộ. Tổng dư nợ đạt 305.377 triệu đồng/ 7.172 hộ vay, tăng 32.234 triệu đồng (11,8%) so với đầu năm; từ nguồn vốn cho vay của các ngân hàng đã tạo điều kiện cho người dân đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, qua đó góp phần thực hiện công tác giảm nghèo - tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị tại địa phương.

2. Tình hình giá cả thị trường:

 Năm 2020, mặt bằng giá chịu tác động từ việc điều chỉnh giá xăng, dầu (đặc biệt, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng trong thời gian cuối năm). Tuy nhiên, thị trường hàng hóa tương đối ổn định, nguồn cung hàng hóa dồi dào đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân; các cấp, các ngành tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, kiểm tra khâu lưu thông, vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh, huyện khác về địa phương đã hạn chế hàng giả, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường huyện.

3. Đầu tư xây dựng:

Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản được phân bổ năm 2020 là 272.615 triệu đồng, đầu tư xây dựng 160 công trình, dự án, trong đó: 95 công trình, dự án chuyển tiếp, 01 dự án khoa học công nghệ, 59 công trình, dự án xây mới và 05 công trình thu hồi vốn đã ứng trước. Ước năm 2020 khối lượng thực hiện và giá trị giải ngân 237.891 triệu đồng, bằng 87,26% so với kế hoạch vốn phân bổ.

4. Hoạt động của doanh nghiệp:

Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn huyện là đang hoạt động là 43 doanh nghiệp; nhìn chung hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn Đam Rông còn nhiều hạn chế do gặp nhiều khó khăn về vốn và còn nhiều lung túng trong việc tìm ra hướng đi, ngành nghề có thế mạnh sẵn có của địa phương nên có một số doanh nghiệp phải giải thể, tạm dừng hoạt động và chấm dứt hoạt động.  

5. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản:

5.1. Sản xuất nông nghiệp:

* Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng 20.535,3 ha, tăng 2,3% so với KH, tăng 4,04% so với cùng kỳ, trong đó:

- Cây hàng năm: 5.166 ha, bằng 97,85% KH và 98,8% so với cùng kỳ (một số diện tích lúa đồi chuyển sang trồng các cây lâu năm có giá trị kinh tế cao hơn), trong đó: cây lương thực 3.972 ha, cây tinh bột lấy củ 358 ha, cây thực phẩm 595 ha, cây chứa hạt có dầu 130 ha, cây hàng năm khác 111 ha.

Tổng sản lượng lương thực đạt 19.631,7 tấn, bằng 96,94% KH, 97,3% so với cùng kỳ;

- Cây lâu năm: Ước đến thời điểm 31/12/2020 trên toàn huyện có 15.369 ha, tăng 3,8% so với KH, tăng 6% so với cùng kỳ (diện tích cà phê 12.101 ha); trong năm, đã triển khai ghép cải tạo 450ha, trồng mới 91 ha cà phê, 195 ha cây ăn quả (tổng diện tích cây ăn quả 1471ha), 50 ha dâu tằm, nâng tổng diện tích cây dâu tằm lên 425 ha.

Sản lượng cà phê là 34.596 tấn, bằng 109% KH, tăng 15,4% so với cùng kỳ; sản lượng cây ăn quả đạt 11.279 tấn, bằng 135.65% KH, tăng 62,5% so với cùng kỳ.

* Diện tích sản xuất nông nghiệp công nghệ cao: 150 ha, chủ yếu tập trung ở 02 xã Phi Liêng và Đạ K’Nàng (chuối 110 ha; rau, đậu các loại 40 ha). Trong đó, có 16 ha sản xuất trong nhà kính, tăng 10,67% so với cùng kỳ, diện tích nông nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP 60ha, tăng 140% so với cùng kỳ. Ngoài ra, diện tích áp dụng tiêu chí về sản xuất nông nghiệp cao trên các cây trồng chủ lực tại các xã trên khoảng 500 ha (như: cà phê, cây ăn trái, dâu tằm, rau, đậu các loại).

* Chăn nuôi: do tác động của dịch tả lợn Châu Phi đã ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng đàn heo trên địa bàn huyện; tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 115.665 triệu đồng, bằng 100% KH, tăng 9,7% so với cùng kỳ; công tác phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, tiêm phòng vắc xin tiếp tục được chú trọng triển khai.

- Tổng đàn gia súc là 10.028 con, trong đó: đàn trâu 163 con, tăng 1,8% so với KH; đàn bò 5.256 con, bằng 80,86% KH; đàn heo 3.706 con, bằng 21,18% KH; đàn dê 903 con, bằng 100% KH. Tổng đàn gia cầm 92,5 nghìn con, bằng 92,5% KH; tổng sản lượng kén tằm 480 tấn, bằng 94,04% KH.

 * Thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện 175,6 ha tăng 59,64% so với KH, tăng 67,24% so với cùng kỳ, sản lượng đạt: 383,2 tấn.

* Lâm nghiệp: Giao khoán, quản lý bảo vệ rừng với diện tích toàn huyện là 38.699,12 ha, trong đó: 37.538,5 ha được chủ rừng Nhà nước giao cho 1.615 hộ và 03 đơn vị (gồm: Huyện đội Đam Rông, Đoàn kinh tế quốc phòng Lâm Đồng, Công an huyện Đam Rông).

5.2. Sản xuất Công nghiệp, giao thông vận tải

- Sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp giá so sánh 2010 đạt 155.083 triệu đồng, tăng 3,2% so với KH và tăng 16,5% so với cùng kỳ; theo giá hiện hành đạt 200.531 triệu đồng và tăng 3,4% so với KH và tăng 17,8% so với cùng kỳ.

- Giao thông vận tải: Tình hình vận tải hàng hóa và hành khách tương đối ổn định, tổng doanh thu năm 2020 đạt 155.676 triệu đồng, bằng 93,8% KH và tăng 5,17% so với cùng kỳ. Trong đó: vận chuyển hàng hóa đạt 96.420 triệu đồng, vận chuyển hành khách đạt 59.255 triệu đồng. Khối lượng hàng hoá vận chuyển đạt 636 nghìn tấn, bằng 93,53% KH và tăng 1,12% so với cùng kỳ, vận chuyển hành khách đạt 424 nghìn lượt người, bằng 94,8% KH và tăng 14,61% so với cùng kỳ..

5.3. Lĩnh vực văn hóa - xã hội:

Văn hóa - Thông tin: Tuyên truyền về Đại hội Đảng bộ huyện Đam Rông lần thứ IV, Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, bệnh Bạch hầu, công tác ứng phó thiên tai; tiếp tục triển khai thực hiện phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Trong năm 2020, đã xây dựng và phát sóng 219 chương trình với 1.569 tin bài phát thanh; đưa 316 tin, bài, phóng sự và 302 văn bản lên Website của huyện; phối hợp tổ chức 06 giải thể thao cấp huyện, 04 hội thi, hội diễn và lưu diễn 24 đêm văn nghệ tại các xã, tham gia 05 giải đấu thể thao cấp tỉnh...; thay đổi nội dung 1.848 m2 panô; in ấn và treo 1.680 m2 băng rôn các loại; 1.360 m2 áp phích, phướn; treo 2.750 lượt cờ các loại; trang trí 118 lượt maket; 89 lượt xe loa tuyên truyền. Năm 2020, trên địa bàn huyện có 51/53 thôn đạt chuẩn thôn văn hóa chiếm tỷ lệ 96,2%; 87/96 cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa, chiếm t lệ 91% và 82,5% hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa.

Về thực hiện chính sách xã hội:

- Đã hoàn thành việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 52.284 người, tỷ lệ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 95%; chi trả trợ cấp cho 1.310 đối tượng BTXH với số tiền 5.840 triệu đồng; 270 đối tượng người có công với số tiền 5.110 triệu đồng; hỗ trợ khó khăn đột xuất cho 13 đối tượng với số tiền 116,7 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng 51 căn nhà cho hộ nghèo theo Đề án 654/ĐA-XD của UBND tỉnh Lâm Đồng.

- Dịp Tết Nguyên đán Canh Tý đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà, chăm lo Tết kịp thời cho các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, bảo trợ xã hội với tổng số tiền 5.547,69 triêụ đồng.

- Một số chính sách hỗ trợ giảm nghèo: Trợ cấp tiền và gạo trong dịp tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020; thực hiện hỗ trợ chi trả tiền hỗ trợ do ảnh hưởng đại dịch Covid-19; hỗ trợ tiền điện cho 1663 hộ nghèo với kinh phí 977,5 triệu đồng; hỗ trợ chi phí học tập cho 2.151 học sinh nghèo năm học 2019-2020 với kinh phí 1.066 triệu đồng; hỗ trợ kinh phí học tập cho 168 học sinh - sinh viên người đồng bào DTTS với kinh phí 408 triệu đồng; hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 50 hộ đồng bào DTTS nghèo, hộ nghèo thiếu đất sản xuất với kinh phí 150 triệu đồng; hỗ trợ chế độ, chính sách cho 56 người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS với kinh phí 100 triệu đồng; hỗ trợ vay vốn từ nguồn vốn vay Ngân hàng CSXH.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ khó khăn do đại dịch Covid-19: đã thực hiện chi trả cho các nhóm đối tượng được hỗ trợ gồm: Người có công 189 người với tổng số tiền 283,5 triệu đồng; người bán vé số dạo với số tiền 8 triệu đồng; đối tượng lang thang, cơ nhỡ số tiền 3,5 triệu đồng; đối tượng BTXH là: 1.148 người, với tổng số tiền 1.717 triệu đồng. Đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo 24.256 người/18.192 triệu đồng.

Giáo dục: Tổng kết năm học 2019-2020, toàn huyện có thêm 06 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 24/36 trường; tỷ lệ duy trì sỉ số và lên lớp các bậc học đều cao hơn so với cùng kỳ. Năm học 2020-2021, toàn huyện huy động 14.611HS/498 lớp, tăng 581 học sinh và 13 lớp so với năm học trước.

Công tác đào tạo nghề: Trong năm 2020, đã tổ chức đào tạo 08 lớp nghề cho 188 học viên, 01 lớp Trung cấp chuyên nghiệp; tuyển sinh, đào tạo 02 lớp lái xe mô tô hạng A1; tổ chức kỳ thi nghề phổ thông cho 441 học sinh các trường THCS; tiếp tục tổ chức các lớp dạy nghề cho học sinh phổ thông năm 2020-2021 với 542 học sinh; tổ chức giảng dạy 05 lớp tiếng K’Ho cho 200 học viên; thực hiện tư vấn hướng nghiệp cho 100% học sinh lớp 9 trên địa bàn huyện.

Y tế: Trong năm đã tổ chức khám chữa bệnh cho 64.730 lượt người; điều trị 4.116 bệnh nhân, có 02 ca bệnh sốt xuất huyết, 05 ca tay chân miệng, 02 ca bạch hầu, 01 ca sốt rét, ngành Y tế phối hợp với các xã thực hiện tốt công tác chống dịch, đến nay các ổ dịch đã được khống chế, chưa phát hiện ca nhiễm mới. Tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 238 cơ sở, qua kiểm tra phát hiện 34 cơ sở vi phạm, nhắc nhở 28 cơ sở, xử lý 06 cơ sở vi phạm bằng hình thức tiêu hủy các mặt hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm; kiểm tra hành nghề y dược tư nhân: 33/33 cơ sở. Đã vận động được 1.901 người sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, hiện trên địa bàn huyện có 7.480 cặp vợ chồng ở độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai, đạt 68,3%, giảm 0,5% so với cùng kỳ. Tổng số trẻ sinh ra là 1.171 trẻ, giảm 07 trẻ so với cùng kỳ, số sinh con thứ 3 trở lên là 198 trẻ chiếm 16,9%, tăng 0,5% so với cùng kỳ.

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: Tổng vốn: 23.157 triệu đồng; trong đó: Vốn đầu tư phát triển: 20.682 triệu đồng: Đầu tư xây dựng 22 công trình đường giao thông, trường học, nhà văn hóa xã. Vốn sự nghiệp: 2.475 triệu đồng: Thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn 03 xã Đạ R’Sal, Rô Men và Đạ K’nàng; hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn và xây dựng phát triển mỗi xã một sản phẩm; hỗ trợ vệ sinh môi trường các xã NTM nâng cao và kiểu mẫu; hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng công trình.

Tổng nguồn vốn huy động xây dựng nông thôn mới:  năm 2020 là 484.340 triệu đồng, trong đó: ngân sách Trung ương là 93.825 triệu đồng, Ngân sách tỉnh 127.953 triệu đồng; ngân sách huyện 51.017 triệu đồng; Vốn tín dụng (tổng dư nợ cho vay tăng so với đầu năm, tính đến ngày 03/11): 211.131 triệu đồng (Ngân hàng Chính sách 46.710 triệu đồng, Ngân hàng Nông nghiệp 164.421 triệu đồng); vốn cộng đồng dân cư: 414 triệu đồng.  

Năm 2020, dự kiến có thêm 02 xã Phi Liêng và Đạ K’Nàng về đích nông thôn mới; trong đó xã Đạ R’Sal và Rô Men đã về đích nông thôn mới và đang xây dựng xã nông thôn mới nâng cao. Đến nay, Đạ R’Sal tự đánh giá đã đạt nông thôn 7 mới nâng cao và đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền xét, công nhận và xã Rô Men đạt 4 tiêu chí nâng cao. Xã Phi Liêng và Đạ K’Nàng đang hoàn thiện thủ tục, hồ sơ để trình cấp thẩm quyền thẩm định, xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Số xã đạt từ 13 - 15 tiêu chí: có 02 xã (Đạ M’Rông 14/19 TC; Đạ Long 14/19 TC);  số xã đạt từ 16 - 18 tiêu chí: có 02 xã (Đạ Tông 16/19 TC; Liêng Srônh 16/19 TC).

Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững: Tổng vốn đầu tư 62.074 triệu đồng; trong đó, vốn đầu tư phát triển 50.202 triệu đồng (Dự án 1(Chương trình 30a) là 44.445 triệu đồng; dự án 2 (Chương trình 135) là 5.757 triệu đồng. Vốn sự nghiệp 11.872 triệu đồng (Dự án 1 (Chương trình 30a) 10.020 triệu đồng. Dự án 2 (Chương trình 135) 1.600 triệu đồng; dự án 3 (Truyền thông giảm nghèo) 135 triệu đồng; dự án 5 (Nâng cao năng lực giám sát, đánh giá thực hiện chương trình) 117 triệu đồng).

Tình hình thực hiện chương trình 30a: Triển khai công tác vận động các hộ đăng ký thoát nghèo năm 2020, đã có 468 hộ nghèo đăng ký thoát nghèo, đạt t lệ 29% trên tổng số hộ nghèo toàn huyện. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Chương trình 30a là 46.515 triệu đồng, đầu tư xây dựng 28 công trình, khối lượng thực hiện, giá trị giải ngân đạt 27.381 triệu đồng, bằng 58,86% KH. Nguồn vốn sự nghiệp là 7.650 triệu đồng hỗ trợ cho 587 đối tượng hộ nghèo, cận nghèo với kinh phí 7.461 triệu đồng, đạt 98% kế hoạch. Nguồn vốn đầu tư của các đơn vị hỗ trợ: đến thời điểm hiện nay Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ huyện 3.000 triệu đồng, xây dựng 03 công trình trường học. Khối lượng thực hiện, giá trị giải ngân đạt 100% KH vốn. Thực hiện chính sách hỗ trợ cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo để phát triển kinh tế gia đình, từ đầu năm đến nay, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện đã cho vay 1.288 lượt hộ với kinh phí 46.710 triệu đồng. Tổng dư nợ đến ngày 31/10/2020 là 301.809,6 triệu đồng/7.145 lượt vay. Ước năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo giảm 5,02%, (giảm 12,06% xuống còn 7,04%).

* Tình hình thiên tai và công tác khắc phục hậu quả: Năm 2020, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường, khắc nghiệt; nắng nóng kéo dài đã gây hạn hán nghiêm trọng trên địa bàn huyện làm ảnh hưởng đến 1.414 ha đất sản xuất của người dân (diện tích lúa 61,2 ha; cà phê 1.352,8 ha) và 700 hộ dân khó khăn về nước sinh hoạt; mưa lớn diện rộng gây ra lũ cục bộ trên lưu vực các khe suối làm thiệt hại tài sản của nhân dân và nhà nước khoảng 775 triệu đồng; toàn huyện xảy ra 03 vụ cháy, trong đó có 02 vụ cháy rừng, một vụ cháy nhà, ước tổng thiệt hại trên 200 triệu đồng. Ngoài ra, có 03 vụ tai nạn đuối nước làm chết 04 người.

An toàn giao thông: Từ đầu năm đến nay (tính đến ngày 09/11/2020), trên địa bàn huyện xảy ra 04 vụ tai nạn giao thông; làm 01 người chết 11 và 06 người bị thương, tăng 01 vụ, giảm 02 người chết, tăng 04 người bị thương so với cùng kỳ; qua tuần tra đã lập biên bản và xử lý 899 trường hợp vi phạm, thu nộp ngân sách 1.270,8 triệu đồng; đã thực hiện công tác đăng ký, quản lý phương tiện đới với 980 trường hợp.


Các tin khác
© Copyright 2012 CỤC THỐNG KÊ TỈNH LÂM ĐỒNG
10 Đường 3 Tháng 4, Phường 3, TP. Đà Lạt