Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2020

Kinh tế - xã hội nước ta 6 tháng đầu năm 2020 diễn ra trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Những nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Cộng đồng chung châu Âu đang đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế sâu, tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua; thương mại toàn cầu tiếp tục suy giảm[1], chuỗi cung ứng bị gián đoạn, giá dầu thô giảm mạnh do nhu cầu sử dụng hạn chế; thất nghiệp tăng cao. Theo các tổ chức quốc tế và thể chế tài chính, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2020[2]. Cùng với đó, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn, căng thẳng chính trị gia tăng giữa Mỹ - Iran, bất đồng nội bộ trong tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và trên bán đảo Triều Tiên đã tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam. Trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tăng trưởng tích cực năm 2019, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao. Bên cạnh đó, hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra sớm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng, dịch tả lợn châu Phi chưa được khống chế hoàn toàn.

Trước tình hình đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020. Trước đại dịch Covid-19, với phương châm vừa phòng chống dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe người dân, vừa phòng chống suy giảm kinh tế và giữ vững ổn định xã hội, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, ngày 4/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Ngày 09/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, đồng thời thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện trong từng tháng, từng quý. Kết quả đạt được của các ngành, lĩnh vực trong quý II và 6 tháng đầu năm 2020 như sau:

I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2020 ước tính tăng 0,36% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý II các năm trong giai đoạn 2011-2020[3], quý II/2020 chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19 khi Chính phủ chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ các giải pháp nhằm giãn cách xã hội, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,72%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,38%; khu vực dịch vụ giảm 1,76%. Về sử dụng GDP quý II năm nay, tiêu dùng cuối cùng tăng 0,04% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 2,30%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 8,45%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 9,67%.

GDP 6 tháng đầu năm 2020 tăng 1,81%, là mức tăng thấp nhất của 6 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020[4]. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đặt ưu tiên hàng đầu việc phòng chống và dập dịch, hy sinh lợi ích kinh tế để bảo đảm tính mạng và sức khỏe của người dân. Đây chính là nền tảng vững chắc để nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng, không rơi vào tình trạng tăng trưởng âm. Kết quả trên cho thấy thắng lợi của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh, đồng thời vẫn duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh và từng bước đưa nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường như trước khi xảy ra dịch bệnh. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,19%, đóng góp 11,89% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,98%, đóng góp 73,14%; khu vực dịch vụ tăng 0,57%, đóng góp 14,97%.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2020 tăng thấp so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch Covid-19 và dịch tả lợn châu Phi. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 0,83%, chỉ cao hơn mức tăng trưởng âm 0,78% của 6 tháng đầu năm 2016 trong giai đoạn 2011-2020[5], đóng góp 0,1 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 2,15% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,01 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 2,37%, chỉ cao hơn mức tăng 2,34% của 6 tháng đầu năm 2013 và 1,25% của 6 tháng đầu năm 2016 trong giai đoạn 2011-2020[6], đóng góp 0,08 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, riêng ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2020 tăng 2,71% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ các năm 2011-2020[7], đóng góp 0,93 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,96%, thấp hơn mức tăng của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2020[8], đóng góp 1,1 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng giảm 5,4%, làm giảm 0,35 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế do sản lượng dầu thô khai thác giảm 13,9% và khí đốt tự nhiên giảm 9,1%. Ngành xây dựng tăng 4,5%, cao hơn mức tăng 0,11% và 2,41% của 6 tháng đầu năm 2011 và 2012 trong giai đoạn 2011-2020[9], đóng góp 0,28 điểm phần trăm.

Trong những tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Khu vực dịch vụ trong 6 tháng đạt mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm 2011-2020[10]. Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của 6 tháng như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước, là ngành đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế với 0,46 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,78%, đóng góp 0,32 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 3%, làm giảm 0,1 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 20,7%, làm giảm 0,95 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,16%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,44%; khu vực dịch vụ chiếm 42,04%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,36% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2019 là: 13,54%; 34,20%; 42,03%; 10,23%).

Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm 2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 0,69% so với cùng kỳ năm 2019; tích lũy tài sản tăng 1,93%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 0,31%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 2,54%.

2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2020 gặp nhiều khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn xuất hiện sớm; dịch Covid-19 diễn biến phức tạp; dịch tả lợn châu Phi dần được kiểm soát nhưng việc tái đàn còn chậm. Trước những khó khăn đó, ngành Nông nghiệp đã có những giải pháp ứng phó hiệu quả nên kết quả sản xuất đạt khá, năng suất lúa vụ đông xuân 2020 tăng so với cùng kỳ năm trước; chăn nuôi gia cầm phát triển tốt. Sản xuất lâm nghiệp bắt đầu hồi phục từ tháng Năm. Sản xuất thủy sản tiếp tục gặp khó khăn do xuất khẩu giảm mạnh và giá cá, tôm nguyên liệu giảm.

a) Nông nghiệp

Diện tích gieo cấy lúa đông xuân cả nước năm nay đạt 3.024,1 nghìn ha, bằng 96,8% cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc đạt 1.097,8 nghìn ha, bằng 98,3%; các địa phương phía Nam đạt 1.926,3  nghìn ha, bằng 96%. Theo báo cáo sơ bộ, năng suất lúa đông xuân của cả nước ước tính đạt 65,8 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc đạt 62,7 tạ/ha, giảm 0,2 tạ/ha chủ yếu do ảnh hưởng của giông lốc kèm mưa đá ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, sâu bệnh gây hại ở một số địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ; các địa phương phía Nam đạt 67,6 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha. Một số địa phương có năng suất lúa đông xuân tăng so với cùng kỳ năm trước: Vĩnh Long tăng 6,1 tạ/ha; Kiên Giang tăng 4,4 tạ/ha; Cà Mau tăng 3,9 tạ/ha; Hậu Giang tăng 3,2 tạ/ha… Năng suất lúa tăng khẳng định việc cơ cấu cây trồng được chuyển dịch theo hướng tích cực, giống lúa mới chất lượng cao cho giá trị kinh tế cao dần thay thế giống lúa truyền thống. Sản lượng lúa đông xuân cả nước ước tính đạt 19,9 triệu tấn, giảm 568,4 nghìn tấn so với vụ đông xuân năm 2019 chủ yếu do giảm diện tích gieo trồng. Trong đó, sản lượng lúa đông xuân ở miền Bắc đạt 6,9 triệu tấn, giảm 142,8 nghìn tấn (riêng vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 3,3 triệu tấn, giảm 91,9 nghìn tấn). Một số địa phương có sản lượng lúa đông xuân giảm so với cùng kỳ năm trước: Thanh Hóa giảm 26,8 nghìn tấn; Hải Phòng giảm 25,1 nghìn tấn; Hưng Yên giảm 15,6 nghìn tấn; Thái Bình giảm 14,9 nghìn tấn. Sản lượng lúa đông xuân ở miền Nam đạt 13 triệu tấn, giảm 425,6 nghìn tấn so với cùng kỳ năm trước (vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 10,6 triệu tấn, giảm 300,6 nghìn tấn).

Cùng với việc thu hoạch vụ đông xuân, các địa phương trên cả nước đã xuống giống được 1.707,6 nghìn ha lúa hè thu, bằng 94,4% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1.350,5 nghìn ha, bằng 96,5%. Mặc dù vụ lúa đông xuân thu hoạch sớm, thời gian chuẩn bị đất cho vụ hè thu nhiều nhưng tiến độ gieo trồng lúa hè thu năm nay chậm hơn cùng kỳ năm 2019 do ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn. Hiện nay, lúa hè thu ở các địa phương phía Bắc đang trong giai đoạn đẻ nhánh đến chắc xanh; ở các địa phương phía Nam đang vào giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng đến trỗ chín, cây lúa sinh trưởng và phát triển tương đối tốt. Đến nay đã có 184 nghìn ha lúa hè thu sớm tại Đồng bằng sông Cửu Long cho thu hoạch, bằng 109,8% cùng kỳ năm 2019.

Đến giữa tháng Sáu, các địa phương trên cả nước đã gieo trồng được 544 nghìn ha ngô, bằng 95,5% cùng kỳ năm trước; 73,4 nghìn ha khoai lang, bằng 91,9%; 23,6 nghìn ha đậu tương, bằng 89,4%; 132 nghìn ha lạc, bằng 95,7%; 722,8 nghìn ha rau, đậu, bằng 100,1%.

Tổng diện tích cây lâu năm hiện có ước tính đạt 3.553,3 nghìn ha, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó nhóm cây công nghiệp đạt 2.184,6 nghìn ha, giảm 0,1%; nhóm cây ăn quả đạt 1.078,4 nghìn ha, tăng 5,1% chủ yếu ở nhóm cây có múi và nhóm cây có giá trị cao, thị trường tiêu thụ ổn định như xoài, sầu riêng, mít và thanh long; nhóm cây lấy dầu đạt 178,4 nghìn ha, tăng 1,4%; nhóm cây gia vị, dược liệu đạt 50,5 nghìn ha, tăng 2%; nhóm cây lâu năm khác đạt 61,4 nghìn ha, tăng 2,8%. Sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm 6 tháng đầu năm 2020 tăng so với cùng kỳ năm trước: Chè đạt 475 nghìn tấn, tăng 2,4%; cao su đạt 383 nghìn tấn, tăng 8,8%; điều đạt 317 nghìn tấn, tăng 14,9%; hồ tiêu đạt 266 nghìn tấn, tăng 2,7%. Sản lượng một số cây ăn quả đạt khá: Thanh long đạt 631 nghìn tấn, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước; xoài đạt 547 nghìn tấn, tăng 4,4%; cam đạt 315 nghìn tấn, tăng 6,8%; bưởi đạt 220 nghìn tấn, tăng 8,4%; vải đạt 144 nghìn tấn, tăng 20%.

Chăn nuôi trâu, bò trong 6 tháng đầu năm 2020 nhìn chung ổn định. Đàn trâu cả nước tiếp tục xu hướng giảm do hiệu quả kinh tế không cao. Đàn bò phát triển khá do được hỗ trợ vốn, kỹ thuật chăn nuôi và có thị trường tiêu thụ tốt, người chăn nuôi có lãi. Ước tính trong tháng Sáu, đàn trâu của cả nước giảm 2% so với cùng thời điểm năm 2019; đàn bò tăng 3,4%; sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng 6 tháng đạt 49 nghìn tấn, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2019 (quý II đạt 22,3 nghìn tấn, tăng 0,8%); sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 187,5 nghìn tấn, tăng 4,1% (quý II đạt 86,1 nghìn tấn, tăng 6,2%); sản lượng sữa bò tươi đạt 522,2 nghìn tấn, tăng 8,1% (quý II đạt 262,1 nghìn tấn, tăng 10%).

Dịch tả lợn châu Phi đang được kiểm soát, đàn lợn dần được khôi phục nhưng việc tái đàn còn chậm, giá lợn giống ở mức cao khiến các hộ có nguồn vốn hạn hẹp chưa thể khôi phục sản xuất, các hộ có đủ điều kiện lại thận trọng tái đàn do tâm lý lo ngại dịch quay trở lại. Ước tính tổng số lợn của cả nước tháng Sáu năm 2020 giảm 7,5% so với cùng thời điểm năm 2019[11]; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 6 tháng ước tính đạt 1.636,9 nghìn tấn, giảm 8,8% so với cùng kỳ năm trước (quý II đạt 816,2 nghìn tấn, tăng 3,3%).

Tổng đàn và sản lượng gia cầm tiếp tục tăng do khu vực hộ mở rộng quy mô chăn nuôi và khu vực doanh nghiệp phát triển tốt. Tuy nhiên, người chăn nuôi cần theo dõi sát diễn biến thị trường, các cơ quan chức năng cung cấp thông tin kịp thời, kiểm soát tình hình chăn nuôi tại địa phương, không nên tăng đàn ồ ạt dẫn tới tình trạng dư thừa nguồn cung, giá bán giảm sâu gây thua lỗ. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tháng 6/2020 tăng 7,4% so với cùng thời điểm năm trước; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng 6 tháng đạt 702,1 nghìn tấn, tăng 12,3% (quý II đạt 328,6 nghìn tấn, tăng 9,8%); sản lượng trứng gia cầm đạt 7,2 tỷ quả, tăng 11% (quý II ước đạt 3,3 tỷ quả, tăng 11,3%).

Tính đến ngày 25/6/2020, cả nước không còn dịch cúm gia cầm và dịch tai xanh; dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày còn ở Kon Tum và dịch tả lợn châu Phi còn ở 238 xã thuộc 60 huyện của 19 địa phương chưa qua 30 ngày (trong tháng Sáu tái phát tại 122 xã của 12 địa phương).

b) Lâm nghiệp

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sản xuất lâm nghiệp bị chững lại trong tháng Ba, tháng Tư nhưng bắt đầu hồi phục từ tháng Năm. Trong quý II/2020, diện tích rừng trồng mới tập trung của cả nước ước tính đạt 73,7 nghìn ha, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước do nhiều nhà máy chế biến gỗ bị hủy đơn hàng xuất khẩu nên hạn chế hoặc dừng thu mua gỗ nguyên liệu; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 22,8 triệu cây, giảm 3,8%; sản lượng gỗ khai thác đạt 4.665 nghìn m3, tăng 0,7%; sản lượng củi khai thác đạt 5,2 triệu ste, giảm 1,9%. Tính chung 6 tháng đầu năm, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 106,3 nghìn ha, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 44,5 triệu cây, giảm 2,2%; sản lượng gỗ khai thác đạt 7.526 nghìn m3, tăng 2%; sản lượng củi khai thác đạt 9,85 triệu ste, giảm 0,9%.

Công tác phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ rừng được các cấp, các ngành quan tâm nhưng do nắng nóng kéo dài nên tình trạng cháy rừng vẫn diễn ra ở một số địa phương. Tính chung 6 tháng đầu năm, cả nước có 1.304 ha rừng bị thiệt hại, tăng 43,8% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm diện tích rừng bị cháy là 975,6 ha, tăng 71,9%; diện tích rừng bị chặt, phá là 328,4 ha, giảm 3,2%.

c) Thủy sản

Sản lượng thủy sản quý II/2020 ước tính đạt 2.360,9 nghìn tấn, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm cá đạt 1.768,2 nghìn tấn, tăng 0,8%; tôm đạt 280 nghìn tấn, tăng 3,8%; thủy sản khác đạt 312,7 nghìn tấn, tăng 2,2%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng quý II ước tính đạt 1.315 nghìn tấn, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 942,3 nghìn tấn, giảm 0,1%; tôm đạt 238,4 nghìn tấn, tăng 5%. Sản lượng thủy sản khai thác quý II đạt 1.045,9 nghìn tấn, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 825,9 nghìn tấn, tăng 1,9%; tôm đạt 41,6 nghìn tấn, giảm 2,8%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, tổng sản lượng thủy sản ước tính đạt 3.864 nghìn tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm cá đạt 2.890,5 nghìn tấn, tăng 1,1%; tôm đạt 422,8 nghìn tấn, tăng 4%; thủy sản khác đạt 550,7 nghìn tấn, tăng 2,5%.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng 6 tháng đạt 1.977,1 nghìn tấn, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm cá đạt 1.415,8 nghìn tấn, tăng 0,2%; tôm đạt 347,3 nghìn tấn, tăng 5,5%; thủy sản khác đạt 214 nghìn tấn, tăng 7,4%. Sản xuất cá tra 6 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn. Giá cá tra nguyên liệu từ đầu năm đến trung tuần tháng Sáu dao động ở mức 17.500-18.000 đồng/kg, người nuôi đang lỗ từ 3.000-5.000 đồng/kg. Kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 6 tháng đầu năm nay giảm tới 24,5% so với cùng kỳ năm trước do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại các thị trường tiêu thụ cá tra lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ, EU. Sản lượng cá tra 6 tháng ước tính đạt 644,7 nghìn tấn, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Nuôi tôm nước lợ gặp nhiều khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn, nhiệt độ biến động làm giảm sức đề kháng của tôm. Trong 5 tháng đầu năm nay có 29,8 nghìn ha diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, sản lượng tôm sú ước tính đạt 118,7 nghìn tấn, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2019; sản lượng tôm thẻ chân trắng ước tính đạt 200,5 nghìn tấn, tăng 6,6%. 

Sản lượng thủy sản khai thác 6 tháng đầu năm ước tính đạt 1.886,9 nghìn tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm cá đạt 1.474,7 nghìn tấn, tăng 2%; tôm đạt 75,5 nghìn tấn, giảm 2,3%; thủy sản khác đạt 336,7 nghìn tấn, giảm 0,4%. Thời tiết những tháng đầu năm tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác biển. Khai thác thủy sản biển đang giảm dần khai thác ven bờ, ngư dân tiếp tục lắp đặt thiết bị giám sát hành trình các tàu cá, hướng tới khai thác bền vững và góp phần tháo gỡ thẻ vàng của Ủy ban châu Âu (EC). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhu cầu tiêu thụ hải sản nội địa giảm và hoạt động xuất khẩu cũng khó khăn hơn. Sản lượng thủy sản khai thác biển 6 tháng đạt 1.808 nghìn tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 1.421,6 nghìn tấn, tăng 2,1%; tôm đạt 70,5 nghìn tấn, giảm 0,8%.

3. Sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp trong quý II/2020 chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 nên tốc độ tăng giá trị tăng thêm chỉ đạt 0,74% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 2,71%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,96% và là mức tăng thấp nhất của 6 tháng các năm 2011-2020[12]. Tuy nhiên do dịch bệnh sớm được kiểm soát, các lĩnh vực của nền kinh tế đang bước vào trạng thái hoạt động bình thường trở lại, sản xuất công nghiệp có sự khởi sắc và dần lấy lại đà tăng trưởng cao từ tháng 5/2020[13].

Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2020 ước tính tăng 2,71% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 5,1%; quý II tăng 0,74%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,96% (quý I tăng 7,12%; quý II tăng 3,20%), đóng góp 1,1 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,04%, đóng góp 0,15 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,76%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 5,4% (do sản lượng khai thác dầu thô giảm mạnh 13,9% và khí đốt tự nhiên giảm 9,1%) làm giảm 0,35 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Xét theo công dụng sản phẩm công nghiệp, chỉ số sản xuất sản phẩm trung gian (phục vụ cho quá trình sản xuất tiếp theo) 6 tháng đầu năm tăng 3,02% so với cùng kỳ năm trước; sản phẩm phục vụ cho sử dụng cuối cùng giảm 0,71% (sản phẩm là tư liệu sản xuất giảm 0,79% và sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng của dân cư tăng 3,27%).

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia đã ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt là ngành chế biến, chế tạo. Bên cạnh đó, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực ngày 1/1/2020 đã thay đổi thói quen uống rượu, bia của người dân, từ đó ảnh hưởng đến ngành sản xuất đồ uống. Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 6 tháng giảm sâu hoặc tăng thấp so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất xe có động cơ giảm 16,4%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 11,3%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 9,5%; sản xuất đồ uống giảm 8,8%; sản xuất mô tô, xe máy giảm 8,4%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 5,3%; sản xuất trang phục giảm 4,7%; sản xuất thiết bị điện giảm 3,5%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 2,7%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 2,3%; sản xuất kim loại giảm 1,4%; in, sao chép bản ghi các loại giảm 0,3%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 2,1%; dệt tăng 2,8%. Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số sản xuất 6 tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ năm trước và đóng góp lớn vào mức tăng chung của toàn ngành: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 27,9%; sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế tăng 15%; khai thác quặng kim loại tăng 13,3%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 9,8%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 9,1%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 7,8%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 7,2%; khai thác than cứng và than non tăng 4,9%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực 6 tháng đầu năm 2020 tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước: Ô tô giảm 26,6%; đường kính giảm 23,7%; bia giảm 17,4%; dầu thô khai thác giảm 13,9%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 13%; sắt, thép thô giảm 10,2%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 9,1%; điện thoại di động giảm 8,5%; khí hóa lỏng LPG giảm 8,1%; quần áo mặc thường giảm 6,9%; xe máy giảm 6,4%; giày, dép da giảm 4,6%; thức ăn cho gia súc giảm 4%; thép cán giảm 3,9%; sơn hóa học tăng 1,9%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 2,2%; xi măng tăng 4%, than tăng 4,9%. Bên cạnh đó, một số sản phẩm tăng cao: Linh kiện điện thoại tăng 27,5%; xăng, dầu các loại tăng 20,9%; thép thanh, thép góc tăng 12,8%; bột ngọt tăng 12,3%; phân u rê tăng 10%; thuốc lá điếu tăng 7,2%; sữa bột tăng 5,9%; ti vi tăng 5,7%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 6/2020 tăng 8,1% so với tháng trước và tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,6%), trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 42,1%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 14,7%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 12,1%; dệt tăng 7,3%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 7%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 6,8%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng thấp hoặc giảm: In, sao chép bản ghi các loại tăng 2,5%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 1,8%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 0,8%; sản xuất chế biến thực phẩm giảm 0,2%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 0,6%; sản xuất kim loại giảm 1,4%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 2,1%; sản xuất sản phẩm từ cao su và platic giảm 2,5%; sản xuất trang phục giảm 7,2%; sản xuất thiết bị điện giảm 7,4%; sản xuất đồ uống giảm 10,7%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 7%; sản xuất xe có động cơ giảm 24,4%.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/6/2020 tăng 26,7% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2019 tăng 16,1%), trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm: Sản xuất thiết bị điện tăng 5%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 3,5%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 10,3%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 13,6%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 77%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng thời điểm năm trước: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 156,2%; sản xuất xe có động cơ tăng 129,6%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 61,9%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 39,5%; sản xuất trang phục tăng 39,4%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 38,9%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 38,4%; sản xuất kim loại tăng 35,7%; sản xuất thuốc lá tăng 33,7%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 29,4%; dệt tăng 28,1%.

Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 6 tháng đầu năm 2020 khá cao với 78,9% (cùng kỳ năm trước là 74,9%), trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao: Dệt 118,7%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa 104,7%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 103,4%; sản xuất xe có động cơ 97,3%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác 96,5%; sản xuất chế biến thực phẩm 96%.

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/6/2020 tăng 1,1% so cùng thời điểm tháng trước và giảm 2,3% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2019 tăng 2,3%), trong đó lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 2,2%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 2,7%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 2,1%. Tại thời điểm trên, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 2,2% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo giảm 2,3%; sản xuất và phân phối điện tăng 0,2%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải giảm 0,9%.

4. Hoạt động của doanh nghiệp

Sau hai tháng nới lỏng và gỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội, các hoạt động kinh tế - xã hội đang dần được khôi phục. Doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng, bám sát chính sách hỗ trợ của Chính phủ, từng bước đưa sản xuất kinh doanh vào hoạt động trở lại. Doanh nghiệp thành lập mới trong tháng Sáu tiếp tục có sự khởi sắc với 13,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 27,9% so với tháng trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, cả nước có hơn 62 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2019; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 16,4%; doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể giảm 10,2% và số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể giảm 5%. Bên cạnh đó, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo cũng cho thấy các doanh nghiệp kỳ vọng tình hình sản xuất kinh doanh của quý III khả quan hơn quý II.

a) Tình hình đăng ký doanh nghiệp[14]

Trong tháng 6/2020, cả nước có 13.725 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 139,1 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 100 nghìn lao động, tăng 27,9% về số doanh nghiệp, tăng 23,4% về vốn đăng ký và tăng 9,4% về số lao động so với tháng trước[15]. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 10,1 tỷ đồng, giảm 3,5% so với tháng trước và giảm 31% so với cùng kỳ năm 2019. Trong tháng, cả nước còn có 4.998 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 1,1% so với tháng trước và tăng 133,9% so với cùng kỳ năm 2019; có 3.217 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 3,7% và tăng 36,8%; có 3.843 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 24,7% và tăng 31,1%; có 1.368 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 42,2% và giảm 6%; có 5.146 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, tăng 48,2% và tăng 96%.

Tính chung 6 tháng đầu năm, cả nước có hơn 62 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 697,1 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 507,2 nghìn lao động, giảm 7,3% về số doanh nghiệp, giảm 19% về vốn đăng ký và giảm 21,8% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng đạt 11,2 tỷ đồng, giảm 12,5% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả 984,4 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 18 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm là 1.681,5 nghìn tỷ đồng, giảm 22,5% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, còn có 25,2 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 16,4% so với 6 tháng đầu năm 2019, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 6 tháng lên 87,2 nghìn doanh nghiệp, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước, trung bình mỗi tháng có 14,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Theo khu vực kinh tế, 6 tháng đầu năm có 1.095 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước; có 17,9 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, giảm 1,8%; có 43,1 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, giảm 9,9%. Trong tất cả các ngành, lĩnh vực hoạt động, bên cạnh ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản còn có ngành sản xuất phân phối điện, nước, gas có số doanh nghiệp thành lập mới đạt 1.500 doanh nghiệp, tăng 134,7% so với cùng kỳ năm trước và ngành khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác 5.555 doanh nghiệp, tương đương cùng kỳ năm 2019. Các ngành còn lại đều có số doanh nghiệp thành lập mới giảm: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 20,9 nghìn doanh nghiệp, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2019; xây dựng 8.164 doanh nghiệp, giảm 6,3%; công nghiệp chế biến, chế tạo 7.908 doanh nghiệp, giảm 7,4%; dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác 3.241 doanh nghiệp, giảm 17,3%; kinh doanh bất động sản 2.929 doanh nghiệp, giảm 27%; vận tải, kho bãi 2.641 doanh nghiệp, giảm 6,1%; dịch vụ lưu trú và ăn uống 2.469 doanh nghiệp, giảm 21,2%; thông tin truyền thông 1.813 doanh nghiệp, giảm 4,4%; giáo dục và đào tạo 1.556 doanh nghiệp, giảm 20,9%; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 611 doanh nghiệp, giảm 14,9%; nghệ thuật, vui chơi, giải trí 421 doanh nghiệp, giảm 37,3%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 403 doanh nghiệp, giảm 10,2%; khai khoáng 311 doanh nghiệp, giảm 4,9%.

Trong 6 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 29,2 nghìn doanh nghiệp, tăng 38,2% so với cùng kỳ năm trước; 19,6 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 10,2%; 7,4 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 5%, trong đó có 6,6 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm 6,4%; 108 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng, tăng 0,9%. Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có gần 2,7 nghìn doanh nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo có 877 doanh nghiệp; xây dựng có 616 doanh nghiệp; khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác có 480 doanh nghiệp; kinh doanh bất động sản có 444 doanh nghiệp; dịch vụ lưu trú và ăn uống có 432 doanh nghiệp; dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng, các dịch vụ hỗ trợ khác có 422 doanh nghiệp; vận tải, kho bãi có 313 doanh nghiệp; giáo dục, đào tạo có 277 doanh nghiệp; thông tin truyền thông có 269 doanh nghiệp. Trong 6 tháng, trên cả nước còn có 22,4 nghìn doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, tăng 33,9% so với cùng kỳ năm trước.

b) Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II/2020 cho thấy: Có 27,3% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý II/2020 tốt hơn quý I/2020; 40,8% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn và 31,9% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định[16]. Dự kiến quý III/2020 so với quý II/2020, có 49,1% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; 19,4% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 31,5% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định. Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước lạc quan nhất với 82,6% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý III/2020 tốt hơn và giữ ổn định so với quý II/2020; tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lần lượt là 79,7% và 75,9%.

Trong các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quý II/2020, có 53,6% số doanh nghiệp cho rằng khả năng cạnh tranh cao của hàng hóa trong nước là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; 50,4% số doanh nghiệp cho rằng do nhu cầu thị trường trong nước thấp; 33,5% số doanh nghiệp cho rằng gặp khó khăn về tài chính; 28,2% số doanh nghiệp cho rằng nhu cầu thị trường quốc tế thấp; 27,4% số doanh nghiệp cho rằng thiếu nguyên, nhiên, vật liệu; 23,7% số doanh nghiệp cho rằng không tuyển được lao động theo yêu cầu; 19,8% số doanh nghiệp cho rằng thiết bị công nghệ lạc hậu; chỉ có 6,5% doanh nghiệp cho rằng không có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay; 2,1% doanh nghiệp cho rằng thiếu năng lượng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Về khối lượng sản xuất, có 29,7% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất của doanh nghiệp quý II/2020 tăng so với quý I/2020; 39,6% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất giảm và 30,7% số doanh nghiệp cho rằng ổn định[17]. Xu hướng quý III/2020 so với quý II/2020, có 48,8% số doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất tăng; 18,1% số doanh nghiệp dự báo giảm và 33,1% số doanh nghiệp dự báo ổn định.

Về đơn đặt hàng, có 24,7% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng quý II/2020 cao hơn quý I/2020; 39% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng giảm và 36,3% số doanh nghiệp có số đơn đặt hàng ổn định[18]. Xu hướng quý III/2020 so với quý II/2020, có 45,1% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng tăng lên; 18,3% số doanh nghiệp dự kiến đơn hàng giảm và 36,6% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng ổn định.

Về đơn đặt hàng xuất khẩu, quý II/2020 so với quý I/2020, có 18,6% số doanh nghiệp khẳng định số đơn hàng xuất khẩu mới cao hơn; 41,3% số doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu mới giảm và 40,1% số doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu mới ổn định. Xu hướng quý III/2020 so với quý II/2020, có 34,2% số doanh nghiệp dự kiến tăng đơn hàng xuất khẩu mới; 21,9% số doanh nghiệp dự kiến giảm và 43,9% số doanh nghiệp dự kiến ổn định.

5. Hoạt động dịch vụ

a) Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Theo đà của tháng Năm, hoạt động thương mại dịch vụ trong nước tháng Sáu tiếp tục tăng trở lại với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 6,2% so với tháng trước và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên tính chung 6 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 0,8%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Sáu ước tính đạt 431 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so với tháng trước và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý II/2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 1.154,9 nghìn tỷ đồng, giảm 5,8% so với quý trước và giảm 4,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 928,5 nghìn tỷ đồng, giảm 4% và tăng 1,2%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 108,5 nghìn tỷ đồng, giảm 14% và giảm 26,1%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 2,5 nghìn tỷ đồng, giảm 68,2% và giảm 77,8%; doanh thu dịch vụ khác đạt 115,4 nghìn tỷ đồng, giảm 7,5% và giảm 14,4%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.380,8 nghìn tỷ đồng, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 5,3% (cùng kỳ năm 2019 tăng 8,5%).

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đạt 1.895,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 79,6% tổng mức và tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước do nguồn cung hàng hóa dồi dào, bên cạnh đó hình thức mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong thời gian giãn cách xã hội nên vẫn đáp ứng được nhu cầu của người dân. Trong đó, lương thực, thực phẩm tăng 7%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 5%; may mặc giảm 1,2%; phương tiện đi lại giảm 3,5%; vật phẩm văn hoá, giáo dục giảm 6%. Một số địa phương có mức doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Hải Phòng tăng 10,4%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 10,1%; Hà Nội tăng 9,9%; Đồng Nai tăng 8,4%; Bình Định tăng 4,3%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 3%; Thanh Hóa tăng 0,9%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 6 tháng đầu năm nay ước tính đạt 234,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,9% tổng mức và giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,2%), trong đó quý II/2020 giảm mạnh 26,1% do ảnh hưởng của tháng thực hiện giãn cách xã hội. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 6 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương: Khánh Hòa giảm 60,3%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 49,4%; thành phố Hồ Chí Minh giảm 47,3%; Cần Thơ giảm 29,5%; Đà Nẵng giảm 27,1%; Hà Nội giảm 22,8%; Quảng Bình giảm 20,4%; Quảng Ninh giảm 17,4%; Hải Phòng giảm 13,8%.

Doanh thu du lịch lữ hành 6 tháng ước tính đạt 10,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,4% tổng mức và giảm 53,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 12,4%) do việc tạm dừng tiếp nhận khách du lịch quốc tế để khống chế dịch Covid-19, đồng thời trong tháng Sáu học sinh và sinh viên chưa nghỉ hè nên du lịch nội địa còn kém sôi động. Một số địa phương có doanh thu du lịch lữ hành 6 tháng giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước: Khánh Hòa giảm 73,5%; thành phố Hồ Chí Minh giảm 71,2%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 66,2%; Quảng Ninh giảm 60,8%; Cần Thơ giảm 55,8%; Quảng Bình giảm 52,3%; Thanh Hóa giảm 47,1%; Hà Nội giảm 44,2%; Đà Nẵng giảm 44%; Hải Phòng giảm 28,9%.

Doanh thu dịch vụ khác 6 tháng ước tính đạt 240,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng mức và giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó doanh thu của Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 17,4%; Thanh Hóa giảm 14,7%; Đà Nẵng giảm 13,8%; thành phố Hồ Chí Minh giảm 11,5%; Hà Nội giảm 8,7%; Cần Thơ giảm 8,4%; Hải Phòng giảm 7,4%.

b) Vận tải và viễn thông

Hoạt động vận tải trong nước tháng 6/2020 tiếp tục xu hướng khôi phục trở lại với mức tăng 13,4% lượng hành khách vận chuyển và tăng 7,3% lượng hàng hóa vận chuyển so với tháng trước. Tuy nhiên, vận tải ngoài nước của các hãng hàng không vẫn gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Tính chung 6 tháng đầu năm, vận chuyển hành khách giảm 27,3% và vận chuyển hàng hóa giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước.

Vận tải hành khách tháng Sáu ước tính đạt 297,4 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 13,4% so với tháng trước và luân chuyển 12,7 tỷ lượt khách.km, tăng 9,3%; quý II năm nay ước tính đạt 681,1 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 44,4% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 29,1 tỷ lượt khách.km, giảm 51,9%. Tính chung 6 tháng, vận tải hành khách đạt 1.812,6 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 27,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,7%) và luân chuyển 82,4 tỷ lượt khách.km, giảm 32,7% (cùng kỳ năm trước tăng 9,5%), trong đó vận tải trong nước đạt 1.809,9 triệu lượt khách, giảm 27,2% và 73 tỷ lượt khách.km, giảm 24,6%; vận tải ngoài nước đạt 2,7 triệu lượt khách, giảm 68,6% và 9,4 tỷ lượt khách.km, giảm 63,2%. Xét theo ngành vận tải, tất cả các ngành đường đều giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 từ những tháng trước, trong đó vận tải hành khách đường bộ 6 tháng đạt 1.701,9 triệu lượt khách, giảm 27,8% so với cùng kỳ năm trước và 61,2 tỷ lượt khách.km, giảm 24,4%; đường thủy nội địa đạt 91,3 triệu lượt khách, giảm 10,3% và gần 2 tỷ lượt khách.km, giảm 12,7%; hàng không đạt 14,6 triệu lượt khách, giảm 46,1% và 18,2 tỷ lượt khách.km, giảm 51,2%; đường biển đạt 2,8 triệu lượt khách, giảm 27,4% và 176,9 triệu lượt khách.km, giảm 22,6%; đường sắt đạt 2 triệu lượt khách, giảm 53,7% và 897,1 triệu lượt khách.km, giảm 48,3%.

Vận tải hàng hóa tháng Sáu ước tính đạt 139,2 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 7,3% so với tháng trước và luân chuyển 28,5 tỷ tấn.km, tăng 5,7%; quý II năm nay ước tính đạt 379,1 triệu tấn hàng hóa, giảm 15,4% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 77,3 tỷ tấn.km, giảm 12,1%. Tính chung 6 tháng, vận tải hàng hóa đạt 807,9 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 8,5%)luân chuyển 159,8 tỷ tấn.km, giảm 7,1% (cùng kỳ năm trước tăng 7,1%), trong đó vận tải trong nước đạt 790,1 triệu tấn, giảm 8,2% và 82,3 tỷ tấn.km, giảm 12%; vận tải ngoài nước đạt 17,8 triệu tấn, giảm 5,3% và 77,5 tỷ tấn.km, giảm 1,1%. Xét theo ngành vận tải, vận tải hàng hóa đường bộ 6 tháng đạt 622,8 triệu tấn, giảm 8,8% so với cùng kỳ năm trước và 43,8 tỷ tấn.km, giảm 10,5%; đường thủy nội địa đạt 143,9 triệu tấn, giảm 5,9% và 31,4 tỷ tấn.km, giảm 5%; đường biển đạt 38,6 triệu tấn, giảm 4,5% và 81,1 tỷ tấn.km, giảm 3,9%; đường sắt đạt 2,5 triệu tấn, giảm 3% và 1,8 tỷ tấn.km, giảm 2,9%; đường hàng không đạt 132,3 nghìn tấn, giảm 36,3% và 1,7 tỷ tấn.km, giảm 53,5%.

Doanh thu hoạt động viễn thông quý II/2020 ước tính đạt 97,1 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 4,2%). Tính chung 6 tháng đầu năm, doanh thu đạt 192,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 3%), thấp hơn mức tăng 7,2% của cùng kỳ năm 2019 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh nên doanh thu roaming (chuyển vùng quốc tế) cũng giảm, đồng thời nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị và cá nhân cũng giảm bớt trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội. Tổng số thuê bao điện thoại tại thời điểm cuối tháng 6/2020 ước tính đạt 130,4 triệu thuê bao, giảm 5,3% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó thuê bao di động đạt 126,9 triệu thuê bao, giảm 5,1% chủ yếu do các nhà mạng tiếp tục xử lý sim rác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Số thuê bao truy nhập internet băng rộng cố định tại thời điểm cuối tháng Sáu ước tính đạt 15,7 triệu thuê bao, tăng 13,7% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó thuê bao truy nhập qua hệ thống cáp quang (FTTH) và qua hệ thống cáp truyền hình (CATV) tăng nhanh, thuê bao truy nhập qua hình thức xDSL tiếp tục giảm.

c) Khách quốc tế đến Việt Nam

Khách quốc tế đến nước ta trong tháng Sáu chỉ đạt 8,8 nghìn lượt người, mức thấp nhất trong nhiều năm qua, giảm 61,3% so với tháng trước và giảm 99,3% so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế nên lượng khách đến trong tháng chủ yếu là chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam. Tính chung 6 tháng đầu năm, khách quốc tế đến nước ta đạt 3,7 triệu lượt người, giảm 55,8% so với cùng kỳ năm trước.

Khách quốc tế đến nước ta trong tháng Sáu ước tính đạt 8,8 nghìn lượt người, giảm 61,3% so với tháng trước và giảm 99,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 3.744,5 nghìn lượt người, giảm 55,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến bằng đường hàng không đạt 3.040,5 nghìn lượt người, chiếm 81,2% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, giảm 54,3%; bằng đường bộ đạt 559,6 nghìn lượt người, chiếm 14,9% và giảm 66,8%; bằng đường biển đạt 144,3 nghìn lượt người, chiếm 3,9% và tăng 3,7%.

Trong 6 tháng đầu năm, khách đến từ châu Á đạt 2.729,6 nghìn lượt người, chiếm 72,9% tổng số khách quốc tế đến nước ta, giảm 58,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách đến từ hầu hết các thị trường chính đều giảm mạnh: Trung Quốc đạt 919,5 nghìn lượt người, giảm 63% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc 823 nghìn lượt người, giảm 60,4%; Nhật Bản 201,4 nghìn lượt người, giảm 55,8%; Đài Loan 192,8 nghìn lượt người, giảm 55,2%; Ma-lai-xi-a 116,4 nghìn lượt người, giảm 61%; riêng khách đến từ Cam-pu-chia đạt 120,5 nghìn lượt người, tăng 105,9%.

Khách đến từ châu Âu trong 6 tháng ước tính đạt 666,1 nghìn lượt người, giảm 42% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến từ Liên bang Nga 245,7 nghìn lượt người, giảm 31,5%; Vương quốc Anh 81,6 nghìn lượt người, giảm 50,6%; Pháp 74,6 nghìn lượt người, giảm 51,9%; Đức 61,5 nghìn lượt người, giảm 48,1%. Khách đến từ châu Mỹ ước tính đạt 234,4 nghìn lượt người, giảm 54,8% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là khách đến từ Hoa Kỳ đạt 172,8 nghìn lượt người, giảm 56%. Khách đến từ châu Úc đạt 102,3 nghìn lượt người, giảm 54,4%, trong đó khách đến từ Ôx-trây-li-a đạt 92,3 nghìn lượt người, giảm 53,9%. Khách đến từ châu Phi đạt 12,1 nghìn lượt người, giảm 46,6% so với cùng kỳ năm 2019.

II. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

1. Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán

Hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng trong 6 tháng đầu năm 2020 chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, tăng trưởng tín dụng tính đến thời điểm 19/6/2020 đạt mức thấp nhất so với cùng thời điểm của các năm trong giai đoạn 2016-2020. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gặp khó khăn do thu nhập của người dân trong giai đoạn phòng, chống dịch giảm gây ảnh hưởng đến việc đóng phí các hợp đồng bảo hiểm đang còn hiệu lực và hạn chế tham gia các gói bảo hiểm mới. Thị trường chứng khoán giảm mạnh với tổng mức huy động vốn 6 tháng đầu năm nay cho nền kinh tế giảm 37% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên thị trường đang có dấu hiệu tích cực từ sự phục hồi của kinh tế vĩ mô trong nước khi dịch Covid-19 được kiểm soát hiệu quả.

Tính đến thời điểm 19/6/2020, tổng phương tiện thanh toán tăng 4,59% so với cuối năm 2019 (cùng thời điểm năm 2019 tăng 6,05%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 4,35% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 6,09%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 2,45% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 6,22%) và đây là mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất của thời điểm 19/6 các năm 2016-2020[19].

Từ đầu năm 2020 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh giảm 2 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 1%-1,5%/năm để hỗ trợ thanh khoản và tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp; trong đó giảm 0,6%-0,75%/năm mức lãi suất trần tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 1%/năm mức lãi suất trần cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên. Hiện nay, lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam phổ biến ở mức 0,1%-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4%-4,25%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,9%-6,6%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,5%-7,4%/năm. Mặt bằng lãi suất cho vay đồng Việt Nam phổ biến ở mức 6%-9%/năm đối với cho vay ngắn hạn; 9%-11%/năm đối với cho vay trung và dài hạn.

Doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 6 tháng đầu năm 2020 tăng 11% so với cùng kỳ năm trước (quý II/2020 ước tính tăng 6%), trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 13%; lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 8%. Dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đặc biệt là lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ với đặc thù cần có sự gặp mặt trực tiếp để tư vấn cho khách hàng. Do lĩnh vực bảo hiểm không thuộc nhóm hàng hóa thiết yếu nên các điểm kinh doanh, giao dịch bảo hiểm với khách hàng phải đóng cửa và tạm dừng hoạt động trong thời gian giãn cách xã hội. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp Bảo hiểm nhân thọ đã tăng cường hoạt động giao dịch, tư vấn bằng hình thức trực tuyến, chủ động gia hạn thời gian đóng phí bảo hiểm từ 60 ngày đến 90 ngày nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

Trong tháng Sáu, thị trường Chứng khoán Việt Nam đã có tín hiệu phục hồi nhờ việc kiểm soát tốt dịch Covid-19 và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dần trở lại bình thường. Tuy nhiên, tính chung 6 tháng đầu năm, tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán ước tính đạt 94,6 nghìn tỷ đồng, vẫn giảm 37% so với cùng kỳ năm trước.

Trên thị trường cổ phiếu, tính đến 11h ngày 26/6/2020, chỉ số VNIndex đạt 857,38 điểm, giảm 0,8% so với cuối tháng trước và giảm 10,8% so với cuối năm 2019; mức vốn hóa thị trường tính đến ngày 18/6/2020 đạt 4.030 nghìn tỷ đồng, giảm 8,1% so với cuối năm 2019. Giá trị giao dịch bình quân trong tháng Sáu đạt 8.524 tỷ đồng/phiên, tăng 29% so với tháng trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, giá trị giao dịch bình quân trên thị trường đạt 5.633 tỷ đồng/phiên, tăng 20,9% so với bình quân năm 2019. Hiện nay, thị trường có 748 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết; 894 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM với tổng giá trị niêm yết và đăng ký giao dịch đạt gần 1.422,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1% so với cuối năm 2019.

 Trên thị trường trái phiếu, hiện có 492 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt 1.172 nghìn tỷ đồng, giảm 1,5% so với cuối năm 2019. Giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trong tháng Sáu đạt 7.120 tỷ đồng/phiên, tăng 23,7% so với tháng trước. Tính chung 6 tháng, giá trị giao dịch bình quân đạt 9.862 tỷ đồng/phiên, tăng 7,1% so với bình quân năm 2019.

Trên thị trường chứng khoán phái sinh, khối lượng giao dịch bình quân trong tháng Sáu đạt 166.184 hợp đồng/phiên, giảm 19% so với tháng trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, khối lượng giao dịch bình quân đạt 163.984 hợp đồng/phiên, tăng 85% so với bình quân năm trước. Tại thời điểm cuối tháng 5/2020, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh đạt 118.126 tài khoản, tăng 7% so với cuối tháng trước.

2. Đầu tư phát triển

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6 tháng đầu năm 2020 tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019, mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tốc độ tăng vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng Sáu và 6 tháng đầu năm đều đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020[20]. Đây là tín hiệu tích cực phản ánh kết quả việc Chính phủ thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 6 tháng ước tính đạt 8,65 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước[21].

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý II/2020 theo giá hiện hành ước tính đạt 481,2 nghìn tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn khu vực Nhà nước tăng 7,8%; khu vực ngoài Nhà nước tăng 4,9%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 2,4%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành ước tính đạt 850,3 nghìn tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước và bằng 33% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 273,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 32,2% tổng vốn và tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 375,9 nghìn tỷ đồng, bằng 44,2% và tăng 4,6%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 200,9 nghìn tỷ đồng, bằng 23,6% và giảm 3,8%.

 

Tốc độ phát triển và cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện

6 tháng đầu năm giai đoạn 2016-2020 (Theo giá hiện hành)

 

%

 

Tổng

số

Khu vực
Nhà nước

Khu vực
ngoài Nhà nước

Khu vực có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

 

Tốc độ phát triển

Năm 2016

110,3

105,4

112,9

114,3

Năm 2017

111,2

106,5

115,6

111,6

Năm 2018

110,0

102,4

117,5

109,0

Năm 2019

110,2

102,8

116,5

109,7

Năm 2020

103,4

107,4

104,6

96,2

Cơ cấu

Năm 2016

100,0

37,2

37,2

25,6

Năm 2017

100,0

35,6

38,7

25,7

Năm 2018

100,0

33,2

41,3

25,5

Năm 2019

100,0

30,9

43,7

25,4

Năm 2020

100,0

32,2

44,2

23,6

 

 

Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện 6 tháng ước tính đạt 154,4 nghìn tỷ đồng, bằng 33,1% kế hoạch năm và tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 bằng 33,8% và tăng 4,2%), gồm có: Vốn trung ương quản lý đạt 24,1 nghìn tỷ đồng, bằng 31,1% kế hoạch năm và tăng 48,8% so với cùng kỳ năm trước; vốn địa phương quản lý đạt 130,3 nghìn tỷ đồng, bằng 33,5% và tăng 15%, trong đó vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 86,4 nghìn tỷ đồng, bằng 31,9% và tăng 13,3%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 36,7 nghìn tỷ đồng, bằng 36,1% và tăng 17,7%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 7,2 nghìn tỷ đồng, bằng 44,3% và tăng 22,9%.

Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/6/2020 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 15,7 tỷ USD, giảm 15,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 1.418 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt gần 8,5 tỷ USD, giảm 17,7% về số dự án và tăng 13,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; có 526 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3,7 tỷ USD, tăng 26,8%; có 4.125 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 3,5 tỷ USD, giảm 56,8%. Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 866 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 1,6 tỷ USD và 3.259 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1,9 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 6 tháng đầu năm ước tính đạt 8,65 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,1 tỷ USD, chiếm 70,8% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,3 tỷ USD, chiếm 15,5%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 634,3 triệu USD, chiếm 7,3%.

Trong 6 tháng đầu năm nay, ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 4 tỷ USD, chiếm 47,4% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 3,6 tỷ USD, chiếm 42,3%; các ngành còn lại đạt 864,5 triệu USD, chiếm 10,3%. Nếu tính cả vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt hơn 6,8 tỷ USD, chiếm 56% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 3,9 tỷ USD[22], chiếm 31,6%; các ngành còn lại đạt 1,5 tỷ USD, chiếm 12,4%. Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 34,1% giá trị góp vốn; ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 676 triệu USD, chiếm 19,3%; hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ đạt 464,8 triệu USD, chiếm 13,2%; các ngành còn lại 1,2 tỷ USD, chiếm 33,4%.

Trong số 61 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm, Xin-ga-po là nhà đầu tư lớn nhất với 4,3 tỷ USD, chiếm 51,3% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Trung Quốc 950,1 triệu USD, chiếm 11,3%; Đài Loan 775,2 triệu USD, chiếm 9,2%; Đặc khu hành chính Hồng Công (TQ) 770,8 triệu USD, chiếm 9,1%; Hàn Quốc 544,8 triệu USD, chiếm 6,5%; Nhật Bản 323,6 triệu USD, chiếm 3,8%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 137,5 triệu USD, chiếm 1,6%; Thái Lan 134,6 triệu USD, chiếm 1,6%.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2020 có 70 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 185,3 triệu USD; có 14 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm 37,4 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) đạt 222,7 triệu USD, bằng 111,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 137,9 triệu USD, chiếm 61,9% tổng vốn đầu tư; lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 33,8 triệu USD, chiếm 15,2%; dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 15,9 triệu USD, chiếm 7,1%; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ đạt 12 triệu USD, chiếm 5,4%. Trong 6 tháng đầu năm có 22 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó Đức là nước dẫn đầu với 92,6 triệu USD, chiếm 41,6%; Mi-an-ma 38,3 triệu USD, chiếm 17,2%; Lào 24,7 triệu USD, chiếm 11,1%; Hoa Kỳ 21,7 triệu USD, chiếm 9,8%; Xin-ga-po 19 triệu USD, chiếm 8,5%; Cam-pu-chia 15,7 triệu USD, chiếm 7,1%.

3. Thu, chi ngân sách Nhà nước

Công tác kiểm soát dịch Covid-19 được thực hiện tốt và có hiệu quả, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế trong tháng 6/2020 từng bước trở lại trạng thái hoạt động bình thường như trước khi xảy ra dịch bệnh; đồng thời giá xăng, dầu trong nước tăng theo sự khởi sắc của thị trường dầu thô thế giới đã tác động tích cực đến kết quả thu, chi ngân sách nhà nước trong 15 ngày đầu tháng Sáu.

Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/6/2020 ước tính đạt 607,1 nghìn tỷ đồng, bằng 40,1% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 503,8 nghìn tỷ đồng, bằng 39,9%; thu từ dầu thô 20,2 nghìn tỷ đồng, bằng 57,5%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 82,8 nghìn tỷ đồng, bằng 39,8%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 59 nghìn tỷ đồng, bằng 33,2% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 86,7 nghìn tỷ đồng, bằng 37,9%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 92,3 nghìn tỷ đồng, bằng 34%; thu thuế thu nhập cá nhân 59,3 nghìn tỷ đồng, bằng 46,1%; thu thuế bảo vệ môi trường 24,1 nghìn tỷ đồng, bằng 35,6%; thu tiền sử dụng đất 57,9 nghìn tỷ đồng, bằng 60,4%.

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/6/2020 ước tính đạt 676,2 nghìn tỷ đồng, bằng 38,7% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt 475,1 nghìn tỷ đồng, bằng 45%; chi đầu tư phát triển 140,3 nghìn tỷ đồng, bằng 29,8%; chi trả nợ lãi 56,4 nghìn tỷ đồng, bằng 47,8%.

4. Xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ

a) Xuất, nhập khẩu hàng hóa[23]

Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, đặc biệt tại các nước đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam đã ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất, nhập khẩu của nhiều mặt hàng. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 6 ước tính đạt 41,5 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,4 tỷ USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 121,2 tỷ USD, giảm 1,1%; nhập khẩu đạt 117,2 tỷ USD, giảm 3%. Trong 6 tháng đầu năm xuất siêu đạt mức 4 tỷ USD.

Xuất khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thực hiện tháng 5/2020 đạt 19.186 triệu USD, cao hơn 686 triệu USD so với số ước tính, trong đó điện thoại và linh kiện cao hơn 330 triệu USD; điện tử, máy tính và linh kiện cao hơn 196 triệu USD; gạo cao hơn 98 triệu USD; đá quý, kim loại quý và sản phẩm cao hơn 75 triệu USD; hàng dệt may cao hơn 67 triệu USD.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 6/2020 ước tính đạt 21 tỷ USD, tăng 9,5% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 7,4 tỷ USD, tăng 2.5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 13,6 tỷ USD, tăng 13,7%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Sáu giảm 2%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 7,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 6,4%. Kim ngạch một số mặt hàng bị tác động bởi dịch Covid-19 do nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường Mỹ và châu Âu sụt giảm: Điện thoại và linh kiện giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước; dệt may giảm 23,6%; giày dép giảm 11%; thủy sản giảm 5,2%. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện trong tháng vẫn đạt giá trị tăng khá với 26,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quý II/2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 57,98 tỷ USD, giảm 9% so với cùng kỳ năm trước và giảm 8,3% so với quý I năm nay. Trong quý II có 9 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 70,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện dẫn đầu với 10,2 tỷ USD, chiếm 17,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước; điện thoại và linh kiện đạt 8,6 tỷ USD, giảm 24,1%; hàng dệt may đạt 5,7 tỷ USD, giảm 28,1%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 121,21 tỷ USD, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 41,38 tỷ USD, tăng 11,7%, chiếm 34,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 79,83 tỷ USD, giảm 6,7%, chiếm 65,9%.

Trong 6 tháng đầu năm có 22 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 86,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (4 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 52,7%), trong đó điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 21,5 tỷ USD, chiếm 17,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 19,3 tỷ USD, tăng 24,2%; hàng dệt may đạt 12,8 tỷ USD, giảm 15,5%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 10,3 tỷ USD, tăng 25,2%; giày dép đạt 8,1 tỷ USD, giảm 6,7%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5 tỷ USD, tăng 2,4%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 3,8 tỷ USD, giảm 11,1%; thủy sản đạt 3,6 tỷ USD, giảm 8,3%. Nhìn chung, tỷ trọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó: Điện thoại và linh kiện chiếm 91,7%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 70,4%; giày dép chiếm 77,8%; hàng dệt may 58%. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản 6 tháng đầu năm nay giảm so với cùng kỳ năm trước: Rau quả đạt 1,8 tỷ USD, giảm 11,4%; cao su đạt 606 triệu USD, giảm 27,8% (lượng giảm 25,7%); hạt tiêu đạt 365 triệu USD, giảm 19,1% (lượng giảm 2,9%). Bên cạnh đó các mặt hàng gạo, cà phê và hạt điều tăng cả lượng và giá trị, gạo đạt 1,7 tỷ USD, tăng 19,3% (lượng tăng 5,6%); cà phê đạt 1,6 tỷ USD, tăng 2,5% (lượng tăng 3,7%); hạt điều đạt 1,5 tỷ USD, tăng 0,7% (lượng tăng 16,6%).

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 6 tháng đầu năm, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 64 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước; chiếm 52,8% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu (tăng 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước). Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ước tính đạt 43,3 tỷ USD, giảm 3,7% và chiếm 35,7% (giảm 1 điểm phần trăm). Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 10,4 tỷ USD, tăng 1% và chiếm 8,6% (tăng 0,2 điểm phần trăm). Nhóm hàng thủy sản đạt gần 3,6 tỷ USD, giảm 8,3% và chiếm 2,9% (giảm 0,2 điểm phần trăm).

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2020, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 30,3 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 19,5 tỷ USD, tăng 17,4% (do mặt hàng điện thoại và linh kiện tăng 127,9%). Thị trường EU đạt 16,1 tỷ USD, giảm 8,8%. Thị trường ASEAN đạt 11,1 tỷ USD, giảm 14,2%. Nhật Bản đạt 9,4 tỷ USD, giảm 2,3%. Hàn Quốc đạt 9,3 tỷ USD, tăng 2,3%.

Nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu thực hiện tháng 5/2020 đạt 18.176 triệu USD, thấp hơn 1.224 triệu USD so với số ước tính, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng thấp hơn 521 triệu USD; vải thấp hơn 170 triệu USD; sắt thép thấp hơn 93 triệu USD; sản phẩm chất dẻo thấp hơn 85 triệu USD; sản phẩm hóa chất thấp hơn 57 triệu USD.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng Sáu ước tính đạt 20,5 tỷ USD, tăng 12,8% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 9,5 tỷ USD, tăng 8,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 11 tỷ USD, tăng 16,5%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng Sáu tăng 5,3%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 16,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 2,7%.

Trong quý II/2020, kim ngạch nhập khẩu đạt 57,68 tỷ USD, giảm 9,1% so với cùng kỳ năm trước và giảm 3% so với quý I năm nay. Trong quý II có 13 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 69,9% tổng trị giá nhập khẩu, trong đó: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt giá trị cao nhất với 13,3 tỷ USD (chiếm 23% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu), tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 8,6 tỷ USD, giảm 4,7%; vải đạt 2,9 tỷ USD, giảm 20,8%; điện thoại và linh kiện đạt 2,8 tỷ USD, giảm 8,7%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 117,17 tỷ USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 51,55 tỷ USD, tăng 0,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 65,62 tỷ USD, giảm 5,4%.

Trong 6 tháng đầu năm 2020 có 22 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 81,2% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 27 tỷ USD (chiếm 23,1% tổng kim ngạch nhập khẩu), tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 16,9 tỷ USD, giảm 4,2%; điện thoại và linh kiện đạt 6 tỷ USD, tăng 3,7%; vải đạt 5,6 tỷ USD, giảm 15,3%; sắt thép đạt 4 tỷ USD, giảm 16,3%; chất dẻo đạt 3,9 tỷ USD, giảm 11,1%; sản phẩm chất dẻo đạt 3,2 tỷ USD, tăng 5,4%; kim loại thường đạt 2,9 tỷ USD, giảm 9%; sản phẩm hóa chất đạt 2,6 tỷ USD, tăng 4,6%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 2,5 tỷ USD, giảm 14,2%; ô tô đạt 2,4 tỷ USD, giảm 33%; hóa chất đạt 2,4 tỷ USD, giảm 8%; than đá đạt 2,2 tỷ USD, tăng 12,5%; dầu thô đạt 2,1 tỷ USD, giảm 0,1%.

Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu 6 tháng đầu năm, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 109,5 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,5% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu (tăng 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước), trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 54,2 tỷ USD, giảm 1,7% và chiếm 46,3% (tăng 0,7 điểm phần trăm); nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu đạt 55,3 tỷ USD, giảm 3,9% và chiếm 47,2% (giảm 0,4 điểm phần trăm). Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 7,7 tỷ USD, giảm 6,5% và chiếm 6,5% (giảm 0,3 điểm phần trăm).

Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 6 tháng, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 34,8 tỷ USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 20,3 tỷ USD, giảm 10%. Thị trường ASEAN đạt 14,2 tỷ USD, giảm 11,9%. Nhật Bản đạt 9,3 tỷ USD, tăng 5,3%. Hoa Kỳ đạt 7,4 tỷ USD, tăng 7,2%. Thị trường EU đạt 7,1 tỷ USD, tăng 8,4%.

Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng Năm xuất siêu 1 tỷ USD[24]; 5 tháng xuất siêu 3,5 tỷ USD; tháng Sáu ước tính xuất siêu 500 triệu USD. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục xuất siêu 4 tỷ USD[25] (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,7 tỷ USD), trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 10,2 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 14,2 tỷ USD.

b) Xuất, nhập khẩu dịch vụ

Trong quý II/2020, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước tính đạt 951 triệu USD, giảm 79,2% so với cùng kỳ năm trước (quý I giảm 23,6%); kim ngạch nhập khẩu dịch vụ ước tính đạt 4 tỷ USD, giảm 25,2% (quý I giảm 3,2%).

Trong 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước tính đạt 4,7 tỷ USD, giảm 50,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dịch vụ du lịch đạt 2,4 tỷ USD (chiếm 51,5% tổng kim ngạch), giảm 56,1%; dịch vụ vận tải đạt 636 triệu USD (chiếm 13,4%), giảm 70,6% do các đường bay quốc tế ngừng khai thác. Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm nay ước tính đạt 8,9 tỷ USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dịch vụ vận tải đạt 3,7 tỷ USD (chiếm 41,8% tổng kim ngạch), giảm 2,4%; dịch vụ du lịch đạt 2,1 tỷ USD (chiếm 23,6%), giảm 32,6%. Nhập siêu dịch vụ trong 6 tháng đầu năm 2020 ước tính đạt 4,2 tỷ USD, bằng 88,6% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ.

5. Chỉ số giá

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2020 tăng 0,66% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu tăng cao 3 đợt liên tiếp sau chuỗi giảm kéo dài kể từ Tết Nguyên đán và giá thịt lợn tiếp tục tăng trong những ngày đầu tháng 6, mặc dù vậy chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2020 vẫn giảm 0,59% so với tháng 12 năm trước - mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020[26]. Bình quân 6 tháng đầu năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,19% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2016-2020[27]. Tỷ giá thương mại hàng hóa bình quân 6 tháng đầu năm 2020 giảm 0,78% so với cùng kỳ năm 2019 phản ánh giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra nước ngoài không thuận lợi so với giá nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam.

a) Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2020 tăng 0,66% so với tháng trước, đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2016-2020[28]. Có 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu có CPI tháng Sáu tăng so với tháng trước, trong đó nhóm giao thông tăng cao nhất với 6,05% do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 28/5/2020 và 12/6/2020 làm giá xăng, dầu tăng 14,24% (tác động CPI chung tăng 0,59%). Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,44%, trong đó lương thực giảm 0,4% do giá gạo giảm 0,45%; thực phẩm tăng 0,72%[29]; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,15%. Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,09% do nhu cầu tiêu dùng đồ uống giải khát trong mùa hè tăng cao[30]; nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình tăng 0,07%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục cùng tăng 0,01%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,19%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá giảm: Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,42% chủ yếu do giá điện trong tháng giảm 2,72%[31] và giá thuê nhà ở giảm 0,09%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,04%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,01%. Riêng nhóm may mặc, mũ nón, giày dép không thay đổi.

Tính chung quý II/2020, CPI giảm 1,87% so với quý trước và tăng 2,83% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 12,12% so với cùng kỳ năm trước; nhóm giáo dục tăng 4,52%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 3,36%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,6%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,28%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,82%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,64%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,3%. Ba nhóm có CPI giảm là giao thông giảm 20,12%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 1,44%; bưu chính viễn thông giảm 0,56%.

CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2020 tăng 4,19% so với bình quân cùng kỳ năm 2019; CPI tháng 6/2020 giảm 0,59% so với tháng 12/2019 và tăng 3,17% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 6 tháng đầu năm nay tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau: (i) Giá các mặt hàng lương thực tăng 3,38% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 0,15%); (ii) Giá các mặt hàng thực phẩm tăng 14,28% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 3,23%), trong đó riêng giá thịt lợn tăng 68,2% (làm CPI chung tăng 2,86%); (iii) Giá các mặt hàng đồ uống, thuốc lá và các loại quần áo may sẵn tăng cao, lần lượt tăng 1,7% và 0,93% so với cùng kỳ năm 2019.

Bên cạnh đó, có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI 6 tháng đầu năm: (i) Giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu giảm 19,49% (tác động làm CPI chung giảm 0,81%); giá gas trong nước giảm 3,63%; (ii) Ảnh hưởng của dịch Covid-19 và nhu cầu đi lại, du lịch của người dân sau Tết giảm làm giá của nhóm du lịch trọn gói giảm 1,49% so với cùng kỳ năm trước; giá cước vận tải của các loại phương tiện như tàu hỏa, máy bay giảm[32]; (iii) Chính phủ triển khai hàng loạt các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch Covid-19 như gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng nên giá điện tháng 5 và tháng 6 năm nay giảm lần lượt là 0,28% và 2,72% so với tháng trước; (iv) Các cấp, các ngành tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và ổn định thị trường.

 Lạm phát cơ bản tháng 6/2020 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 2,45% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2020 tăng 2,81% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.

b) Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ

Giá vàng trong nước tăng theo giá vàng thế giới bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19; căng thẳng Mỹ - Trung và các cuộc biểu tình, bạo loạn tại Mỹ khiến vàng trở thành kênh đầu tư an toàn. Bình quân giá vàng thế giới đến ngày 24/6/2020 tăng 0,62% so với tháng 5/2020. Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 6/2020 tăng 1,71% so với tháng trước; tăng 16,81% so với tháng 12/2019 và tăng 30,18% so với cùng kỳ năm trước.

Đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới giảm trước hàng loạt thông tin kinh tế quan trọng của nước Mỹ được công bố không mấy khả quan. Trong nước, lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dồi dào đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2020 giảm 0,58% so với tháng trước; tăng 0,47% so với tháng 12/2019 và giảm 0,59% so với cùng kỳ năm 2019.

c) Chỉ số giá sản xuất

Chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản quý II/2020 tăng 0,82% so với quý trước và tăng 8,31% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông nghiệp tăng 2,26% và tăng 12,39%; lâm nghiệp giảm 0,29% và giảm 0,48%; thủy sản giảm 0,33% và giảm 2,4%. Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 7,13% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông nghiệp tăng 10,09%; lâm nghiệp giảm 0,29%; thủy sản giảm 0,67%.

Chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp quý II/2020 giảm 1,66% so với quý trước và giảm 1,69% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ số giá sản xuất sản phẩm khai khoáng giảm 18,76% và giảm 19,31%; sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,93% và giảm 0,81%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 1,73% và giảm 3,38%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,83% và tăng 3,17%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp giảm 0,33% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ số giá sản xuất sản phẩm khai khoáng giảm 7,37%; sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,12%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 0,21%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,76%.

Chỉ số giá sản xuất dịch vụ quý II/2020 giảm 1,96% so với quý trước và giảm 0,87% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ số giá sản xuất dịch vụ của một số ngành như sau: Dịch vụ vận tải, kho bãi giảm 5,86% và giảm 7,74%; dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 0,99% và giảm 0,19%; giáo dục và đào tạo giảm 0,08% và tăng 4,32%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 0,05% và tăng 3,56%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, chỉ số giá sản xuất dịch vụ tăng 0,07% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó chỉ số giá sản xuất dịch vụ ngành giáo dục và đào tạo tăng 4,23%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 3,57%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 0,74%; vận tải, kho bãi giảm 4,87%.

d) Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa

Chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá quý II/2020 giảm 1,74% so với quý trước và giảm 1,91% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ số giá của nhóm nông sản, thực phẩm giảm 2,07% và giảm 3,27%; nhóm nhiên liệu giảm 30,63% và giảm 38,23%; nhóm hàng hóa chế biến, chế tạo giảm 0,35% và tăng 0,07%. Chỉ số giá xuất khẩu quý II so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước của một số mặt hàng như sau: Dầu thô giảm 34,72% và giảm 43,73%; xăng, dầu các loại giảm 25,7% và giảm 29,76%; quặng và khoáng sản giảm 7,93% và tăng 6,39%; sắt thép giảm 5,41% và giảm 7,34%; thủy sản giảm 4,94% và giảm 7,16%; sản phẩm từ hóa chất tăng 5,96% và tăng 1,19%; gạo tăng 2,29% và tăng 3,73%; chè tăng 1,88% và tăng 8,81%. Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá giảm 1,22% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó chỉ số giá của nhóm nông sản, thực phẩm giảm 2,34%; nhóm nhiên liệu giảm 25,13%; nhóm hàng hóa chế biến, chế tạo tăng 0,01%. Chỉ số giá xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2020 của một số mặt hàng: Dầu thô giảm 29,83%; xăng, dầu các loại giảm 17,13%; cà phê giảm 6,16%; thủy sản giảm 4,71%; sắt thép giảm 4,36%; quặng và khoáng sản tăng 14,65%; chè tăng 7,6%;  đá quý và kim loại quý tăng 6,41%; cao su tăng 1,86%. 

Chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá quý II/2020 giảm 0,74% so với quý trước và giảm 0,98% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó chỉ số giá nhập khẩu của nhóm nông sản, thực phẩm tăng 0,87% và tăng 0,96%; nhóm nhiên liệu giảm 10,71% và giảm 11,54%; nhóm hàng hóa chế biến, chế tạo giảm 0,32% và giảm 0,54%. Chỉ số giá nhập khẩu quý II của một số mặt hàng như sau: Khí đốt hóa lỏng giảm 28,67% so với quý trước và giảm 28,48% so với cùng kỳ năm trước; xăng dầu các loại giảm 10,72% và giảm 12,21%; dầu mỡ động thực vật tăng 11,14% và tăng 11,41%; lúa mỳ tăng 2,46% và giảm 0,12%. Tính chung 6 tháng, chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá giảm 0,45% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó chỉ số giá của nhóm nông sản, thực phẩm tăng 0,98%; nhóm nhiên liệu giảm 3,74%; nhóm hàng hóa chế biến, chế tạo giảm 0,37%. Chỉ số giá nhập khẩu 6 tháng của một số mặt hàng: Khí đốt hóa lỏng giảm 12,8%; hóa chất giảm 6,42%; xăng dầu các loại giảm 3,9%; rau quả tăng 6,32%; dầu mỡ động thực vật tăng 4,91%; nguyên phụ liệu dược phẩm tăng 3,87%.

Tỷ giá thương mại hàng hóa[33] quý II/2020 giảm 1% so với quý trước và giảm 0,94% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, tỷ giá thương mại hàng hoá giảm 0,78% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó tỷ giá thương mại hàng hóa của mặt hàng xăng dầu các loại giảm 13,77%; sắt, thép giảm 4,15%; thủy sản giảm 3,41%; rau quả giảm 2,96%; hóa chất tăng 6,87%; cao su tăng 5,12%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 1,67%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 1,21%.

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1. Lao động, việc làm

Lao động, việc làm quý II/2020 chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, lao động đang làm việc trong nền kinh tế giảm mạnh. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi khu vực thành thị cao nhất trong 10 năm trở lại đây[34], tỷ lệ thiếu việc làm tăng, thu nhập của người làm công hưởng lương trong quý II giảm.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý II/2020 ước tính là 53,1 triệu người, giảm 2,2 triệu người so với quý trước và giảm 2,4 triệu người so với cùng kỳ năm trước, đây là năm có mức giảm kỷ lục do trong quý II dịch Covid-19 diễn biến phức tạp cùng với việc áp dụng giãn cách xã hội trong tháng 4/2020 nên thị trường lao động giảm ở hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ở các ngành, nghề lao động. Tính chung 6 tháng đầu năm, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 54,2 triệu người, giảm gần 1,3 triệu người so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 6 tháng đầu năm 2020 ước tính đạt 73,8%, giảm 2,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động quý II/2020 ước tính là 46,8 triệu người, giảm 2,1 triệu người so với quý trước và giảm 2,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Lao động nam 25,9 triệu người, chiếm 55,3% tổng số và lao động nữ 20,9 triệu người, chiếm 44,7%; lao động khu vực thành thị là 16,4 triệu người, chiếm 35% và khu vực nông thôn là 30,4 triệu người, chiếm 65%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 47,9 triệu người, giảm 1,1 triệu người người so với cùng kỳ năm trước.

Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc quý II/2020 ước tính 51,8 triệu người, bao gồm 17 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 32,9% tổng số; khu vực công nghiệp và xây dựng 16 triệu người, chiếm 30,9%; khu vực dịch vụ 18,8 triệu người, chiếm 36,2%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc là 53 triệu người, bao gồm 17,6 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 33,2% tổng số (giảm 1,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước); khu vực công nghiệp và xây dựng 16,3 triệu người, chiếm 30,7% (tăng 1,1 điểm phần trăm); khu vực dịch vụ 19,1 triệu người, chiếm 36,1% (tăng 0,5 điểm phần trăm).

Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước 6 tháng đầu năm ước tính là 2,26% (quý I là 2,02%; quý II là 2,51%), trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,62%; khu vực nông thôn là 1,59%[35]. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi 6 tháng ước tính là 2,47% (quý I là 2,22%; quý II là 2,73%), trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,82%; khu vực nông thôn là 1,77%[36]. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) 6 tháng ước tính là 7%, trong đó khu vực thành thị là 10,45%; khu vực nông thôn là 5,5%.

Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I/2020 là 2,21%; quý II là 2,97%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 2,58%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,67%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 3,05% (tỷ lệ thiếu việc làm 6 tháng đầu năm 2019 tương ứng là 1,52%; 0,86%; 1,85%).

Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản[37] quý I/2020 là 55,3%; quý II ước tính là 55,9%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản ước tính là 55,6%. Tỷ lệ này tính riêng trong khu vực thành thị 6 tháng đầu năm 2020 là 47,4% và trong khu vực nông thôn là 62,1% (6 tháng đầu năm 2019 tương ứng là 55,9%; 48,0%; 62,1%).

Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương trong quý II/2020 là 6,3 triệu đồng/tháng, giảm 732 nghìn đồng so với quý trước và giảm 180 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước, trong đó thu nhập của lao động nam là 6,7 triệu đồng/tháng, lao động nữ là 5,9 triệu đồng/tháng. Tính chung 6 tháng đầu năm, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương là 6,7 triệu đồng/tháng, giảm 11 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.

2. Đời sống dân cư và công tác an sinh xã hội

Theo Kết quả điều tra Mức sống dân cư năm 2019, tỷ lệ nghèo đa chiều có xu hướng giảm dần: giảm từ 7,9% trong năm 2017 xuống 6,8% năm 2018 và đến năm 2019 xuống còn 5,7%, đạt mục tiêu đề ra trong chiến lược giảm nghèo quốc gia. Xu hướng giảm này ở cả thành thị, nông thôn và các vùng kinh tế, đây cũng là kết quả tích cực của công tác xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam.

Đời sống dân cư đang dần được cải thiện, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chung của cả nước theo giá hiện hành năm 2019 đạt gần 4,3 triệu đồng, tăng 10,9% so với năm 2018 (tăng 421 nghìn đồng), trong đó khu vực thành thị đạt hơn 6 triệu đồng, tăng 7,1% (tăng 398 nghìn đồng); khu vực nông thôn đạt 3,4 triệu đồng, tăng 13,8% (tăng 413 nghìn đồng). Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của nhóm 20% số hộ có thu nhập bình quân đầu người cao nhất đạt 10,1 triệu đồng, gấp 10,2 lần nhóm 20% số hộ có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất đạt 988 nghìn đồng. Chênh lệch thu nhập và phân hoá giàu nghèo trong dân cư còn được thể hiện qua Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (GINI[38]). Hệ số GINI cả nước năm 2019 là 0,423, trong đó khu vực nông thôn là 0,415 có sự chênh lệch nhiều hơn so với 0,373 của khu vực thành thị.

Đời sống dân cư trong 6 tháng đầu năm tuy chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19, đặc biệt là giai đoạn từ tháng 2 đến hết tháng 4/2020 nhưng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của nhân dân nên nhìn chung đời sống dân cư cả nước vẫn giữ được ổn định và đang dần được cải thiện. Chương trình xây dựng nông thôn mới trong những năm qua đã có tác động tích cực, góp phần nâng cao đời sống nhân dân khu vực nông thôn, đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Hệ thống cơ sở vật chất văn hóa, trường học được đầu tư xây dựng mới, cải tạo đạt chuẩn, các chương trình hỗ trợ giống cây trồng cho sản xuất nông nghiệp, chính sách cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, cận nghèo… đã góp phần giúp người nông dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Tính đến 31/5/2020, cả nước có 5.177 xã (chiếm 58,2% tổng số xã của cả nước) và 126 huyện (chiếm gần 19% tổng số huyện) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Trong tháng Sáu, không có địa phương nào phát sinh thiếu đói. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, cả nước16,5 nghìn lượt hộ thiếu đói, tương ứng với 66,5 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, cùng giảm mạnh 74,6% so với cùng kỳ năm trước cả về số lượt hộ và số lượt nhân khẩu thiếu đói. Thiếu đói trong 6 tháng đầu năm nay xảy ra chủ yếu ở các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc như: Yên Bái, Hà Giang, Bắc Kạn, Sơn La, Cao Bằng, Điện Biên, Lào Cao. Để khắc phục tình trạng thiếu đói, từ đầu năm, các cấp, các ngành, các tổ chức từ Trung ương đến địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 733,6 tấn gạo.

Công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện. Theo báo cáo sơ bộ, tổng các suất quà trao tặng cho các đối tượng chính sách, người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội trong 6 tháng đầu năm hơn 8,1 nghìn tỷ đồng, bao gồm 2,9 nghìn tỷ đồng quà thăm hỏi và hỗ trợ các đối tượng chính sách; 2,6 nghìn tỷ đồng hỗ trợ các hộ nghèo và 2,6 nghìn tỷ đồng cứu đói, cứu trợ xã hội khác. Bên cạnh đó, có hơn 18,5 triệu thẻ bảo hiểm y tế, sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí được phát tặng cho các đối tượng chính sách trên địa bàn cả nước. Tính đến ngày 10/6/2020, cả nước giải ngân được 10,5 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, trong đó người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo hơn 10,4 nghìn tỷ đồng; người lao động 50,5 tỷ đồng; hộ kinh doanh 2,6 tỷ đồng.

3. Giáo dục, đào tạo

Năm học 2019-2020, cả nước có 812 nghìn giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy, tăng 0,8% so với năm học trước, bao gồm: 381,6 nghìn giáo viên tiểu học, giảm 1,1%; 286,9 nghìn giáo viên trung học cơ sở, tăng 0,3% và 143,5 nghìn giáo viên trung học phổ thông, tăng 7,1%. Cũng trong năm học này, cả nước có 17 triệu học sinh phổ thông, tăng 2,9% so với năm học trước, bao gồm: 8,7 triệu học sinh tiểu học, tăng 2,3%; 5,6 triệu học sinh trung học cơ sở, tăng 3,5% và 2,7 triệu học sinh trung học phổ thông, tăng 3,7%.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lịch học kỳ II năm học 2019-2020 có sự điều chỉnh về thời gian kết thúc nên lịch thi trung học phổ thông quốc gia năm 2020 cũng được điều chỉnh cho phù hợp. Công tác tổ chức kỳ thi đang được chuẩn bị, đảm bảo trung thực, khách quan, an toàn, nghiêm túc, giảm áp lực, giảm tốn kém, đặc biệt phát hiện xử lý gian lận thi cử và tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho học sinh tham dự kỳ thi.

4. Tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm

Trong tháng (19/5-18/6/2020), cả nước có 5.109 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết; 772 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng; 54 trường hợp mắc bệnh viêm màng não do vi rút (6 trường hợp tử vong); 106 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 13 trường hợp dương tính. Tính chung 6 tháng đầu năm, cả nước có gần 32 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (3 trường hợp tử vong); 5.693 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng; 240 trường hợp mắc bệnh viêm màng não do vi rút (7 trường hợp tử vong); 6 trường hợp mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu và 2.418 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 208 trường hợp dương tính.

Bệnh bạch hầu thời gian gần đây đang có dấu hiệu quay trở lại, dễ lây lan thành dịch và nguy cơ tử vong cao. Tính đến ngày 24/6/2020, tại hai huyện Đắk G'long và Krông Nô của tỉnh Đắk Nông đã phát hiện 12 trường hợp dương tính với bạch hầu (1 trường hợp tử vong).

Dịch Covid-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp[39]. Tại Việt Nam, tình hình dịch đang được kiểm soát tốt và chuyển sang trạng thái bình thường mới, tiếp tục chuỗi ngày không ghi nhận ca mắc mới Covid-19 trong cộng đồng. Tính đến 12h00 ngày 26/6/2020, Việt Nam có 352 trường hợp mắc (329 trường hợp đã được chữa khỏi).

Tổng số người nhiễm HIV của cả nước hiện còn sống tính đến thời điểm 18/6/2020 là 210,6 nghìn người; số người đã chuyển sang giai đoạn AIDS là 97.175 người và số người tử vong do HIV/AIDS của cả nước tính đến thời điểm trên là 98.739 người.

Về ngộ độc thực phẩm, trong tháng Sáu xảy ra 9 vụ với 393 người bị ngộ độc. Tính chung 6 tháng đầu năm, cả nước xảy ra 40 vụ với 1.087 người bị ngộ độc (15 người tử vong).

5. Hoạt động văn hóa, thể thao

Dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2020 đã ảnh hưởng đến các hoạt động văn hóa, thể thao trong nước. Thực hiện chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch Covid-19, các địa phương nghiêm túc thực hiện việc dừng các lễ hội có số lượng lớn người dân và du khách tham gia cũng như các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ kỷ niệm, ngày truyền thống, các chương trình vui chơi, giải trí tập trung đông người.

Công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều di tích văn hóa lịch sử được quan tâm đầu tư tu bổ, tôn tạo gắn với khai thác, phát triển du lịch. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tiếp tục được triển khai rộng khắp trên cả nước đã tạo dựng được môi trường văn hóa lành mạnh, giúp người dân có điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống. Hoạt động thư viện có nhiều đổi mới, tích cực, chủ động, sáng tạo, triển khai các dịch vụ mới, đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ từ xa, dịch vụ trực tuyến nhằm đảm bảo duy trì việc cung cấp thông tin cho người dân.

Phong trào thể thao quần chúng tiếp tục được đẩy mạnh gắn với cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; triển khai chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em năm 2020; triển khai các giải, hội thi thể thao trong tình hình mới đảm bảo các biện pháp an toàn về công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Về thể thao thành tích cao: Tổ chức tập huấn 1.357 lượt vận động viên, 282 huấn luyện viên để chuẩn bị lực lượng tham dự Sea Games 31 và Para Games 11, vòng loại Olympic và Paralympic Tokyo và các giải thể thao quốc tế khác năm 2020 (trong đó đội tuyển quốc gia gồm 538 vận động viên, 114 huấn luyện viên; đội tuyển trẻ quốc gia gồm 819 vận động viên, 168 huấn luyện viên). Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, đoàn thể thao Việt Nam tham dự 14 giải thể thao quốc tế, giành 26 huy chương vàng, 11 huy chương bạc và 8 huy chương đồng trên các đấu trường quốc tế và đoàn thể thao Việt Nam đã có 5 suất chính thức tham dự Olympic Tokyo 2020 gồm các môn: Bắn cung, boxing, thể dục dụng cụ và bơi.

6. Tai nạn giao thông

Trong tháng (từ 15/5 đến 14/6), trên địa bàn cả nước xảy ra 1.135 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 632 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 503 vụ va chạm giao thông, làm 489 người chết, 344 người bị thương và 527 người bị thương nhẹ. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tháng Sáu giảm 18,9% (số vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên giảm 19,6% và số vụ va chạm giao thông giảm 17,9%); số người chết giảm 22,5%; số người bị thương giảm 21,6% và số người bị thương nhẹ giảm 20,9%. Đáng lưu ý là trong tháng đã xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng: Vụ tai nạn xảy ra ngày 4/6 tại Thanh Hóa giữa xe ô tô 4 chỗ và xe tải làm 3 người chết và 1 người bị thương; vụ tai nạn xảy ra ngày 8/6 tại thành phố Hồ Chí Minh giữa 7 xe ô tô và xe máy làm 5 người bị thương; vụ tai nạn xảy ra ngày 13/6 tại Đắk Nông giữa xe tải và 2 xe ô tô làm 3 người chết và 7 người bị thương ; vụ tai nạn xảy ra ngày 18/6 tại Quảng Ninh giữa xe đầu kéo và xe khách làm 3 người chết.

Tình hình tai nạn giao thông trong 6 tháng đầu năm giảm trên cả 3 tiêu chí do hiệu quả của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và ảnh hưởng của giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19. Trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn cả nước xảy ra 6.790 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 3.864 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 2.926 vụ va chạm giao thông, làm 3.242 người chết, 1.931 người bị thương và 3.008 người bị thương nhẹ. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông trong 6 tháng giảm 19% (số vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên giảm 12,3%; số vụ va chạm giao thông giảm 26,5%); số người chết giảm 14,9%; số người bị thương giảm 16,8% và số người bị thương nhẹ giảm 25,5%. Bình quân 1 ngày trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn cả nước xảy ra 37 vụ tai nạn giao thông, gồm 21 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 16 vụ va chạm giao thông, làm 18 người chết, 11 người bị thương và 16 người bị thương nhẹ.

7. Thiệt hại do thiên tai 

Thiệt hại do thiên tai trong tháng Sáu chủ yếu do ảnh hưởng của gió mạnh trên biển, mưa đá, mưa lớn, giông lốc, xâm nhập mặn và sạt lở sụt lún đất làm 16 người chết và 37 người bị thương; 17,1 nghìn ha lúa và 9,3 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; 561 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và hơn 4 nghìn ngôi nhà bị hư hại. Theo báo cáo sơ bộ từ các địa phương, tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong tháng gần 666,7 tỷ đồng. Tính chung 6 tháng đầu năm, thiên tai làm 40 người chết và 133 người bị thương; hơn 118 nghìn ha lúa và gần 35,8 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; 1.167 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi; gần 64 nghìn ngôi nhà bị hư hỏng. Riêng hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra tại các tỉnh Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long làm thiệt hại gần 90 nghìn ha lúa và 22,5 nghìn ha hoa màu, tổng giá trị thiệt hại lên tới 3,6 nghìn tỷ đồng. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong 6 tháng ước tính hơn 4,8 nghìn tỷ đồng, gấp 10 lần so với cùng kỳ năm 2019.

8. Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ

Trong tháng Sáu, cơ quan chức năng đã phát hiện 877 vụ vi phạm môi trường, trong đó xử lý 797 vụ với tổng số tiền phạt là 11,8 tỷ đồng. Tính chung 6 tháng đầu năm đã phát hiện 5.028 vụ vi phạm môi trường trên địa bàn cả nước, trong đó xử lý 4.458 vụ với tổng số tiền phạt 89,8 tỷ đồng.

Trong tháng (từ ngày 16/5 đến ngày 15/6), trên địa bàn cả nước xảy ra 238 vụ cháy, nổ, làm 5 người chết và 17 người bị thương, tài sản thiệt hại ước tính gần 34,3 tỷ đồng. Tính chung 6 tháng đầu năm (từ ngày 16/12/2019 đến ngày 15/6/2020), cả nước xảy ra 1.509 vụ cháy, nổ, làm 48 người chết và 111 người bị thương, tài sản thiệt hại ước tính là 336,6 tỷ đồng.

Khái quát lại, trong bối cảnh kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu suy giảm nhanh, ngày càng nghiêm trọng do ảnh hưởng diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020 tiếp tục duy trì được ổn định là nhờ sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước. Sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, cùng với tác động tích cực từ những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân của Chính phủ, các lĩnh vực kinh tế - xã hội đang bước vào trạng thái hoạt động bình thường trở lại, nhiều ngành sản xuất kinh doanh có sự khởi sắc và dần lấy lại đà tăng trưởng từ tháng 5/2020. Kinh tế 6 tháng đầu năm chỉ đạt mức tăng trưởng 1,81%, thấp nhất 10 năm qua nhưng trong bối cảnh hiện nay, đây là mức tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới[40]. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn và dịch bệnh nhưng duy trì được mức tăng trưởng dương. Công nghiệp chế biến, chế tạo tuy không tăng cao nhưng tiếp tục giữ vai trò là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm. Cung cầu hàng hóa trong nước được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng của người dân có dấu hiệu tăng trở lại. Cán cân thương mại hàng hóa duy trì mức xuất siêu cao. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, kinh tế - xã hội Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, nhất là nền kinh tế nước ta có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình kinh tế quốc tế ngày càng phức tạp, khó lường. Dịch Covid-19 tuy đã cơ bản được khống chế ở Việt Nam nhưng còn diễn biến phức tạp trên thế giới, làm cho các ngành thương mại, du lịch, vận tải và xuất nhập khẩu tiếp tục gặp khó khăn do chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất, thu hẹp quy mô và tạm dừng hoạt động. Áp lực kiểm soát lạm phát, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Do đó cần có sự chung sức, đồng lòng của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân, sự hỗ trợ và chia sẻ gánh vác trách nhiệm giữa các thực thể trong nước trong giai đoạn khó khăn này. Trước mắt, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19, không để dịch lây lan, bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân, chủ động có giải pháp ngăn ngừa làn sóng Covid-19 đợt 2 có khả năng diễn ra trong thời gian tới. Đồng thời, tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

Một là, tiếp tục cải cách quy trình, thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kịp thời. Hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong việc tìm thị trường nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng, linh kiện thay thế, tháo gỡ khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, vận động người dân ưu tiên dùng hàng trong nước, ủng hộ doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong giai đoạn khó khăn.

Hai là, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020, tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa nhằm thực hiện đột phá chiến lược về kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế như mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài, xây dựng mới Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Đường cao tốc Bắc - Nam...

Ba là, triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, không để phát sinh ổ dịch mới; khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp chăn nuôi lớn, có kỹ thuật, kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh đẩy nhanh tiến độ và quy mô tái đàn phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và giảm giá thịt lợn góp phần kiểm soát lạm phát. Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, chế biến cá tra đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trường nội địa.

Bốn là, kích cầu đầu tư trong khối doanh nghiệp sản xuất cho xuất khẩu để chủ động nguồn hàng khi thị trường các nước trên thế giới mở lại bình thường và tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do châu Âu - Việt Nam có hiệu lực từ tháng 8/2020. Cần có chính sách khuyến khích và hạn chế nhập khẩu phù hợp với tình hình sản xuất, cung cầu trong nước như khuyến khích nhập khẩu máy móc thiết bị mở rộng sản xuất, hạn chế nhập khẩu các mặt hàng, nhóm hàng hóa trong nước có đủ năng lực sản xuất. Chính phủ và doanh nghiệp nghiên cứu các giải pháp về thể chế, nguồn nhân lực, quy trình, công nghệ sản xuất và chiến lược kinh doanh để tận dụng và hòa nhập được các quy định Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU (EVFTA và IPA).

Năm là, điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các tổ chức tín dụng đáp ứng đủ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các ngành hàng có tính mùa vụ và gặp khó khăn trong tiêu thụ. Theo dõi sát diễn biến giá cả các mặt hàng trong và ngoài nước phục vụ hoạt động sản xuất và tiêu dùng để có các biện pháp điều hành hợp lý nhằm bình ổn thị trường.

Sáu là, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, chủ động phương án phòng chống thiên tai, cảnh báo mưa lũ, sạt lở, tác động của hạn hán, xâm nhập mặn nhằm hạn chế tối đa thiệt hại tới sản xuất và cuộc sống của người dân. Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, lao động, việc làm. Thực hiện tốt công tác trợ giúp đột xuất, bảo đảm người dân khi gặp rủi ro, thiên tai được hỗ trợ kịp thời, khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ./.



[1] Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chỉ số thương mại chỉ đạt 87,6, thấp hơn nhiều so với giá trị cơ bản là 100, cho thấy thương mại thế giới suy giảm mạnh trong quý II. Đây là giá trị thấp nhất kể từ khi tổ chức này công bố chỉ số thương mại vào tháng 7/2016.

[2] Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tiếp tục hạ mức dự báo tăng trưởng toàn cầu thấp hơn 1,9 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 4/2020, xuống còn âm 4,9%. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra hai kịch bản: (1) Nếu dịch Covid-19 bùng phát lần 2, tăng trưởng toàn cầu âm 7,6%; (2) Nếu có thể tránh được dịch Covid-19 bùng phát lần 2, tăng trưởng toàn cầu âm 6%. Liên hợp quốc (UN) dự báo tăng trưởng toàn cầu âm 4,9% trong năm 2020. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng toàn cầu âm 5,2%, là mức suy giảm lớn nhất từ cuộc đại suy thoái những năm 1930.

[3] Tốc độ tăng GDP quý II các năm 2011-2020 lần lượt là: 5,93%; 5,08%; 5,0%; 5,34%; 6,47%; 5,78%; 6,36%; 6,73%; 6,73%; 0,36%.

[4] Tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ các năm 2011-2020 lần lượt là: 5,92%; 4,93%; 4,90%; 5,22%; 6,32%; 5,65%; 5,83%; 7,05%; 6,77%; 1,81%.

[5] Tốc độ tăng/giảm giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ các năm 2011-2020 lần lượt là: 4,24%; 2,69%; 1,87%; 2,15%; 1,72%; -0,78%; 2,13%; 3,07%; 1,15%; 0,83%.

[6] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành thủy sản 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ các năm 2011-2020 lần lượt là: 3,40%; 4,85%; 2,34%; 5,89%; 3,30%; 1,25%; 5,08%; 6,29%; 6,55%; 2,37%.

[7] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ các năm 2011-2020 lần lượt là: 9,24%; 8,24%; 4,95%; 4,95%; 9,66%; 7,01%; 5,42%; 9,28%; 9,13%; 2,71%.

[8] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ các năm 2011-2020 lần lượt là: 13,37%; 8,96%; 5,61%; 6,61%; 10,0%; 10,5%; 10,52%; 12,87%; 11,18%; 4,96%.

[9] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm của ngành xây dựng 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ các năm 2011-2020 lần lượt là: 0,11%; 2,41%; 5,06%; 6,11%; 7,66%; 9,30%; 8,50%; 7,93%; 7,85%; 4,50%.

[10] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ các năm 2011-2020 lần lượt là: 6,91%; 6,11%; 6,13%; 5,82%; 5,86%; 6,47%; 6,89%; 6,89%; 6,69%; 0,57%.

[11] Tổng số lợn của cả nước tháng 6/2020 đạt 23,05 triệu con, trong khi tháng 6/2019 đạt 24,92 triệu con.

[12] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng so với cùng kỳ năm trước giai đoạn 2011-2020 lần lượt là: 13,37%; 8,96%; 5,61%; 6,61%; 10,0%; 10,50%; 10,52%; 12,87%; 11,18%; 4,96%.

[13] Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5/2020 tăng 11,9% so với tháng trước; IIP tháng 6/2020 tăng 10,3% so với tháng trước.                                                                                                                                                                                     

[14] Nguồn: Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

[15] So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp tăng 5,9%; số vốn đăng ký giảm 26,9%; lao động giảm 10,5%.

[16] Chỉ số tương ứng của quý I/2020: Có 20,9% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn quý trước; 42% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn và 37,1% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định. 

[17] Chỉ số tương ứng của quý I/2020: Có 22,7% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất của doanh nghiệp tăng so với quý trước; 39,5% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất giảm và 37,8% số doanh nghiệp cho rằng ổn định.     

[18] Chỉ số tương ứng của quý I/2020: Có 19,8% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng tăng so với quý trước; 38,6% số doanh nghiệp có đơn đăt hàng giảm và 41,6% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng ổn định.

[19] Tăng trưởng tín dụng tính đến thời điểm 19/6 các năm 2016-2020 lần lượt là: 6,2%; 7,54%; 6,35%; 6,22%; 2,45%.

[20] Tốc độ tăng vốn thực hiện từ nguồn NSNN tháng Sáu so với cùng kỳ năm trước các năm 2016-2020: Năm 2016 tăng 10,5%; năm 2017 tăng 8,4%; năm 2018 tăng 10,2%; năm 2019 tăng 4,4%; năm 2020 tăng 28,5%. Tốc độ tăng vốn thực hiện từ nguồn NSNN 6 tháng so với cùng kỳ năm trước các năm 2016-2020: Năm 2016 tăng 11,7%; năm 2017 tăng 6,1%; năm 2018 tăng 9,5%; năm 2019 tăng 4,2%; năm 2020 tăng 19,2%.

[21] Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 6 tháng đầu năm các năm 2016-2020 lần lượt là: 7,3 tỷ USD; 7,7 tỷ USD; 8,4 tỷ USD; 9,1 tỷ USD; 8,7 tỷ USD.

[22] Ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí có 3 dự án điều chỉnh vốn làm giảm 152,8 triệu USD.

[23] Số liệu tháng 6/2020 do Tổ liên ngành gồm Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Hải Quan - Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê ước tính căn cứ trên số liệu kim ngạch xuất, nhập khẩu kỳ I trong tháng (từ ngày 01 đến ngày 15) của Tổng cục Hải quan kết hợp với thông tin thị trường, tỷ trọng và xu hướng xuất, nhập khẩu các mặt hàng.

[24] Ước tính tháng Năm nhập siêu 900 triệu USD.

[25] Trong đó, 6 tháng đầu năm 2020 xuất siêu sang EU đạt 9 tỷ USD, giảm 18,9% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 15,3 tỷ USD, giảm 19,3%; nhập siêu từ Hàn Quốc 11 tỷ USD, giảm 18,3%; nhập siêu từ ASEAN 3,1 tỷ USD, giảm 2,4%.

[26] Tốc độ tăng/giảm CPI tháng Sáu so với tháng 12 năm trước của các năm giai đoạn 2016-2020 lần lượt là: tăng 2,35%; tăng 0,2%; tăng 2,22%; tăng 1,41%; giảm 0,59%.

[27] Tốc độ tăng CPI bình quân 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước các năm 2016-2020 lần lượt là: 1,72%; 4,15%; 3,29%; 2,64%; 4,19%. 

[28] Tốc độ tăng/giảm CPI tháng Sáu so với tháng trước của các năm giai đoạn 2016-2020 lần lượt là: tăng 0,46%; giảm 0,17%; tăng 0,61%; giảm 0,09%; tăng 0,66%.

[29] Chủ yếu do giá thịt lợn tăng 3,36% (làm CPI chung tăng 0,14%); giá thịt chế biến tăng 2,04%, mỡ ăn tăng 4,93%; giá thịt gia cầm khác (ngan, vịt) tăng 2,19%; giá quả tươi, chế biến tăng 0,53%.

[30] Giá nước khoáng tăng 0,05%, giá nước quả ép tăng 0,24%, giá nước uống tăng lực đóng chai tăng 0,11%.

[31] Thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2020 và công văn số 2698/BCT-ĐTĐL ngày 16/4/2020 của Bộ Công Thương về việc hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, dựa trên sản lượng và doanh thu điện sinh hoạt từ ngày 01/5/2020 đến này 30/5/2020.

[32] Giá vé máy bay giảm 29,8% so với cùng kỳ năm trước.

[33] Chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa so với chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa.

[34] Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi khu vực thành thị quý II các năm 2011-2020 lần lượt là: 3,59%; 3,12%; 3,66%; 3,26%; 3,53%; 3,11%; 3,19%; 3,09%; 3,10%; 4,46%.

[35] Tỷ lệ thất nghiệp chung 6 tháng đầu năm 2019 là 1,99%, trong đó khu vực thành thị là 2,94%; nông thôn 1,53%.

[36] Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi 6 tháng đầu năm 2019 là 2,16%, trong đó khu vực thành thị là 3,10%; nông thôn 1,69%.

[37] Lao động có việc làm phi chính thức phi nông nghiệp bao gồm những người không làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản và thuộc một trong ba nhóm sau: (i) người làm công ăn lương thuộc khu vực chính thức không được ký hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng có thời hạn nhưng không được cơ sở tuyển dụng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; lao động gia đình tại cơ sở thuộc khu vực chính thức và thành viên hợp tác xã không có bảo hiểm xã hội bắt buộc; (ii) chủ cơ sở, lao động tự làm, lao động làm công ăn lương và lao động gia đình tại cơ sở thuộc khu vực phi chính thức; (iii) lao động tự làm phục vụ nhu cầu tự tiêu dùng của hộ gia đình và lao động làm thuê trong các hộ gia đình.

[38] Hệ số GINI có giá trị từ 0 đến 1. Giá trị của hệ số GINI bằng 0 thể hiện sự bình đẳng tuyệt đối và ngược lại nếu hệ số GINI bằng 1 thể hiện sự bất bình đẳng tuyệt đối. Theo đó thì giá trị của hệ số GINI càng lớn thì sự bất bình đẳng càng cao.

[39] Tính đến 12h00 ngày 26/6/2020, trên thế giới có 9.714,8 nghìn trường hợp mắc Covid-19 (491,9 nghìn trường hợp tử vong).

[40] Theo dự báo của WB, tăng trưởng của Hoa Kỳ năm 2020 sẽ âm 6,1%; khu vực đồng Euro âm 9,1%; Nhật Bản âm 6,1%; Ma-lai-xi-a âm 3,1%; Thái Lan âm 5%; Phi-li-pin âm 1,9%; Trung Quốc gần rơi vào tình trạng suy thoái với tăng trưởng chỉ đạt 1%, mức thấp nhất trong hơn 4 thập kỷ qua.

 

Các tin khác
© Copyright 2012 CỤC THỐNG KÊ TỈNH LÂM ĐỒNG
10 Đường 3 Tháng 4, Phường 3, TP. Đà Lạt